Những thông tin này luôn đươc đọc đi đọc lại vào mỗi dịp 30/4, nhưng được làm mới kèm theo ảnh sưu tập của cụ Ngao 5 vẫn rất thú vị. Cám ơn cụ - và cũng cám ơn các cụ khác có ý thức giúp topic an toàn.
Nhiều năm trước, do có việc nên tôi cũng phải đọc lại khá nhiều tư liệu về chiến dịch HCM. Nhớ mấy chuyện lặt vặt, mạn phép góp vui trong lúc chờ cụ Ngao 5.
- Đại tướng VNG, vì nhiều lý do, không có dịp thể hiện rõ vai trò của mình trong giai đoạn chống Mỹ.(cái này chắc nhiều người biết). Tuy nhiên, khá thú vị là thời điểm này, TBT Lê Duẩn lại rất tin khuyến khích tướng Giáp chủ động tham gia điều hành chiến dịch. Trong hồi ký, có một số mệnh lệnh tướng Giáp giữ ý muốn đưa sang lấy ý kiến TBT kí thì ông LD nói luôn kiểu anh là Bộ trưởng Quốc Phòng, cứ làm k cần hỏi.
- Có tranh cãi trong việc phát triển chiến dịch. Một số ý kiến đề nghị tập trung chủ lực tiếp tục tiếp tục giải phóng vùng Tây Nguyên rồi đánh thẳng vào Sài Gòn, phần giải phóng đồng bằng dải từ miền Trung vào giao cho các đơn vị bộ đội địa phương phối hợp với một số ít chủ lực giải phóng sau. Tuy nhiên cuối cùng quan điểm mở mặt trận Huế - Đà nẵng thắng thế.
- Tướng Giáp rất quyết liệt với chiến dịch ở mặt trận miền Trung. Ông nhìn ra vấn đề: ngoài việc giải phóng, cần đánh tan không để các đơn vị tổng trù bị tinh nhuệ nhất của VNCH - như thủy quân lục chiến - kịp co cụm và rút về bảo vệ SG. Vì thế, ông tranh cãi gay gắt khi tướng Lê Trọng Tấn - vốn thân thiết và tin cậy nhất với tướng Giáp - nhất định muốn tổ chức chiến dịch tấn công giải phóng Đà Nẵng trong 5 ngày, và yêu cầu phải triển khai trong 3 ngày, nếu không sẵn sàng thay Tư lệnh. Cuối cùng mất có 3 ngày thật.
- Tướng Lê Minh Đảo, chỉ huy mặt trận Xuân Lộc, trước đó gần như không mấy nổi bật hay giữ vai trò gì đáng kể. Do thế, việc cầm chân được chủ lực miền Bắc trong một thời gian tại đây cũng ít nhiều được coi là bất ngờ, và thường được coi là đỉnh cao trong binh nghiệp của ông.
- Một số kĩ thuật viên và sĩ quan của VNCH đã được thu dụng và tham gia chiến đấu trong hàng ngũ quân đội miền Bắc ngay trong chiến dịch này ở các mức độ khác nhau. Nhiều người biết tới phi công Trần Văn On tham gia đào tạo, và trực tiếp cùng phi đội Quyết Thắng của miền Bắc sử dụng các máy bay chiến lợi phẩm để ném bom sân bay TSN chiều 28.4. Hồi ký của Chu Huy Mân cũng kể đi đường thấy một anh lính lái xe tăng đang cởi trần sửa xe, ngứa mắt quát quân phục đâu, anh kia bẽn lẽn trả lời em không có, hỏi ra mới biết là sĩ quan tăng của VNCH vừa được thu dụng.