[TT Hữu ích] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Ông Hoàng Minh Duyệt đã nhắc đến ông Huỳnh Bửu Sơn, người quản lý kho vàng nhiều năm với tư cách là lãnh đạo Nha phát hành Ngân hàng Quốc gia. Trong số báo tới, chúng ta sẽ nghe câu chuyện và tâm sự của ông Huỳnh Bửu Sơn trong những ngày đó, cũng như chi tiết về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi giao cho chính quyền cách mạng.
Người giữ chìa khóa kho vàng
Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia. Dưới đây là hồi ức của ông về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi bàn giao cho chính quyền cách mạng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30-4-1975.
Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.
Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.
Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Chúng tôi vui vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự, đúng mực nhưng khá xa cách. Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được vãn hồi, mỗi người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp theo khả năng của mình cho xứ sở.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Cuối tháng 5-1975, chúng tôi được lệnh trình diện tập trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là Trường Nguyễn Thị Minh Khai). Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo. Chiều ngày thứ ba, sau khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh. Tên tôi có trong danh sách đó.
Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến 10% sĩ số. Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người trình diện quá đông nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy thân và trình diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường vắng lặng như tờ.
Như vậy là trong đêm trước mọi người đã di chuyển. Một lần nữa số mệnh đã cho tôi ở lại. Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.
Sau này, vào cuối tháng tám, khi có lệnh gọi tập trung lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi ý kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ý kiến Ban Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đã được Ban Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài Gòn cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi trình diện học tập tập trung.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Lần kiểm kê cuối cùng
Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.
Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.
Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.
Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.
Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau… Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.
Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.
Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.
Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Hầm số 3
Tủ số 40: 80 thoi
Tủ số 41: 80 thoi
Tủ số 42: 80 thoi
Tủ số 43: 80 thoi
Tủ số 44: 80 thoi
Tủ số 45: 80 thoi
Tủ số 46: 80 thoi
Tủ số 47: 73 thoi
______
Cộng: 633 thoi

Hầm số 6

Tủ số 202: 35 thoi
Tủ số 203: 80 thoi
Tủ số 204: 80 thoi
Tủ số 205: 80 thoi
Tủ số 206: 79 thoi
Tủ số 207: 89 thoi
Tủ số 215: 88 thoi
Tủ số 216: 70 thoi
______
Cộng 601 thoi
TỔNG CỘNG 1.234 thoi vàng
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,523
Động cơ
421,415 Mã lực
Bộ đội mình hồi tiếp quản ông nào cũng có một cái bút máy gài túi như dân vp. Cũng có vẻ là trend hồi ấy.😅
Thế thời đấy có câu " Đồng hồ, bút máy váy kaki" là thời thượng nhất mà
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,056
Động cơ
1,514,164 Mã lực
Thực ra đa số công chức chế độ cũ đều được đào tạo bài bản, tinh thông nghiệp vụ và có đạo đức.
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,523
Động cơ
421,415 Mã lực
Dinh Độc Lập em thấy thiết kế công năng sử dụng thì hợp lý chứ tổng thể nhìn bên ngoài thì xấu.
Hàng con đa giác mặt tiền là để lấy tối đa ánh sáng tự nhiên và lấy gió các hướng đấy
 
Chỉnh sửa cuối:

trungthu2020

Xe điện
Biển số
OF-744758
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
2,166
Động cơ
150,633 Mã lực
Trước 75 theo em biết thì lính tráng tướng tá ít đeo phù hiệu với cấp bậc lắm. Trừ khi đại lễ ngoài bắc chứ trong miền ít thấy đeo. Phần vì chiến tranh, phần vì bảo mật chống biệt kích, thám báo hay đơn giản là vận động lăn lê bò toài, bom đạn tiết với cầu vai nó rơi, đứt mất tiêu từ đời nào rồi. Lính ngoài rừng quân phục còn bê bết te tua, có khi còn mặc mỗi xà lỏn. Vào sg là còn mang quần áo đẹp nhất ra mặc rồi mới được thế ạ.😅
Đúng vậy cụ ạ, Ba em ở Ban liên hiệp quân sự bốn bên trước năm 75 đóng tại trại Davis, Tân Sơn Nhất, ảnh hồi đó không đeo quân hàm. Một số thời gian ra ngoài Bắc công tác, về nhà thì có đeo, nên mới có câu chuyện đứa em em nghịch dấu đâu mất, đến lúc ba em lên thành phố bà em mới tìm thấy sai người đưa lên tận nơi
Ảnh phái đoàn MNVN tại trại Davis
326394738_879727683076802_716791526327584267_n.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,523
Động cơ
421,415 Mã lực
Ngày xưa thời 1945-1955, phụ kiện sang trọng cho đàn ông là: kính Ray (em viết theo tiếng bồi), đồng hồ Vile (gọi đùa là vừa nghe vừa lắc), bút máy Pake (Packer). Có ba thứ ấy trên người được coi là giàu
Hồi đấy chưa ái biết đến Rollex
Sau ngày hoà bình lập lại 1954, thì miền Bắc bắt đầu hiếm những thứ này, ai còn thì giữ và trưng diện thôi.
Năm 1960, Trung Quốc viện trợ hàng tiêu dùng cho Việt Nam trong đó có bút máy Hero (Anh hùng) và Kim tinh. Bút "Anh hùng" được xem là trên Kim tinh
Năm 1965, Liên Xô đưa sang Việt Nam đồng hò đeo tay nam nữ. Zaria là đồng hồ nữa, Poljot là đồng hhồ đeo tay nam. Poljot là phiên âm từ tiếng Nga POLET, đọc chuẩn là PALIOT, nhưng sang Việt Nam viết là Poljot hiểu là Poliot thì vì chó chữ "J" ở giữa nên gọi là đồng hồ "Pôn-giốt"
Xuất hiện một đội ngũ tay chơi mới: Đồng hồ Pôn-giốt, bút Anh hùng và thêm cái xà cột nữa, mới ra dáng cán bộ
Bút máy Anh hùng thì em mới nhìn thấy đôi lần, chứ bút Kim Tinh em được bố mẹ mua tặng lúc đi học đại học. Lúc đó bút giá 14 đồng. 14 đồng thời đấy năm 1966-67 nó to lắm các cụ ạ. Tuy là một tháng tiền ăn 2 bữa ở trường, nhưng những bạn ở nồng thôn đi học cũng không kiếm đâu a. Đại để bây giờ các cụ mua cái bút 10 triệu
Xuất hiện một đội ngũ tay chơi mới: Đồng hồ Pôn-giốt, bút Anh hùng và thêm cái xà cột nữa, mới ra dáng cán bộ. Em bổ sung thêm cán bộ xịn phảiđeo cái đài stran ti toe nữaạ
 

