[Funland] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Tin đồn về việc “ông Thiệu cuỗm 16 tấn vàng tài sản quốc gia” ngày càng lan rộng vào thời điểm ấy. Trong khi đó, báo chí Sài Gòn, vì nhiều lý do khác nhau, đã không có thông tin gì rõ ràng, và dân chúng hoàn toàn không biết thực hư câu chuyện đó như thế nào cho đến ngày 30-4-1975.
Trong khi đó, một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Mai nhớ lại bản tin 31 năm trước của BBC rằng: “Hồi ông Thiệu đi Đài Loan, BBC tường thuật là có nghe tiếng kim loại lẻng xẻng trong vali, ám chỉ ông Thiệu đã mang 16 tấn vàng trong ngân hàng quốc gia đi…”.
Bản tin cuối năm 2005 của BBC do vậy đã gây sự chú ý của nhiều người. Thứ nhất, nó liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia. Thứ hai, nó khiến nhiều người đặt dấu hỏi về sự chính xác của những “hồ sơ Anh” vừa được giải mật. Vậy chuyện gì đã xảy ra 31 năm trước?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,367
Động cơ
351,412 Mã lực
2 tập tổng cộng 1.200 trang, ngay vào thời điểm sau 1975. Chợt nhớ lại bà vợ Lê Duẩn bảo chồng mình không viết hồi ký vì không có nhu cầu PR cá nhân! >:)
Ngày xưa em đọc quyển Brother Enemy của Nayan Chanda thì có nói là giai đoạn 75-78 tướng Trà phụ trách quân khu 7, khu vực quanh SG và Đông Nam Bộ. Sau cuộc tấn công quy mô và thảm sát dân thường của Polpot quãng năm 77, chính tướng Trà đã gọi phóng viên nước ngoài đến để ghi lại hình ảnh để công bố ra quốc tế. Sau đó, tướng Trà dự định huy động lực lượng để phản công Polpot tuy nhiên ý tưởng này bị trung ương tuýt còi và tướng Trà được điều về TW "thăng chức" thứ trưởng BQP.

Đây là điều chính tướng Trà nói với tác giả thế. Theo ý của Chanda thì tướng Trà bị điều đi vì hơi "manh động" với Polpot, trái với chủ trương kiềm chế lúc đó của ta.

Nói chung mấy ông nhà báo Tây như Chanda thì cũng chỉ nghe hơi nồi chõ như các cụ OF mình nên thông tin có thể cũng không chính xác lắm. Có điều là tướng Trà tích cực trả lời báo chí phương Tây, tính cách cũng cởi mở với phương Tây không giống các cụ bảo thủ khác nên được báo chí phương Tây ca ngợi nhiều, giống kiểu ông Phạm Xuân Ẩn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
“Lời bác bỏ” gây nghi vấn
Tìm đọc lại những nhật báo Sài Gòn tháng 4-1975, thấy trên mặt báo tràn ngập tin tức chiến sự và di tản. Đột nhiên, nhiều báo ra giữa tháng tư đã đồng loạt đăng một bản tin đáng chú ý về 16 tấn vàng. Như tờ Chính Luận ngày 16-4 đã đăng như sau:
“Phát ngôn viên chính phủ: Hoàn toàn bác bỏ tin 16 tấn vàng.
Sáng nay, được hỏi về vụ có 16 tấn vàng của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Kampuchia Lon Nol chở từ Việt nam ra ngoại quốc do Hãng AP (Mỹ) loan tin (chi tiết hoá tin của đài BBC loan tải trước đây), phát ngôn viên chính phủ tuyên bố: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố ý bôi lọ”. Phát ngôn viên nhấn mạnh: “Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu”.


