[Funland] Về ngành công nghiệp luyện kim của Việt Nam

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,046 Mã lực
Bán dẫn hay j mà nó biết đc là cách 10 năm mà có quyết tâm, có tiền đốt, lao vào làm thì có khi nó còn đột phá ra các thành tựu mới, phương pháp mới, công nghệ mới nhanh thôi. Lo j nà nó ko theo kịp
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhớ cc lk quá =))

Trong 8 ngành Tq đang xác định pt đưa Tq vượt Mỹ và thành siêu cường ko có ngành lk dù Tq có hẳn đhoc luyện kim.
Vn thì ko có đại học lk nào hay trường dưới đh nào. Chỉ là 1 khoa tại đhbk. Vậy lk vai trò thật siêu to như nhìu cụ of đòi ko?
Ngành dược phẩm VN có 2 đh, rất nhiều trường trung cấp. Có hàng trăm cty sx và hàng ngàn cty kd dược phẩm.
Vậy ngành nào quan trọng hơn? Dễ pt hơn, nên pt hơn.

Iceland năm 2020 là qgua có tăng gdp hơn 4%, cao hơn cả Tq nhờ 2 ngành công nghệ và dược phẩm.

Lk nằm ở đâu cc nhỉ?
Có mấy cái trao đổi với cụ thế này:

1. Mỹ bây giờ cũng không chú trọng luyện kim nữa thì TQ đua luyện kim với Mỹ làm gì?

2. Tôi đã nói đi nói lại trong thớt này là luyện kim (nâng cao) nó là bắt buộc với 1 nước đông dân muốn tiến lên thành nước phát triển, nhưng khi đã thành nước phát triển thì luyện kim lại lui dần nhường chỗ cho các ngành CN cao và dịch vụ. Việc Mỹ, Đức, Anh, Pháp không có các công ty luyện thép cực lớn là hết sức bình thường vì họ đã qua giai đoạn đó. Nhưng nếu không có giai đoạn đó, họ không thể thành nước phát triển.

3. Không ai đòi hỏi nhà nước phải chú trọng hay tạo điều kiện cho luyện kim cả vì có đòi cũng chẳng được. Người ta chỉ nói ra 1 liên hệ nhân quả: Nếu không có luyện kim hoặc chỉ luyện thép xây dựng, VN chắc chắn sẽ bị kẹt bẫy thu nhập trung bình. Luyện kim nâng cao chỉ là ĐK cần nhưng chưa đủ để VN thành nước phát triển mà còn cần nhiều ngành nữa, đặc biệt là dịch vụ và CN cao.

4. Dược phẩm là ngành đặc thù. Để ý rằng nhiều nước phát triển lại không hề có công nghiệp dược mạnh. Phát triển CN dược phẩm/thiết bị y tế còn khó hơn nhiều so với CN luyện kim vì khi mắc bệnh, người ta sẽ không tiếc tiền mua thuốc tốt nhất để chắc chắn khỏi bệnh. Công nghiêp dược/y tế VN chỉ có thể lấy doanh thu ở các sản phẩm phụ trợ hoặc vô thưởng vô phạt (như vitamin hoặc nước muối sinh lý) chứ đừng mơ động đến dược phẩm/thiết bị điều trị.
Cụ có nhắc đến việc năm 2020 Ireland tăng trưởng hơn TQ nhờ công nghệ và công nghiệp dược. Cụ hãy đọc kỹ để thấy tăng trưởng đó toàn là do các công ty Mỹ đổ đầu tư vào để tận dụng mức thuế thấp của Ireland chứ không phải là sự phát triển tự thân của nước này.
 
Chỉnh sửa cuối:

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,080 Mã lực
Hồi U cà tách ra, nhiều thứ hay ho từ hột le đến các bí mật công nghệ. Hồi đó sang làm vài lố :-&, vài công tài liệu bí mật công nghệ trên giời dưới đất thì ngon roài. Nghĩ ló chán. :D
U cà tách ra là năm 1991 hả cụ? Khi đó VN đã đủ tầm để U cà họ tiếp chuyện chưa chứ đừng nói chuyện mua công nghệ, họ cười cho. GDP đầu người của VN khi đó bằng 1/18 U cà. Ăn chưa đủ no, nói chuyện mua công nghệ lõi về chắc là bị xếp vào loại dở hơi, hehe.
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,046 Mã lực
Có mấy cái trao đổi với cụ thế này:

1. Mỹ bây giờ cũng không chú trọng luyện kim nữa thì TQ đua luyện kim với Mỹ làm gì?

2. Tôi đã nói đi nói lại trong thớt này là luyện kim (nâng cao) nó là bắt buộc với 1 nước đông dân muốn tiến lên thành nước phát triển, nhưng khi đã thành nước phát triển thì luyện kim lại lui dần nhường chỗ cho các ngành CN cao và dịch vụ. Việc Mỹ, Đức, Anh, Pháp không có các công ty luyện thép cực lớn là hết sức bình thường vì họ đã qua giai đoạn đó. Nhưng nếu không có giai đoạn đó, họ không thể thành nước phát triển.

