[Funland] Tư vấn mua đàn piano

Trạng thái
Thớt đang đóng

DoHuong89

Xe tải
Biển số
OF-488680
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
228
Động cơ
192,880 Mã lực
Tuổi
35
bé nhà em mới bắt đầu học đàn được 1 năm và bắt đầu là trên đàn organ cụ ạ (15/7 năm ngoái e đăng ký cho f1 tham gia CLB ở trường, bắt đầu từ đồ rê mi. bổ nnững phím đầu tiên). Đầu tiên là e đăng ký cho cháu 3 khóa online trên trang web upponia: piano cơ bản, piano solo 1 và khóa đệm piano cơ bản. Sau đó f1 theo học 1 khóa tạo nguồn ở hào nam cụ ạ. Trong thời gian này f1 vẫn chỉ tập trên đàn organ. Đến lúc giáo viên dạy nói là nếu k mua đàn piano cơ thì không thể thi được thì em mới mua. Cái đàn piano cơ upright cũ e mới mua cách đây tầm 5 tháng.
Bác cho hỏi thi vào hệ sơ cấp đó yêu cầu trình độ như thế nào? Bé nhà bác hiện nay bao nhiêu tuổi rồi ạ? Nếu học ở Hào Nam thì chỉ học đàn thôi còn các môn văn hóa mình vẫn học ở trường hiện tại như bình thường ạ?
 

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
451
Động cơ
434,242 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Em cám ơn Bác QUANG1970 đã cho em số liên lạc và nhiệt tình tư vấn cho em về việc chọn đàn Piano.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,181
Động cơ
316,230 Mã lực
Cụ Quang lại dính đinh tại cung đường nào đó rồi ạ?
cụ QUANG1970 làm gì mà lại bị xì hơi lốp vậy ;))
bị tụi vàng vẩu công kích cá nhân ...nóng lên... mắc bẫy .
Thật không ngờ, bao giờ mới hết hạn đây.

Em bị "xi lốp" 10 ngày! Trong 10 ngày dừng xe, thật là vui là cảm động khi vẫn được sự chia sẻ và quan tâm cúa các bác. Em xin cám ơn!

Sự quan tâm chia sẻ này thể hiện qua nhiều cách và đã có những câu hỏi được nêu ra, kẻ bàn, người tán cái căn cớ "khóa bánh" nên em phép cắt nghĩa lý do bằng mấy vần thơ tự thán ntn:


Tiếng là đội đá vá trời,
quyết không dồng thuận với người đảo điên
Mải mê chuyện xứ "thần tiên"
Ad-min nhanh mắt xì liền bánh xe!


Xì lốp em ngẩn tò te
Thật không ngờ việc bánh xe bị dừng!
Cuộc đời còn lúc thịnh hưng,
Con người còn/khéo bị đập sưng cả mồm!

Thôi thì!

Trách chi cái lũ ngựa trâu
Miệng ngậm ba củ, lưỡi sâu xuống bùn
Tranh luận bằng cái lý cùn,
Đầu đất, mở miệng thối um cả nhà.​

Phụ chú: ba củ: 3 triệu VNĐ

Sau khi phóng bút cho mấy vần thơ tự thán, xem chừng như tay chưa mỏi, mực còn vương đầu bút, nên em lại tự họa lại, được thêm vài hàng như sau:


Mang thân đội đá vá trời,
Vốn không chấp nhận những lời đảo điên
Ad-min chắc sợ rối, phiền
Ra tay thẳng cánh xì liền bánh xe!

Dừng bánh, em ngẩn tò te
Bon bon lăn bánh sao xe bỗng dừng!?
Trượng phu thăng lộ, thịnh hưng,
Cát đằng lỡ phận, khéo sưng máu nh.ồn

Nghĩ tới chỉ muốn buồn nôn,
Chửi bồi, mắng bút, quăng chôn xuống bùn
Tai ta nghe cái lý lùn,
Chân luôn thẳng tiến chẳng chùn bước đi.
Tụi Tây nó bảo là "Jamais deux sans trois" nên đây là bài thứ ba cho đúng với câu ngạn ngữ của Tây:


Thôi không đội đá vá trời,
Mũ ni che bịt lấp lời lũ điên
Sống vui trong xứ "thần tiên"
Lọc lừa gian trá kiếm tiền khỏe re!


Liêm sỉ đem quăng xó hè,
Nhân cách, đạo đức, thả bè trôi sông!
Cuộc đời bao nẻo thịnh hưng,
Kiếp người va vấp dập sưng cả mồm!

Thế nên!

Trót thân mang kiếp ngựa trâu,
Không đường dài cũng ruộng sâu ngập bùn.
Cuộc sống mà thấy cụt cùn,
Đồng tâm bẻ gãy gông cùm thối tha!​


Phụ chú: Vừa là thi họa giải khuây, vừa là cuối tuần góp vui, cùng nhau xả stress nên nếu có từ hay chỗ nào "thất thố" xin hãy lấy câu "Vui làm chinh" mà đánh cho em hai chữ "Đại xá" và nở một nụ cười, rồi miệng lẩm bẩm "TSB, cái nhà bác này, thơ ..... thật" !
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,181
Động cơ
316,230 Mã lực
Bác QUANG1970 và các bác có kinh nghiệm xin hay nói một chút về thể hình, cơ địa cần để chơi môn piano hay như cách nhìn tay, để móng như thể nào cho phù hợp.
thể hình ko quan trọng . tay còn 8 ngón trở lên chơi tốt. để móng ngắn hơn móng ngựa là chơi ổn cổ điển rồi.:))

Bác thật khéo đùa!

Bác haocenter đã hỏi rất nghiêm túc và cầu thị, thì chúng ta là những người đi trước, cũng nên trả lời một cách nghiêm túc, thẳng thắn và chân thành, bác ạ!


Về thể hình, cơ địa:

Về thể hình thì ngày nay nhu cầu đẹp (thẩm mỹ) là một nhu cầu phổ biến trong cuộc sống! Ngày xưa người ta chỉ cần "ăn no mặc ấm" ngày nay thì nhu cầu "ăn ngon mặc đẹp" ngày càng mở rộngKhi nói "ăn ngon mặc đẹp" phải được hiểu theo nghĩa rộng là sự chỉn chu, dễ nhìn của một con người trong một công việc nào đó.

