[Funland] Về ngành công nghiệp luyện kim của Việt Nam

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Chắc vẫn ăn xổi gia công , làm phôi bán thôi. Không hy vọng ai làm đc gì đc đâu. Xã hội chỉ muốn ăn chứ ai muốn làm.
"Ai cho tao lương thiện " hả anh
Dân tộc ta có 1 điểm rất rất xấu, thù hằn với chính đồng bào mình, nên ông nào cũng sợ, không dám đầu tư dài hơi anh ạ
Chúng ta luôn thắng trong các cuộc chiến tiêu hao du kích, và chúng ta giỏi du kích đánh bẫy
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Câu chuyện trên là chuyện phiếm thôi. Bí quyết để thuỷ tinh , kính ko bọt ko phải là khuấy đều lên đâu. Cụ mà khuấy lên nó còn nhiều bọt hơn ấy. Bọn em làm liên quan đến kính nên có nắm đc chuyện này. Có tí liên quan là mấy công ty sản xuất kính của EU bọn nó tạo giá trị cao thật.
Chuyện này cũng giống như người anh nói phét phi công anh bắn chuẩn xác hơn - do mắt tinh hơn nhờ ăn cà rốt trong thế chiến thứ 2. Sự thật là enigma của đức đã bị nhóm của Alan Turing giải mật, các tin tức tác chiến của đức bị người anh "đọc vị" hết
 