3. Không ai đòi hỏi nhà nước phải chú trọng hay tạo điều kiện cho luyện kim cả vì có đòi cũng chẳng được. Người ta chỉ nói ra 1 liên hệ nhân quả: Nếu không có luyện kim hoặc chỉ luyện thép xây dựng, VN chắc chắn sẽ bị kẹt bẫy thu nhập trung bình. Luyện kim nâng cao chỉ là ĐK cần nhưng chưa đủ để VN thành nước phát triển mà còn cần nhiều ngành nữa, đặc biệt là dịch vụ và CN cao.

4. Dược phẩm là ngành đặc thù. Để ý rằng nhiều nước phát triển lại không hề có công nghiệp dược mạnh. Phát triển CN dược phẩm/thiết bị y tế còn khó hơn nhiều so với CN luyện kim vì khi mắc bệnh, người ta sẽ không tiếc tiền mua thuốc tốt nhất để chắc chắn khỏi bệnh. Công nghiêp dược/y tế VN chỉ có thể lấy doanh thu ở các sản phẩm phụ trợ hoặc vô thưởng vô phạt (như vitamin hoặc nước muối sinh lý) chứ đừng mơ động đến dược phẩm/thiết bị điều trị.
Cụ có nhắc đến việc năm 2020 Ireland tăng trưởng hơn TQ nhờ công nghệ và công nghiệp dược. Cụ hãy đọc kỹ để thấy tăng trưởng đó toàn là do các công ty Mỹ đổ đầu tư vào để tận dụng mức thuế thấp của Ireland chứ không phải là sự phát triển tự thân của nước này.
Cụ nói lk là bắt buộc với nc đông dân nó chỉ là cụ nói thôi. Ko có lý thuyết nào hay công thức nào chỉ ra như vậy cả. Bản thân cụ cũng ko chứng minh đc Vn cần có lk nâng cao mới giàu Năm xưa lk kiếm ra lắm tiền, còn nay cái nghề cổ lai hy đó ra ít tiền thôi. Tỉ trọng nó trong nền kinh tế khiến ng ta ko buồn nhắc đến nhiều như các ngành khác rồi.
Đang bận, chém tí thế đã cụ nhé :D
 

sivibi

Xe tăng
Biển số
OF-9458
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,216
Động cơ
547,152 Mã lực
Bà hàng nước nói lãnh đạo mình cũng tính bơm tiền cho u cà để giúp mình nắm được công nghệ động cơ tên lửa. Nhưng mà Putin ép cho phải bỏ
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,447
Động cơ
321,105 Mã lực
Tuổi
58
U cà tách ra là năm 1991 hả cụ? Khi đó VN đã đủ tầm để U cà họ tiếp chuyện chưa chứ đừng nói chuyện mua công nghệ, họ cười cho. GDP đầu người của VN khi đó bằng 1/18 U cà. Ăn chưa đủ no, nói chuyện mua công nghệ lõi về chắc là bị xếp vào loại dở hơi, hehe.
Đang nà Liên Xô anh em, tách ra thì chất Liên Xô cũng từ từ mới phai chớ, U cà khi tách phải đưa về lại Nga nhiều thứ, phí phạm. Hớt váng chỗ ý thôi, tuổi tiếc gì ở đây. Nga lúc ý còn bung bét kia kìa, cũng thất thoát đủ thứ.
Em chém bừa ý mà hehe.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Có mấy cái trao đổi với cụ thế này:

1. Mỹ bây giờ cũng không chú trọng luyện kim nữa thì TQ đua luyện kim với Mỹ làm gì?

2. Tôi đã nói đi nói lại trong thớt này là luyện kim (nâng cao) nó là bắt buộc với 1 nước đông dân muốn tiến lên thành nước phát triển, nhưng khi đã thành nước phát triển thì luyện kim lại lui dần nhường chỗ cho các ngành CN cao và dịch vụ. Việc Mỹ, Đức, Anh, Pháp không có các công ty luyện thép cực lớn là hết sức bình thường vì họ đã qua giai đoạn đó. Nhưng nếu không có giai đoạn đó, họ không thể thành nước phát triển.

3. Không ai đòi hỏi nhà nước phải chú trọng hay tạo điều kiện cho luyện kim cả vì có đòi cũng chẳng được. Người ta chỉ nói ra 1 liên hệ nhân quả: Nếu không có luyện kim hoặc chỉ luyện thép xây dựng, VN chắc chắn sẽ bị kẹt bẫy thu nhập trung bình. Luyện kim nâng cao chỉ là ĐK cần nhưng chưa đủ để VN thành nước phát triển mà còn cần nhiều ngành nữa, đặc biệt là dịch vụ và CN cao.