Thinh82

Xe tải
Biển số
OF-793382
Ngày cấp bằng
13/10/21
Số km
322
Động cơ
28,998 Mã lực
Sài Gòn 1975_5 (2_1) Jean-Claude Labbe.jpg

5-1975 – xe tăng Nam Việt Nam bị bắn cháy trên cầu Thị Nghè sáng 30-4-1975. Ảnh: Jean-Claude Labbe
Sài Gòn 1975_5 (2_2).jpg

1-5-1975 – Quân đội Bắc Việt Nam tiến vào Sài gòn (qua ngă tư Thống Nhất - Pasteur). Ảnh: Jean-Claude Labbe
Sài Gòn 1975_5 (3_1) Jack Garofalo.jpg
Em xem ảnh cuối thấy thực sự xúc động. Đây có phải là người lính VNCH vào thời điểm tan hàng không các cụ? Chiến tranh nghiệt ngã quá.
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,965
Động cơ
455,422 Mã lực
Hàng con đa giác mặt tiền là để lấy tối đa ánh sáng tự nhiên đấy
Đó là các đốt cây trúc:
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,845
Động cơ
407,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sài Gòn 1975_5_15 (4).jpg

5-5-1975 – Chủ tịch Tôn Đức Thắng (không nhìn thấy), Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đức Thọ , Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, Đại tướng Văn Tiến Dũng trong Lễ mừng Chiến thắng tại Sài gòn. Ảnh: Herve Gloaguen
Sài Gòn 1975_5_15 (5).jpg
Sài Gòn 1975_5_15 (6).jpg
Sự kiện to ntn mà cụ Duẩn ko vào ạ?
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,845
Động cơ
407,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hầm số 3
Tủ số 40: 80 thoi
Tủ số 41: 80 thoi
Tủ số 42: 80 thoi
Tủ số 43: 80 thoi
Tủ số 44: 80 thoi
Tủ số 45: 80 thoi
Tủ số 46: 80 thoi
Tủ số 47: 73 thoi
______
Cộng: 633 thoi

Hầm số 6

Tủ số 202: 35 thoi
Tủ số 203: 80 thoi
Tủ số 204: 80 thoi
Tủ số 205: 80 thoi
Tủ số 206: 79 thoi
Tủ số 207: 89 thoi
Tủ số 215: 88 thoi
Tủ số 216: 70 thoi
______
Cộng 601 thoi
TỔNG CỘNG 1.234 thoi vàng
Vừa đúng 16 tấn vàng
Vậy số vàng đó cuối cùng có đem ra HN ko ạ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,317
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Vừa đúng 16 tấn vàng
Vậy số vàng đó cuối cùng có đem ra HN ko ạ?
Tổng cộng 40 tấn vàng .... đã xuất ngoại sang Liên Xô để .... thế chấp tiền vay của Liên Xô để mua xăng dầu, gạo, hạt bobo từ Ấn Độ và Indonesia ...
Trong 40 tấn vàng thì Hà Nội có vài tạ, số còn lại từ Sài Gòn (bao gồm 16 tấn vàng nói trên)
Các cụ thích nghe, thì em kể tiếp, khá ly kỳ
 
Chỉnh sửa cuối:

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,845
Động cơ
407,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Số vàng 16 tấn này + 24 tấn vàng tích cóp được ở Hà Nội, tổng cộng là 40 tấn.... đã xuất ngoại sang Liên Xô để .... thế chấp tiền vay của Liên Xô để mua xăng dầu, gạo, hạt bobo từ Ấn Độ và Indonesia ... và không bao giờ quay lại Việt Nam nữa, cụ ạ
Các cụ thích nghe, thì em kể tiếp, khá ly kỳ
Vâng ạ
E ấn f5 liên tục để được nghe tiếp
Thanks cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top