[Funland] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_16 (1) .jpg

16-3-1975 – Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, Tướng Brent Scowcroft tại văn phòng Nhà Trắng phản ứng trước thông tin Thị xã Ban Mê Thuột đã rơi vào tay quân Bắc Việt Nam. Ảnh: David Hume Kennerly
Em nhớ mang máng, Brent Scowcroft là người cầm quân Chiến dịch Bão táp Sa mạc ở Iraq năm 1991
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Trong cả chiến dịch giải phóng miền Nam 1975 thì trận Buôn Mê Thuột là trận thể hiện nghệ thuật quân sự cao nhất của quân Giải Phóng. Từ đó các đơn bị VNCH tan rã như quân domino, bại binh như núi lở nên quân Giải Phóng phần lớn là hành tiến thôi.
Tinh thần có đâu, giàn phơi chỉ đợi 1 cơn gió mạnh là lăn ra đổ, sớm muộn thôi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Tinh thần có đâu, giàn phơi chỉ đợi 1 cơn gió mạnh là lăn ra đổ, sớm muộn thôi.
Nói gì thì nói cũng mang danh là quân lực số 4 thế giới, dù đoán chỉ là hổ giấy nhưng cũng không thể chủ quan mà đánh bừa được. Chỉ sau thành công của chiến dịch Tây Nguyên thì phía ta mới tự tin giải phóng SG ngay trong năm 75 chứ trước đó vẫn dự kiến đánh trong hai năm 75-76 cơ.

Trận Buôn Mê Thuột thì là đỉnh cao nghệ thuật đánh nghi binh của phía Giải Phóng. Bên VNCH dù bắt được tù binh khai ra kế hoạch đánh BMT mà vẫn không tin, vẫn duy trì đa số quân bảo vệ Kontum và Pleiku.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Trước giờ hay nói trận Buôn Mê Thuột là trận điểm huyệt, nhưng lại không giải thích tại sao lại thế.
Tìm hiểu thì như thế này:

Lúc đó quân chủ lực VNCH không còn nhiều lại bị căng ra trên khắp các mặt trận từ Quảng Trị đến Tây Nguyên. Mặc dù bị căng dài nhưng VNCH có ưu thế viện binh di chuyển bằng máy bay. Trong quân sự muốn đánh thì phải dùng 3 đánh 1, nếu để đối phương kịp tăng viện thêm 1 nữa thì thành 3:2, không thể đánh được. Bên ta giải quyết bài toán khó này bằng cách cắt hết các đường bộ đến BMT. Còn đường không, ta tính toán rằng mỗi lần địch đổ quân chỉ được 1 trung đoàn và không có xe tăng, pháo lớn. Do đó quân ta chỉ dùng khoảng 2 sư đoàn đánh BMT còn 1 sư đoàn phục kích đánh viện binh đường không, cứ đổ xuống là diệt, đổ xuống là diệt. (1 sư bằng 3,5 trung đoàn)

Sau khi chiếm được BMT và Tây Nguyên thì mặt trận càng kéo dài hơn, từ Tây Nguyên có thể đánh ra 3 hướng: Tây Ninh, Sài Gòn, miền Trung. Do đó đúng là VNCH bị điểm huyệt. Sau đó phải bỏ Huế, Đà Nẵng về giữ miền Trung

Một điều ít nói nữa là ở BMT VNCH thiệt hại ít hơn trận phản kích sau đó, chỉ khoảng hơn 1 trung đoàn ở BMT, trong khi phản kích là 2 trung đoàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Một bí mật nữa là lúc đầu ở Bộ tư lệnh Miền Bắc có người cứ ngại không chịu đánh lớn, muốn đánh huyện Đức lập cách BMT 50km, ở biên giới CPC. Đức Lập không làm thay đổi độ dài mặt trận, địch mất cũng chẳng sao. BCT phải cử đại diện trực tiếp đến Sở chỉ huy, bảo "Ta có 3 sư đoàn mà không đánh Thị xã là thế nào". Thế là quyết đánh.