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Em sơ qua vài nét ngành luyện kim Việt Nam cho một số cụ ngoại đạo chưa hiểu rõ, vẫn thắc mắc:
1. Luyện kim thông dụng: Chủ yếu các loại thép cây xây dựng, thép tấm cán nóng, cán nguội. Cái này Việt Nam mình làm tương đối tốt, các nhà máy luyện cán thép của VN đã làm đủ phục vụ cho nhu cầu trong nước và cả cho xuất khẩu. Ví dụ như các thương hiệu lớn Hòa Phát, Tisco... Một số ngành luyện kim màu cũng đã làm rất tốt như nhà máy luyện kẽm Thái Nguyên
2. Luyện kim thủ công, chất lượng thấp: Hàng này tiêu biểu ở ngoài bắc là thép Đa Hội, nhôm Văn Môn, nhôm Bắc Ninh. Cứ phế liệu là cho vào nấu ra thỏi để đưa đi đúc, cán mà không cần quan tâm nhiều đến thành phần. Một số nhà máy luyện gang nho nhỏ ở phía bắc (Hà Giang, Tuyên Quang...) cũng thế, cứ ra gang là được, không cần quan tâm nhiều đến thành phần.
- Những loại hàng kém chất lượng này cùng trà trộn vào các nhà máy lớn rất nhiều. Các bạn làm nghề cơ khí, xây dựng chú tâm một chút là biết ngay hàng đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu. Ví dụ bạn mua thép V về làm nhà, bàn ghế, giá kệ khi bắn con vít tự ren vào mà không bắn nổi, dùng máy mài cắt tia lửa cứ bắn ra đỏ lừ thì đấy là hàng trôi nổi, bị trà trộn vào hàng công ty. Hoặc các bác thợ xây dựng khi uốn mỏ thép xây dựng, uốn quá tay là gãy hoặc nứt chân chim ở lưng cây thép thì thép đấy cũng không đạt yêu cầu. Nhưng loại đấy chủ yếu là C cao, hoặc P, S cao
- Nhiều khi trên mạng thấy các bác làm nghề còn truyền kinh nghiệm cho nhau khi đúc nhôm là muốn nhôm mềm thì cho thêm lon bia, muốn nhôm cứng thì cho thêm moan, rồi có hợp kim moan... Em nghe mà thấy buồn, cứ nấu như nấu canh như thế thì lấy đâu ra chất lượng? Hợp kim nhôm đúc làm gì có hợp kim moan hay Antimoan? Đấy nó là hợp kim kẽm, các bố làm nghề cứ gọi là Moan hoặc biết hơn tí thì gọi là Antimoan. Cái Antimoan (Sb) này nó chỉ là một á kim, rất ít khi được sử dụng khi đúc áp lực.
3. Luyện kim chất lượng cao: Cái này là cái các cụ đang tranh luận rất nhiều đây. Lĩnh vực này ở VN gần như đang bỏ trống vì phải đầu tư thiết bị rất nhiều mà đầu ra lại khó khăn. Ví dụ các bạn có tiền, muốn mua một thiết bị đắt tiền thì cũng mua của hãng nổi tiếng hoặc ở một nước có tiếng về lĩnh vực đấy, chứ không bao giờ bỏ tiền ra mua của 1 anh chả có tên tuổi, thương hiệu gì cả.
Về kim loại chất lượng cao để đạt được đúng thành phần như mong muốn (giả dụ tương đương với tiêu chuẩn của các mác thép nổi tiếng) thì vấn đề không phải là quá khó đối với một kỹ sư luyện kim. Nhưng để đạt được chất lượng tương đương thì hoàn toàn là vấn đề khác, nó rất khó hoặc có thể nói là cực khó. Trong đó có một số vấn đề như sau:
- Lẫn khí trong kim loại: Tức trong lòng kim loại có các bọt khí tế vi, khi gia công chi tiết thì không vấn đề gì, nhưng khi chi tiết đấy làm việc trong điều kiện có nhiệt độ cao (có thể do ma sát, hoặc do môi trường làm việc) thì các bọt khí đấy mới nở ra, gây nứt vỡ chi tiết. Vấn đề này luôn làm đau đầu các nhà luyện kim. Đối với sản xuất luyện kim thông thường thì có thể xử dụng một số biện pháp để khử khí, ví dụ dùng dây nhôm nguyên chất để khử khí khi luyện thép, dùng khí N2 xục vào nhôm để khử khí khi nấu luyện nhôm... Đối với luyện kim chất lượng cao thì chủ yếu là nấu trong lò chân không hoặc cán thỏi để loại bỏ rỗ khí. Vì khi chúng ta khử khí bằng hóa chất thì vô hình chung lại đã tự làm thay đổi thành phần của hợp kim rồi. Như vậy ở nhiệt độ luyện thép 1.500-2.000 oC mà dùng lò chân không, sản xuất ở quy mô công nghiệp (không phải phòng thí nghiệm) thì các cụ biết nó khó khăn như thế nào. Như cụ trước đã nói là lên nhà máy Phụ tùng số 1 trên Sông Công (Thái Nguyên) cái gì cũng có đấy nhưng tuổi thọ không cao. Trước kia họ cũng đúc ly tâm Piston, xy lanh bằng nhôm cho ô tô, xe máy nhưng vì chất lượng không đạt nên cũng không tồn tại được