Lời bác bỏ nói trên dường như xác nhận một điều là vào lúc đó, nhiều hãng tin nước ngoài và các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đã cùng đưa tin “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi VN”. Không chỉ BBC, AP mà nhiều tờ báo lớn khác ở Mỹ như Los Angeles Times lúc đó đã đăng tin như sau: “Công ty vận chuyển đường không Balair của Thụy Sĩ vào hôm thứ hai đã xác nhận rằng: họ đã từ chối chở 16 tấn vàng, dường như thuộc quyền sở hữu của tổng thống Việt nam Nguyễn Văn Thiệu, từ Sài Gòn sang Thụy Sĩ”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Những thông tin có dẫn nguồn rõ ràng như thế đã tạo ra nhiều nghi vấn, dù nó đã bị chính quyền Sài Gòn lúc đó bác bỏ. Có lẽ giới báo chí quốc tế ngày ấy đã biết sơ qua về một kế hoạch bí mật từ dinh Độc Lập, và kế hoạch bí mật đó dường như đã bị “xì” ra ngoài “Radio Catinat” - tức các quán cà phê Givral, Brodard… (trên đường Đồng Khởi ngày nay), nơi tụ tập thường xuyên của các nhà báo, dân biểu, chính khách Sài Gòn lúc bấy giờ.
Trong khi dư luận còn bán tín bán nghi thì báo Độc Lập ngày 28-4 đã đăng một bản tin về chuyến ra đi bí mật của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết như sau: “Theo tin UPI, Bộ ngoại giao Đài Loan cho biết cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã đến Đài Bắc bằng phi cơ quân sự Mỹ vào lúc 4 giờ sáng thứ bảy 26-4 với 16 viên chức VNCH cùng thân nhân tháp tùng. Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
… Có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975. Trong một cuốn sách khá nổi tiếng đã được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua, người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài Gòn sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang còn làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu - NV). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đã mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi VN 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đình y đã vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống”.
Còn trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên mạng Internet, một “sử gia” nào đó đã cung cấp những thông tin “giật gân” hơn nữa: “Martin (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - NV) giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép doạ thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó”.
Có khá nhiều “dị bản” như thế xung quanh chuyện ra đi và tẩu tán vàng của ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1975. Trong đó, “dị bản” của BBC là mới nhất và bị phê phán nhiều nhất.
 

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,398
Động cơ
36,914 Mã lực
Tuổi
34
Nhìn cụ Trà chất quá. Rất đàn ông. Nhất là đôi tai và đôi môi.

Sài Gòn 1975_5_8 (1).jpg

8-5-1975 – Tướng Trấn Văn Trà, Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Sài gòn họp báo sau khi Sài gòn sụp đổ. Ảnh: Herve Gloaguen
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Em thấy nhiều bức ảnh quân phục của lính và kể cả tướng tá vào SG ko thấy có phù hiệu cầu vai thể hiện cấp bậc chuyên môn của họ nhỉ?
Trước 75 theo em biết thì lính tráng tướng tá ít đeo phù hiệu với cấp bậc lắm. Trừ khi đại lễ ngoài bắc chứ trong miền ít thấy đeo. Phần vì chiến tranh, phần vì bảo mật chống biệt kích, thám báo hay đơn giản là vận động lăn lê bò toài, bom đạn tiết với cầu vai nó rơi, đứt mất tiêu từ đời nào rồi. Lính ngoài rừng quân phục còn bê bết te tua, có khi còn mặc mỗi xà lỏn. Vào sg là còn mang quần áo đẹp nhất ra mặc rồi mới được thế ạ.😅
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Chuyến ra đi bí mật
Ông Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức và chửi Mỹ là “một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo”
Sài Gòn 1975_4_21 (2_2).jpg