Tuy nhiên khi vị tướng nanh vuốt, ách chủ bài của ta là Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Tây Nguyên thì phát hiện vì lý do lạ lùng nào đó sư đoàn 10 vẫn đang bố trí ở Đức Lập, chứ không phải ở BMT như đã thống nhất, không còn kịp chuyển quân nữa ông tính toán là cứ đánh Đức Lập rồi chuyển về hỗ trợ BMT sau. Cho nên trận mở màn Tây nguyên lại là Đức lập ngày 9 tháng 3, đến hôm sau mới đánh BMT.

Sư đoàn 10 lúc đó vẫn là 1 bí mật tuyệt đối với VNCH, đánh Đức Lập là lộ ra sự có mặt. Thêm nữa nếu đánh cù cưa ở Đức Lập thì không có quân để đối phó với viện binh địch, rất may là chỉ trong 2 ngày đã giải quyết xong.


 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Nghệ thuật quân sự ở trận BMT cũng ở đỉnh cao, gọi là chiến thuật "Hoa sen nở trong lòng địch". Dùng đặc công mở cửa chiếm chốt các con đường từ trong trung tâm thị xã ra ngoài, sau đó xe tăng từ xa 40 km chạy thẳng vào ngã sáu, tấn công Tổng hành dinh Sư đoàn 23 VNCH, bỏ qua các căn cứ vòng ngoài.

Nghê thuật này sau đó lập lại ở trận Sài Gòn và trận Phnong pênh. Trận Sài Gòn là trận đánh lớn nhất lịch sử 4.000 năm, mỗi bên có khoảng hơn triệu quân, 500 xe tăng, nhưng chỉ trong 4 ngày công phá đã kết thúc. Tướng chỉ huy trận Sài Gòn cũng chính là tướng chỉ huy trận Ban Mê Thuật, Lam Sơn 719.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Đang căng, lại ăn bom của đồng đội thì ai đánh cho lại. Mất liên lạc thì bỏ của chạy còn không xong.

"Đêm 10 tháng 3, chiến sự tạm lắng. Các đơn vị QLVNCH còn lại trong thị xã co cụm trong các cứ điểm còn giữ được như Sở chỉ huy sư đoàn 23, khu nhà ga sân bay Hòa Bình, đài phát thanh. Đại tá Vũ Thế Quang điện cho chuẩn tướng Lê Trung Tường xin tiếp ứng nhưng chỉ nhận được câu trả lời: "Bộ chỉ huy đang bận đối phó trên hướng Pleiku-Kon Tum. Đại tá ráng giữ vững. Cộng quân có đánh lớn thì cũng chỉ được vài ngày rồi rút như hồi Mậu Thân".[55] Sáng 11 tháng 3, các đơn vị Quân Giải phóng tiếp tục tấn công trong làn mưa bom từ các máy bay A-37 của không quân VNCH trút xuống thị xã. Lúc 7 giờ 55, một tốp A-37 trong khi ném bom ngăn chặn 10 xe tăng của Quân Giải phóng đã đánh hai quả bom trúng hầm chỉ huy và truyền tin Sở chỉ huy sư đoàn 23. Bộ tư lệnh quân đoàn II QLVNCH mất liên lạc hoàn toàn với Bộ tư lệnh sư đoàn 23 kể từ giờ phút đó[53][56]. "
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,047
Động cơ
519,676 Mã lực
chiến dịch này Bắc Việt thấng lớn thắng nhanh là có công lớn của siêu điệp viên huyền thoại .....Nguyễn Văn Thiệu :))
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
377,150 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Nghệ thuật quân sự ở trận BMT cũng ở đỉnh cao, gọi là chiến thuật "Hoa sen nở trong lòng địch". Dùng đặc công mở cửa chiếm chốt các con đường từ trong trung tâm thị xã ra ngoài, sau đó xe tăng từ xa 40 km chạy thẳng vào ngã sáu, tấn công Tổng hành dinh Sư đoàn 23 VNCH, bỏ qua các căn cứ vòng ngoài.

