[Funland] Về ngành công nghiệp luyện kim của Việt Nam

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
So sánh động cơ Nga và Mỹ:
Nga nó theo tiêu chuẩn đánh nhau với Đức, tuổi thọ chiến đấu bình quân 1 máy bay chỉ vài tháng, không cần phải quá bền. Thậm chí còn hy sinh tính bền để tăng tốc độ, như xe đua thôi.

Mỹ nó theo tiêu chuẩn Irak, chậm mà chắc, dùng được lâu! :D
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,711
Động cơ
473,646 Mã lực
So sánh động cơ Nga và Mỹ:

So sánh khung thân
So sánh kiểu này chỉ để cho vui. Hàng trưng bày thì chấp gì. Đi nhẹ nói khẽ cười duyên làm gì chẳng bền :))
F16 làm vài động tác khó như Mig 29 xem thế nào? Khéo rụng từng mảng giữa không trung :))
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,098
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
So sánh kiểu này chỉ để cho vui. Hàng trưng bày thì chấp gì. Đi nhẹ nói khẽ cười duyên làm gì chẳng bền :))
F16 làm vài động tác khó như Mig 29 xem thế nào? Khéo rụng từng mảng giữa không trung :))
Khổ lắm lấy cái nhận xét của thằng Ba Lan trả tiền cho Mỹ vào đóng quân để chống Nga bằng được thì làm sao nó chả chê động cơ Nga :D
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Hóng bac langtubachkhoa vào phản biện
Vấn đề này, tuổi thọ khung thân máy bay, TBO TBOH của động cơ máy bay, đã được nói hết ở các topic về Nga rồi còn gì, hình như từ vol 1 đã nói ấy chứ.
Trong topic này cũng có nói qua đấy thôi. Tuổi thọ khung thân máy bay Nga và Mỹ ngang nhau, nhưng đọc trên media thì thường thấy con số của Mỹ và phương tây cao hơn, đó là do cách tính của họ khác nhau thôi. Nếu 2 bên cùng tính 1 cách, ví dụ cùng tính cách của Nga thì xấp xỉ. F-16 Fighting Falcon của Mỹ theo cách tính của phương Tây sẽ có tuổi thọ khung thân khoảng từ 8000h đến 12000h, nhưng nếu tính theo cách của Nga thì chỉ đạt 4000h, cao hơn Su-27 version thập nên 80 (3000h) và thấp hơn so với Su-27 thập niên 90s (5000h).
Nhưng nói thật, việc tuổi thọ khung thân cao hay thấp không phải chỉ là do trình độ luyện kim. Thực tế cả Nga, Mỹ đều có thể chế tạo khung thân với tuổi thọ cao hơn nữa nếu họ muốn, nhưng chế tạo máy bay ra thế nào là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ là khung thân.

Mà topic này đang nói về luyện kim VN, các bác sao cứ đá về Nga Mỹ vậy? Chuyện này nói mãi rồi, cần hiểu tâm lý con người là họ sẽ tin cái mà họ muốn tin, có phải ai cũng chịu thay đổi đâu. Phản biện mãi mà làm gì, các bác trả chủ đề về luyện kim VN đi
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Em không cuồng gì ngoài cuồng gấu mẹ vĩ đại của em :P Luyện kim không phải là tất cả; không có luyện kim cao cấp cũng chẳng chết ai. Tuy nhiên xây dựng và phát triển ngành luyện kim là bước phải đi nếu muốn đất nước mình cường thịnh.
Luyện kim và chế tạo là hai ngành có quan hệ tương hỗ, tuy nhiên nếu không có luyện kim phát triển, thì ngành chế tạo cũng chỉ lay lắt sống bằng cách sao chép như cách TQ đã/ đang làm - sự phụ thuộc là tất yếu.
Cụ có một bộ đồ nghề thợ mộc rất đầy đủ nhưng không có gỗ thì cụ không thể nào học được nghề mộc, do đó cụ phải phụ thuộc vào các sản phẩm gỗ do người khác làm ra. Điều đáng sợ hơn là cụ phải phụ thuộc vào thiết kế sản phẩm của người ta nên dù có yêu cầu thợ mộc chỉnh sửa thiết kế thì sản phẩm không thể thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống của cụ. Phụ thuộc vào công năng của sản phẩm còn đỡ, phụ thuộc vào sự sáng tạo của người khác mới là điều kinh hãi. Cụ có thể lý luận rằng, tôi sẽ đi mua gỗ về. OK. Thay vì phụ thuộc vào thợ mộc, giờ cụ đã phụ thuộc vào người bán gỗ :P Cais giá đắt nhất mà sự phụ thuộc chào mời cụ, chính là thời gian, và tất nhiên không thể thiếu 'rất nhiều tiền'
Ngành luyện kim cũng vậy thôi. Khi cụ không luyện được thanh thép mỏng thì cụ không thể tạo ra được hộp xay tỏi. Khi cụ không có thép cao cấp, thì cụ không chế được vòng bi nên cụ sẽ chả tạo ra được cái máy nào hết. Không sao. Cụ có thể dùng thời gian cộng với rất nhiều tiền để có thể sáng tạo cái mà người khác đã sáng tạo.