- Một số thành phần có hại không loại bỏ được: Đặc biệt là S, P trong thép, Fe trong nhôm (nay còn thêm một số nguyên tố như Pb, Cd... phải đủ nhỏ để đảm bảo tiêu chuẩn RoHS). Việc loại bỏ các nguyên tố có hại này cũng rất khó khăn, thường thì các nhà luyện kim sẽ dùng hóa chất (đá vôi, vôi sống) để phun vào thép lỏng để khử P, S nhưng phản ứng thường không triệt để, khó khử S, P xuống mức tiêu chuẩn đối với thép đặc biệt là P<=0,3%, S<=0,3%
- Tính di truyền hạt lớn (hạt nhỏ) của thép: Sắt (Fe) nó cũng có tính di truyền như con người (nói các cụ đừng cười). Nếu phế liệu các cụ đưa vào là thép di truyền hạt lớn thì các cụ luyện kiểu gì nó cũng không có cơ tính tốt như thép có tính di truyền hạt nhỏ, cho dù thành phần đạt yêu cầu, không rỗ khí, không ngậm xỉ...
- Nhiệt luyện: Với các cụ không phải trong nghề thì sẽ nghĩ thông thường là gia công xong mới nhiệt luyện (để nguyên liệu mềm, dễ gia công...) nhưng đối với thép đặc biệt (chủ yếu thép làm khuôn SKD61, SKD11...) thì thường nhà cung cấp thép đã tôi thép ngay sau khi cán thành thành phẩm phôi (tôi thể tích). Các đơn vị gia công sẽ mua các tấm phôi thép đã tôi thể tích đấy và dùng máy/dao gia công tốc độ cao/độ cứng cao để gia công hoàn thiện luôn mà không cần nhiệt luyện lại. Một số công đoạn nhiệt luyện quan trọng đến thời điểm hiện tại Việt Nam mình vẫn chưa có nhà máy làm, các chi tiết quan trọng vẫn phải gửi sang Thái Lan, sang Nhật để nhiệt luyện
...
Như vậy luyện kim chất lượng cao vẫn là vấn đề rất nan giải, ở VN chúng ta chủ yếu mới có thiết bị và sản phẩm ở các cơ quan, viện nghiên cứu chứ chưa có đơn vị nào sản xuất thương mại.
Chuyên gia đây rồi ạ
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Em sơ qua vài nét ngành luyện kim Việt Nam cho một số cụ ngoại đạo chưa hiểu rõ, vẫn thắc mắc:
Sao "các nước anh em giúp đỡ nhiều" mà mãi không làm được thế bác nhỉ? Bên thớt ảnh có những ảnh cũ của Việt Nam mà tác giả là một ông chuyên gia người Đông Đức sang làm việc ở Liên hợp Gang thép Thái Nguyên chụp từ những năm 1960. Mà thường thì những nước chiến tranh liên miên, như Việt Nam là đến 3-4 chục năm tính đến khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, thì nhân lực vật lực đổ vào cỗ máy chiến tranh nó khiếp lắm, gang thép súng ống thường phải ra gì lắm mới phải. Kiến thức của công nghiệp quốc phòng nó mang ra dân dụng để ứng dụng là khiếp lắm. Như nước Nhật sau chiến tranh chính các kỹ sư xưa thiết kế máy bay thì sau thiết kế tầu Shinkanshen chứ ai. Olympic 1964 thiên hạ nhìn vào nước Nhật đã lác mắt rồi...
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,575
Động cơ
312,325 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có lấy 1 chi tiết Cánh bơm trong động cơ máy bay phản lực F105 của Mỹ ( bị bộ đội ta bắn rơi) làm …móc chìa khoá :D. Và xin ngả mũ thán phục về trình độ luyện kim của Mỹ. 1 chi tiết rất nhỏ độ chính xác rất cao, hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cực cao mã vẫn bền vững. Độ dày chỉ hơn 1mm mà dùng tay không thể bẻ gãy. Ước gì Việt Nam có được công nghệ ấy thì ….
Đây cái móc nó ở vị trí này
C4E3BDF9-5D34-49F3-ACD5-5BF0C70CD516.jpeg
CF189056-D2F5-4826-B758-0D43024854C8.jpeg
41836299-7D3D-4FF7-803D-AFDEAD59F62C.jpeg
0BBF9B02-F4E4-4501-91DF-B86BD99031DD.jpeg
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,504 Mã lực
Tuổi
45
Mệ,
Ở ta cái chết là ở chỗ các "làng nghề truyền thống" luôn gào lên là có những bí quyết này bí quyết kia, gia truyền với chả thất truyền rằng thì là mà đúc đồng, đúc xoong , đúc muôi, là dao là kéo.... thành thần. Làm chủ được "công nghệ" đúc được truyền từ thời thiên cổ,
Rồi lấy ví dụ, dẫn chứng nào là trống đồng, nào là mũi tên thời Cổ Loa qua mấy ngàn năm vẫn tốt.
Rồi rằng thì là mà ông cha ta đã biết luyện kim từ lâu lắm rồi.