Nghê thuật này sau đó lập lại ở trận Sài Gòn và trận Phnong pênh. Trận Sài Gòn là trận đánh lớn nhất lịch sử 4.000 năm, mỗi bên có khoảng hơn triệu quân, 500 xe tăng, nhưng chỉ trong 4 ngày công phá đã kết thúc. Tướng chỉ huy trận Sài Gòn cũng chính là tướng chỉ huy trận Ban Mê Thuật.
Mỗi bên hơn triệu quân thì hơi nhiều cụ nhỉ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Cuộc rút quân trên đường số 7 – quyết định sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu
Ngày 11 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu đã họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên và Trung tướng Đặng Văn Quang để bàn về việc tái phối trí lại lực lượng. Tại cuộc họp này, Nguyễn Văn Thiệu thông báo quyết định của ông:
"Với khả năng và lực lượng ta đang có, chắc chắn chúng ta không thể bảo vệ được tất cả lãnh thổ muốn bảo vệ. Như vậy chúng ta nên tái phối trí lực lượng và bảo vệ những vùng đông dân, trù phú, vì những vùng đất đó mới thực sự quan trọng".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
11 giờ trưa 14 tháng 3, tại Cam Ranh diễn ra một cuộc họp mà sau này, nhiều nhà bình luận quân sự cho rằng nó là một trong những nguyên nhân gây ra một thảm họa quân sự lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam.
Tại cuộc họp, thiếu tướng Phạm Văn Phú báo cáo tổng quát diễn biến chiến sự tại Tây Nguyên; trong đó, tướng Phú thỉnh cầu xin thêm máy bay cho sư đoàn 6 không quân, bổ sung quân số bị tổn thất, tăng viện từ 1 đến 2 lữ đoàn dù để phòng giữ Kon Tum, Pleiku và sau đó dùng để phản kích chiếm lại các vùng đã mất. Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận đề nghị của tướng Phú với lý do "không còn quân tăng phái, Quân Giải phóng có thể đánh mạnh hơn năm 1972" và lệnh cho ông này rút quân về đồng bằng, tái phối trí lại lực lượng. Về hướng rút quân, Đại tướng Cao Văn Viên lưu ý về những nguy hiểm khó lường khi rút theo đường 19, ông nhắc lại thảm họa đã xảy ra đối với Binh đoàn cơ động số 100 của quân viễn chinh Pháp trên đường 19 năm 1954. Sau khi thảo luận nhiều lần về việc chọn đường rút quân, Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh đã quyết định rút theo đường số 7 vì họ cho rằng, con đường đó tuy xấu nhưng gây được bất ngờ cho đối phương