4. Dược phẩm là ngành đặc thù. Để ý rằng nhiều nước phát triển lại không hề có công nghiệp dược mạnh. Phát triển CN dược phẩm/thiết bị y tế còn khó hơn nhiều so với CN luyện kim vì khi mắc bệnh, người ta sẽ không tiếc tiền mua thuốc tốt nhất để chắc chắn khỏi bệnh. Công nghiêp dược/y tế VN chỉ có thể lấy doanh thu ở các sản phẩm phụ trợ hoặc vô thưởng vô phạt (như vitamin hoặc nước muối sinh lý) chứ đừng mơ động đến dược phẩm/thiết bị điều trị.
Cụ có nhắc đến việc năm 2020 Ireland tăng trưởng hơn TQ nhờ công nghệ và công nghiệp dược. Cụ hãy đọc kỹ để thấy tăng trưởng đó toàn là do các công ty Mỹ đổ đầu tư vào để tận dụng mức thuế thấp của Ireland chứ không phải là sự phát triển tự thân của nước này.
Cụ nói có lý, tuy nhiên phát triển hay muốn phát triển một ngành ko phải cứ ý chí và mong muốn của lãnh đạo là được mà phải tuân theo thị trường. Mấy DN thép của nhà nước như Tổng cty Thép, Thép Thái Nguyên lỗ sặc gạch chìm vào thua lỗ trong khi các DN thép tư nhân lại phát triển không phải là vô cớ. Còn Việt Nam có hỗ trợ ngành thép hay không (từ đó mới có luyện kim), xin thưa là hoàn toàn có khi ưu đãi giá điện cho công nghiệp , đặc biệt là ngành này. Khi giá điện hộ gia đình phải trả bình quân khoảng 2000vnd/kwh so với điện công nghiệp 3 pha là 600vnd/kwh là đủ hiểu ngành này được ưu đãi ntn rồi. Chính sách tốt, dn tư nhân nhạy bén sáng tạo mới có thể nắm bắt được cơ hội. Nhưng cungz có rủi ro vì đứng cạnh ông TQ với quy mô quá lớn có thể đập chết bất cứ dn nào. Việt Nam chỉ trông cậy vào DN tư nhân và họ cũng phải theo thị trường là sx cái gì có lợi thế, có lãi thôi chứ ngu gì đâm đầu vào luyện kim các sản phẩm đặc thù có suất đầu tư lớn trong khi đầu ra ít( hơn nhiều so với thép cơ bản). Việt Nam chưa phát triển đến quymo đó mà các DN phải liều lĩnh đầu tư vaod các sp thép chất lượng cao hơn vì khopng có thị trường chứ ko phải ko lảm được. Các ông quay tay bàn phím theo lý thuyết suông thì dễ chứ dn xuống tiênd đầu tư họ phải xác định liệu có sống sót hay ko đã.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ nói có lý, tuy nhiên phát triển hay muốn phát triển một ngành ko phải cứ ý chí và mong muốn của lãnh đạo là được mà phải tuân theo thị trường. Mấy DN thép của nhà nước như Tổng cty Thép, Thép Thái Nguyên lỗ sặc gạch chìm vào thua lỗ trong khi các DN thép tư nhân lại phát triển không phải là vô cớ. Còn Việt Nam có hỗ trợ ngành thép hay không (từ đó mới có luyện kim), xin thưa là hoàn toàn có khi ưu đãi giá điện cho công nghiệp , đặc biệt là ngành này. Khi giá điện hộ gia đình phải trả bình quân khoảng 2000vnd/kwh so với điện công nghiệp 3 pha là 600vnd/kwh là đủ hiểu ngành này được ưu đãi ntn rồi. Chính sách tốt, dn tư nhân nhạy bén sáng tạo mới có thể nắm bắt được cơ hội. Nhưng cungz có rủi ro vì đứng cạnh ông TQ với quy mô quá lớn có thể đập chết bất cứ dn nào. Việt Nam chỉ trông cậy vào DN tư nhân và họ cũng phải theo thị trường là sx cái gì có lợi thế, có lãi thôi chứ ngu gì đâm đầu vào luyện kim các sản phẩm đặc thù có suất đầu tư lớn trong khi đầu ra ít( hơn nhiều so với thép cơ bản). Việt Nam chưa phát triển đến quymo đó mà các DN phải liều lĩnh đầu tư vaod các sp thép chất lượng cao hơn vì khopng có thị trường chứ ko phải ko lảm được. Các ông quay tay bàn phím theo lý thuyết suông thì dễ chứ dn xuống tiênd đầu tư họ phải xác định liệu có sống sót hay ko đã.
Vâng, tôi chưa bao giờ nói Việt nam phải thế nọ thế kia mà chỉ nói rằng "Nếu chỉ có luyện thép xây dựng thì Việt nam sẽ bị kẹt bẫy thu nhập trung bình".