Thôi em đi grab đây. Cô khách dễ tính, khúc khích chờ em chém nãy giờ
Nói như cụ thì ngành nào cũng quan trọng cả. Ví như ngành sản xuất phân bón, nếu không tự chủ sản xuất phân bón thì ngành trồng trọt cũng không phát triển được, nhân dân chắc sẽ đói.

Quay lại vấn đề luyện kim. Luyện kim thực ra cũng chỉ làm đầu vào cho ngành sản xuất khác như ngành phân bón làm đầu vào cho trồng trọt vậy. Quan trọng nhất vẫn phải là ngành cơ khí, chế tạo phải phát triển. Chứ như ta hiện nay, ngành chế tạo không phát triển thì luyện kim cũng chỉ luyện thép xây dựng mà thôi.
Nếu có người làm vòng bi, không có người làm thép thì có thể nhập khẩu thép về làm được. Chứ nếu có mỗi anh luyện thép thì cũng chẳng sinh ra người làm vòng bi được.
 

Chembao

Xe container
Biển số
OF-750775
Ngày cấp bằng
22/11/20
Số km
7,976
Động cơ
463 Mã lực
Bức tranh toàn cảnh của nghành luyện kim vn đây các cụ, nói chung khá đìu hiu nhưng vẫn hơn thời bao cấp nhiều :D