Em cũng chia sẻ thêm là nhiều cụ không hiểu rõ vấn đề, thấy dân chế tạo được cái nọ cái kia là lên đồng tập thể: Giáo sư- tiến sĩ để làm gì? Nhà nước không trọng người tài... vân vân và mây mây... Đồng ý là những người đấy là những người dám nghĩ, dám làm, có những người đấy thì khoa học kỹ thuật cũng mới phát triển được, nhưng những cái họ làm theo quan điểm của em (là dân kỹ thuật) nó rất đơn sơ, sơ khai, không ứng dụng được gì cả. Em xin dẫn chứng một vài ví dụ:
- Các lò rèn thủ công (rèn dao, kéo): Về cơ bản nó chả liên quan gì đến ngành luyện kim cả. Muốn rèn được con dao tốt thì việc đầu tiên là họ phải chọn được nguyên liệu tốt và quan trọng nhất là phải nhiệt luyện được con dao (sau khi rèn xong) đúng chế độ của loại nguyên liệu đấy để nó đạt cơ tính tốt nhất (độ cứng, độ dẻo, tính mài sắc...). Người thợ rèn có tay nghề cao đơn giản chỉ là họ nắm vững kỹ thuật nhiệt luyện, đấy là trái tim của lò rèn. Còn cứ kêu họ giỏi giang các cụ mang cho họ mấy thanh thép xây dựng cho họ rèn xem có ra được con dao tốt không? Em kể thêm 1 chút về nghề rèn dao ngày xưa (thời phong kiến của Nhật, Trung Quốc), nghề rèn này lại hoàn toàn liên quan đến luyện kim, vì không có phôi nguyên liệu từ đầu nên họ phải đi từ quặng -> ra gang->ra thép->ra sản phẩm. Từ quặng ra gang thì họ cũng nấu kiểu lò đứng để ra gang thôi, nhưng từ gang ra thép thì không làm được vì không có oxy nguyên chất để thổi vào gang để khử Các bon tạo thép trực tiếp ngay. Họ đã dùng búa để rèn liên tục, mỗi 1 sản phẩm dao kiếm của họ làm ra được rèn hàng trăm, hàng nghìn lần. Càng rèn nhiều thì con dao càng tốt, dẻo, bền, khó gẫy. Nguyên nhân là khi rèn quá trình nung nóng liên tục sẽ đốt cháy bớt Các bon làm phôi (bản chất là gang- C>2,14%) dần trở thành thép (C<2,14%) và cấu trúc tinh thể của kim loại liên tục bị phá vỡ, sinh ra thép có tổ chức nhỏ mịn hơn, quá trình biến dạng cũng làm cấu trúc tinh thể bị biến dạng, khi để nguội sẽ khó bị biến dạng hơn... Do đó sản phẩm sẽ tốt hơn (đấy là khoa học của việc rèn kiếm Samurai, dao Damascus)
- Các lò đúc thủ công: Cái này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các sản phẩm mới thỏa mãn tính thẩm mỹ (khi đúc tượng) hoặc đúc các chi tiết máy không yêu cầu chất lượng cao, không bị rỗ khí. Chứ nếu yêu cầu đúc đúng thành phần, đảm bảo cơ tính thì họ gần như không làm được. Người thợ dựa vào kinh nghiệm để phối liệu làm sao cho tính chảy loãng của kim loại là tốt nhất, để khi rót kim loại vào khuôn được dễ, không bị co ngót, rỗ khí mà thôi.
- Vụ chế tạo tàu ngầm của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình: Đúng là bác ấy có tiền, có tâm, dám nghĩ, dám làm. Em rất phục bác ấy. Nhưng để chế tạo ra cái tàu ngầm như bác ấy làm thì về cơ bản nó chỉ phục vụ đam mê của bác ấy thôi, chứ hoàn toàn không thể ứng dụng được trong thực tiễn. Ngoài các vấn đề về công nghệ cao (thiết kế hợp lý chưa, liên lạc, điều khiển như thế nào...) cho đến vấn đề chúng ta đang bàn đấy là luyện kim, chế tạo máy đã đảm bảo được bao nhiêu %? Những cái tàu ngầm kiểu này thì các nhà máy Z, các nhà máy đóng tàu, các viện nghiên cứu của chúng ta thừa sức để làm, và làm tốt hơn nhiều các cụ ạ. Vấn đề chúng ta không làm vì để đạt tầm như thế giới thì chúng ta "không làm được", còn làm loại chơi chơi như thế thì làm để làm gì? Phí tiền à? Em thấy vụ này nhiều cụ tung hô bác ấy hơi quá ạ.
- Chế tạo máy bay: Em cũng ý kiến giống như chế tạo tàu ngầm ạ
- Chế tạo máy bay không người lái: Cái này các viện quốc phòng của chúng ta đã làm và làm rất tốt ạ. Đơn giản ngay ở ĐHBK cũng đã nghiên cứu chế tạo từ nhiều năm trước.
- Chế tạo máy cày, máy cấy, máy gặt: Mấy cái này không khó, nhưng đúng là các viện (ví dụ viện cơ điện nông nghiệp) của chúng ta không đi sâu đi sát vào thực tế, không biết người nông dân cần gì để làm. Thành ra bỏ mặc thị trường vào tay Trung Quốc, và để các bác nông dân phải tự làm một số thứ
...
 