Năm 2018 Hòa phát thông báo hợp tác với Danieli nghiên cứu sản xuất thép inox. Đó là bước đầu tiên của luyện kim nâng cao, hy vọng bác Long có thể thực sự làm được chuyện này. Nếu làm được thì Hòa Phát sẽ là công ty nội đầu tiên của ĐNA luyện được thép inox.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,465
Động cơ
802,065 Mã lực
U cà tách ra là năm 1991 hả cụ? Khi đó VN đã đủ tầm để U cà họ tiếp chuyện chưa chứ đừng nói chuyện mua công nghệ, họ cười cho. GDP đầu người của VN khi đó bằng 1/18 U cà. Ăn chưa đủ no, nói chuyện mua công nghệ lõi về chắc là bị xếp vào loại dở hơi, hehe.
Hồi đó Đại sứ với mấy anh Giáo sư, Tiến sỹ nhà ta bên đó còn đang bận tìm mua nồi áp xuất, dây may xo, bàn là... kiếm rúp lẻ chứ mua công nghệ về vợ nó lại chửi cho.
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,846
Động cơ
314,288 Mã lực
Xin lỗi cụ vì đã không trả lời ngay cụ được dù em đọc còm này của cụ từ sớm. Haizzz…. Lỗi, tất cả là ở tình yêu :P

Em không nghĩ là em đã nói lan man, có chăng là em đã khái quát cao quá. Chính xác: so sánh với Vinfast là so sánh không phù hợp; so sánh với Formosa là so sánh vô nghĩa. Thảo luận về sự/ con đường phát triển cho luyện kim Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong tiến trình này, thì phải tìm hiểu và so sánh với các ngành luyện kim của các nước khác. Từ đó sẽ thấy các cụm từ như “chính sách ưu đãi’, ‘tháo bỏ rào cản’, ‘tháo gỡ vướng mắc’…hay những cái gì đó tương tự như vậy đều là những thứ không thể thúc đẩy ngành luyện kim phát triển. Vì sao? Vì, bằng cách sử dụng các cụm từ như vậy, Nhà nước đã tự đặt mình ở đỉnh cao chỉ huy. Tất cả các ngành kinh tế đều không cần người chỉ huy, chúng cần các đối tác, những người có khả năng giúp đỡ chúng vượt qua được các khó khăn, trở ngại. Một hình dung cụ thể: Nhà nước phải là cái thang có khả năng tự điều chỉnh để các ngành kinh tế bám vào đó mà phát triển, mà leo cao.

Formosa. Không thể lấy Formosa làm điển hình, làm mẫu mực cho sự phát triển của ngành luyện kim trong tương lai. Là một doanh nghiệp nước ngoài, cái FMS đóng góp cho xứ này chỉ là thuế, và đóng góp cho ngành luyện kim là vài ba lứa công nhân kỹ thuật thạo việc. Về lâu dài, sự đóng góp như vậy trước các ưu đãi của NN có thỏa đáng hay không? Có giúp phát triển ngành luyện kim hay không? Câu trả lời dịu dàng sẽ là ‘vô cùng nhỏ bé’, nghiêm khắc một chút sẽ là ‘Không’.

Vinfast thì khác. VF nằm trong công nghiệp chế tạo, sẽ được hưởng lợi lớn từ sự phát triển của ngành luyện kim và ở chiều ngược lại VF kích thích sự phát triển của ngành luyện kim Việt Nam. Các ưu đãi dành cho VF không thể và không nên áp dụng cho ngành luyện kim. Bỏ qua đặc thù về ngành, các lợi ích của VF đem lại sẽ là quá nhỏ bé so với sự phát triển của ngành luyện kim.

Với ngành luyện kim, Nhà nước có lẽ không cần phải sử dụng chính sách ưu đãi về thuế, về đất. Trước các lợi ích lâu dài của ngành luyện kim, Nhà nước phải trở thành đối tác. Đối tác này sẽ giúp luyện kim phát triển thông qua: (1) mở thị trường trong và ngoài nước; (2) nhân lực trình độ cao; (3) tình báo; (4) hợp tác quốc tế; (5) đưa grapper Đá sỏi lên làm bộp trưởng Công thương...keke...

Thôi. Em chạy theo tiếng gọi của tình yêu đây. Chiều vớ được 02 cuốc, giờ ấm rồi, nàng chắc cũng không phụng phịu nhiều đâu..... he hé....
Cũng may mắn là những người đam mê luyện kim như bác chỉ làm grab, chứ làm lđ thì nguy to. Lại giống TQ, có thời kỳ đại nhảy vọt, phấn đấu sx sluong thép nhiều, nên bao nhiêu công cụ lđ cũng đem nấu thép hết, :D
 

kduc

Xe container
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,135
Động cơ
1,605,735 Mã lực
xin thưa là hoàn toàn có khi ưu đãi giá điện cho công nghiệp , đặc biệt là ngành này. Khi giá điện hộ gia đình phải trả bình quân khoảng 2000vnd/kwh so với điện công nghiệp 3 pha là 600vnd/kwh là đủ hiểu ngành này được ưu đãi ntn rồi.
Đoạn này bác nhầm tý, giá điện tb của vd như cty Gang Thép quanh quanh đâu đó cỡ 1600 nhé.
 

