Cám ơn bác và xin thưa,
1/ Yếu tố địa lý không quan trọng, vì bây giờ, xe cộ rất sẵn.
FYI, em sẽ ngụ tại một khách sạn ở đường Xuân Diệu, khu Tây Hồ. Do em dự kiến mỗi cây đàn sẽ canh chỉnh trong vòng 1 ngày. Nghĩa là nếu không có phát sinh, sẽ mất hai ngày cho hai cây đàn!
2/ Còn bảo "
đơn giản cây đàn nào chưa tốt .. ưu tiên canh chỉnh" thì xin thưa, cứ hỏi mấy bác ở Saigon nhờ em đi coi thẩm định thì biết: ngay cả đàn mới trên 90% giá gần 100 triệu, ngưới bán hiu hiu tự đắc mà em còn chưa hài lòng! vạch lỗi sai và yêu cầu cũng như hướng dẫn cách khắc phục. Ngay chủ đàn hay thợ trong công ty đó, khi nghe ý kiến tiêu cực (negative) của em cũng phải ngâm miệng, không cãi được một câu. vì khi em đã khen hay chê một cái gì, là đều có minh chứng cụ thể hoặc bằng thông tin hay dùng công cụ chứng minh điều mình vừa nói, vửa chê hay khen, chứ không nói mồm không, hoặc khen chê cảm tính.
3/ Ba cây đàn của ba bác đều đáng để em "thọc bàn tay nhám" của em vào vì:
a/ Cây Yamaha U3H
Cây U3H, là một cây đàn phổ thông tiêu biểu của dòng U3 đời đầu, vẫn chiếm được cảm tình cũng như đón nhận của công chúng không chỉ ở VN bởi vì một số tính năng: đó là tất cả (piano touché, âm sắc, âm lượng, singing tone,....) đều khá quân bình. Do đó có thể đánh hay thể hiện được nhiều tác giả: Tuy không ở mức xuất sắc nhưng tất cả đều đạt điểm 8 hay 9.
Trong khi một số model U3 khác nhất là những Model cũ chỉ có thể thể hiện được một hay hai nhóm tác giả mà thôi!
Em muốn căn chỉnh cây U3H này để cho những ai đã đánh U3H khác trước đó. Sau khi đánh cây đàn do em canh chỉnh, sẽ cảm nhận được sự khác biệt của piano touché cũng như âm thanh đẹp của nó khác với cảm giác mà họ đã từng đánh trước đây là ntn.
b/ Cây Apollo:
Đây là một cây đàn Nhật nhưng không nằm trong "tâm thức thích Yamaha của người Việt". Đã vậy nó lại là một cây đàn khá xưa! Em muốn canh máy, chỉnh dây để những ai đã thích Yamaha mà có tai âm nhạc (musical ears) sẽ nhìn lại cái thẩm mỹ của mình!
c/ Cây August Hoffman (A.H):
Đây là một cây đàn Nhật làm theo chuẩn châu Âu. Đặc biệt là có dàn gỗ làm đầu búa, phần gỗ bọc nỉ lông cưù (hornbeam) không phải là gỗ Sồi (beech) mà làm bằng gỗ Gụ Abel (mahogany Abel) có màu gỗ đậm hơn gỗ búa các piano thường thấy. Đây là loại gỗ làm piano cao cấp (Bosendorfer, Bechstien, Steinways, ......) nên lực gõ sẽ mạnh chắc hơn hornbeam làm bằng gỗ Sồi thông thường. Cũng như cấu trúc theo Piano Scale (khẩu vị) của Châu Âu. Tuy chiều cao thấp hơn U3. A.H từng đoạt giải quốc tế về thiết kế Pedal của Piano! Đặc biêt nữa khung sắt gắn dây đàn A.H là Cast Iron (đúc thủ công, quy trình đúc thép nguội tự nhiên) khiến cho khung sát bền tốt và ổn định (chỉ đàn tốt mắc tiền mới dám đúc theo quy trình này.
Yamaha hay đàn Nhật nói chung, và các thương hiệu đàn phổ thông khác không thể và cũng không dám đúc theo cách này vì tốn phí và lâu!) ! Theo nguyên tắc, Cast Iron là đúc thủ công để thép nguội tự nhiên nên sản phẩm đúc Cast Iron có bảo hành tron đời !!!!!
Cây A.H này là đàn (thương hiệu) nổi tiếng của Thụy Điển, và hiện nay được làm ở châu Á trong
cùng một xưởng đàn đang sản xuất ra đàn BALDWIN,một thương hiệu đàn của Mỹ,
Baldwin đã từng đè bẹp Steinway Newyork trong những thập niên 70 và 80!
Em muốn căn chỉnh nó để cho những ai chưa biết thế nào là tiếng đàn châu Âu cũng như vẻ đẹp của Singing tone của đàn dòng châu Âu là như thế nào và cảm thụ nó, rồi ngộ ra vì sao người ta nói đàn Mỹ và châu Âu là tốt nhất và Đàn Nhật (Yamaha, Kawai) chỉ xếp thứ nhì!
Thực lòng mà nói, em rất thich thương hiệu A.H này !!!
Tóm lại nếu "đong qua lượng lại" thì cây đàn nào cũng đáng để sửa, để căn chỉnh. Vấn đề không phải là canh chỉnh một cây đàn mà vấn đề ở đây là mọi người (các bác và cả em) sẽ gặt hái được gì sau khi cân chỉnh một cây đàn?
Không có anh thợ này thì có thằng thợ khác! Nếu như hôm nay không có thợ giỏi, mà mình thật tâm muốn thì ngày mai, ngày mốt mình sẽ kiếm được một người thợ giỏi! Còn cơ hội học tập trao đổi kiến thức về đàn nói riêng, về các sự vụ khác nói chung thì luôn có, có đầy ra đấy nếu minh biết tận dụng! Mà không chừng cái "anh thợ giói ấy" cũng chính là một trong các bác chứ chẳng ở đâu xa!
Một cây đàn tốt có tiếng hay, vẫn chỉ là một công cụ "nằm chết một chỗ".
Kiến thức, trình độ , cảm nhận âm thanh cũng như tư duy thẩm mỹ mới là cái mình luôn đang cầm trong tay (nếu mình có)!
Sao không vun đắp nhỉ ???