OMG! Thấy các bác thương con mà em chỉ muốn ghen với cháu nhà các bác, vì em lúc nhỏ học đàn không được "chăm bón" tưng tiu, như vây!
!!!
Một số bác nhà có đàn một số nhà có Organ hay piano điện,..... một số bác chưa mua ..... nghĩa là "muôn màu muôn vẻ"!
Nhân có một bác cũng "đi đêm" với em để trao đổi về
"cái trăn trờ biết tỏ cùng ai", nên rút ra từ kinh nghiệm "cọ xát" trong những cuộc "đi đêm" với bác này,
nghĩa là nhân thể "sẵn nong sẵn né", em copy một phần câu chuyện chia sẻ với các bác như sau:
Trong thực tế rất nhiều cháu học Dương Cầm vì một số lý do, trong lúc đầu, không có đàn ở nhà và sau đó khi đã học được tương đối nhiều, phụ huynh mới bắt đầu mua đàn. Điều này hoàn toàn hợp lý và không có gì là sai trong hoàn cảnh và bối cảnh hiện tại.
Em không biết cháu nhà các bác học theo giáo trình nào, nhưng ở Sài Gòn đa phần các lớp nhạc dạy dương cầm truyền thống, cũng như thầy cô dạy theo phương pháp truyền thống, thường dùng cuốn Methode de Rose để dạy cho các cháu bước khởi đầu.
Thông thường khi học giáo trình này, chỉ cần cháu bé học hết trình độ 1 hoặc 2 (Methode de Rose có 6 trình độ (hay 6 giai đoạn)) là ta có thể biết cháu có học được hay không cũng như có năng khiếu nhiều ít và chuẩn bị mua đàn.
Với các cháu không học chuyên nghiệp mà học vừa học vừa chơi thì cuốn Methode de Rose này sẽ mất khoảng từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo thời gian học các cháu (tuần 2 hay 3 lần) từ đó có thể suy ra rằng từ lúc bắt đầu học cho tới lúc mua đàn sẽ mất khoảng 2 - 3 tháng hoặc cá biệt là 4 tháng. Dĩ nhiên, trước khi mua đàn cần cân nhắc kỹ cũng như trao đổi với giáo viên một cách rõ ràng và minh bạch!
Việc trao đổi với giáo viên về trình độ và năng khiếu của một cháu bé học đàn là cần thiết và thiết thực cho việc định hướng đi tiếp, hay dừng lại, hoặc học ở mức "cưỡi ngựa xem hoa".
Điều cần nhất là
người thầy đó phải có đủ trình độ sư phạm, kinh nghiệm trong giáo dục để nhìn ra tố chất, cũng như thiên bẩm của một cháu bé đang bước tiếp xúc với âm nhac.
Thực ra, việc phát hiện tư chất hai khả năng thiên bẩm về âm nhạc của một cháu bé không khó lắm! Điều cần nhất là khi xem xét phải tránh yếu tố
"cá chuối đắm đuối vì con"! Đa phần cha mẹ đều mờ mắt, không nhìn ra cái sai hoặc cái hạn chế của con mình!
Nói thì dễ nhưng để làm được điều này quả không dễ vì ai mà không thương con!
Về việc xem xét yếu tố thiên bẩm hoặc khả năng học đàn của một cho bé, thì chớ bao giờ thấy một cháu đánh đàn song suốt, trơn tru như máy, mà cho rằng cháu có khả năng khiếu!!!
Cũng như khi nghe các cháu đánh "nhuần tay" một số tác phẩm phổ thông mà nghĩ rằng cháu học tốt!
Trong một thớt có liên quan tới dương cầm trong OF, các bác sẽ thấy một cháu bé, được phụ huynh hể hả upload lên khoe tài của cháu sao đó là bao lời bình tung hứng khen, mà lại khen xã giao như "đắp phấn vào mặt" !!!. Thật vô cùng tai hai vì tạo cho, trước là phụ huynh sau là cháu cái ảo tưởng về "tài năng" của mình!
Với góc độ chuyên môn, em thẳng thắn mà nói rằng, cháu bé này, nếu tiếp tục theo cung đàn nhịp phách: không thợ Đàn, thì cũng là máy đàn. Suốt đời không bao giờ có thể thành nghệ sĩ được!
Tai sao ư? Cho đến một tác phẩm phổ thông quen tai và đánh theo ký ức của mình, nhưng cháu vẫn không phân biệt được nhịp nhẹ, phách mạnh cũng như dứt câu rõ ràng!
Ý là một bài hát phổ thông nghe thường xuyên, đã ngấm vào máu của trẻ em đồng bắng Bắc Bộ, mà còn đánh không ra câu, ra bài như vậy, thì thử hỏi với những tác phẩm chưa bao giờ được nghe chị cảm thụ bằng con tim, và xúc cảm,thì làm sao mà có thể biểu cảm hết tâm hồn của người viết nó ???
Em không dẫn link, bác nào quan tâm thì có thể tự tìm rồi coi clip của cháu trong OF, để nghiên cứu và hiểu (vỡ) ra được điều em nói.
Vậy thì thế nào là có tư chất có năng khiếu?
Xin thưa: Chỉ cần nghe cháu bé đánh một bài nhạc đơn giản, nhịp phách có thể chưa hoàn hảo note có thể chưa chính xác,
nhưng rõ ràng câu cú phân minh, và cảm thụ được tính chất nhí nhảnh khi vui hay sâu lắng chậm khi buồn của bài nhạc qua tiếng đàn. Nghĩa là giai đệu cuốn đứa bé vào và đứa bé làm ra giai điệu: Có thể chưa khéo, chậm, vấp nhưng
rõ ràng là có CHẤT !
Phần em, tuy vẫn biết rằng
"hát hay không bằng hay hát" nhưng đem khoe con kiểu này cầm bằng giết con vì hệ luỵ của hành động thiểu cẩn trong này, quả là không nhỏ nhất là trong thởi buổi "thông tin tốc độ" ngày nay !