Điều dễ thấy là ngày nay khi tuyển dụng nhân viên ở những ngành nghề, bộ phận giao dịch có liên quan tiếp xúc khách hàng, như ngân hàng, tiếp tân, lễ tân, thì nhu cầu ngoại hình là điều bắt buộc!

Ngày xưa các cụ bảo "Trông mặt mà bắt hình dong con lợn có béo thì lòng mới ngon"! Còn tụi Tây thì nói: "A good face is the best letter of recommendation."

Và câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" , ngày nay, ở đâu đó xem ra, chừng như đã lạc hậu!


Nếu chịu khó quan sát các thế hệ nghệ sĩ Dương cầm gần đây, sẽ thấy đa số đều rất cao lớn và đẹp gái xinh trai.

Như đã nói một người có bàn tay dài thì cũng là một người có ngoại hình cao ráo (vì thường thì tỷ lệ chiều cao sẽ tương ứng với chiều dài ngón tay cũng như chiều dài của nhiều thứ khác nữa!)

Hơn nữa ta không bàn tới chuyện các cháu bé nhi đồng hay thiếu niên đánh đàn, mà ta nói về một hình tượng một nghệ sĩ lên biểu diễn và người quá nhỏ thôi thì cũng khó lòng mà có thể gây được tình cảm của khán giả!

Ngắn gọn, một nghệ sĩ, hay một người theo học dương cầm cần có một thân hình tương đối và cần nhất là đôi bàn tay dài!
Giả như, nếu tìếng đàn chừng như đã tốt, hay khá, rồi mà lại thêm ngoại hình xinh đẹp cao ráo thì khác nào "gấm lại thêu hoa"!=D> Còn bằng như một Dương cầm thủ tương lai, khi may mắn làm chủ một tìếng đàn chừng đã tốt hay khá công thêm một ngoại hình xinh đẹp cao, dài mà lại "dài đều tất cả" :-*:P, thì đúng là tơ, là gấm cao cấp, :)) không Hermes, thì cũng LV chứ chẳng bỡn! :)) =))

Về cơ địa thì một người học nhạc cụ nói chung và dương cầm nói riêng, nếu là chuyên sâu thì bắt buộc phải có là sức khỏe để có thể có sức chịu đựng việc tập luyện cũng như chịu được áp lực cao khi biểu diễn trước khán giả.
Ngoài ra, dứt khoát, một người bị phong thấp đổ mồ hôi tay, thì không thể học dương cầm được! [-X


Về bàn tay ngón tay, móng tay:

Về ngón tay dĩ nhiên là ngón tay không bị bình thường không bị dị tật.

Một ví dụ, ai cũng biết cặp vợ chồng nhạc - nghệ sĩ Lê Uyên Phương, Phương rất có năng khiếu về âm nhạc nhưng do từ lúc sinh ra, anh ta đã bị dị tật ở ngón cái bàn tay phải, nên mặc dù yêu thích nhưng không thể theo piano được mà phải học một nhac cụ khác là Tây ban cầm!

Ngoài ra, ngón tay út dài cũng là một thuận lợi cho người học Dương Cầm.
Một khi đã quyết định học nhưng cầm chuyên sâu và theo nghề thì bắt buộc phải quan tâm tới yếu tố của ngón tay.

Về móng tay, học Dương Cầm bắt buộc phải cắt sát móng tay hoặc chỉ để dài tối đa là một milimet.

Việc cắt ngắn móng tay giúp thuận lợi cho việc tập luyện gamme và Hanon. Đây là hai hình thái tập bắt buộc cho người học dương cầm chuyên sâu. Người học dương cầm có thể không tập tác phẩm hoặc Etude nếu quá bận rộn nhưng để duy trì sự linh hoạt của đôi tay thì bắt buộc phải tập gamme và Hanon hằng ngày.


Đôi dòng tản mạn về cách đánh (Kỹ thuật) cong tròn ngón tay:

Cũng cần nói thêm, trước đây học dương cầm ở cả hai miền Nam và miền Bắc, đa số các thầy cô thế hệ trước đều thoát thân từ cách đào tạo của Pháp. Ngay cả bà Thái Thị Liên mẹ Đặng Thái Sơn cũng không loại trừ.

Điều này dẫn tới đa phần đều tuân thủ theo nguyên tắc khi đánh, thì đánh (gõ) xuống bằng đầu ngón tay và cong tròn ngón tay.

Việc đánh đàn như vậy giúp cho tiếng đàn trong sáng và rõ ràng. Tuy nhiên đó là phương pháp xưa! VÀ, một phần nữa là do trước đây, người ta chuyển từ kỹ thuật đánh đàn dương cầm thế hệ trước Forté piano (phím nhỏ (bề ngang) hơn và ngắn (chiều dài)) hơn so với phím dương cầm hiện nay (Piano(forte)) và độ rền (subtain) cũng khác (ngắn hơn) nên cần đánh thật liền note (Extremè legato: lié) ngày nay do piano thế hệ sau (mới) được cải tiến rất nhiều phím đàn rộng hơn, dài hơn (từ 1 - 2 cm) cũng như độ rền (subtain) lâu hơn do đó cách để ngón tay khi đàn cong tròn chỉ phù hợp với một số bài nhạc cũng như một số kỹ thuật. Đó là chưa kể, với một số câu nhạc, nếu đánh trực tiếp bằng đầu ngón tay xuống phím đàn sẽ tạo hiệu ứng tiếng đàn rất thô và không đẹp.

Trong một tác phẩm nếu có những câu chạy, thì vẫn áp dụng nguyên tắc cong tròn (phải cắt ngắn móng tay) nhưng để cho tiếng đàn mềm mại cũng như câu nhạc nghe đẹp và người đàn không bị mỏi tay, đau vai thì phải áp dụng thêm một nguyên tắc, đó là nguyên tắc thả lỏng, xoay lắc cổ tay (Rotation piano technique) .

