Bác thật khéo đùa!
Bác
haocenter đã hỏi rất nghiêm túc và cầu thị, thì chúng ta là những người đi trước, cũng nên trả lời một cách nghiêm túc, thẳng thắn và chân thành, bác ạ!
Về thể hình, cơ địa:
Về thể hình thì ngày nay nhu cầu đẹp (thẩm mỹ) là một nhu cầu phổ biến trong cuộc sống! Ngày xưa người ta chỉ cần "ăn no mặc ấm" ngày nay thì nhu cầu "ăn ngon mặc đẹp" ngày càng mở rộngKhi nói "ăn ngon mặc đẹp" phải được hiểu theo nghĩa rộng là sự chỉn chu, dễ nhìn của một con người trong một công việc nào đó.
Điều dễ thấy là ngày nay khi tuyển dụng nhân viên ở những ngành nghề, bộ phận giao dịch có liên quan tiếp xúc khách hàng, như ngân hàng, tiếp tân, lễ tân, thì nhu cầu ngoại hình là điều bắt buộc!
Ngày xưa các cụ bảo "Trông mặt mà bắt hình dong con lợn có béo thì lòng mới ngon"! Còn tụi Tây thì nói: "A good face is the best letter of recommendation."
Và câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" , ngày nay, ở đâu đó xem ra, chừng như đã lạc hậu!
Nếu chịu khó quan sát các thế hệ nghệ sĩ Dương cầm gần đây, sẽ thấy đa số đều rất cao lớn và đẹp gái xinh trai.
Như đã nói một người có bàn tay dài thì cũng là một người có ngoại hình cao ráo (vì thường thì tỷ lệ chiều cao sẽ tương ứng với chiều dài ngón tay cũng như chiều dài của nhiều thứ khác nữa!)
Hơn nữa ta không bàn tới chuyện các cháu bé nhi đồng hay thiếu niên đánh đàn, mà ta nói về một hình tượng một nghệ sĩ lên biểu diễn và người quá nhỏ thôi thì cũng khó lòng mà có thể gây được tình cảm của khán giả!
Ngắn gọn, một nghệ sĩ, hay một người theo học dương cầm cần có một thân hình tương đối và cần nhất là đôi bàn tay dài!
Giả như, nếu tìếng đàn chừng như đã tốt, hay khá, rồi mà lại thêm ngoại hình xinh đẹp cao ráo thì khác nào "gấm lại thêu hoa"! Còn bằng như một Dương cầm thủ tương lai, khi may mắn làm chủ một tìếng đàn chừng đã tốt hay khá công thêm một ngoại hình xinh đẹp cao, dài mà lại "dài đều tất cả", thì đúng là tơ, là gấm cao cấp không Hermes, thì cũng LV chứ chẳng bỡn!
Về cơ địa thì một người học nhạc cụ nói chung và dương cầm nói riêng, nếu là chuyên sâu thì bắt buộc phải có là sức khỏe để có thể có sức chịu đựng việc tập luyện cũng như chịu được áp lực cao khi biểu diễn trước khán giả.
Ngoài ra, dứt khoát, một người bị phong thấp đổ mồ hôi tay, thì không thể học dương cầm được!
Về bàn tay ngón tay, móng tay:
Về ngón tay dĩ nhiên là ngón tay không bị bình thường không bị dị tật.
Một ví dụ, ai cũng biết cặp vợ chồng nhạc - nghệ sĩ Lê Uyên Phương, Phương rất có năng khiếu về âm nhạc nhưng do từ lúc sinh ra bị dị tật ở cái, nên dù yếu thích nhưng không thể theo piano được mà phải học một lòng học guitar!
Ngoài ra, ngón tay út dài cũng là một thuận lợi cho người học Dương Cầm.
Một khi đã quyết định học nhưng cầm chuyên sâu và theo nghề thì bắt buộc phải quan tâm tới yếu tố của ngón tay.
Về móng tay, học Dương Cầm bắt buộc phải cắt sát móng tay hoặc chỉ để dài tối đa là một milimet.
Việc cắt ngắn móng tay giúp thuận lợi cho việc tập luyện gamme và Hanon. Đây là hai hình thái tập bắt buộc cho người học dương cầm chuyên sâu. Người học dương cầm có thể không tập tác phẩm hoặc Etude nếu quá bận rộn nhưng để duy trì sự linh hoạt của đôi tay thì bắt buộc phải tập gamme và Hanon hằng ngày.
