Bác đi buôn nhiều nhưng chắc chỉ mới đi buôn vải Anh may vest thôi nhỉ, em thử đặt ra một giả định có liên quan đến thứ bác am hiểu, là với ngành dệt may giờ Tàu nó cấm biên nguyên phụ liệu ngành may sang Việt Nam (vì một lý do củ chuối nào đấy ta sẽ bàn ở chủ đề khác), bác tìm giúp em nguồn cung nào để cứu vớt cái ngành có kim ngạch xuất khẩu 25 tỏi đô này? Nhập nguyên phụ liệu Nhật ư? Nếu vẫn giữ quy mô như hiện tại, kim ngạch xuất khẩu chắc phải tăng lên gấp 3
. Nhập vải may vest của Anh ư? Vẫn quy mô ấy khéo kim ngạch xuất khẩu phải tăng lên gấp 10
. Bác hiểu ý em không
?
Còn nếu không giữ được cái quy mô ấy, thì chính phủ chắc đau đầu với lực lượng lao động lành nghề (may mặc) dư thừa, các ngân hàng vỡ mồm với bài toán thu hồi công nợ của các khoản vay đầu tư xưởng may. Tất nhiên em thừa hiểu chỉ thằng ngu mới chổng mông làm từ A~Z, nhưng nếu bác có nền tảng công nghệ tốt, gặp trường hợp bất khả kháng như trên bác vẫn có thể có thêm phương án hồi sinh nhà máy dệt Nam Định, đưa bản vẽ và quy trình CN cho kim khí Thăng Long sản xuất kim khâu chẳng hạn...
Vấn đề cụ nói là liên quan về giá đúng không, vậy thì em nói luôn cho cụ biết ngoài Tq còn có Ấn Độ, Thái Lan là những nước cũng có nguồn nguyên liệu cụ nhé thậm chí cụ có thể làm một qui trình to hơn nếu tay to là nhập sợi từ Úc rồi chuyển sang Ấn Độ dệt rồi nhận vải từ Ấn, nếu làm từ khâu này có khi còn rẻ hơn nhập từ TQ. Vải TQ sở dĩ rẻ đi cũng bởi nó tăng lượng sợi hóa học quá nhiều trong vải để giảm giá thành. Chưa kể em nói luôn là Việt Nam cũng có sẵn 2 công ty 1 của Hàn 100% FDI và một 100% của VN đều dệt được vải đáp ứng được xuất khẩu, 1 công ty của Đức đang sản xuất sợi cao cấp, còn cụ nghĩ ngành vải chỉ đáp ứng cho mấy ông gia công trong nước thôi thì cụ hơi bị nhầm.
Một ý khác cụ nói là trường hợp bất ngờ nó cấm biên, xin nói cho cụ biết là doanh nghiệp nào nó cũng có kho và lưu kho, không phải ngẫu nhiên nó nhập số lượng lớn chỉ để mỗi giá rẻ không đâu và cũng không phải ngành nào cũng làm được như Toyota là tính toán chuẩn để không có tồn kho.
Trong trường hợp ngành vải thì em chưa thấy cần đến nhiều công nghệ cụ ạ, vẫn đầy lối thoát, cụ tưởng mỗi VN có nhân công giá rẻ à, Banglades nó còn không đến 1 USD/ngày, nhập vải từ nó thì sao.
Còn trường hợp như còm trước cụ nói về ZTE là một trường hợp cực kỳ đặc biệt vì cả thế giới chỉ có công ty đó của Mỹ làm được phần lõi và không có công ty nào khác làm được. Trước đây cụ rachfan có nói về một số công ty như thế trên thế giới, chỉ có một mình nó sở hữu công nghệ, không có công ty thứ 2 vì thế có một số ngành sẽ chịu ảnh hưởng chứ không phải ngành nào cũng ảnh hưởng.
Cụ lại bàn rộng sang vũ khí em lại cho cụ thêm ví dụ là có lên sx tên lửa ở VN không ?
+ Nếu có thì nó chủ động trong chiến tranh nhưng nếu kẻ thù có loại đánh chặn được mà yêu cầu chiến trường cần gấp thì vẫn phải mua loại khác thế vào vì nghiên cứu không kịp mà yêu cầu chiến trường cấp bách từng giờ từng phút.
+ Nếu có thì tốn rất nhiều tiền bảo dưỡng trong khi điều kiện khí hậu VN không phù hợp với việc lưu kho.
+ Nếu tự sản xuất đắt hơn rất nhiều so với đi mua chưa kể tài lực, vật lực của cả cuộc chiến tranh không thể chỉ dành cho mỗi vũ khí được.
+ Nhập khẩu có thể không cần trả tiền ngay mà trả dần sau khi chiến tranh kết thúc ( trường hợp vay của Liên Xô là ví dụ).
Cụ đang túm quá nhiều ngành vào vấn đề nếu xảy ra chiến tranh nhưng từng ngành nó khác nhau, đến vũ khí nó cũng khác, cụ nói thế là bị sơ hở nhiều.