"..Việt Nam cần phải chủ động nhiều hơn để cung cấp phôi thép (thép thô) cho ngành thép, trừ phôi thép để sản xuất thép xây dựng. Một lượng lớn phôi thép xây dựng được sản xuất từ lò điện với nguyên liệu là thép phế liệu nhập khẩu, có chất lượng không ổn định và giá thành cao. Năng lực gia công thép (cán thép) các nhà máy đều phải vận hành dưới công suất thiết kế, làm cho khả năng cạnh tranh của ngành thép xây dựng rất yếu kém. Trong những năm qua, nhiều nhà máy thép đã ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như sử dụng công nghệ sấy liệu trước khi vào lò điện (Công ty Thép Việt, Công ty cổ phần Thép Việt Ý), công nghệ đúc liên tục – cán phôi nóng (Công ty TNHH Vinakyoei Việt Nam), công nghệ luyện xỉ bọt, … Đồng thời, trong giai đoạn vừa qua, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư xây dựng và vận hành có hiệu quả lò cao có dung tích 700 m3, lớn hơn nhiều so với các lò cao đang vận hành (Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 120m3; Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung 500m3; Nhà máy giai đoạn 1, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 350m3).
Tuy nhiên, ngoại trừ Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đầu tư Khu liên hợp Gang thép với đầy đủ các công đoạn Luyện cốc, thiêu kết, lò cao, lò thổi ô xy, cán thép và một nhà máy phát điện tận dụng nguồn khí thải từ lò cao và lò cốc, đa số các nhà máy thép khác đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng nên khả năng cạnh tranh thấp. Một số nhà máy công nghệ lạc hậu hoạt động không hiệu quả, thua lỗ. Đặc biệt, trong thời gian qua, một số nhà máy thép quy mô nhỏ lẻ, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn lao động đã gây bức xúc cho dân cư xung quanh.
Tóm lại, ngành thép Việt Nam còn việc phải làm để đáp ứng được yêu cầu là một ngành vật liệu cơ bản đầu vào cho các ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí chế tạo, đóng tàu, chế tạo thiết bị đồng bộ, chế tạo máy móc ngành công nghiệp nặng… và công nghiệp hỗ trợ. Gần như toàn bộ các chủng loại thép dùng cho công nghiệp chế tạo đang phải nhập khẩu. Đây chính là “nút thắt” về vật liệu, cản trở rất lớn đến sự phát triển của công nghiệp chế tạo ở Việt Nam. Năm 2016 và năm 2017, khối lượng nhập khẩu thép lần lượt là 18,4 và 15 triệu tấn, tương ứng 8 và 9 tỷ USD. Mức sử dụng thép bình quân trên người ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước đang phát triện, trong khu vực và trên thế giới. Nhu cầu về thép trong những năm gần đây vẫn tiếp tục tăng. Vì vậy, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới cần chú ý đến việc ưu tiên các công nghệ tiên tiến, công suất lớn và đồng bộ từ luyện thép đến cán thép đảm bảo tự động hóa cao thì hiệu quả sản xuất mới cao, hạ giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh với các nước có công nghệ tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là sản xuất thép từ Trung Quốc. Chỉ có đầu tư đồng bộ, bài bản thì vấn đề về tiêu hao trong nhà máy luyện, cán thép mới giảm và vấn đề xử lý các chất phát thải mới triệt để và bảo vệ được môi trường.
Bên cạnh đó, để các nhà máy thép họạt động hiệu quả cũng cần có chính sách bảo vệ thị trường và tạo điều kiện cho xuất khẩu thép bền vững, đặc biệt trong bối cảnh các nước đang tăng cường hảo hộ ngành thép...."
https://tapchiduan.info/tong-quan-tinh-hinh-su-dung-cong-nghe-trong-cac-nha-may-san-xuat-thep-tai-viet-nam/
 

DavidBeckham2110

Đi bộ
Biển số
OF-774486
Ngày cấp bằng
15/4/21
Số km
5
Động cơ
38,550 Mã lực
Tuổi
24
Cái Vn thiếu là cn chế tạo máy, chứ lk thì sx 30 triệu tấn thép các loại mà vẫn nhảm là ko có lk thì đến chịu cc.
Còn lk một số sp đặc chủng thì phải từng bước. Khi có nhu cầu, khi rd đc chú trọng, khi cần đảm bảo chuỗi cung, khi hiệu quả kinh tế cho phedp.

Chế tạo máy nó ko đơn giản vì cái động cơ ô tô cũng mới bắt đầu từ Vin. Mà ngành chế tạo máy có lịch sử pt cả trăm năm rồi.
Mỗi tấn thép giá chỉ vài trăm usd đến ngàn usd. Tuy nhiên chỉ 1 máy động cơ nhỏ cũng ngàm usd.
Có thể nói thép chỉ là nguyên liệu thô của ngành chế tạo máy. Hò nhau lk với sx thép làm j, sao ko hò nhau làm sp tinh vi hơn.

Ngành lk cũng là ngành gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều tài nguyên, đất đai, điện nước... ko phải hay ho j mà kết luận trụ cột kinh tế. Là 1 ngành sxkd thôi...làm đc là tốt.
Bí quyết này nọ của ngành lk sao so với ngành dược?
So về thị giá, dthu, bí quyết công nghệ, bản quyền ngành lk với ngành dc thì cũng khó mà so đc. Global 500 có số cty dược phẩm lớn ko kém thép.
Ngành dc là ngành công nghệ cao, tiêu thụ nguyên liệu, tài nguyên ít và Vn đã có vài trăm cty sx dược sao ko hò nhau làm?

Vậy nên nếu cần tìm các ngành để pt, làm giàu có nhiều lắm từ chế tạo máy, dược phẩm, công nghệ thông tin, đt như Vin và Bphone làm....