Ngoài ra nếu học, nghiên cứu kỹ thuật đánh piano mới ngày nay theo trường phái của Nga và Mỹ thì người ta, ngoài việc áp dụng nguyên tắc thả lỏng, xoay lắc cổ tay (Rotation piano technique) còn ít khi đánh đàn gõ bằng ngón đầu ngón tay mà chủ yếu họ "vuốt phím" tạo hiệu ứng khác cho tiếng đàn bởi vì theo phân tích mới nhất. nơi đó có nhiều tế bào thần kinh xúc cảm không phải đầu ngón tay mà là phần ngón tay cách đầu móng tay khỏang gần 1 cm. Do đó để truyền đạt xúc cảm của người đàn cho bài (câu) nhạc thì các nghệ sĩ ngày nay nếu ta để ý quan sát, họ đều áp dụng phương pháp "vuốt" (stroke) xuống phím chứ không gõ phím bằng đầu ngón tay và ít đánh kiểu cong tròn ngón tay như trước (nhắc lại là ít chứ không phải là không còn không có) ! Nếu ta đi sâu vào kỹ thuật, khi làm câu thì còn có rất nhiều kỹ thuật khác nữa để xử lý tiếng đàn, Xin phép chưa và không đi sâu vào trong phần này để tránh lạc đề!


Tay của một số dương cầm thủ nổi tiếng:



Tay của F. Lizt





Đôi tay của Beethoven



Đôi tay của Authur Rubinstein
Xin phép hỏi các bác:

Ngoài ra, trong thực tế cũng như theo phân tich kỹ thuật hiện đại tiên tiến, và để xử lý sắc thái (nuance - từ trong nghề gọi là "làm câu") thi khi đánh dương cầm người đàn không chỉ đánh (làm câu) bằng MƯỜI NGÓN TAY!

Trong thớt em biết có rất nhiều bác cũng biết đánh đàn thậm chí tốt nghiệp chính quyđang chễm chệ ngồi dạy Piano nữa, nên em xin phép hỏi các bác là:

+ Khi (Để) đánh sắc thái mạnh nhẹ, nhanh chậm, các bác sẽ dùng kỹ thuật nào?
+ Dùng những công cụ nào trong cơ thể để đánh (xử lý) sắc thái.
+ Khi đánh dương cầm chỉ bằng ngón tay không thôi ư???
 
Chỉnh sửa cuối:

Kill dragon

Xe buýt
Biển số
OF-202701
Ngày cấp bằng
19/7/13
Số km
688
Động cơ
327,880 Mã lực
Em cấp đàn xịn cho học viện âm nhạc quốc gia, giàn nhạc giao hưởng, nhà hát lớn. Cơ mà giá cao lém. Cụ cần thì PM em.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,181
Động cơ
316,230 Mã lực
Bác Quang cho em hỏi chút ạ! Em nghe nói sau khi vận chuyển đàn về nhà khoảng 1-2 tuần nên gọi thợ lên dây đàn vì sợ trong quá trình vận chuyển các bộ phận của đàn bị sai lệch, mà nhà em ở ngoại thành xa xôi nên em lười vẫn chưa gọi thợ, em tính cuối năm nhờ kỹ thuật qua ktra bảo dưỡng và lên dây một thể, như vậy có sao ko ạ? Ngoài ra có phải do đàn nhà em cũ rồi nên khi chơi 1 tay, nhất là ở những nốt cao, để ý kỹ thì cứ nghe tiếng lộc cộc của búa đàn (khi chơi cả 2 tay thì ko rõ), như vậy có cách nào khắc phục ko ạ?


Cảm ơn bác đã nêu những câu hỏi rất hay!!!

Việc một cây đàn dương cầm sau khi dich chuyện về môt vị trí mới và an vị tại một địa điểm nào đó, và phải chỉnh dây sau mấy ngày? mấy tuần? thì em đã nói vấn đề này trong một "còm" trước đây.

Đúng lý ra em không nhắc lại vấn đề này nhưng vì hiện nay thấy trên diễn đàn nhiều Bác đang lom lem mua đàn, nên em xin phép nhắc lại và tiện thể chia sẻ thật rõ ràng hơn nữa.

Về nguyên tắc bất kỳ một cây đàn dương cầm nào khi chuyển về một địa điểm mới là sẽ phải chỉnh giây lại. Lý do là việc khi về một địa điểm mới, địa điểm đó chắc chắn sẽ khác địa điểm cũ, về ẩm độ, nhiệt độ, cũng như các tác động môi trường khác.

Những thay đổi này khiến cho Soundboard và con ngựa đàn (Bridge) cũng như các cơ phận trong đàn bị ảnh hưởng. ===> âm thanh sẽ không chính xác: hoặc cao, hơn hoặc thấp hơn âm thanh đàn đã phát ra tại địa điểm cũ! Mà cao đều hay thấp đều nhau thì là một lẽ. Đằng này chỗ (có note) cao hơn và có chỗ (note) lại thấp hơn nên mới "rách việc".

Tuy nhiên, việc chỉnh dây hay canh máy này chỉ lên tiến hành sau khoảng một tháng, hầu cho cây đàn hoàn toàn thích nghi với môi trường mới cũng như tất cả các thiết bị linh kiện đều ổn định và hoàn toàn thích nghi lúc đó lên dây hay xuống dây mới bảo đảm cũng như ổn định máy đàn và độ căng dây không (ít) thay đổi

Trong thực tế ở VN, thì theo "quy luật": Đàn sau khi bán, chở tới nhà khách, rồi thì sẽ là lên giây và lấy tiền!

Rõ ràng việc chỉnh dây này chỉ là một hình thức hoàn toàn không có giá trị hay chỉ có giá trị "để trao hết tiền" bởi vì chắc chắn dây đàn sẽ có note xuống và cũng có note lên tùy thao môi trường mới NGHĨA LÀ lại phải chỉnh dây lần thứ 2 vì thường thì lúc mới đem về, tất cả các thiết bị linh kiện của đàn chưa kịp thời thích nghi với môi trường mới.