Đôi dòng tản mạn về cách đánh (Kỹ thuật) cong tròn ngón tay:
Cũng cần nói thêm, trước đây học dương cầm ở cả hai miền Nam và miền Bắc, đa số các thầy cô thế hệ trước đều thoát thân từ cách đào tạo của Pháp. Ngay cả bà Thái Thị Liên mẹ Đặng Thái Sơn cũng không loại trừ.
Điều này dẫn tới đa phần đều tuân thủ theo nguyên tắc khi đánh, thì đánh (gõ) xuống bằng đầu ngón tay và cong tròn ngón tay.
Việc đánh đàn như vậy giúp cho tiếng đàn trong sáng và rõ ràng. Tuy nhiên đó là phương pháp xưa! VÀ, một phần nữa là do trước đây, người ta chuyển từ kỹ thuật đánh đàn dương cầm thế hệ trước
Forté piano (phím ngắn hơn dương cầm hiện nay (
Piano(forte)) và độ rền (subtain) cũng khác (ngắn hơn) nên cấn đánh thật liền note (Extremè legato: lié) ngày nay do piano thế hệ sau (mới) được cải tiến rất nhiều phím dài hơn (từ 1 - 2 cm) cũng như độ rền (subtain) lâu hơn do đó cách để ngón tay khi đàn cong tròn chỉ phù hợp với một số bài nhạc cũng như một số kỹ thuật. Đó là chưa kể, với một số câu nhạc, nếu đánh trực tiếp bằng đầu ngón tay xuống phím đàn sẽ tạo hiệu ứng tiếng đàn rất thô và không đẹp.
Trong một tác phẩm nếu có những câu chạy, thì vẫn áp dụng nguyên tắc cong tròn (phải cắt ngắn móng tay) nhưng để cho tiếng đàn mềm mại cũng như câu nhạc nghe đẹp và người đàn không bị mỏi tay, đau vai thì phải áp dụng thêm một nguyên tắc, đó là nguyên tắc thả lỏng, xoay lắc cổ tay (Rotation piano technique) .
Ngoài ra nếu học, nghiên cứu kỹ thuật đánh piano mới ngày nay theo trường phái của Nga và Mỹ thì người ta, ngoài việc áp dụng nguyên tắc thả lỏng, xoay lắc cổ tay (Rotation piano technique) còn ít khi đánh đàn gõ bằng ngón đầu ngón tay mà chủ yếu họ "vuốt phím" tạo hiệu ứng khác cho tiếng đàn bởi vì theo phân tích mới nhất. nơi đó có nhiều tế bào thần kinh xúc cảm không phải đầu ngón tay mà là phần ngón tay cách đầu móng tay khỏang gần 1 cm. Do đó để truyền đạt xúc cảm của người đàn cho bài (câu) nhạc thì các nghệ sĩ ngày nay nếu ta để ý quan sát, họ đều áp dụng phương pháp "vuốt" (stroke) xuống phím chứ không gõ phím bằng đầu ngón tay và
ít đánh kiểu cong tròn ngón tay như trước (nhắc lại là ít chứ không phải là không còn không có) ! Nếu ta đi sâu vào kỹ thuật, khi làm câu thì còn có rất nhiều kỹ thuật khác nữa để xử lý tiếng đàn, Xin phép chưa và không đi sâu vào trong phần này để tránh lạc đề!
Tay của một số dương cầm thủ nổi tiếng:
Tay của F. Lizt
Đôi tay của Beethoven
Đôi tay của Authur Rubinstein
Xin phép hỏi các bác:
Ngoài ra, trong thực tế cũng như theo phân tich kỹ thuật hiện đại tiên tiến, và để xử lý sắc thái (nuance - từ trong nghề gọi là "làm câu") thi khi đánh dương cầm người đàn không chỉ đánh (làm câu) bằng MƯỜI NGÓN TAY!
Trong thớt em biết có rất nhiều bác cũng biết đánh đàn thậm chí tốt nghiệp chính quy và đang chễm chệ ngồi dạy Piano nữa, nên em xin phép hỏi các bác là,:
+ Khi (Để) đánh sắc thái mạnh nhẹ, nhanh chậm, các bác sẽ dùng kỹ thuật nào?
+ Dùng những công cụ nào trong cơ thể để đánh (xử lý) sắc thái.
+ Khi đánh dương cầm chỉ bằng ngón tay không thôi ư???