Chỉnh sửa cuối:

Vifod

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804576
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
386
Động cơ
12,294 Mã lực
Tuổi
39
Mấy cụ làm luyện kim thời ấy giờ chắc cũng ngót trăm tuổi hoặc về với ông bà hết rồi cụ. Một thời đói kém nên ta bỏ bê công nghiệp nặng giờ coi như gây dựng từ đầu. Mà điều này cũng đúng thôi. Toàn nhà thơ với y tá làm lãnh đạo thì được như này là dân Việt đã cố gắng lắm rồi. Chúng nó toàn đớp với phá chứ có làm được ccc gì đâu.
Trồng cây bot và nuôi ....người yêu cũ của con trai, việc khó lắm chứ không dễ
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Như câu chuyện của bác trên, tôi liên tưởng luyện kim chất lượng cao cần tố chất của một học sinh giỏi, không quá khó đến múc không làm được, nhưng cần ngăn nắp, mạch lạc, chút ý chí để không bỏ cuộc sớm, tự hào bản thân (tôi mà không làm được á?), và một chút tài năng để làm được câu hỏi cuối (thường được 0.5-1 điểm) trong đề thi toán :-B

VN mọi mặt chỉ thuộc hạng trung bình nên tuy có lịch sử chiến tranh nghìn năm, súng ống vũ khí cũng chỉ thuộc loại làm được bài hàng ngày cô giao trên lớp nếu thức khuya một tý. Bảo làm bài khó thì kêu buồn ngủ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Mấy cụ làm luyện kim thời ấy giờ chắc cũng ngót trăm tuổi hoặc về với ông bà hết rồi cụ. Một thời đói kém nên ta bỏ bê công nghiệp nặng giờ coi như gây dựng từ đầu. Mà điều này cũng đúng thôi. Toàn nhà thơ với y tá làm lãnh đạo thì được như này là dân Việt đã cố gắng lắm rồi. Chúng nó toàn đớp với phá chứ có làm được ccc gì đâu.
Đói thì Bắc Triều Tiên cũng đói.
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Em cũng chia sẻ thêm là nhiều cụ không hiểu rõ vấn đề, thấy dân chế tạo được cái nọ cái kia là lên đồng tập thể: Giáo sư- tiến sĩ để làm gì? Nhà nước không trọng người tài... vân vân và mây mây... Đồng ý là những người đấy là những người dám nghĩ, dám làm, có những người đấy thì khoa học kỹ thuật cũng mới phát triển được, nhưng những cái họ làm theo quan điểm của em (là dân kỹ thuật) nó rất đơn sơ, sơ khai, không ứng dụng được gì cả. Em xin dẫn chứng một vài ví dụ:
- Các lò rèn thủ công (rèn dao, kéo): Về cơ bản nó chả liên quan gì đến ngành luyện kim cả. Muốn rèn được con dao tốt thì việc đầu tiên là họ phải chọn được nguyên liệu tốt và quan trọng nhất là phải nhiệt luyện được con dao (sau khi rèn xong) đúng chế độ của loại nguyên liệu đấy để nó đạt cơ tính tốt nhất (độ cứng, độ dẻo, tính mài sắc...). Người thợ rèn có tay nghề cao đơn giản chỉ là họ nắm vững kỹ thuật nhiệt luyện, đấy là trái tim của lò rèn. Còn cứ kêu họ giỏi giang các cụ mang cho họ mấy thanh thép xây dựng cho họ rèn xem có ra được con dao tốt không? Em kể thêm 1 chút về nghề rèn dao ngày xưa (thời phong kiến của Nhật, Trung Quốc), nghề rèn này lại hoàn toàn liên quan đến luyện kim, vì không có phôi nguyên liệu từ đầu nên họ phải đi từ quặng -> ra gang->ra thép->ra sản phẩm. Từ quặng ra gang thì họ cũng nấu kiểu lò đứng để ra gang thôi, nhưng từ gang ra thép thì không làm được vì không có oxy nguyên chất để thổi vào gang để khử Các bon tạo thép trực tiếp ngay. Họ đã dùng búa để rèn liên tục, mỗi 1 sản phẩm dao kiếm của họ làm ra được rèn hàng trăm, hàng nghìn lần. Càng rèn nhiều thì con dao càng tốt, dẻo, bền, khó gẫy. Nguyên nhân là khi rèn quá trình nung nóng liên tục sẽ đốt cháy bớt Các bon làm phôi (bản chất là gang- C>1,4%) dần trở thành thép (C<1,4%) và cấu trúc tinh thể của kim loại liên tục bị phá vỡ, sinh ra thép có tổ chức nhỏ mịn hơn, quá trình biến dạng cũng làm cấu trúc tinh thể bị biến dạng, khi để nguội sẽ khó bị biến dạng hơn... Do đó sản phẩm sẽ tốt hơn (đấy là khoa học của việc rèn kiếm Samurai, dao Damascus)
- Các lò đúc thủ công: Cái này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các sản phẩm mới thỏa mãn tính thẩm mỹ (khi đúc tượng) hoặc đúc các chi tiết máy không yêu cầu chất lượng cao, không bị rỗ khí. Chứ nếu yêu cầu đúc đúng thành phần, đảm bảo cơ tính thì họ gần như không làm được. Người thợ dựa vào kinh nghiệm để phối liệu làm sao cho tính chảy loãng của kim loại là tốt nhất, để khi rót kim loại vào khuôn được dễ, không bị co ngót, rỗ khí mà thôi.
- Vụ chế tạo tàu ngầm của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình: Đúng là bác ấy có tiền, có tâm, dám nghĩ, dám làm. Em rất phục bác ấy. Nhưng để chế tạo ra cái tàu ngầm như bác ấy làm thì về cơ bản nó chỉ phục vụ đam mê của bác ấy thôi, chứ hoàn toàn không thể ứng dụng được trong thực tiễn. Ngoài các vấn đề về công nghệ cao (thiết kế hợp lý chưa, liên lạc, điều khiển như thế nào...) cho đến vấn đề chúng ta đang bàn đấy là luyện kim, chế tạo máy đã đảm bảo được bao nhiêu %? Những cái tàu ngầm kiểu này thì các nhà máy Z, các nhà máy đóng tàu, các viện nghiên cứu của chúng ta thừa sức để làm, và làm tốt hơn nhiều các cụ ạ. Vấn đề chúng ta không làm vì để đạt tầm như thế giới thì chúng ta "không làm được", còn làm loại chơi chơi như thế thì làm để làm gì? Phí tiền à? Em thấy vụ này nhiều cụ tung hô bác ấy hơi quá ạ.
- Chế tạo máy bay: Em cũng ý kiến giống như chế tạo tàu ngầm ạ
- Chế tạo máy bay không người lái: Cái này các viện quốc phòng của chúng ta đã làm và làm rất tốt ạ. Đơn giản ngay ở ĐHBK cũng đã nghiên cứu chế tạo từ nhiều năm trước.
- Chế tạo máy cày, máy cấy, máy gặt: Mấy cái này không khó, nhưng đúng là các viện (ví dụ viện cơ điện nông nghiệp) của chúng ta không đi sâu đi sát vào thực tế, không biết người nông dân cần gì để làm. Thành ra bỏ mặc thị trường vào tay Trung Quốc, và để các bác nông dân phải tự làm một số thứ
...
Cụ chắc đúng dân LK rồi, nhưng chắc lâu rồi cụ quên :D. Giới hạn thành phần C để phân biệt gang và thép là 2,14 chứ không phải 1,4.
 