Sài Gòn 1975_3_18 (1).jpg

Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân Đoàn 2, sau trận "tuỳ nghi di tản" thất bại này , bị Thiệu giam lỏng chờ ngày xét xử. đã tự sát ở Sài gòn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trở về Pleiku, Thiếu tướng Phạm Văn Phú không biết rằng trước đó một ngày, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân khu I cũng được lệnh rút các lực lượng của mình khỏi địa bàn Huế
16 giờ ngày 14 tháng 3, tướng Phú triệu tập ngay Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất và Đại tá Lê Khắc Lý bàn việc rút quân với mấy yêu cầu:
1. Về kế hoạch chung: Bảo đảm bí mật tuyệt đối, không làm văn bản, chỉ truyền khẩu lệnh; cấm tiết lộ cho địa phương quân và các tiểu khu. Phải rút nhanh gọn, đem theo vũ khí và một cơ số đạn đủ cho một trận chiến đấu. Rút theo kiểu cuốn chiếu, ở xa rút trước, ở gần rút sau.
2. Về điều phối: Giao Chuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy hành quân; Chuẩn tướng Cẩm đôn đốc kiểm tra; Chuẩn tướng Sang điều động máy bay vận tải chở hàng hóa quý hiếm, dọn sạch hai bên đường rút quân bằng máy bay oanh tạc; Đại tá Lý điều động công binh sửa đường, bắc cầu, giữ liên lạc với Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu II tại Nha Trang và Bộ Tổng tham mưu tại Sài Gòn để xin tiếp ứng khi cần.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
916
Động cơ
320,200 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_30 (1_10).jpg
Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam để giang sơn đất nước thống nhất về một mối
Em sẽ đưa nhiều hình ảnh chặng đường cuối cùng của chiến thắng, từ tháng 1/1975 tới tháng 4/1975
Trở lại lịch sử
Sau khi ký Hiệp định hoà bình Paris, Mỹ phải rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam. Tại Nam Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đã cung cấp cho VNCH rất nhiều vũ khí để sau này có cớ “1 đổi 1“ theo tinh thần Hiệp định
Đáng lẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải hợp tác để thành lập chính phủ ba bên. Nếu thế, thì sau những lần bầu cử, phe Nguyễn Văn Thiệu sẽ yếu đi và rồi Mặt trận Giải phóng sẽ áp đảo đa số, đất nước không phải chịu đau thương tiếp
Thiệu là kẻ độc tài, dứt khoát không chịu thương lượng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam và Lực lượng thứ ba. Dẫn đến sau Hiệp định hoà bình 1973 là chuỗi ngày chiến tranh liên miên ở Nam Việt Nam
Tháng 2/1974, ông Lê Duẩn triệu tập các cán bộ cao cấp tại Đồ Sơn và đi đến nghị quyết sẽ sử dụng vũ lực để đánh bật Thiệu
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn lo ngại Mỹ nhảy vào cuộc chiến với lý do “bảo vệ Hiệp định hoà bình Paris“, vì lúc này Nixon vẫn là Tổng thống Hoa Kỳ. Tuy chẳng coi chính quyền Thiệu ra gì, nhưng Nixon là kẻ chống Cộng cuồng điên
Cám ơn cụ Ngao5, cứ đến những ngày tháng 4 là em mong chờ thớt kiểu này ....
Kính mong các cụ tham gia đừng tổ lái quá tay mà lại bị bem mất thớt.
Đề nghị các Chã công tâm, công bằng để thanh lọc bớt những thành phần phá rối giữ thớt đi đúng lề ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Thảm họa trên đường số 7
Mặc dù Bộ tư lệnh Quân đoàn II QLVNCH cố gắng giữ bí mật tối đa cuộc rút quân nhưng những hoạt động nhộn nhịp bất thường của không quân tại Pleiku trong ngày 14 tháng 3 đã gây nên những nghi ngờ trong gia đình các sĩ quan cấp dưới, binh sĩ và cả dân chúng.
Sáng sớm ngày 15 tháng 3, một đoàn xe quân sự lớn của các liên đoàn 6 và 23 biệt động quân từ Kon Tum di chuyển qua Pleiku xuống phía Nam càng làm cho tâm lý của cán, chính, dân, binh thêm xao xuyến.
Đến trưa ngày 15 thì mọi mệnh lệnh để ổn định tình hình của Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và Đại tá Lê Khắc Lý đều trở nên vô hiệu. Một số sĩ quan, công chức, binh lính đã bỏ đơn vị và nhiệm sở để lo cho gia đình di tản. Nhiều vụ cướp bóc, tống tiền đã xảy ra. Ngay cả CIA cũng bắt đầu di tản người Mỹ khỏi Pleiku vì theo họ đánh giá, thị xã này đã giống như một thùng thuốc súng.
13 giờ chiều 15 tháng 3, cuộc di tản của Quân đoàn II chính thức bắt đầu trong sự cập rập, vội vã. Thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân mở đường từ Pleiku đi Phú Túc. Tiếp đó là bộ phận còn lại của Bộ tư lệnh Quân đoàn II, bộ tư lệnh lữ đoàn 2 kỵ binh thiết giáp, các đơn vị bộ binh, hậu cần. Theo tính toán của tướng Phú, các đơn vị Quân Giải phóng tập trung vây đánh trung đoàn 53, căn cứ B50 ở Buôn Ma Thuột và lo đối phó với cuộc phản kích của sư đoàn 23 tại Phước An nên phải mất ba đến năm ngày mới có thể điều quân đến do đường sá rất xấu, cơ động khó khăn. Còn sư đoàn 968 nếu có đuổi theo cũng phải hành quân bộ, đánh vuốt đuôi và sẽ bị liên đoàn 25 biệt động quân cản hậu chặn đánh.
Hai ngày đầu cuộc di tản diễn ra thuận lợi. Sáng 16 tháng 3, khi đội thiết giáp đi đầu trong đoàn xe quân sự dài đến hơn 2.000 chiếc kèm theo gần 2.000 phương tiện giao thông dân sự các loại đã đến Cheo Reo an toàn và bắt đầu di chuyển xuống Củng Sơn thì toán cuối của đoàn xe này mới ra khỏi thị xã Pleiku.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Kế hoạch rút quân của Quân đoàn II QLVNCH không quá bất ngờ đối với Quân Giải phóng. Bất ngờ duy nhất mà Tổng thống Thiệu và tướng Phú tạo ra được là cuộc di tản này được tiến hành quá nhanh.
Đến chiều 15 tháng 3, khi cánh quân đi đầu của thiết đoàn 19 đã qua Cheo Reo, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây nguyên mới được tin QLVNCH bắt đầu rút khỏi Pleiku và Kon Tum. 20 giờ tối 16 tháng 3, lệnh truy kích mới được ban bố. Tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 (sư đoàn 320 QGP) là đơn vị đầu tiên được điều động đã hành quân cắt rừng suốt đêm để lập một chốt chặn ở phía Nam thị xã Cheo Reo. Theo sát họ là đội hình chính của trung đoàn 64 hành quân trên 110 xe ô tô các loại được huy động. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đã có ngay một kế hoạch chặn đánh trên đường số 7, sử dụng toàn bộ sư đoàn 320, tiểu đoàn xe tăng 2 (trung đoàn 273), trung đoàn pháo binh 675, trung đoàn cao xạ 593 và hai tiểu đoàn quân địa phương ở Phú Yên..
Sáng 17 tháng 3, tốp xe tăng, thiết giáp đi đầu của thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân QLVNCH đã chạm súng với tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 Quân Giải phóng Việt Nam tại đèo Tuna, cách Cheo Reo 4 km về Đông đông Phú Bổn. Đoàn xe di tản khổng lồ ứ lại tại Cheo Reo. Từ chiều tối 17 đến sáng 18 tháng 3, Chuẩn tướng Tất sử dụng liên đoàn 7 biệt động quân với sự yểm hộ của không quân, pháo binh và thiết giáp liên tục công kích nhổ chốt, vu hồi bọc chốt để mở đường nhưng đều bị đẩy lùi. Sáng 18 tháng 3, toàn bộ trung đoàn 64 (sư đoàn 320A Quân Giải phóng) đã triển khai xong các chốt chặn tiếp theo phía hạ lưu đèo Tuna; trung đoàn 48 (thiếu) của sư đoàn này và trung đoàn 9 (sư đoàn 968) đã bao vây Cheo Reo từ ba mặt..