Cứ bảo lk sp cao cấp này nọ giá trị cao? Vậy có chỉ đc 1 nsx có vốn hóa, dthu, tài sản lớn hay ko? Hay nó bí mật quá nên ko tìm đc hả các thánh lk?
Bác nói hơi mâu thuẫn nhỉ. Quan trọng là thép hợp kim đấy là nguồn cung của cái nghành chế tạo máy. Mình tự chủ được thì giảm đc chi phí khả năng cạnh tranh cao hơn. Bây giờ nhập thép ở nước ngoài về gia công chế tạo xong lại phải chuyển qua để nhiệt luyện tốn bao nhiêu là chi phí
 

DavidBeckham2110

Đi bộ
Biển số
OF-774486
Ngày cấp bằng
15/4/21
Số km
5
Động cơ
38,550 Mã lực
Tuổi
24
Cái cụ nói ko có j mới với nhận thức của e cả. Hp hay 1 nsx nào đó của Vn rồi sẽ làm nếu họ thấy làm có lời, còn họ ko sx lấy lỗ.
Các nc trình độ khkt cao, tiềm lực kinh tế mạnh kiểu Mỹ, Lx, Tq thì ngoài hiệu quả kinh tế họ còn thể hiện sức mạnh kinh tế khkt nên chuyện họ đốt cả tỉ usd đê sx 1 loại vật liệu nào đó ko màng hiệu quả kinh t là thường. Kiểu như bay lên chị hằng hay lượn vài vòng sao hỏa ấy.
Ngày sau này khi gdp/ng Vn qua 10k usd, cầu kim.loại, vật liệu hiếm tăng và đủ lớn thì chuyện nsx như Hp làm ko khó hiểu. Tẩt cả là ở quan hệ cung cầu, hiệu quả kinh tế. Ko việc j thần thánh lk cả. Vn có cả tỉ thứ kém tg, đâu riêng lk.
Bác làm như muốn là làm được. Thép xây dựng tính khoảng 2k/kg thì có loại thép hợp kim bt cũng là 20k. Có bác trên kia mấy tr 1kg về làm. Thế bác bảo cái nào kinh tế hơn. Không làm bởi vì không làm được chứ không phải vì làm sẽ lỗ. Đấy mới là cn luyện kim chứ k phải cái luyện kim xây dựng bác vẫn đang bám víu
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,004 Mã lực
Bác làm như muốn là làm được. Thép xây dựng tính khoảng 2k/kg thì có loại thép hợp kim bt cũng là 20k. Có bác trên kia mấy tr 1kg về làm. Thế bác bảo cái nào kinh tế hơn. Không làm bởi vì không làm được chứ không phải vì làm sẽ lỗ. Đấy mới là cn luyện kim chứ k phải cái luyện kim xây dựng bác vẫn đang bám víu
Kinh tế kiểu to giá hơn thì kinh tế hơn thì chịu rồi. Vi diệu quá... e ko cùng hệ với cụ để tranh cãi đc.
:D
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Bức tranh toàn cảnh của nghành luyện kim vn đây các cụ, nói chung khá đìu hiu nhưng vẫn hơn thời bao cấp nhiều :D