lovecarhpqn

Xe điện
Biển số
OF-470778
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
3,079
Động cơ
248,268 Mã lực
Tuổi
48
Chào cccm,

Luyện kim (LK) là trụ cột của một đất nước muốn phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất. Em cũng nghe nhiều chuyện phiếm về ngành LK của VN, đại loại:
- Ngành này của VN rất kém, đến cái kim, lưỡi dao cạo râu, bấm móng tay vẫn phải nhập vì phôi để làm cái này rất khó.
- LK của mình chỉ làm gia công. Phôi phải nhập khẩu.
- LK của VN đã chủ động dc. Bằng chứng là các nhà máy của Quân đội đã sản xuất dc các vũ khí chất lượng cao, mà vũ khí thì đòi hỏi kỹ thuật LK rất cao.
...........
Cccm ở đây làm cơ khí, quân đội cũng có. Cccm có thể chia sẻ về hiện trạng ngành LK của VN dc ko ạ.

Tiện thể em cũng hỏi luôn:
1. Tỷ lệ nội địa hóa oto và xe máy của VN được bao nhiêu % rồi ạ? Mình đã sx được cục máy chưa?
2. Các hãng ô tô/xe máy nước ngoài có nhà máy ở VN (Toyota, Honda, Mercedes... ) thì 100% cái xe dc sản xuất tại nhà máy của họ ở VN hay có nhập phụ kiện?
Khi nào ta luyện được cái kim thì tính tiếp, cái kim khâu ạ
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,447
Động cơ
321,105 Mã lực
Tuổi
58
Hồi đó Đại sứ với mấy anh Giáo sư, Tiến sỹ nhà ta bên đó còn đang bận tìm mua nồi áp xuất, dây may xo, bàn là... kiếm rúp lẻ chứ mua công nghệ về vợ nó lại chửi cho.
Còn cụ nàm lộ bí mật, cc ý nại chửi cho. :D
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Cũng may mắn là những người đam mê luyện kim như bác chỉ làm grab, chứ làm lđ thì nguy to. Lại giống TQ, có thời kỳ đại nhảy vọt, phấn đấu sx sluong thép nhiều, nên bao nhiêu công cụ lđ cũng đem nấu thép hết, :D
Cụ chơi trò 'khích tướng', em lạ gì :D Em nào phải tướng sỹ gì, chỉ grabber thôi, nên gọi một tiếng là em thưa liền hà....

Thực ra, phát triển luyện kim hay phát triển bất kỳ một ngành kinh tế nào thì lãnh đạo cũng phải phụ thuộc vào nền tảng cơ sở của ngành kinh tế đó và điều kiện cơ bản và tình hình chung của cả nền kinh tế, đồng thời cũng không thể tách rời khỏi vấn đề an ninh-quốc phòng. Trong bức tranh chung đó, ngành kinh tế nào được chú trọng phát triển trước, ngành nào phải đi sau thì lãnh đạo nó rành lắm. Anh em mình chỉ chém vui về luyện kim thôi.
Ở khía cạnh an ninh quốc phòng, thì phải nhìn bức tranh tổng thể của thế giới. Khi ngắm nhìn bức tranh đó, thì nhận ra việc phát triển luyện kim ở Việt Nam vào thời điểm này chưa hẳn đã là muộn nhưng cũng không còn dễ dàng cho việc hoạch định một lộ trình phù hợp có thể đáp ứng được các mục tiêu đề ra theo dự đoán về sự biến thiên của tình hình quốc tế.
Như em đã nói ở các post đầu trong thớt này, các cụ (và cả nhiều lãnh đạo) dựa trên lý thuyết của Adam Smith trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên lợi thế so sánh theo lý thuyết của Adam chỉ phát huy giá trị trong linh vực thương mại, chứ không thể đem lý thuyết này áp dụng tổng thể trong tiến trình tạo dựng sức mạnh quốc gia. Trong kinh tế, sức mạnh của một quốc gia không nằm ở tiền và vàng. Nó nằm ở năng lực sản xuất. Nếu năng lực sản xuất của anh chỉ là dược, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính, thì khi có biến động anh sẽ không thể nói không trước bất kỳ một đòi hỏi nào và rất khó chống lại sự áp đặt của ngoại bang.
Phát triển luyện kim là con đường phải đi dù nó nó có khó khăn và chông gai đến thế nào đi chăng nữa.
Một số cụ nói rằng các nước hàng đầu trong ngành luyện kim đang giảm sản xuất, từ đó cho rằng luyện kim đã giảm tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế. Nhận định như vậy là sai. Bởi việc giảm đó chỉ là một biểu hiện của phân công lao động quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa. Ở các nước đó, ngành luyện kim vẫn phát triển dưới một hình thức không còn giống như ngành luyện kim của thể kỷ 20 nữa, ở đó hàm lượng chất xám trong các sản phẩm sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với việc giảm bớt qui mô sản xuất
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Em vừa đọc qua post của cụ fundraiser Thực ra, thị trường cho các sản phẩm luyện kim cao cấp ở Việt Nam là rất lớn tuy nhiên chúng ta vấp phải hai rào cản lớn (cái sau lớn cái trước :P). Đó là (1) trình độ KHKT; (2) quan hệ giữa các lực lượng sản xuất. Nghe có vẻ triết nhưng cái thứ hai, thực chất, chỉ liên quan đến luồng chảy của tiền. Bọn TQ đối phó vấn đề này bằng cách công nhận và cho phép các công ty tư nhân tham gia vào sản xuất quốc phòng, một bước đi trở về gốc sau khi bọn khựa đã nghiên cứu nát bét hệ thống sản xuất của phương Tây rồi
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,046 Mã lực
Cụ chơi trò 'khích tướng', em lạ gì :D Em nào phải tướng sỹ gì, chỉ grabber thôi, nên gọi một tiếng là em thưa liền hà....