Sfgs

Xe buýt
Biển số
OF-707850
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
644
Động cơ
96,170 Mã lực
Tuổi
33
Em có lấy 1 chi tiết Cánh bơm trong động cơ máy bay phản lực F105 của Mỹ ( bị bộ đội ta bắn rơi) làm …móc chìa khoá :D. Và xin ngả mũ thán phục về trình độ luyện kim của Mỹ. 1 chi tiết rất nhỏ độ chính xác rất cao, hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cực cao mã vẫn bền vững. Độ dày chỉ hơn 1mm mà dùng tay không thể bẻ gãy. Ước gì Việt Nam có được công nghệ ấy thì ….
Đây cái móc nó ở vị trí này
C4E3BDF9-5D34-49F3-ACD5-5BF0C70CD516.jpeg
CF189056-D2F5-4826-B758-0D43024854C8.jpeg
41836299-7D3D-4FF7-803D-AFDEAD59F62C.jpeg
0BBF9B02-F4E4-4501-91DF-B86BD99031DD.jpeg
Cái này để trăm năm cũng không hàn rỉ
 

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,482
Động cơ
471,436 Mã lực
Không phải là có gì (BĐS) thì anh ấy mới đầu tư, mà hiện nay anh ấy muốn nhảy vào cạnh tranh các dự án giao thông BOT. Dự án vành đai 4 là một ví dụ. Trong khi nhiều cđt khác đang có vẻ hụt hơi, mà xuất hiện thêm những chủ đầu tư mới có tiềm lực tài chính mạnh, thì đáng mừng.
Hiện nay, mình thấy có Tập đoàn đèo cả cũng làm đc khá nhiều công trình BOT có tiến độ nhanh.
Sau đợt tắc đường khắp chiến trường đợt nghỉ lễ 30-4 vừa rồi thì phải làm nhiều và nhanh các cao tốc hơn nữa!
 

Sfgs

Xe buýt
Biển số
OF-707850
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
644
Động cơ
96,170 Mã lực
Tuổi
33
Sau đợt tắc đường khắp chiến trường đợt nghỉ lễ 30-4 vừa rồi thì phải làm nhiều và nhanh các cao tốc hơn nữa!
Quê em 17 mà thấy tháng nào các quan chức tỉnh cũng xuống rà soát tiến độ đường quốc lộ đang làm suốt. Em thấy cũng mừng, giảm tải được cho quốc lộ 10 :)))
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
917
Động cơ
23,548 Mã lực
Nơi ở
1970
Như câu chuyện của bác trên, tôi liên tưởng luyện kim chất lượng cao cần tố chất của một học sinh giỏi, không quá khó đến múc không làm được, nhưng cần ngăn nắp, mạch lạc, chút ý chí để không bỏ cuộc sớm, tự hào bản thân (tôi mà không làm được á?), và một chút tài năng để làm được câu hỏi cuối (thường được 0.5-1 điểm) trong đề thi toán :-B

VN mọi mặt chỉ thuộc hạng trung bình nên tuy có lịch sử chiến tranh nghìn năm, súng ống vũ khí cũng chỉ thuộc loại làm được bài hàng ngày cô giao trên lớp nếu thức khuya một tý. Bảo làm bài khó thì kêu buồn ngủ.
Theo như cụ ấy đã nói thì nhà cháu thấy không chỉ vậy là đủ, mà nó còn là hàng ngàn lần thử-sai (trial- error) mới có được một mác sản phẩm đạt cơ lý tính mục tiêu nên tiền cũng rất, rất quan trọng nữa đấy ạ!
 