"..Việt Nam cần phải chủ động nhiều hơn để cung cấp phôi thép (thép thô) cho ngành thép, trừ phôi thép để sản xuất thép xây dựng. Một lượng lớn phôi thép xây dựng được sản xuất từ lò điện với nguyên liệu là thép phế liệu nhập khẩu, có chất lượng không ổn định và giá thành cao. Năng lực gia công thép (cán thép) các nhà máy đều phải vận hành dưới công suất thiết kế, làm cho khả năng cạnh tranh của ngành thép xây dựng rất yếu kém. Trong những năm qua, nhiều nhà máy thép đã ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như sử dụng công nghệ sấy liệu trước khi vào lò điện (Công ty Thép Việt, Công ty cổ phần Thép Việt Ý), công nghệ đúc liên tục – cán phôi nóng (Công ty TNHH Vinakyoei Việt Nam), công nghệ luyện xỉ bọt, … Đồng thời, trong giai đoạn vừa qua, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư xây dựng và vận hành có hiệu quả lò cao có dung tích 700 m3, lớn hơn nhiều so với các lò cao đang vận hành (Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 120m3; Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung 500m3; Nhà máy giai đoạn 1, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát 350m3).
Tuy nhiên, ngoại trừ Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đầu tư Khu liên hợp Gang thép với đầy đủ các công đoạn Luyện cốc, thiêu kết, lò cao, lò thổi ô xy, cán thép và một nhà máy phát điện tận dụng nguồn khí thải từ lò cao và lò cốc, đa số các nhà máy thép khác đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng nên khả năng cạnh tranh thấp. Một số nhà máy công nghệ lạc hậu hoạt động không hiệu quả, thua lỗ. Đặc biệt, trong thời gian qua, một số nhà máy thép quy mô nhỏ lẻ, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn lao động đã gây bức xúc cho dân cư xung quanh.
Tóm lại, ngành thép Việt Nam còn việc phải làm để đáp ứng được yêu cầu là một ngành vật liệu cơ bản đầu vào cho các ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí chế tạo, đóng tàu, chế tạo thiết bị đồng bộ, chế tạo máy móc ngành công nghiệp nặng… và công nghiệp hỗ trợ. Gần như toàn bộ các chủng loại thép dùng cho công nghiệp chế tạo đang phải nhập khẩu. Đây chính là “nút thắt” về vật liệu, cản trở rất lớn đến sự phát triển của công nghiệp chế tạo ở Việt Nam. Năm 2016 và năm 2017, khối lượng nhập khẩu thép lần lượt là 18,4 và 15 triệu tấn, tương ứng 8 và 9 tỷ USD. Mức sử dụng thép bình quân trên người ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước đang phát triện, trong khu vực và trên thế giới. Nhu cầu về thép trong những năm gần đây vẫn tiếp tục tăng. Vì vậy, định hướng đầu tư trong giai đoạn tới cần chú ý đến việc ưu tiên các công nghệ tiên tiến, công suất lớn và đồng bộ từ luyện thép đến cán thép đảm bảo tự động hóa cao thì hiệu quả sản xuất mới cao, hạ giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh với các nước có công nghệ tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là sản xuất thép từ Trung Quốc. Chỉ có đầu tư đồng bộ, bài bản thì vấn đề về tiêu hao trong nhà máy luyện, cán thép mới giảm và vấn đề xử lý các chất phát thải mới triệt để và bảo vệ được môi trường.
Bên cạnh đó, để các nhà máy thép họạt động hiệu quả cũng cần có chính sách bảo vệ thị trường và tạo điều kiện cho xuất khẩu thép bền vững, đặc biệt trong bối cảnh các nước đang tăng cường hảo hộ ngành thép...."
https://tapchiduan.info/tong-quan-tinh-hinh-su-dung-cong-nghe-trong-cac-nha-may-san-xuat-thep-tai-viet-nam/
Vẫn nhập siêu 700 triệu usd tiền thép cụ êi
 

MEC V6

Xe điện
Biển số
OF-694172
Ngày cấp bằng
9/8/19
Số km
2,731
Động cơ
128,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào cccm,

Luyện kim (LK) là trụ cột của một đất nước muốn phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất. Em cũng nghe nhiều chuyện phiếm về ngành LK của VN, đại loại:
- Ngành này của VN rất kém, đến cái kim, lưỡi dao cạo râu, bấm móng tay vẫn phải nhập vì phôi để làm cái này rất khó.
- LK của mình chỉ làm gia công. Phôi phải nhập khẩu.
- LK của VN đã chủ động dc. Bằng chứng là các nhà máy của Quân đội đã sản xuất dc các vũ khí chất lượng cao, mà vũ khí thì đòi hỏi kỹ thuật LK rất cao.
...........
Cccm ở đây làm cơ khí, quân đội cũng có. Cccm có thể chia sẻ về hiện trạng ngành LK của VN dc ko ạ.

Tiện thể em cũng hỏi luôn:
1. Tỷ lệ nội địa hóa oto và xe máy của VN được bao nhiêu % rồi ạ? Mình đã sx được cục máy chưa?
2. Các hãng ô tô/xe máy nước ngoài có nhà máy ở VN (Toyota, Honda, Mercedes... ) thì 100% cái xe dc sản xuất tại nhà máy của họ ở VN hay có nhập phụ kiện?
Mọi thứ e không biết còn cái oto thì đa phần nhập khẩu linh kiện lắp ráp chứ sx gần như là zero
 