Ông Thiệu đã từ chức ra sao?
Vào đầu tháng tư, sau khi quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng và hành quân thần tốc về phía Nam, chiếc ghế tổng thống của ông Thiệu đã bắt đầu lung lay.
Lúc đó, người Mỹ, kể cả những người Pháp ở sứ quán Sài Gòn, đang toan tính về một giải pháp thương lượng với Hà Nội. Ông Thiệu trở thành vật cản lớn cho những toan tính đó. Theo hồi ký của nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp, ngày 13-4 trùm CIA tại Sài Gòn Thomas Polgar đã gửi về Washington một bản tường trình có chủ ý: “Nhiều sĩ quan cao cấp và nhân vật chính trị muốn tổng thống Thiệu từ chức để tránh một thất bại quân sự hoàn toàn”. Bản tường trình đó có nhắc đến hai từ “đảo chính”.
Và tấm bia mộ chính trị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được tạc vào chiều 17-4 khi đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin quyết định đề nghị với Nhà Trắng một phương án: Thiệu phải ra đi!
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (người sau này đã phỏng vấn Martin nhiều lần tại Mỹ), đại sứ Martin đã gửi mật điện cho ngoại trưởng Kissinger như sau: “Tôi sẽ cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu xuống thì các tướng lĩnh dưới quyền ông ta sẽ bắt buộc ông ta làm điều này. Có một cách rút lui êm đẹp nhất là tự ý ông từ chức…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Ba ngày sau, đại sứ Martin đến gặp ông Thiệu để nói thẳng điều đó, trong cuộc trò chuyện căng thẳng kéo dài hơn một giờ rưỡi.
… Tối đó (tức ngày 20-4), tổng thống Thiệu quyết định từ chức. Và trưa ngày hôm sau, ông ta triệu tập phó tổng thống Trần Văn Hương và tướng Trần Thiện Khiêm đến dinh Độc Lập, báo cho hai người đó biết ông ta sẽ tuyên bố từ chức tối nay. Thiệu chỉ có một yêu cầu: việc chuyển giao quyền lực được thực hiện theo đúng hiến pháp để tránh lộn xộn…
Tại sao Frank Snepp biết chính xác nội dung cuộc gặp đó và thuật lại như trên trong cuốn Decent Interval (đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Cuộc tháo chạy tán loạn)? Câu trả lời thật đáng kinh ngạc: máy nghe lén của CIA đặt bí mật trong phòng làm việc của tổng thống Thiệu tại dinh Độc Lập đã truyền đi từng lời nói về trụ sở CIA tại Sài Gòn.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Ảnh 2 cụ bộ đội giầy thủng hẳn một lỗ to
Ảnh 3 mũ đã sờn hết
Không sao xem các ảnh về bộ đội nhà mình em thấy thương!
Sờn như này là ổi tàu chính hiệu đấy cụ. Đổi ngang mấy cái cối xanh mới kia đấy ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Tối 21-4, sau khi tuyến phòng thủ quan trọng nhất của quân đội Sài Gòn là Xuân Lộc đã bị quân giải phóng chọc thủng, ông Nguyễn Văn Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức tổng thống. Trong cuộc diễn thuyết kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, ông ta vừa khóc lóc bảo vệ mình trước lịch sử, vừa lên án gay gắt sự phản bội của chính quyền Mỹ:
… Nếu tôi không nói rằng các ông đã bị CS đánh bại ở VN thì tôi cũng xin thưa rằng các ông cũng không thắng được họ. Nhưng các ông đã tìm được một lối tháo lui trong danh dự. Và bây giờ khi quân đội chúng tôi thiếu súng ống, đạn dược, trực thăng, phi cơ và B52, các ông lại bắt chúng tôi làm một việc như lấp cạn bể Đông, tỉ như các ông cho tôi ba đồng bạc mà bắt chúng tôi lấy vé máy bay hạng nhất, thuê phòng ngủ 30 đồng một ngày, ăn bốn năm miếng bít-tết và uống bảy tám ly rượu vang một ngày. Thật là phi lý!… (trích nguyên văn)
Và trong cuộc diễn thuyết cuối cùng trên tivi đó, ông Thiệu cũng đã chửi thẳng Hoa Kỳ là “một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo”.
 