Thực ra, phát triển luyện kim hay phát triển bất kỳ một ngành kinh tế nào thì lãnh đạo cũng phải phụ thuộc vào nền tảng cơ sở của ngành kinh tế đó và điều kiện cơ bản và tình hình chung của cả nền kinh tế, đồng thời cũng không thể tách rời khỏi vấn đề an ninh-quốc phòng. Trong bức tranh chung đó, ngành kinh tế nào được chú trọng phát triển trước, ngành nào phải đi sau thì lãnh đạo nó rành lắm. Anh em mình chỉ chém vui về luyện kim thôi.
Ở khía cạnh an ninh quốc phòng, thì phải nhìn bức tranh tổng thể của thế giới. Khi ngắm nhìn bức tranh đó, thì nhận ra việc phát triển luyện kim ở Việt Nam vào thời điểm này chưa hẳn đã là muộn nhưng cũng không còn dễ dàng cho việc hoạch định một lộ trình phù hợp có thể đáp ứng được các mục tiêu đề ra theo dự đoán về sự biến thiên của tình hình quốc tế.
Như em đã nói ở các post đầu trong thớt này, các cụ (và cả nhiều lãnh đạo) dựa trên lý thuyết của Adam Smith trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên lợi thế so sánh theo lý thuyết của Adam chỉ phát huy giá trị trong linh vực thương mại, chứ không thể đem lý thuyết này áp dụng tổng thể trong tiến trình tạo dựng sức mạnh quốc gia. Trong kinh tế, sức mạnh của một quốc gia không nằm ở tiền và vàng. Nó nằm ở năng lực sản xuất. Nếu năng lực sản xuất của anh chỉ là dược, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính, thì khi có biến động anh sẽ không thể nói không trước bất kỳ một đòi hỏi nào và rất khó chống lại sự áp đặt của ngoại bang.
Phát triển luyện kim là con đường phải đi dù nó nó có khó khăn và chông gai đến thế nào đi chăng nữa.
Một số cụ nói rằng các nước hàng đầu trong ngành luyện kim đang giảm sản xuất, từ đó cho rằng luyện kim đã giảm tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế. Nhận định như vậy là sai. Bởi việc giảm đó chỉ là một biểu hiện của phân công lao động quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa. Ở các nước đó, ngành luyện kim vẫn phát triển dưới một hình thức không còn giống như ngành luyện kim của thể kỷ 20 nữa, ở đó hàm lượng chất xám trong các sản phẩm sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với việc giảm bớt qui mô sản xuất
Tóm lại là ta có cn lk cụ ạ và qui mô cùng trình độ sx nó phù hợp năng lực về vốn, trình độ khkt, nhu cầu tt và vì thế các dn thép tư nhân hầu hết có lãi. Trong đó nsx thép HP đã thần tốc trở thành nsx thép số 1 ĐNA, năm 2021 này cũng sẽ qua mặt Formosa để là nsx thép lớn nhất VN.
Nếu ko có rủi ro j lớn thì chuyện tiến tới sx các sp thép phân khúc cao hơn là tất yếu.
Vấn đề an ninh quốc gia từ nhu cầu sp thép đặc chủng thì cũng phải có sự cân đối giữa chi phí, nhu cầu, phải tính dến cả mọi vấn đề. Khi đó nhà nước sẽ có nhiều biện pháp kể cả luật pháp hay kinh tế (như trả nhiều tiền để dn như HP phát triển loại thép đáp.ứng nhu cầu hay dùng luật thời chiến...).

Tóm lại có sp lk cao cấp để đảm bảo an njnh quốc gia cả về kinh tế, qp là mệnh đề đúng. Còn phải có lk cao cấp để vượt bẫy tn trung bình thì ko chính xác vì phân khúc sp lk cao cấp nó ko chiếm tỉ trọng gt quá cao, đóng góp vào đc sự giàu có của qgia trăm tr dân như VN.
Nếu khăng khăng mệnh đề này thì cụ quạt cho số liệu tổng giá trị splk cao cấp cho mỗi qgia giàu là bao nhiêu usd ko? Và chứng minh ko có nó thì sẽ bị nghèo?