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,221
Động cơ
151,474 Mã lực
Cái ô tô vẫn nhập toàn bộ về ráp. Chả có tí thép Việt nào trong đó phải không các cụ. Công nghệ lõi này vẫn chưa có lời giải nhỉ. Đi ăn cắp giỏi như thằng tàu vẫn chưa đâu vào đâu.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Cái ô tô vẫn nhập toàn bộ về ráp. Chả có tí thép Việt nào trong đó phải không các cụ. Công nghệ lõi này vẫn chưa có lời giải nhỉ. Đi ăn cắp giỏi như thằng tàu vẫn chưa đâu vào đâu.
Ghét TQ nhưng đừng hạ thấp họ như vậy
 

nnndddhhh

Xe hơi
Biển số
OF-393762
Ngày cấp bằng
25/11/15
Số km
156
Động cơ
62,662 Mã lực
Tuổi
38
Các cụ cứ tranh luận nhiều về luyện kim và cơ khí. Cụ nào bảo luyện kim ko quan trọng, ko cần đầu tư cứ nhìn thằng Đức với Nhật ấy. Sau thế chiến 2, bị vả cho sml nhưng công nghệ cơ khí, luyện kim nó tốt nó vươn lên nhanh. Lại vào top phát triển. VN ko biết các lờ đờ muốn như thế nào. Nghe vẻ đi tắt đón đầu đang là định hướng.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Các cụ cứ tranh luận nhiều về luyện kim và cơ khí. Cụ nào bảo luyện kim ko quan trọng, ko cần đầu tư cứ nhìn thằng Đức với Nhật ấy. Sau thế chiến 2, bị vả cho sml nhưng công nghệ cơ khí, luyện kim nó tốt nó vươn lên nhanh. Lại vào top phát triển. VN ko biết các lờ đờ muốn như thế nào. Nghe vẻ đi tắt đón đầu đang là định hướng.
đi tắt đón đầu không khéo đi mệ xuống taluy âm :)) .

Tiện thể làm đường sắt mới đầu tư nhiều tiền mà cần nhiều ray thì ta cấp tiền cho Hòa Phát luyện kim rồi bán cho dự án , không những dự án đấy mà còn rất nhiều đường sắt nội đô rồi ( Tram ) tầu điện leng keng .
Từ làm chủ luyện kim ray tầu sẽ luyện được loại khác rễ dàng hơn .
 

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,364
Động cơ
552,874 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
đi tắt đón đầu không khéo đi mệ xuống taluy âm :)) .

Tiện thể làm đường sắt mới đầu tư nhiều tiền mà cần nhiều ray thì ta cấp tiền cho Hòa Phát luyện kim rồi bán cho dự án , không những dự án đấy mà còn rất nhiều đường sắt nội đô rồi ( Tram ) tầu điện leng keng .
Từ làm chủ luyện kim ray tầu sẽ luyện được loại khác rễ dàng hơn .
Với công nghệ luyện thép của HP giờ muốn luyện được thép để cán rail sẽ cần phải đầu tư lại từ đầu cụ nhé.
 

TigerT

Xe hơi
Biển số
OF-356373
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
113
Động cơ
263,169 Mã lực
Nơi ở
Nóc nhà là bầu trời
Nói như cụ thì ngành nào cũng quan trọng cả. Ví như ngành sản xuất phân bón, nếu không tự chủ sản xuất phân bón thì ngành trồng trọt cũng không phát triển được, nhân dân chắc sẽ đói.

Quay lại vấn đề luyện kim. Luyện kim thực ra cũng chỉ làm đầu vào cho ngành sản xuất khác như ngành phân bón làm đầu vào cho trồng trọt vậy. Quan trọng nhất vẫn phải là ngành cơ khí, chế tạo phải phát triển. Chứ như ta hiện nay, ngành chế tạo không phát triển thì luyện kim cũng chỉ luyện thép xây dựng mà thôi.
Nếu có người làm vòng bi, không có người làm thép thì có thể nhập khẩu thép về làm được. Chứ nếu có mỗi anh luyện thép thì cũng chẳng sinh ra người làm vòng bi được.
Lại bài con gà quat trứng thôi cụ ơi, tôi là tôi thấy cần cả luyện kim và cơ khí chế tạo, nó ràng buộc nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top