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,398
Động cơ
36,914 Mã lực
Tuổi
34
Trong một clip ghi lại cảnh đối thoại của Thiệu với người Việt đang định cư tại Mỹ thì ông ta có bác bỏ vụ 16 tấn vàng này. Hình như ông ta có dùng từ "17 tấn vàng".
… Có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975. Trong một cuốn sách khá nổi tiếng đã được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua, người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài Gòn sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang còn làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu - NV). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đã mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi VN 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đình y đã vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống”.
Còn trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên mạng Internet, một “sử gia” nào đó đã cung cấp những thông tin “giật gân” hơn nữa: “Martin (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - NV) giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép doạ thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó”.
Có khá nhiều “dị bản” như thế xung quanh chuyện ra đi và tẩu tán vàng của ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1975. Trong đó, “dị bản” của BBC là mới nhất và bị phê phán nhiều nhất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Ông Thiệu đã ra đi như thế nào?
Sau khi từ chức tổng thống, ông Thiệu dọn về ở nhà quốc khách trong khu Hải quân (nay là đường Tôn Đức Thắng). Tài sản riêng của gia đình ông đã được chuyển đi trước đó. Dù không còn quyền hành gì, nhưng sự có mặt của ông Thiệu tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng nhốn nháo đó không phải là một điều hay ho đối với nhiều người.
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuốn The Palace File (Hồ sơ mật Dinh Độc Lập), tân tổng thống Trần Văn Hương đã gọi điện thoại khuyên ông Thiệu nên sớm rời khỏi VN. Ông Hương cũng đề nghị đại sứ Mỹ Martin dàn xếp giùm cho chuyến ra đi của ông Thiệu.
Cùng lúc ấy, ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông Thiệu, cũng bay về nước khuyên ông Thiệu sớm ra đi và địa chỉ đến an toàn nhất là Đài Loan (vì ông Kiểu đang làm đại sứ VNCH tại Đài Loan). Cũng theo tiến sĩ Hưng, để sự ra đi của ông Thiệu được hợp pháp, tổng thống Hương đã ký quyết định cử ông Thiệu làm đặc sứ của VNCH đi Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (ông Tưởng Giới Thạch mất ngày 5-4).
Ngày 25-4, ông Thiệu ra đi lặng lẽ không cờ không trống. Và cũng không có một quan chức người Việt nào tiễn đưa ông cựu tổng thống hết thời. Trớ trêu thay, những người đưa ông ra sân bay lại là các nhân viên CIA Mỹ tại Sài Gòn, trong đó có Frank Snepp. Frank Snepp chính là người lái xe đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Đó là một chuyến ra đi bí mật trong đêm. Nhưng ông Thiệu có mang theo 16 tấn vàng không?
Theo lời Frank Snepp thuật lại trong cuốn Decent Interval, vào chiều 25-4, nhóm CIA tại Sài Gòn bất ngờ nhận được lệnh đưa cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài trên một chuyến bay đặc biệt của quân đội Mỹ.
… Khoảng 20g30, bốn người chúng tôi (tức bốn tay nhân viên CIA tại Sài Gòn: Charles Timmes, Thomas Polgar, Joy Kingsley và Frank Snepp - NV) đi ba xe đến bộ tổng tham mưu Nam Việt nam. Nhà Khiêm nằm trong khu vực này. Chúng tôi không thể không tính đến việc tái diễn cuộc ám sát như đã xảy ra đối với anh em Diệm - Nhu trước đó. Chúng tôi vạch kế hoạch: nếu có những sĩ quan trẻ nào đó trong quân đội Sài Gòn ngăn chúng tôi lại trên đường đi và có ý định bắt, tức thì chúng tôi sẽ nổ súng…
 