Để bảo đảm viết sự ổn định của âm thanh thì việc chỉnh dây canh máy này chỉ tiến hành khoảng sau 4, 5 tuần kể từ khi đàn đã an vị tại một địa điểm mới. Không chỉ trong Mua-Bán mà ngay trong phạm vi gia đình khi dich chuyền đàn từ phòng này qua phòng kia cũng như vậy (trừ khi cả hai phòng (cũ và mới) đều có gắn điều hòa)

Còn việc bảo là "trong quá trình vận chuyển các bộ phận đàn bị sai lệch" thì thật thật tức cười bởi vì việc vận chuyển đàn thường là do những đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp họ biết cách đóng gói cũng như khuân vác như thế nào đó để không ảnh hưởng tới cây đàn. Nên nhớ chi phí vận chuyển đàn piano luôn mắc hơn rất nhiều so với vận chuyển những dụng cụ khác nghĩa là người thợ khi vận chuyển đàn piano phải bảo đảm câu "tiền nào của nấy"!

Riêng phần Cây Đàn của bác Đohuong89 thì em khuyên nên cho thợ tới căn chỉnh ngay (ASAP) và sau đó khoảng 6 tháng hay 1 năm lại canh chỉnh dây thêm một lần nữa bởi vì Việc xử dụng một cây đàn không căn chỉnh chính xác ngoài việc ảnh hưởng tới thẩm mỹ âm nhạc của người đàn còn làm cho các sai lệch của đàn ngày càng trầm trọng. Ví như mình đi một chiếc xe đạp, Khi không bị hư nặng, chỉ bị nhẹ như tráng bánh sơ,dãn xích vẫn xài được. Nhưng nếu không canh chỉnh ngay mà tiếp tục chạy thì ngoài chuyện "đạp không sướng" thì tất cả các sai sót sẽ phá chiếc xe đạp và làm cho những hư hỏng ngày càng trầm trọng hơn!


Về nguyên tắc, một cây đàn dương cầm cần được chỉnh dây ít nhất là một hoặc hai lần trong một năm. Với những vùng có khí hậu thay đổi nóng lạnh đối nghịch, thì việc canh chỉnh nên tiến hành vào lúc sau thời điểm giao mùa khoảng 1, 2 tuần.

Về sự cố tiếng lọc xọc ở các búa đàn, thì kinh nghiệm của em, tiếng lọc xọc này là có chứ không phải là không, nhưng nơi phát ra chưa hẳn là búa đànbúa đàn chỉ là một trong những nơi có thể phát ra tiếng lọc xọc!

Có rất nhiều vị trí khiến phát ra tiếng lọc xọc, thông thường nơi có thể đó là (tham khảo, đối chiếu hình chi tiết ở dưới) :

1/ thứ nhất là búa đàn (do nỉ lót - Hammer rail cloth (10) bị chai)
2/ thứ hai nỉ Ticker cloth (45) (là phần nỉ tiếp giáp giữa ốc capstan screw và Wippen)
3/ thứ ba là phần nỉ lót ở các khe trong phím đàn (Key felt punching và Balance rail felt pushing)


Cần nói thêm là cấu thành một cây piano có khoảng 12.000 chi tiết (parts) và có ba thành tốt chính để cấu thành là: Gỗ, Kim loại và nỉ (felt)

Do gỗ tiếp xúc với kim loại sẽ tạo ra tiếng cót két, nên người ta phải nhét hay bọc nỉ ở giữa mặt tiếp xúc giữa gỗ và kim loại.

Lúc đàn còn mới, đôi khi do nỉ còn căng tốt và gặp ẩm độ thì sẽ nỉ nở ra một chút. Đó là lý do tại sao mà người ta phải hút ẩm trong đàn hoặc dùng hệ thống sưởi sấy khô. Việc sấy khô đàn giúp cho nỉ lót ở giữa các mối tiếp giáp không nở và vừa vặn vít với khoảng cách giữa các phần tiếp giáp.

Còn những cây đàn cũ, nỉ mòn, thì đôi khi không sấy hay hút ẩm mà đàn vẫn nhảy đều nhưng sẽ nghe tiếng lọc xọc!!!

Việc xử lý tiếng lọc sọc này có nhiều cách:

Trong trường hợp tiếng lọc sọc này không lớn lắm thì người ta có thể dùng những loại hóa chất bôi, xịt vào nỉ để nỉ trở nên mềm, xốp, nở khít chặt vào phần nối (giao) giữa gỗ và kim loại khiến cho giảm bớt tiếng lọc xọc: 10 phần cũng giảm được 7, 8 hay nhiều hơn.

Trong trường hợp nỉ lót quá mòn thì phải thay nỉ mới.

Nỉ thật của đàn (authentic felt) được làm từ len cashmere và điều đặc biệt nhất là Len cashmere này luôn luôn được cắt (xén lông) vào ngày 21 tháng Giêng là ngày lễ Thánh Agnès. Mỗi năm len cashmere được thu hoạch trong nhiều thời điểm, nhưng riêng mẻ len cashmere thu hoạch vào ngày 21/01 là được dùng để làm nỉ đàn piano!

Ngày nay để giảm giá thành len cashmere chỉ được dùng để làm những cây đàn cao cấp hoặc những cây đàn của những thương hiệu lớn. Còn những cây đàn phổ thông, nhất gần Trung Quốc, Indo, thậm chí ngay cả Yamaha người ta cũng dùng nỉ bằng len tổng hợp hầu giá thành hạ hơn và sản xuất ra đàn mau hơn!

Điều đáng lưu ý là nếu để làm từ len tổng hợp thì màu sắc rất đẹp còn những nỉ làm từ lông cừu thật thì màu sắc thường không đẹp do một bên nhuộm bằng thuốc (màu) trên màu lông cừu một bên nỉ bằng len tổng hợp thì cho thuốc nhuộm trực tiếp vào trong quá trình kéo sợi. Điều đó khiến màu sắc rất đẹp và lộng lẫy trong khi những nỉ làm từ lông cừu thật thì màu sắc lại không được đẹp và bắt mắt bằng!