Người bạn học phổ thông với em, tên là Lê Quốc Minh, vốn là sinh viên Đại học Lâm nghiệp, nhập ngũ, kể cho em rằng chỉ có chạy bộ luồn rừng với vắt cơm mấy ngày liền mới gặp đoàn quân tháo chạy này ở Củng Sơn (cách Tuy Hoà 45 km), một số xe chậm chạp qua cầu phao bé tý, còn đa số xe cộ và người ngổn ngang trên đường
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
Hà Nội hoạch định kế hoạch cho năm 1975 là tấn công chiếm lấy Tây Nguyên, với hy vọng sẽ chiếm được trước tháng 10/1975. Không cán bộ cao cấp nào ở Hà Nội nghĩ rằng chỉ sau gần hai tháng tấn công, đã thống nhất đất nước.
Đoạn này hình như cụ chưa chuẩn lắm.
Trích Kết luận hội nghị BCT 7/1/1975

1680854590665.png
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Đường số 7 chắc là quốc lộ 25 bây giờ.
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
chiến dịch này Bắc Việt thấng lớn thắng nhanh là có công lớn của siêu điệp viên huyền thoại .....Nguyễn Văn Thiệu :))
Chiếm BMT là nghệ thuật nghi binh đỉnh cao, ko có công của điệp viên Nguyễn Văn Thiệu đâu, nhưng NVT có công trong việc tái chiếm BMT quá nóng vội và rút chạy khỏi Tây Nguyên quá nhanh. Cứ cho là mất BMT thì Bắc VN có chiếm được Kom Tum, Play Ku cũng phải mất 1-2 tháng chừng đó đủ để xốc lại tinh thần cho toàn bộ quân đội VNCH.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top