- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,827 Mã lực
21-3-1975 – dân chúng qua đèo Hải Vân trên đường di tản từ Huế vào Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột tháng 3/2023
Hình em chụp hôm 14/10/2004 ở Ban Mê ThuộtCụ biết 2 xe tank trong 2 ảnh khác nhau ở điểm gì hok
Trang bị cá nhân tốt quá, ngang tầm thời đại lúc đó rồi, có điều tinh thần thua hơn15/3/1975 – binh sĩ VNCH lên trực thăng đến giải cứu Ban Mê Thuột. Ảnh: Nick Ut
3-1975 – VNCH đổ quân xuống Gia Nghĩa hòng giải cứu Ban Mê Thuột (nhưng bị Quân Giải phóng đánh tơi tả)
Hình em chụp hôm 14/10/2004 ở Ban Mê Thuột
Theo em xe tằng T-34 phải có 2 thùng dầu phụ phía sau. Đúng không hả cụ?
Cụ có bản đồ nữa thì hay quá ạKế hoạch rút quân của Quân đoàn II QLVNCH không quá bất ngờ đối với Quân Giải phóng. Bất ngờ duy nhất mà Tổng thống Thiệu và tướng Phú tạo ra được là cuộc di tản này được tiến hành quá nhanh.
Đến chiều 15 tháng 3, khi cánh quân đi đầu của thiết đoàn 19 đã qua Cheo Reo, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây nguyên mới được tin QLVNCH bắt đầu rút khỏi Pleiku và Kon Tum. 20 giờ tối 16 tháng 3, lệnh truy kích mới được ban bố. Tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 (sư đoàn 320 QGP) là đơn vị đầu tiên được điều động đã hành quân cắt rừng suốt đêm để lập một chốt chặn ở phía Nam thị xã Cheo Reo. Theo sát họ là đội hình chính của trung đoàn 64 hành quân trên 110 xe ô tô các loại được huy động. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đã có ngay một kế hoạch chặn đánh trên đường số 7, sử dụng toàn bộ sư đoàn 320, tiểu đoàn xe tăng 2 (trung đoàn 273), trung đoàn pháo binh 675, trung đoàn cao xạ 593 và hai tiểu đoàn quân địa phương ở Phú Yên..
Sáng 17 tháng 3, tốp xe tăng, thiết giáp đi đầu của thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân QLVNCH đã chạm súng với tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 Quân Giải phóng Việt Nam tại đèo Tuna, cách Cheo Reo 4 km về Đông đông Phú Bổn. Đoàn xe di tản khổng lồ ứ lại tại Cheo Reo. Từ chiều tối 17 đến sáng 18 tháng 3, Chuẩn tướng Tất sử dụng liên đoàn 7 biệt động quân với sự yểm hộ của không quân, pháo binh và thiết giáp liên tục công kích nhổ chốt, vu hồi bọc chốt để mở đường nhưng đều bị đẩy lùi. Sáng 18 tháng 3, toàn bộ trung đoàn 64 (sư đoàn 320A Quân Giải phóng) đã triển khai xong các chốt chặn tiếp theo phía hạ lưu đèo Tuna; trung đoàn 48 (thiếu) của sư đoàn này và trung đoàn 9 (sư đoàn 968) đã bao vây Cheo Reo từ ba mặt..
Người bạn học phổ thông với em, tên là Lê Quốc Minh, vốn là sinh viên Đại học Lâm nghiệp, nhập ngũ, kể cho em rằng chỉ có chạy bộ luồn rừng với vắt cơm mấy ngày liền mới gặp đoàn quân tháo chạy này ở Củng Sơn (cách Tuy Hoà 45 km), một số xe chậm chạp qua cầu phao bé tý, còn đa số xe cộ và người ngổn ngang trên đường
Nhân mạch chuyện của cụ Ngao về cuộc tháo chạy của Quân Đoàn 2 VNCH, em xin phép hầu chuyện các cụ về chuyến di tản của đại gia đình nhà em trong thời điểm ấy.
Vào tháng 3/1975, đơn vị của ba em trực thuộc BTTM VNCH đóng tại Pleiku được lệnh di tản. Bằng mối quan hệ+ tiền vàng thì ba em đưa được gia đình nhà em+ 1 gia đình hàng xóm thân thiết tổng cộng mười mấy người vào danh sách di tản bằng máy bay( nếu đúng suất thì chỉ có ba em được đi vì ba em chỉ là lính kiểng ở văn phòng). Chuyến đầu tiên đi suôn sẻ có cô chú em + nhà hàng xóm trực thăng bốc bay vào Nha Trang rồi tiếp tới TSN, vào SG ở trong trại tế bần nằm trong Việt Nam Quốc Tự.
Chuyến tiếp có ông nội và ba em thì ông nội không chịu đi do ông bảo ông già rồi. Ba em ở lại thuyết phục ông đổi ý rồi chờ điều máy bay khác từ Nha Trang vào. Lúc này phi trường bị pháo kích nát hết phi đạo nên phi công không dám vào mà đậu trên một bãi đất trống gần đó. Khi ba và ông em tới thì có 1toán lính biệt động ôm lựu đạn chờ sẵn lên máy bay, doạ không cho lên sẽ cho nổ chết cùng. Phi công sợ quá cho bay mất nên ba và ông em đành về theo đường bộ xuyên rừng đi về hướng Phú Bổn (Ayunpa). Ngày ngủ đêm đi nhìn theo sao trên trời, ăn lá cây uống nước suối. Trên đường đi, ba em gặp 1 anh lính thương bình VNCH đi nạng, sau lạc mất khi nghe tiếng súng sợ chạy tán loạn. Tội nhất là ba em gặp 1 cô gái tầm 16-17t theo gia đình chạy nạn từ Kon Tum bị bỏ lại nằm trên đường vì kiệt sức. Ba em kể khi gặp cô gái gần như trần truồng, gan bàn chân đỏ au lột hết da dùng vải quấn lại rách bươm. Cô gái đòi theo mà ba em còn ông nên cho uống nước rồi đành để cổ lại đi tiếp. Đi khoảng 10-15 ngày thì gặp một làng dân tộc có đơn vị bộ đội đóng ở đó, họ cho gạo muối rồi ba em không đi nữa mà quay về. Ông em 1 tháng sau thì mất có lẽ 1 phần do chuyến đi này.
Nhà mẹ em thì di tản theo kiểu dân sự chạy theo đoàn lính, đi được một đoạn nghe tin bị chặn đánh ngay cầu (em không nhớ rõ) đồn người chết rất nhiều nên quay về. Sau này em hỏi tại sao mọi người lại chạy nếu ở lại thì không có chuyện gì. Mọi người bảo do tuyên truyền của bên VNCH nên sợ quân giải phóng vào.