  • Vodka
Reactions: tnu

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Hơn 21 giờ, đoàn xe CIA dừng trước nhà ông Khiêm, đợi ở đó. Một lát sau, chiếc Mercedes đưa đến “một người tầm thước, tóc bạc và chải lật ra sau, mặt bôi kem, quần áo chỉnh tề”. Đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, mà theo Frank Snepp, trông giống một người mặc quần áo quảng cáo trên một tạp chí châu Á hơn là một nguyên thủ quốc gia.
… Ít phút sau, có mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ xe chúng tôi và xếp vali vào.
Tiếp đó Thiệu, Khiêm, Polgar, Timmes cùng một vài nhân vật người Việt (phụ tá và cận vệ) bước nhanh ra khỏi cửa nhà Khiêm rồi chui vào xe. Thiệu ngồi xe tôi, ở ghế đằng sau, giữa Timmes và một người Việt. Timmes khuyên ông Thiệu: tổng thống ngồi thấp xuống để được yên ổn!
Đoàn xe lao nhanh về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường băng, một chiếc máy bay bốn động cơ C118 của không quân Mỹ đang đậu ở đấy. Đại sứ Mỹ Martin và các tay súng thuỷ quân lục chiến Mỹ mặc thường phục đã có mặt ở đó từ lâu. Ông Thiệu và ông Khiêm rời xe, lặng lẽ lên máy bay. Những nhân viên tùy tùng theo sau, tay xách vali…


