Còm này của cụ sẽ đưa cuộc trò chuyện của tất cả chúng ta lan sang lĩnh vực lịch sử tư tưởng kinh tế, có lẽ là từ trường phái cổ điển
Nhà nước luôn được mặc định vai trò điều tiết nền kinh tế. Tuy nhiên lịch sử đã minh chứng rằng khu vực tư nhân mới là động lực phát triển kinh tế của một quốc gia. Thế nên, quan hệ giữa NN và thị trường là mối quan hệ cực kỳ phức tạp. Được mặc định vai trò điều tiết nhưng NN lại chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhóm ngành kinh tế nên hệ qủa là các chính sách kinh tế của NN bị chi phối bởi các nhóm ngành này. Chúng ta có thể lấy ngành hàng không và ngành đường sắt làm một ví dụ sinh động. Từ ví dụ này, chúng ta rút ra 03 kết luận: (1) khu vực kinh tế NN rất khó cạnh trạnh được với tư nhân; (2) một doanh nghiệp/ ngành/ một nhóm ngành kinh tế k0 có dũng cảm và nội lực tự bứt phá thì sẽ k0 có năng lực tác động tới việc hoạch định chính sách của NN, nó sẽ bị suy thoái or đào thải; (3) Nhà nước ở đây k0 đóng vai trò điều tiết mà nó trở thành 'người lựa chọn', sự lựa chọn này nhiều khi k0 phải là do ý chí của NN quyết định.
Luyện kim không phải hàng không hay đường sắt. Nó là một ngành kinh tế cực kỳ đặc biệt. Từ khi ra đời. luyện kim đã phải đảm nhiệm đồng lúc hai vai trò: kinh tế và an ninh. So với luyện kim, thì NN ra đời với chức năng đầu tiên là đảm bảo an ninh, sau này mới kiêm thêm vai trò kinh tế..hehee... Ngày nay, có thể xem luyện kim như cái cốt lõi, cái xương sống của một nền công nghiệp phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ k0 thành công nếu k0 có luyện kim. Tại sao Mỹ (một quốc gia có nhiều ngành kinh tế, khoa học rất phát triển, có thặng dư rất rất lớn) lại sống chết cứu bằng được GM? Chỉ có cứu GM, thì mới nuôi dưỡng được ngành luyện kim. Giữ được luyện kim thì mới tiếp tục phát triển ngành nghiên cứu khoa học vật liệu. Chỉ có làm vậy thì Mỹ mới đảm bảo được an ninh quốc gia của nó, tức là đảm bảo được vị trí dẫn đầu thế giới.
Trong khoảng 20-25 năm nữa, Việt Nam cũng sẽ có một ngành công nghiệp luyện kim đúng nghĩa. Nhưng bây giờ và khi đó, Việt Nam luyện kim gì và luyện như thế nào, thì chúng ta lại phải quay về lịch sử các trường phái kinh tế học, trong đó có trường phái kinh tế học Marxist muôn đời bất diệt.