Bàn về t790m, em nói qua một chút về yếu tố lịch sử của nó, bởi có những cái rất tiểu tiết, nếu mình nắm ko vững sẽ rất dễ ko đẩy max cơ hội của bệnh nhân ! Hồi chưa phát minh ra thuốc thế hệ 3 osimertinib thì đột biến t790m được đặt tên là " kẻ gác cổng "- nó là kẻ chặn đứng con đường sống tiếp của bệnh nhân- thực sự ác mộng, nó THƯỜNG xuất hiện khi kháng thế hệ 1,2 và tgian sau đó, bệnh nhân sẽ bị sụp đổ rất nhanh ( bao h rảnh em sẽ biên 1 bài về việc sụp đổ rất nhanh này của bệnh nhân ), nhưng nói vậy ko có nghĩa là t790m chỉ xuất hiện khi kháng thế hệ 1,2 mà nó cũng có thể có mặt luôn ở ngay thời điểm ban đầu bệnh nhân nhập viện và chưa dùng bất cứ loại thuốc đích nào !...Lúc này người ta thấy rằng trong 1 số trường hợp, t790m này nó khác đôi chút vs t790m xuất hiện sau khi kháng thế hệ 1...tức là vẫn là t790m thôi, nhưng việc nó có mặt ở trước và sau khi kháng thế hệ 1 đem đến sự khác biệt chứ ko hoàn toàn giống nhau! Bằng chứng là một số bệnh nhân ban đầu có t790m nhưng vẫn đáp ứng vs thế hệ 1, tuy nhiên tgian đáp ứng sẽ ngắn hơn so vs bệnh nhân ban đầu ko sở hữu cái t790m đó ! Tại sao lại thế??? Đó là bởi, ở thời điểm ban đầu này, t790m chỉ đóng vai " hành khách" chứ ko phải là " tài xế" trong việc lái cái xe ung thư như exon 19 hay exon 21- kiểu như t790m nó nằm yên, ko hoạt động vậy !!! Nên hồi chưa có osimertinib thì kể cả bn ban đầu có t790m cũng sẽ vẫn được kê thé hệ 1 rồi trông ngóng đánh giá tiếp xem có đỡ ko và nếu đỡ thì đỡ bao lâu! Đó là số ít may mắn đáp ứng, còn đâu đại đa số khi có t790m ở ban đầu thì đều ko đáp ứng vs thế hệ 1...Sau này khi osimertinib ra đời rồi thì ko ai chơi trò vơ bèo vạt tép thế nữa, cứ có t790m thì dù là trước hay sau cũng đều dùng luôn thế hệ 3 !!!