Riêng về tiếng lọc xọc phát ra từ múa hay nói chính xác là phát ra từ Hammer Shank (9) (phần cây gỗ hình như chiếc đũa nối đầu búa với hammer button) gác nằm trên Hammer rail (11) thì trong trường hợp nỉ Hammer rail cloth (10) bị chai!
Có thể xử lý tạm thời bằng cách dùng bàn chải chà xốp lên hoặc xâm cho xốp. Tốtt nhất là thay một miếng Hammer rail cloth (10) mới. MIếng nỉ này giá tùy theo chiều rộng (1/2 - 1+1/2 inche) vào tầm khoảng từ 15 USD đến 20 USD.

Còn Việc tiếng lọc xọc đàn nhà bác Dohuong89 chỉ nghe ở âm vực cao mà không nghe âm vực thấp bởi vì ở âm vực cao độ rền (Subtain) của tiếng đàn ngắn không kéo dài nên dễ phát hiện ra tiếng lọc xọc so với những nốt ở âm vực thấp hay giữa, tiếng đàn lớn có độ rền (Subtain) káo dài nên che lấp được tiếng lọc xọc.

Ngoài việc tiếng lọc xọc làm cho mình khó chịu đồng thời khi nỉ gối chai cũng làm cho cảm giác khi đánh, độ tương tác bị thay đổi (piano touché). Nếu có điều kiện thay miếng nỉ mới và cân chỉnh lại thì cảm giác của đầu ngón tay khi đánh đàn sẽ êm và "ngọt tay" hơn: Vì khi búa gõ vào dây rồi rơi lại xuống hợp nỉ Hammer rail cloth (10) nỉ không chai nghĩa là sẽ có độ phản hồi (dộii lại), Sức dội ngược này sẽ dẫn truyền tác động trực tiếp lại lên phím và phím gõ vào tay khiến cho cảm giác đánh đàn không được êm (bị lói nhẹ ở đầu ngón tay!)


 
Chỉnh sửa cuối:

Minhbeboi

Xe buýt
Biển số
OF-578874
Ngày cấp bằng
12/7/18
Số km
669
Động cơ
146,083 Mã lực
Tuổi
39
đang nghía thớt này:))
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,181
Động cơ
316,230 Mã lực
Từ lúc cụ Quang1970 bị leo cột tới giờ topic này bị rớt sâu quá, em tìm mãi mới ra. Các cụ trên này cho em hổ chút, em dùng mấy phần mềm Guitar turner để kiểm tra mức độ sai của dây của chiếc KW-KE18 tụi nhà em đang dùng (lấy chuẩn note A4 thôi ạ) thì thấy A4 chỉ lên được 425Hz và sau đó bắt đầu lệch tần số tịnh tiến xuống -15Hz hết cả như thế. Nhờ các cụ tư vấn giúp em là nên:
1. Lên dây lại ngay không hay chấp nhận sai lệch như vậy trong phạm vi cho phép ạ.
2. Âm sắc của đàn liệu có bị ảnh hưởng nhiều sau khi lên dây không, vì chiếc em mới lấy (KW-BL11) được lên chuẩn hơn nhưng âm sắc không ngọt ngào bằng cây cũ, hay do nghe sai mãi thành quen tai ạ.:(
3. Ở HN thì có thể thuê ai căng chỉnh đàn tốt ạ.
Thú thật em dân kỹ thuật nên không rành mấy vụ chơi đàn, nhà chủ yếu gấu với F1 chơi nên các cụ thấy hỏi hớ cũng đừng trách em nhé. Cảm ơn các cụ.

Cám ơn bác đã "xướng" tền em trong danh sách "leo cột". :P
Kể ra thì cũng còn may vì thì dù mới tập tềnh "khúc dạo đầu" :"> hay leo "tới đỉnh" :x cũng là cao (hay "sướng"(?!)) hơn những người không leo phải không bác? Cầm bằng mà đã leo tới đỉnh thì cũng làm khối kẻ phải ngước, ngoái, mỏi cổ (nếu muốn nhìn)! :))

Em chỉ sợ "dựa cột" thôi! Vì môt khi mà "dựa cột" thành công thì coi như xong rồi đời con ong, các bác nhỉ?! :((

Quả là lâu lắm mới được nghe mấy câu hay như bác hỏi, cơ mà vốn dĩ bác hỏi các cụ nên em xin phép ngậm mồm bởi em thiết nghĩ, diễn đàn này có rất nhiều vị tài giỏi thông minh lại kiệt xuất, do đó nếu em trả lời, hóa ra thành lắm mồm, nhanh miệng. Với các bác hiểu thì không nói làm chi còn với những người không hiểu hay tệ lậu hơn là lũ thối mồm, :T thì lại bảo rằng cái Diễn đàn OF này chỉ một mình em cướp lấy, và "hô mây hoán gió" nên thôi thì cứ gọi là cầm chắc câu "Tiểu nhân phòng bị gậy"! ^:)^

Mong rằng quý cao nhân khác sẽ mở lòng mà chia sẻ kinh nghiệm cho bác timeout những thắc mắc của bác nếu có thể, nhất là thắc mắc số 1 và 2 hai thắc mắc rất hay, thú vị và hoàn toàn mang tính kỹ thuật (nghĩa là chỉ có đúng hay sai không có chuyện tôi thích ntn anh thích như thế kia rồi tranh cãi dài dòng bất tận..... ). [-X

Riêng thắc mắc 3 thì nghiêng về cảm tính và thẩm mỹ âm nhạc (thÍch âm thanh của ai (thợ nào) chỉnh dây: thích nghĩa là cho là hay và ..........) =D> @};-
 
Chỉnh sửa cuối:

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,237
Động cơ
493,548 Mã lực
Hân hoan chào đón bác QUANG1970 trở lại diễn đàn.
Chúc bác vững tay lái tránh va chạm giao thông trên OF, chú ý tránh đinh do bọn Đinh tặc rải đầy trên đường.
 