Còn VN hiện gdp/ ng cỡ <4k usd mà thép ta đã g7-8 tg rồi thì 20 năm nữa khi gdp/ ng vượt 15k usd thì giống như 1 sự pt tự nhiên, có lý j HP lại ko lk đc nhìu sp cao cấp như các nc hàng đầu bi h?
Khi đó có thể nói ko phải vì có lk cao cấp mà Vn giàu, mà phải nói là do nhu cầu, do khkt pt nên VN đã làm đc mọi sp thép thì sao?

Còn sản phẩm lk chỉ là 1 phần trong công nghệ vật liệu mới mà Vn và nhìu qgia đặt mục tiêu pt thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,335
Động cơ
899,645 Mã lực
... Nó nằm ở năng lực sản xuất. Nếu năng lực sản xuất của anh chỉ là dược, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính, thì khi có biến động anh sẽ không thể nói không trước bất kỳ một đòi hỏi nào và rất khó chống lại sự áp đặt của ngoại bang.
Phát triển luyện kim là con đường phải đi dù nó nó có khó khăn và chông gai đến thế nào đi chăng nữa.
...
Rất nhiều người cố ý không hiểu để áp đặt cái thế giới bằng phẳng, có tiền thì thứ gì cũng mua được.
So sánh hiện trạng giữa Nga và tầu thôi cũng thấy được khá rõ.
Dù bị cấm vận thì Nga bị bao vây chặt hơn, còn tầu thì mới bị ở mức vài ba lĩnh vực.
Nhưng Nga thì họ có gần như đủ hết các lĩnh vực quan trọng, nên bị cấm vận họ vẫn xoay để kinh tế còn phát triển hơn.
Còn tầu thì nhiều thứ bị chặn lại.
Hay nói đến cái vụ chiến tranh công nghệ giữa Nhật và hàn.
Nhiều người trước đây hô công nghệ điện tử hàn đã vượt qua Nhật.
Nhưng khi người Nhật nổi khùng thì chỉ vài ba thứ rất nhỏ đã làm hàn lung lay, phải xuống nước. Mà bảo mấy chục năm phát triển chả lẽ người hàn không muốn thoát phụ thuộc để người Nhật nắm thóp. Mà tiền để mua thì đừng nói người hàn thua mấy ông nhà giầu Việt!
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,846
Động cơ
314,288 Mã lực
Cụ chơi trò 'khích tướng', em lạ gì :D Em nào phải tướng sỹ gì, chỉ grabber thôi, nên gọi một tiếng là em thưa liền hà....