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,482
Động cơ
471,436 Mã lực
Em cũng chia sẻ thêm là nhiều cụ không hiểu rõ vấn đề, thấy dân chế tạo được cái nọ cái kia là lên đồng tập thể: Giáo sư- tiến sĩ để làm gì? Nhà nước không trọng người tài... vân vân và mây mây... Đồng ý là những người đấy là những người dám nghĩ, dám làm, có những người đấy thì khoa học kỹ thuật cũng mới phát triển được, nhưng những cái họ làm theo quan điểm của em (là dân kỹ thuật) nó rất đơn sơ, sơ khai, không ứng dụng được gì cả. Em xin dẫn chứng một vài ví dụ:
- Các lò rèn thủ công (rèn dao, kéo): Về cơ bản nó chả liên quan gì đến ngành luyện kim cả. Muốn rèn được con dao tốt thì việc đầu tiên là họ phải chọn được nguyên liệu tốt và quan trọng nhất là phải nhiệt luyện được con dao (sau khi rèn xong) đúng chế độ của loại nguyên liệu đấy để nó đạt cơ tính tốt nhất (độ cứng, độ dẻo, tính mài sắc...). Người thợ rèn có tay nghề cao đơn giản chỉ là họ nắm vững kỹ thuật nhiệt luyện, đấy là trái tim của lò rèn. Còn cứ kêu họ giỏi giang các cụ mang cho họ mấy thanh thép xây dựng cho họ rèn xem có ra được con dao tốt không? Em kể thêm 1 chút về nghề rèn dao ngày xưa (thời phong kiến của Nhật, Trung Quốc), nghề rèn này lại hoàn toàn liên quan đến luyện kim, vì không có phôi nguyên liệu từ đầu nên họ phải đi từ quặng -> ra gang->ra thép->ra sản phẩm. Từ quặng ra gang thì họ cũng nấu kiểu lò đứng để ra gang thôi, nhưng từ gang ra thép thì không làm được vì không có oxy nguyên chất để thổi vào gang để khử Các bon tạo thép trực tiếp ngay. Họ đã dùng búa để rèn liên tục, mỗi 1 sản phẩm dao kiếm của họ làm ra được rèn hàng trăm, hàng nghìn lần. Càng rèn nhiều thì con dao càng tốt, dẻo, bền, khó gẫy. Nguyên nhân là khi rèn quá trình nung nóng liên tục sẽ đốt cháy bớt Các bon làm phôi (bản chất là gang- C>1,4%) dần trở thành thép (C<1,4%) và cấu trúc tinh thể của kim loại liên tục bị phá vỡ, sinh ra thép có tổ chức nhỏ mịn hơn, quá trình biến dạng cũng làm cấu trúc tinh thể bị biến dạng, khi để nguội sẽ khó bị biến dạng hơn... Do đó sản phẩm sẽ tốt hơn (đấy là khoa học của việc rèn kiếm Samurai, dao Damascus)
- Các lò đúc thủ công: Cái này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các sản phẩm mới thỏa mãn tính thẩm mỹ (khi đúc tượng) hoặc đúc các chi tiết máy không yêu cầu chất lượng cao, không bị rỗ khí. Chứ nếu yêu cầu đúc đúng thành phần, đảm bảo cơ tính thì họ gần như không làm được. Người thợ dựa vào kinh nghiệm để phối liệu làm sao cho tính chảy loãng của kim loại là tốt nhất, để khi rót kim loại vào khuôn được dễ, không bị co ngót, rỗ khí mà thôi.
- Vụ chế tạo tàu ngầm của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình: Đúng là bác ấy có tiền, có tâm, dám nghĩ, dám làm. Em rất phục bác ấy. Nhưng để chế tạo ra cái tàu ngầm như bác ấy làm thì về cơ bản nó chỉ phục vụ đam mê của bác ấy thôi, chứ hoàn toàn không thể ứng dụng được trong thực tiễn. Ngoài các vấn đề về công nghệ cao (thiết kế hợp lý chưa, liên lạc, điều khiển như thế nào...) cho đến vấn đề chúng ta đang bàn đấy là luyện kim, chế tạo máy đã đảm bảo được bao nhiêu %? Những cái tàu ngầm kiểu này thì các nhà máy Z, các nhà máy đóng tàu, các viện nghiên cứu của chúng ta thừa sức để làm, và làm tốt hơn nhiều các cụ ạ. Vấn đề chúng ta không làm vì để đạt tầm như thế giới thì chúng ta "không làm được", còn làm loại chơi chơi như thế thì làm để làm gì? Phí tiền à? Em thấy vụ này nhiều cụ tung hô bác ấy hơi quá ạ.
- Chế tạo máy bay: Em cũng ý kiến giống như chế tạo tàu ngầm ạ
- Chế tạo máy bay không người lái: Cái này các viện quốc phòng của chúng ta đã làm và làm rất tốt ạ. Đơn giản ngay ở ĐHBK cũng đã nghiên cứu chế tạo từ nhiều năm trước.
- Chế tạo máy cày, máy cấy, máy gặt: Mấy cái này không khó, nhưng đúng là các viện (ví dụ viện cơ điện nông nghiệp) của chúng ta không đi sâu đi sát vào thực tế, không biết người nông dân cần gì để làm. Thành ra bỏ mặc thị trường vào tay Trung Quốc, và để các bác nông dân phải tự làm một số thứ
...
Vậy có chuyện giữ bí mật luyện kim của các hãng cung cấp nguyên liệu cơ khí ko cụ?
Các hãng làm máy bay hay các trang thiết bị CN cao thì có bộ phận tạo nguyên liệu chuyên biệt hay họ đi đặt mua từ các hãng chuyên cung cấp nguyên liệu?
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Cụ kết luận là bất chấp giá thành để làm ra sản phẩm thì chỉ đúng với "thời xa vắng" Các Chú Cứ Phá. Một sản phẩm đưa ra thị trường, kể cả đồ quân sự thì vẫn phải hài hòa tính năng, độ bền và chi phí. Nói như cụ em cũng làm được miếng tôn chả bao giờ hỏng là đập dập miếng vàng 10 ra làm miếng tôn làm đường đi cho oách xà lách.
Muôn năm cũ, nhưng...bền vđ.:D
Bậy nào, miếng vàng bay trong phút mốt, bền đâu mà bền :))
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,858
Động cơ
574,466 Mã lực
Việt Nam làm gì có cái gọi là "công nghiệp luyện kim", Những ông châu Á khác như TQ, Nhật, Hàn cũng chỉ gọi là học việc trong luyện kim. Nói đến luyện kim là phải những ông như Đức, Pháp, Thụy điển, Luxemburg...
 