Minhbeboi

Xe buýt
Biển số
OF-578874
Ngày cấp bằng
12/7/18
Số km
669
Động cơ
146,083 Mã lực
Tuổi
39
cho em ghé thớt này với, em cũng muốn tham khảo
 

vandatAT

Xe container
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
9,618
Động cơ
372,968 Mã lực
Em chả biết khỉ gì về piano cơ (chỉ oánh cái organ yamaha điện tử), nhìn cái cơ cấu truyền lực từ phím đến lúc búa gõ âm thanh nó khá phức tạp. Em muốn hỏi là như vậy thì độ trễ từ lúc mình oánh phím đến lúc âm thanh nó vang lên là có cảm nhận được ko ? :D
Ps: mà sao cụ lại nói câu giống hệt em nhỉ ??? =))
 

cunglatruong1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562250
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
3,337
Động cơ
182,790 Mã lực
Em chả biết khỉ gì về piano cơ (chỉ oánh cái organ yamaha điện tử), nhìn cái cơ cấu truyền lực từ phím đến lúc búa gõ âm thanh nó khá phức tạp. Em muốn hỏi là như vậy thì độ trễ từ lúc mình oánh phím đến lúc âm thanh nó vang lên là có cảm nhận được ko ? :D
Ps: mà sao cụ lại nói câu giống hệt em nhỉ ??? =))
thời đại 4.0 mà cụ:)). e thấy câu wellcome là hay nhất thì coppy lun cho nhanh.;))
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Em bị "xi lốp" 10 ngày! Trong 10 ngày dừng xe, thật là vui là cảm động khi vẫn được sự chia sẻ và quan tâm cúa các bác. Em xin cám ơn!

Sự quan tâm chia sẻ này thể hiện qua nhiều cách và đã có những câu hỏi được nêu ra, kẻ bàn, người tán cái căn cớ "khóa bánh" nên em phép cắt nghĩa lý do bằng mấy vần thơ tự thán ntn:


Tiếng là đội đá vá trời,
quyết không dồng thuận với người đảo điên
Mải mê chuyện xứ "thần tiên"
Ad-min nhanh mắt xì liền bánh xe!


Xì lốp em ngẩn tò te
Thật không ngờ việc bánh xe bị dừng!
Cuộc đời còn lúc thịnh hưng,
Con người còn/khéo bị đập sưng cả mồm!

Thôi thì!

Trách chi cái lũ ngựa trâu
Miệng ngậm ba củ, lưỡi sâu xuống bùn
Tranh luận bằng cái lý cùn,
Đầu đất, mở miệng thối um cả nhà.​

Phụ chú: ba củ: 3 triệu VNĐ

Sau khi phóng bút cho mấy vần thơ tự thán, xem chừng như tay chưa mỏi, mực còn vương đầu bút, nên em lại tự họa lại, được thêm vài hàng như sau:


Mang thân đội đá vá trời,
Vốn không chấp nhận những lời đảo điên
Ad-min chắc sợ rối, phiền

Ra tay thẳng cánh xì liền bánh xe!
Dừng bánh, em ngẩn tò te
Bon bon lăn bánh sao xe bỗng dừng!?
Trượng phu thăng lộ, thịnh hưng,
Cát đằng lỡ phận, khéo sưng máu nh.ồn

Nghĩ tới chỉ muốn buồn nôn,
Chửi bồi, mắng bút, quăng chôn xuống bùn
Tai ta nghe cái lý lùn,
Chân luôn thẳng tiến chẳng chùn bước đi.
Tụi Tây nó bảo là "Jamais deux sans trois" nên đây là bài thứ ba cho đúng với câu ngạn ngữ của Tây:


Thôi không đội đá vá trời,
Mũ ni che bịt lấp lời lũ điên
Sống vui trong xứ "thần tiên"
Lọc lừa gian trá kiếm tiền khỏe re!


Liêm sỉ đem quăng xó hè,
Nhân cách, đạo đức, thả bè trôi sông!
Cuộc đời bao nẻo thịnh hưng,
Kiếp người va vấp dập sưng cả mồm!

Thế nên!

Trót thân mang kiếp ngựa trâu,
Không đường dài cũng ruộng sâu ngập bùn.
Cuộc sống mà thấy cụt cùn,
Đồng tâm bẻ gãy gông cùm thối tha!​


Phụ chú: Vừa là thi họa giải khuây, vừa là cuối tuần góp vui, cùng nhau xả stress nên nếu có từ hay chỗ nào "thất thố" xin hãy lấy câu "Vui làm chinh" mà đánh cho em hai chữ "Đại xá" và nở một nụ cười, rồi miệng lẩm bẩn "TSB, cái nhà bác này, thơ ..... thật" !

Bác không nên quá bức xúc, xã hội có người này người kia, bất đồng quan điểm là chuyện bình thường, bác dốc bầu khá nhiều qua thơ mà còn cần 2 chữ Đại Xá, nếu là em đã chửi là chửi không cần người khác bỏ qua, còn không muốn dây nữa thì nên kệ nó thôi. Bác cứ giao lưu chia sẻ về piano, còn những cái khác bỏ ngoài tai là được.
 

haocenter

Đi bộ
Biển số
OF-345515
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
4
Động cơ
270,940 Mã lực
Bác thật khéo đùa!

Bác haocenter đã hỏi rất nghiêm túc và cầu thị, thì chúng ta là những người đi trước, cũng nên trả lời một cách nghiêm túc, thẳng thắn và chân thành, bác ạ!


Về thể hình, cơ địa:

Về thể hình thì ngày nay nhu cầu đẹp (thẩm mỹ) là một nhu cầu phổ biến trong cuộc sống! Ngày xưa người ta chỉ cần "ăn no mặc ấm" ngày nay thì nhu cầu "ăn ngon mặc đẹp" ngày càng mở rộngKhi nói "ăn ngon mặc đẹp" phải được hiểu theo nghĩa rộng là sự chỉn chu, dễ nhìn của một con người trong một công việc nào đó.