Như vậy, theo Frank Snepp, chuyến bay đặc biệt đêm 25-4 chở ông Thiệu qua Đài Loan không mang theo 16 tấn vàng. Bởi không thể nào nhét số lượng vàng thỏi khổng lồ ấy vào mấy chiếc vali xách tay được. Còn trước đó một ngày, bà Mai Anh, vợ ông Thiệu, cũng đã bay sang Bangkok (Thái Lan) trên một chuyến bay thương mại bình thường.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Ngày 25-3-1975, ông vua Faisal của Saudi Arabia bị cháu mình ám sát chết.
Nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc ấy đã đưa chi tiết chuyện này ở mục thời sự quốc tế, như một “breaking news” (tin nóng) ở xứ người. Chỉ vậy thôi.
Trong khi đó, lật lại những chồng báo cũ tháng ba, tháng tư năm ấy, người ta thấy mục quảng cáo rao vặt “bán nhà ở Sài Gòn” tăng vọt, đồng thời xuất hiện một mục mới chiếm nhiều diện tích trên các nhật báo: “Tìm người thân mất tích” trong các đợt di tản từ miền Trung vào Sài Gòn. Nhưng cái chết của vua Faisal lại làm choáng váng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các cộng sự ở dinh Độc Lập
Vì sao vậy?
Vì nó liên quan đến những cam kết bí mật về tài chính của ông vua xứ dầu lửa này với chính quyền Sài Gòn. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tổng trưởng kế hoạch VNCH lúc ấy, đã nói về sự cam kết đó rằng: “Khi sắp chết đuối, ta nắm lấy bất cứ cái phao nào nổi!”. Có nghĩa là chính quyền Sài Gòn lúc đó đang “sắp chết đuối” về mặt tài chính. Các tài liệu lưu trữ cho biết rằng cái túi viện trở khổng lồ của Mỹ ngày càng xẹp đi nhanh chóng và sắp sửa trống rỗng. Để làm đầy lại cái túi đó, ông Thiệu trông chờ vào những cái phao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Và một cái phao có thể nổi như dầu là vua Faisal. Cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter viết:
"Đầu năm 1975 vua Faisal đã bí mật đồng ý trên nguyên tắc cho chính quyền Sài Gòn vay dài hạn mấy trăm triệu USD với lãi suất thấp. Số tiền này được dùng để vực dậy nền kinh tế và mua thêm nhiên liệu, đạn dược cho quân đội Sài Gòn. Một cách thức khác cũng được thoả thuận với Faisal: Saudi Arabia sẽ đứng ra bảo đảm cho VNCH vay viện trợ quân sự của Mỹ để mua thêm súng đạn từ Mỹ (cho tương thích với vũ khí Mỹ đã đổ vào miền Nam trước đó). Đùng một cái, vua Faisal bị ám sát chết. Kế hoạch đó đã bị phá sản ngay khi bắt đầu thực thi".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Nhưng thật ra cái phao lớn nhất mà ông Thiệu cố với tới lúc đó chính là Quốc hội Mỹ. Trong những ngày hấp hối của chế độ VNCH tháng 4-1975, ông Thiệu đã tiếp đón tham mưu trưởng lục quân Mỹ Frederick Weyand tại Sài Gòn. Vị tướng Mỹ cùng êkip sang VN để tìm biện pháp khẩn cấp cứu lấy chính quyền VNCH. Theo nhân viên chiến lược CIA Frank Snepp trong cuốn Decent interval (Cuộc tháo chạy tán loạn) trong cuộc gặp với tướng Weyand, ông Thiệu đã đề nghị Mỹ tăng viện trợ quân sự khẩn cấp để chặn bước tiến của quân giải phóng. Ngoài ra, ông Thiệu còn có thêm một yêu cầu đáng sợ: cho máy bay B-52 của quân đội Mỹ ném bom rải thảm để bảo vệ Sài Gòn. Sau đó tướng Weyand bay về California tường trình với tổng thống Gerald Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger: phải viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn 722 triệu USD.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Ngày 10-4 giờ Washington, tổng thống Ford đọc bài diễn văn quan trọng trước Quốc hội về tình hình VN và Campuchia. ông ta yêu cầu Quốc hội chấp thuận ngân khoản 722 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho VNCH và còn ấn định hạn chót để Quốc hội đưa ra quyết định là 19-4-1975. “Đúng như dự đoán của đại sứ VNCH Trần Kim Phượng trong bức điện đánh về cho ông Thiệu: thỉnh cầu một ngân khoản lớn như thế chắc chăn sẽ “gây ra kinh hoàng và la ó tại Quốc hội Mỹ” - tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại như thế trong Hồ sơ mật Dinh Độc Lập. Còn thượng nghị sĩ Mỹ Jackson đã tuyên bố thẳng thừng về yêu cầu của tổng thống Ford trên tờ New York Times ngày 12-4: “Yêu cầu đó chết rồi! Không một ai trong phe mà tôi biết lại ủng hộ nó”.
Thế là xong, cái phao của chú Sam đã tự xì trước khi ông Thiệu với tới nó. Nhưng còn nước còn tát. Ngay sau khi được tin vua Faisal bị ám sát chết, tổng thống Thiệu đã chỉ thị cho ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia. Trong cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy xuất bản ở Mỹ năm 2005, Nguyễn Tiến Hưng cho biết mục đích chuyến đi của ngoại trưởng Bắc là xin quốc vương Haled (vừa kế vị vua Faisai) tiếp tục đồng ý cho VNCH vay tiền như phụ vương của ông ta đã hứa trước khi bị hạ sát.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,785 Mã lực
Trong bức điện gửi về cho ông Thiệu ngày 14-4, ông Bắc thông báo là đã “nhận được những bảo đảm vững chắc từ phía quốc vương mới và thủ tướng Saudi Arabia”. “Tôi hi vọng là quyết định về khoán tiền và phương thức của viện trợ sẽ được Chính phủ Saudi Arabia cứu xét sớm” - ngoại trường Bắc lạc quan như vậy.
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng ông Thiệu biết rõ rằng việc thương thuyết vay tiền của Saudi Arabia phải mất ít nhất ba bốn tháng, trong khi “số mạng” của VNCH lúc đó đang được tính từng ngày một. Do đó, tổng thống Thiệu bèn tính tới một nước cờ khác: bắt tay vào kế hoạch vay nợ của Mỹ, với số vay khổng lồ - 3 tỉ USD. Cần nói rõ đây là vay, chứ viện trợ Mỹ như trước đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top