Thực ra, phát triển luyện kim hay phát triển bất kỳ một ngành kinh tế nào thì lãnh đạo cũng phải phụ thuộc vào nền tảng cơ sở của ngành kinh tế đó và điều kiện cơ bản và tình hình chung của cả nền kinh tế, đồng thời cũng không thể tách rời khỏi vấn đề an ninh-quốc phòng. Trong bức tranh chung đó, ngành kinh tế nào được chú trọng phát triển trước, ngành nào phải đi sau thì lãnh đạo nó rành lắm. Anh em mình chỉ chém vui về luyện kim thôi.
Ở khía cạnh an ninh quốc phòng, thì phải nhìn bức tranh tổng thể của thế giới. Khi ngắm nhìn bức tranh đó, thì nhận ra việc phát triển luyện kim ở Việt Nam vào thời điểm này chưa hẳn đã là muộn nhưng cũng không còn dễ dàng cho việc hoạch định một lộ trình phù hợp có thể đáp ứng được các mục tiêu đề ra theo dự đoán về sự biến thiên của tình hình quốc tế.
Như em đã nói ở các post đầu trong thớt này, các cụ (và cả nhiều lãnh đạo) dựa trên lý thuyết của Adam Smith trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên lợi thế so sánh theo lý thuyết của Adam chỉ phát huy giá trị trong linh vực thương mại, chứ không thể đem lý thuyết này áp dụng tổng thể trong tiến trình tạo dựng sức mạnh quốc gia. Trong kinh tế, sức mạnh của một quốc gia không nằm ở tiền và vàng. Nó nằm ở năng lực sản xuất. Nếu năng lực sản xuất của anh chỉ là dược, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính, thì khi có biến động anh sẽ không thể nói không trước bất kỳ một đòi hỏi nào và rất khó chống lại sự áp đặt của ngoại bang.
Phát triển luyện kim là con đường phải đi dù nó nó có khó khăn và chông gai đến thế nào đi chăng nữa.
Một số cụ nói rằng các nước hàng đầu trong ngành luyện kim đang giảm sản xuất, từ đó cho rằng luyện kim đã giảm tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế. Nhận định như vậy là sai. Bởi việc giảm đó chỉ là một biểu hiện của phân công lao động quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa. Ở các nước đó, ngành luyện kim vẫn phát triển dưới một hình thức không còn giống như ngành luyện kim của thể kỷ 20 nữa, ở đó hàm lượng chất xám trong các sản phẩm sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với việc giảm bớt qui mô sản xuất
Hiện nay VN đang phát kiển kinh tế đồng thời 02 chiến lược: định hướng xuất khẩu; và sx thay thế hàng nhập khẩu.
Nếu chỉ phân tích dựa trên lợi thế so sánh, thì VN ko thể sx ô tô có tính cạnh tranh đc, nhưng với quy mô thị trường và tương lai phát triển thì ko thể ko sx ô tô. Nếu chỉ là những doanh nghiệp FDI, thì ko bao giờ họ đầu tư.
Nếu chính trị VN ổn định, và chống tham nhũng thành công (ko dám tham nhũng, ko muốn tham nhũng), thì chắc chắn trong 10-20 năm nữa, VN sẽ vượt Thái Lan.
Khi VN đạt mức thu nhập bình quân cỡ 10-15 ngàn usd/người, VN ko cần quá coi trọng đến tăng trưởng nữa, tập trung phát triển kinh tế phát thải ít co2, bảo vệ môi trường sống, và cứ giẫm chân ở mức này cũng quá sướng rồi.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Rất nhiều người cố ý không hiểu để áp đặt cái thế giới bằng phẳng, có tiền thì thứ gì cũng mua được.
So sánh hiện trạng giữa Nga và tầu thôi cũng thấy được khá rõ.
Dù bị cấm vận thì Nga bị bao vây chặt hơn, còn tầu thì mới bị ở mức vài ba lĩnh vực.
Nhưng Nga thì họ có gần như đủ hết các lĩnh vực quan trọng, nên bị cấm vận họ vẫn xoay để kinh tế còn phát triển hơn.
Còn tầu thì nhiều thứ bị chặn lại.
Hay nói đến cái vụ chiến tranh công nghệ giữa Nhật và hàn.
Nhiều người trước đây hô công nghệ điện tử hàn đã vượt qua Nhật.
Nhưng khi người Nhật nổi khùng thì chỉ vài ba thứ rất nhỏ đã làm hàn lung lay, phải xuống nước. Mà bảo mấy chục năm phát triển chả lẽ người hàn không muốn thoát phụ thuộc để người Nhật nắm thóp. Mà tiền để mua thì đừng nói người hàn thua mấy ông nhà giầu Việt!
Hôm rồi, em theo dõi cuộc Đối thoại giữa những người được xem là tinh hoa của đất nước mà cảm tưởng như đang xem một nhóm nghệ sỹ trồng bonsai thảo luận về cách tạo thế cây, cắt tỉa cành thế nào cho đẹp cho bền cho bằng quốc tế. Nếu so sánh với nghệ thuật trồng cây thì nền kinh tế của nước ta phải trở thành một cây đại thụ, gốc to cành lớn, hoa lá xum xuê .. và vẻ đẹp của nó chính là ở chỗ đó, thế mà chả có ai nói đến điều đó cả. Thật buồn.

Niemvuinhovictory_1980
Lý luận mà hai cụ nói đến em đã nghe rất nhiều. Xin hai cụ đừng giận và thứ lỗi cho, với em – một kẻ chả biết gì về luyện kim - thì nó tầm phào như một câu chuyện phiếm lúc trà chanh chém gió. Tại sao? Tại vì…một quốc gia muốn phát triển kinh tế bền vững thì quốc gia đó phải có/ phải biết chế tạo công cụ. Trình độ chế tạo công cụ càng cao thì nền kinh tế của quốc gia đó càng cao và ngược lại. Cho dù còn nhiều yếu tố khác nhưng đây vẫn là qui luật bất biến như qui luật của vũ trụ vậy. Khi không tự chế tạo được công cụ, nền kinh tế của anh sẽ là một nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn. Cụ nào là doanh nghiệp sản xuất sẽ thấm đượm được điều này.
Luyện kim cao cấp nghe có vẻ xa với nhưng nó ở xung quanh các cụ. Tất nhiên là để phát triển đến độ tạo ra được các sản phẩm như vậy, chúng ta cần phải có lộ trình. Lộ trình không bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Lộ trình đúng bắt đầu từ suy nghĩ đúng. Thế nào là một suy nghĩ đúng thì em e là các cụ phải mớ thớt khác. Còn giờ em đi tặng hoa đây. Ngày lễ lớn như vầy mà không bắn pháo hoa thì chả còn gì để nói :P
 

kduc

Xe container
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,135
Động cơ
1,605,735 Mã lực
Trình độ chế tạo công cụ càng cao thì nền kinh tế của quốc gia đó càng cao và ngược lại.
Cũng một cái cầu trục tải trọng như nhau, Nhật dùng thép cường độ cao thì mất 50t thép, mấy a cấp thấp dùng thép thường thì mất 80t. Điều dễ hiểu là dùng cái nào có lợi cho nền kte hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top