Điều dễ thấy là ngày nay khi tuyển dụng nhân viên ở những ngành nghề, bộ phận giao dịch có liên quan tiếp xúc khách hàng, như ngân hàng, tiếp tân, lễ tân, thì nhu cầu ngoại hình là điều bắt buộc!

Ngày xưa các cụ bảo "Trông mặt mà bắt hình dong con lợn có béo thì lòng mới ngon"! Còn tụi Tây thì nói: "A good face is the best letter of recommendation."

Và câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" , ngày nay, ở đâu đó xem ra, chừng như đã lạc hậu!


Nếu chịu khó quan sát các thế hệ nghệ sĩ Dương cầm gần đây, sẽ thấy đa số đều rất cao lớn và đẹp gái xinh trai.

Như đã nói một người có bàn tay dài thì cũng là một người có ngoại hình cao ráo (vì thường thì tỷ lệ chiều cao sẽ tương ứng với chiều dài ngón tay cũng như chiều dài của nhiều thứ khác nữa!)

Hơn nữa ta không bàn tới chuyện các cháu bé nhi đồng hay thiếu niên đánh đàn, mà ta nói về một hình tượng một nghệ sĩ lên biểu diễn và người quá nhỏ thôi thì cũng khó lòng mà có thể gây được tình cảm của khán giả!

Ngắn gọn, một nghệ sĩ, hay một người theo học dương cầm cần có một thân hình tương đối và cần nhất là đôi bàn tay dài!
Giả như, nếu tìếng đàn chừng như đã tốt, hay khá, rồi mà lại thêm ngoại hình xinh đẹp cao ráo thì khác nào "gấm lại thêu hoa"! Còn bằng như một Dương cầm thủ tương lai, khi may mắn làm chủ một tìếng đàn chừng đã tốt hay khá công thêm một ngoại hình xinh đẹp cao, dài mà lại "dài đều tất cả", thì đúng là tơ, là gấm cao cấp không Hermes, thì cũng LV chứ chẳng bỡn!

Về cơ địa thì một người học nhạc cụ nói chung và dương cầm nói riêng, nếu là chuyên sâu thì bắt buộc phải có là sức khỏe để có thể có sức chịu đựng việc tập luyện cũng như chịu được áp lực cao khi biểu diễn trước khán giả.
Ngoài ra, dứt khoát, một người bị phong thấp đổ mồ hôi tay, thì không thể học dương cầm được!


Về bàn tay ngón tay, móng tay:

Về ngón tay dĩ nhiên là ngón tay không bị bình thường không bị dị tật.

Một ví dụ, ai cũng biết cặp vợ chồng nhạc - nghệ sĩ Lê Uyên Phương, Phương rất có năng khiếu về âm nhạc nhưng do từ lúc sinh ra bị dị tật ở cái, nên dù yếu thích nhưng không thể theo piano được mà phải học một lòng học guitar!

Ngoài ra, ngón tay út dài cũng là một thuận lợi cho người học Dương Cầm.
Một khi đã quyết định học nhưng cầm chuyên sâu và theo nghề thì bắt buộc phải quan tâm tới yếu tố của ngón tay.

Về móng tay, học Dương Cầm bắt buộc phải cắt sát móng tay hoặc chỉ để dài tối đa là một milimet.

Việc cắt ngắn móng tay giúp thuận lợi cho việc tập luyện gamme và Hanon. Đây là hai hình thái tập bắt buộc cho người học dương cầm chuyên sâu. Người học dương cầm có thể không tập tác phẩm hoặc Etude nếu quá bận rộn nhưng để duy trì sự linh hoạt của đôi tay thì bắt buộc phải tập gamme và Hanon hằng ngày.


Đôi dòng tản mạn về cách đánh (Kỹ thuật) cong tròn ngón tay:

Cũng cần nói thêm, trước đây học dương cầm ở cả hai miền Nam và miền Bắc, đa số các thầy cô thế hệ trước đều thoát thân từ cách đào tạo của Pháp. Ngay cả bà Thái Thị Liên mẹ Đặng Thái Sơn cũng không loại trừ.

Điều này dẫn tới đa phần đều tuân thủ theo nguyên tắc khi đánh, thì đánh (gõ) xuống bằng đầu ngón tay và cong tròn ngón tay.

Việc đánh đàn như vậy giúp cho tiếng đàn trong sáng và rõ ràng. Tuy nhiên đó là phương pháp xưa! VÀ, một phần nữa là do trước đây, người ta chuyển từ kỹ thuật đánh đàn dương cầm thế hệ trước Forté piano (phím ngắn hơn dương cầm hiện nay (Piano(forte)) và độ rền (subtain) cũng khác (ngắn hơn) nên cấn đánh thật liền note (Extremè legato: lié) ngày nay do piano thế hệ sau (mới) được cải tiến rất nhiều phím dài hơn (từ 1 - 2 cm) cũng như độ rền (subtain) lâu hơn do đó cách để ngón tay khi đàn cong tròn chỉ phù hợp với một số bài nhạc cũng như một số kỹ thuật. Đó là chưa kể, với một số câu nhạc, nếu đánh trực tiếp bằng đầu ngón tay xuống phím đàn sẽ tạo hiệu ứng tiếng đàn rất thô và không đẹp.

Trong một tác phẩm nếu có những câu chạy, thì vẫn áp dụng nguyên tắc cong tròn (phải cắt ngắn móng tay) nhưng để cho tiếng đàn mềm mại cũng như câu nhạc nghe đẹp và người đàn không bị mỏi tay, đau vai thì phải áp dụng thêm một nguyên tắc, đó là nguyên tắc thả lỏng, xoay lắc cổ tay (Rotation piano technique) .

