E copy bài của chị Thái Hòa - trưởng khoa Nội 3 viện K v/v: Điều trị và chăm sóc người bệnh ung thư trong đại dịch Covid 19.
Gần đây, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của bệnh nhân, người nhà người bệnh, của cả các đồng nghiệp hỏi về những vấn đề liên quan đến COVID - 19 ở bệnh nhân ung thư. Tôi xin tóm tắt lại các vẫn đề đó trong một bài viết, mong rằng bài viết này sẽ có ích cho nhiều người.
1. Bệnh nhân ung thư có bị tăng nguy cơ nhiễm covid không?
Cho đến nay câu trả lời là KHÔNG
Tất cả mọi người, bao gồm cả bệnh nhân UT cần thực hiện đúng khuyến cáo về khoảng cách, khẩu trang y tế, vệ sinh tay và vacxin để bảo vệ mình.
2. Bệnh nhân ung thư khi nhiễm COVID có bị biến chứng nặng lên và tăng nguy cơ tử vong không?
Đã có nhiều nghiên cứu hồi cứu đánh giá vấn đề này, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu chưa thống nhất.
Phần lớn các nghiên cứu đều khẳng định tuổi và bệnh nền là các yếu tố liên quan mật thiết đến tỷ lệ tử vong do COVID
Còn về bệnh UT thì một đánh giá qua nhiều nghiên cứu của Châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy tỷ lệ tử vong do COVID ở BN ung thư là 11-33%; BN mắc UT hệ tạo huyết và UT phổi có nguy cơ tử vong cao nhất
3. Các điều trị ung thư có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong do COVID không?
Cho đến nay câu trả lời là KHÔNG
Đánh giá năm 2020 của CCC19 (Covid - 19 and cancer consorsium ) trên 1449 bệnh nhân được điều trị bằng các liệu pháp kháng UT toàn thân trong vòng 3 tháng trước khi mắc COVID 19 cho thấy không có liên quan giữa các điều trị ung thư với tăng tỷ lệ tử vong do COVID
4. Điều trị UT nên thay đổi như nào trong đại dịch COVID
Đây là một vấn đề khó trả lời. Trong đại dịch, bệnh nhân ung thư sẽ phải đối diện cùng lúc với 2 nguy cơ: nguy cơ tử vong do ung thư không được điều trị đúng mức và nguy cơ nhiễm, nhập viện, biến chứng nặng, tử vong do COVID. Ngoài những khuyễn cáo chung, bác sỹ sẽ phải cân nhắc trên từng trường hợp cụ thể để đánh giá và cân đối giữa nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục hay trì hoãn điều trị UT cũng như đưa ra lời khuyên về thay đổi kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.
Về vấn đề tiếp tục hay trì hoãn điều trị, khuyến cáo của ESMO (Europian Society for Medical Oncology) đưa ra 3 mức độ ưu tiên khác nhau để bác sỹ cân nhắc
- Ưu tiên cao: dành cho các bệnh nhân ung thư gây các triệu chứng, gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị; hoặc việc trì hoãn điều trị ảnh hưởng trực tiếp đến sống thêm cũng như chất lượng sống của bệnh nhân
-Ưu tiên trung bình: tình trạng Bn chưa đến mức đòi hỏi can thiệp ngay, nhưng nếu trì hoãn điều trị quá 6 tuần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sống thêm cũng như chất lượng sống của bệnh nhân
- Ưu tiên thấp: Tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể trì hoãn điều trị, việc trì hoãn không làm ảnh hưởng sống thêm cũng như chất lượng sống của người bệnh
Về vấn đề thay đổi kế hoạch điều trị, chúng tôi chủ trương lựa chọn các ĐT có thể tránh cho bệnh nhân phải di chuyển, tiếp xúc mà không làm giảm hiệu quả (ví dụ chọn điều trị đường uống thay vì đường truyền, chọn những phác đồ hóa trị có chu kỳ dài, thuốc miễn dịch có thể thay đổi cách truyền để kéo dài chu kỳ...)
5. Bệnh nhân ung thư có nên tiêm vacxin covid?
Bệnh nhân UT, nhất là những người đang trong quá trình điều trị, những người thể trạng yếu có lo ngại có thể bị nhiễm COVID nếu tiêm vacxin. Tôi xin trả lời vấn đề này như sau: về cơ bản, các vacxin phòng bệnh COVID 19 tại VN hiện nay dựa trên 2 cơ chế là gen và protein, không phải vacxin sống giảm độc lực nên không lo về việc tiêm vacxin có thể làm nhiễm bệnh ở những người suy giảm miễn dịch, ở người có thể trạng yếu.Cho đến nay, không có báo cáo nào về việc tăng nguy cơ tác dụng phụ của Vacxin ở bệnh nhân ung thư so với những người khác
Tuy nhiên những người đang điều trị hóa chất hoặc xạ trị, những người tuổi cao, có một số bệnh lý nền nên cân nhắc vấn đề này, vì một số vacxin như AZ khuyến cáo không nên tiêm
Kính chúc mọi người bình an trong đại dịch. Nếu ai có câu hỏi gì thêm, có thể inbox tôi sẽ giải đáp giúp.