- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 54,958
- Động cơ
- 1,127,624 Mã lực
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại:
“Ngày 14 4-1975, ông Thiệu báo tôi thảo gấp một lá thư cho tổng thống Ford đề nghị vay 3 tỉ USD trong ba năm, chia ra mỗi năm 1 tỷ USD. Theo kế hoạch, nếu tại Washington tôi dò xét thấy có triển vọng về khoản vay đó thì đánh điện về ngay để ông Thiệu ký thư và trao cho đại sứ Mỹ Martin”.
Ngày hôm sau, 15-4-1975, tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến “lobby” (vận động hành lang) vụ vay 3 tỉ USD nói trên. Ông Hưng đã mang theo lá thư của ông Thiệu gửi tổng thống Ford, trong đó có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu ngài kêu gọi Quốc hội cho VNCH vay dài hạn 3 tỷ USD, chia làm ba năm lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của VNCH sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này”.
Tài nguyên canh nông nói trên chính là tiềm năng xuất khẩu gạo của miền Nam. Còn tài nguyên dầu hoả. Đó là mỏ dầu có trữ lượng lớn vừa phát hiện ở thềm lục địa VN.
Tuy nhiên, ngoài tiềm năng dầu lửa và xuất khẩu gạo, trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã khẳng định thêm hai khoản thế chân khác được đưa ra khi mặc cả với người Mỹ. Đó là số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay. Còn khoản thế chân cuối cùng chính là 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương.
Nhưng dù kế hoạch vay nợ đó có thành công hay không, số vàng dự trữ ấy cũng đã được ấn định cho một mục đích bí mật: chuyển ra nước ngoài, dùng số vàng ấy mua vũ khí đạn dược để phòng thủ Sài Gòn.
Đây chính là đầu dây mối nhợ của tin “ông Thiệu mang 16 tấn vàng ra nước ngoài vào tháng 4-1975”.
“Ngày 14 4-1975, ông Thiệu báo tôi thảo gấp một lá thư cho tổng thống Ford đề nghị vay 3 tỉ USD trong ba năm, chia ra mỗi năm 1 tỷ USD. Theo kế hoạch, nếu tại Washington tôi dò xét thấy có triển vọng về khoản vay đó thì đánh điện về ngay để ông Thiệu ký thư và trao cho đại sứ Mỹ Martin”.
Ngày hôm sau, 15-4-1975, tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến “lobby” (vận động hành lang) vụ vay 3 tỉ USD nói trên. Ông Hưng đã mang theo lá thư của ông Thiệu gửi tổng thống Ford, trong đó có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu ngài kêu gọi Quốc hội cho VNCH vay dài hạn 3 tỷ USD, chia làm ba năm lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của VNCH sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này”.
Tài nguyên canh nông nói trên chính là tiềm năng xuất khẩu gạo của miền Nam. Còn tài nguyên dầu hoả. Đó là mỏ dầu có trữ lượng lớn vừa phát hiện ở thềm lục địa VN.
Tuy nhiên, ngoài tiềm năng dầu lửa và xuất khẩu gạo, trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã khẳng định thêm hai khoản thế chân khác được đưa ra khi mặc cả với người Mỹ. Đó là số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay. Còn khoản thế chân cuối cùng chính là 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương.
Nhưng dù kế hoạch vay nợ đó có thành công hay không, số vàng dự trữ ấy cũng đã được ấn định cho một mục đích bí mật: chuyển ra nước ngoài, dùng số vàng ấy mua vũ khí đạn dược để phòng thủ Sài Gòn.
Đây chính là đầu dây mối nhợ của tin “ông Thiệu mang 16 tấn vàng ra nước ngoài vào tháng 4-1975”.