Ngoài ra nếu học, nghiên cứu kỹ thuật đánh piano mới ngày nay theo trường phái của Nga và Mỹ thì người ta, ngoài việc áp dụng nguyên tắc thả lỏng, xoay lắc cổ tay (Rotation piano technique) còn ít khi đánh đàn gõ bằng ngón đầu ngón tay mà chủ yếu họ "vuốt phím" tạo hiệu ứng khác cho tiếng đàn bởi vì theo phân tích mới nhất. nơi đó có nhiều tế bào thần kinh xúc cảm không phải đầu ngón tay mà là phần ngón tay cách đầu móng tay khỏang gần 1 cm. Do đó để truyền đạt xúc cảm của người đàn cho bài (câu) nhạc thì các nghệ sĩ ngày nay nếu ta để ý quan sát, họ đều áp dụng phương pháp "vuốt" (stroke) xuống phím chứ không gõ phím bằng đầu ngón tay và ít đánh kiểu cong tròn ngón tay như trước (nhắc lại là ít chứ không phải là không còn không có) ! Nếu ta đi sâu vào kỹ thuật, khi làm câu thì còn có rất nhiều kỹ thuật khác nữa để xử lý tiếng đàn, Xin phép chưa và không đi sâu vào trong phần này để tránh lạc đề!


Tay của một số dương cầm thủ nổi tiếng:



Tay của F. Lizt





Đôi tay của Beethoven



Đôi tay của Authur Rubinstein
Xin phép hỏi các bác:

Ngoài ra, trong thực tế cũng như theo phân tich kỹ thuật hiện đại tiên tiến, và để xử lý sắc thái (nuance - từ trong nghề gọi là "làm câu") thi khi đánh dương cầm người đàn không chỉ đánh (làm câu) bằng MƯỜI NGÓN TAY!

Trong thớt em biết có rất nhiều bác cũng biết đánh đàn thậm chí tốt nghiệp chính quy và đang chễm chệ ngồi dạy Piano nữa, nên em xin phép hỏi các bác là,:
+ Khi (Để) đánh sắc thái mạnh nhẹ, nhanh chậm, các bác sẽ dùng kỹ thuật nào?
+ Dùng những công cụ nào trong cơ thể để đánh (xử lý) sắc thái.
+ Khi đánh dương cầm chỉ bằng ngón tay không thôi ư???
Một lần nữa cháu xin cám ơn bác QUANG1970 dù "xi lốp" nhưng vẫn gửi tin nhắn trả lời thậm chí cả những thắc mắc chưa đề cập trong câu hỏi nhưng rất chính xác và dễ hiểu.
Cháu cũng cám ơn cụ cunglatruong1 nhờ những thành phần như cụ mà mọi người càng cảm thấy yêu quý và trân trọng hơn từng câu trả lời từ bác QUANG1970
Cũng rất mong các bác có kinh nghiệm tham gia bàn luận các câu hỏi kỹ thuật từ bác QUANG1970 ở "còm" trên để có them nhiều góc nhìn. Cháu thì xin được lót tông :|
 

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,237
Động cơ
493,548 Mã lực
Hôm lấy về cửa hàng chỉ vệ sinh sơ sơ và hẹn sau 1 tuần đến nhà để chỉnh lại dây. Hôm nay đúng hẹn ra cửa hàng để bảo họ đến để chỉnh dây nhưng nhận được thông báo: em chỉnh hôm anh lấy đàn rồi, nếu anh thích thì em đến chỉnh tiếp và trừ vào lần lên dây thứ 2 ( khi mua cửa hàng báo được lên dây 2 lần). Ấm ức đi về vì chả có giấy tờ gì, lúc mua bán chỉ toàn nói mồm với nhau. Trường hợp mình gần giống như bác Quang1970 đã nói trong một cmt nào đó: Bán đàn, vận chuyển, lên dây và thu tiền. Mình thì khác chút: Đặt cọc- vệ sinh- lên dây- chuyển đủ tiền- vận chuyển, tất cả công đoạn trên diễn ra trong 60 phút:D.
Thôi thợ không đến vệ sinh thì mình tự vệ sinh vậy, hy vọng không rơi vào trường hợp "nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại" :D.











 

rfs

Xe điện
Biển số
OF-16876
Ngày cấp bằng
31/5/08
Số km
3,964
Động cơ
572,007 Mã lực
Hôm lấy về cửa hàng chỉ vệ sinh sơ sơ và hẹn sau 1 tuần đến nhà để chỉnh lại dây. Hôm nay đúng hẹn ra cửa hàng để bảo họ đến để chỉnh dây nhưng nhận được thông báo: em chỉnh hôm anh lấy đàn rồi, nếu anh thích thì em đến chỉnh tiếp và trừ vào lần lên dây thứ 2 ( khi mua cửa hàng báo được lên dây 2 lần). Ấm ức đi về vì chả có giấy tờ gì, lúc mua bán chỉ toàn nói mồm với nhau. Trường hợp mình gần giống như bác Quang1970 đã nói trong một cmt nào đó: Bán đàn, vận chuyển, lên dây và thu tiền. Mình thì khác chút: Đặt cọc- vệ sinh- lên dây- chuyển đủ tiền- vận chuyển, tất cả công đoạn trên diễn ra trong 60 phút:D.
Thôi thợ không đến vệ sinh thì mình tự vệ sinh vậy, hy vọng không rơi vào trường hợp "nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại" :D.











Bác liên hệ với bác Quang gấp
 

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,237
Động cơ
493,548 Mã lực
Bác liên hệ với bác Quang gấp
Cảm ơn cụ, bác QUANG1970 nhìn thấy đã alo luôn cho em rồi ạ. Bác hướng dẫn các bước vệ sinh đàn. Đúng quy trình phải tháo dàn búa ra trước mới tháo phím nhưng em làm ngược, cũng bởi hôm trước ở cửa hàng họ làm như vậy nên bắt chước. Theo hướng dẫn của bác Quang1970 em sẽ tháo búa và vệ sinh, đánh gỉ dây
 

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,237
Động cơ
493,548 Mã lực
Được sự hỗ trợ và động viên của bác Quang1970, em đã cho tháo dàn búa và nhẹ nhàng đặt xuống đất. Công việc tiếp theo là đánh gỉ dây, bác ấy cũng hướng dẫn luôn các phương pháp để chà sét. Việc vệ sinh bàn phím do bà xã lo liệu cũng trên cơ sở hướng dẫn của bác Quang. Không khéo sau mấy lần tập dượt như thế này lại thành thợ cao tay :D




 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top