Imperia Garden

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-763073
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,059
Động cơ
47,218 Mã lực
Tuổi
38
Quê em 17 mà thấy tháng nào các quan chức tỉnh cũng xuống rà soát tiến độ đường quốc lộ đang làm suốt. Em thấy cũng mừng, giảm tải được cho quốc lộ 10 :)))
Thái Bình giờ lãnh đạo sâu sát, tận tâm thật. Chẳng mấy chốc mà như Hải Phòng là chắc.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Những cái tàu ngầm kiểu này thì các nhà máy Z, các nhà máy đóng tàu, các viện nghiên cứu của chúng ta thừa sức để làm, và làm tốt hơn nhiều các cụ ạ. Vấn đề chúng ta không làm vì để đạt tầm như thế giới thì chúng ta "không làm được", còn làm loại chơi chơi như thế thì làm để làm gì? Phí tiền à? ...
Chi tiết này cụ đã nhầm lẫn, có thể nói, cơ bản. Một sai lầm trong lý luận có thể làm sụp đổ toàn bộ lý thuyết/ học thuyết của cụ (hoặc của ai đó). Em lý nọn chút cụ nghe:
- Trong lĩnh vực luyện kim, chúng ta không thể/không có khả năng để tạo ra những sản phẩm 'ngang tầm thế giới". Tuy nhiên đó không phải là lý do để chúng ta từ bỏ những sản phẩm không đủ tầm thế giới mà chugs ta có thể làm được.
- Ở đây, tiền đề của chúng ta: ngành luyện kim là ngành khoa học. Vậy nên tiến trình của nó cũng phải giống như khoa học, tức là đề cao kinh nghiệm, kinh nghiệm và chỉ có kinh nghiệm. Kinh nghiệm được tích luỹ mới trở thành kiến thức, mà kiến thức là bước khởi đầu của lý thuyết. Đây, về mặt triết học, là sự chất chồng kinh nghiệm/ kiến thức có hệ thống và được phân loại
- Trong luyện kim cũng như trong các ngành sản xuất khác, nếu chỉ có lý thuyết, được học hỏi, sao chép từ nước ngoài, thì sẽ không bao giờ phát triển được, thậm chí lụi tàn.

Trăm hay không bằng tay quen, nhé cụ. Chúc cụ vui.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Theo như cụ ấy đã nói thì nhà cháu thấy không chỉ vậy là đủ, mà nó còn là hàng ngàn lần thử-sai (trial- error) mới có được một mác sản phẩm đạt cơ lý tính mục tiêu nên tiền cũng rất, rất quan trọng nữa đấy ạ!
Chăm chỉ, cần cù nỗ lực nữa các bác ah.

Như tôi xem trong cái phim lịch sử khoa học về quá trình tìm ra cách cracking dầu mỏ, cái ông kỹ sư tây lông làm ngày làm đêm, ăn ngủ ở phòng thí nghiệm, thử hàng nghìn lần. Một lần mệt quá ngủ gục thì lò đun quá lửa, choàng tỉnh dậy thì voi là, lò đã cho ra các thành phần mong muốn.

(Phim lịch sử khoa học đã được kịch hóa - dramatized - cho thêm phần hấp dẫn người xem).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top