[TT Hữu ích] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Cụ từ từ một chút, để em viết cho gãy gọn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Thương vụ bán vàng của Việt Nam diễn ra vào năm 1979
Những khó khăn của thời bao cấp buộc chính phủ Việt Nam năm 1979 phải bán hơn 40 tấn vàng để giải quyết các vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả...
Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ.
Vàng được bán ở Liên Xô
Việt Nam đã bán 40 tấn vàng gồm nhiều nguồn: 16 tấn vàng tiếp quản của Việt Nam Cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Tuy nhiên do vàng từ nhiều nguồn khác nhau nên rất không đồng bộ: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ.
Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô của Hãng hàng không Aeroflot, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
Khi máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Ngày 1 tháng 12 năm 1979, ngay sau khi bán đi 4.455 kg vàng trong 101 hòm sang Liên Xô. Việt Nam đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do. Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3 năm 1980.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Thu hồi 5,7 tấn vàng gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ và bán ở Tiệp Khắc
Sau năm 1975, chính quyền Mỹ đã phong tỏa hơn 97 triệu USD của Việt Nam Cộng hòa gửi ở các nước. Rất có thể Thụy Sĩ - một nước trung lập, rồi cũng có thể phải chịu áp lực từ Mỹ, gây khó khăn cho Việt Nam.
Các cuộc họp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Vietcombank đã đặt vấn đề phải xử lý an toàn 5,7 tấn vàng này. Cân nhắc ban đầu là chuyển về nước, nhưng trước tình hình khó khăn nên buộc phải tìm cách bán. Khả năng bán ở Liên Xô cũng được xem xét, nhưng cuối cùng quyết định chuyển về ngân hàng Tiệp Khắc.
Vietcombank đã tiến hành đàm phán với Bank fur Internationnalen Zahlung Sausgleih - ngân hàng Thụy Sĩ đang giữ 5,7 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa gửi. Sau đó, họ làm việc với ngân hàng quốc gia Tiệp Khắc đề nghị tiếp nhận số vàng Việt Nam chuyển đến từ Thụy Sĩ. Sau cùng, 5,7 tấn vàng được đưa về ngân hàng quốc gia Tiệp Khắc an toàn. Số vàng này được Việt Nam nhờ Tiệp Khắc bán để lấy ngoại tệ.
Còn nửa tấn cuối cùng thì Tiệp Khắc xảy ra bất ổn, nhưng Vietcombank đã kịp thời chuyển về nước an toàn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Tổng kết
Năm 1979, tuy phải mang 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, Việt Nam đã nhập vàng về, gấp 4 lần số mang bán.
Đến tháng 4 năm 1990, Việt Nam đã nhập khoảng 160 tấn vàng, không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, mà còn góp phần rất quan trọng hạ cơn sốt lạm phát từ 780% vào năm 1986 xuống còn 67% năm 1990.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.
Qua kênh Liên Xô
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 VN rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...
Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VN cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".
"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với VN”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể VN và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.
“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ VN. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka VN” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nguyễn Duy Lộ.jpg

Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979

Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot
Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.
Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VN cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.
Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
“Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng VN còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,922
Động cơ
406,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thương vụ bán vàng của Việt Nam diễn ra vào năm 1979
Những khó khăn của thời bao cấp buộc chính phủ Việt Nam năm 1979 phải bán hơn 40 tấn vàng để giải quyết các vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả...
Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ.
Vàng được bán ở Liên Xô
Việt Nam đã bán 40 tấn vàng gồm nhiều nguồn: 16 tấn vàng tiếp quản của Việt Nam Cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)
Ngoài Bắc mình kiếm đâu đc tận 24t vàng thế ạ? Theo lý là thời đó bắc nghèo hơn nam đúng ko ạ
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,689
Động cơ
229,189 Mã lực
Ngoài Bắc mình kiếm đâu đc tận 24t vàng thế ạ? Theo lý là thời đó bắc nghèo hơn nam đúng ko ạ
vàng Hà Nội sau 1975 là từ cả Nam và Bắc. Trong các mỏ cũng có sản phẩm phụ là vàng. Người Bắc nghèo nhưng Nhà nước không nghèo, GDPmiền Bắc đã vượt miền Nam trước 1975 thì phải.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,922
Động cơ
406,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
vàng Hà Nội là từ cả Nam và Bắc. Trong các mỏ cũng có sản phẩm phụ là vàng.
E sợ chỉ như thế thì chưa đủ. Chắc phải có thêm nguồn khác
Đợi các cụ thông thái giải thích thêm ạ
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
497
Động cơ
11,556 Mã lực
vàng Hà Nội sau 1975 là từ cả Nam và Bắc. Trong các mỏ cũng có sản phẩm phụ là vàng. Người Bắc nghèo nhưng Nhà nước không nghèo, GDPmiền Bắc đã vượt miền Nam trước 1975 thì phải.
Vàng ngoài HN thời đó gom lại chỉ vài trăm ký, cụ Ngao chủ quan nên viết ẩu thôi. :)

Theo Lịch sử ngân hàng ngoại thương VN:
1681524044695.png
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
14,213
Động cơ
434,264 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
E sợ chỉ như thế thì chưa đủ. Chắc phải có thêm nguồn khác
Đợi các cụ thông thái giải thích thêm ạ
Một phần từ trong dân cụ ạ, vì theo như bà em kể thì năm 78, 79 hầu hết dân chúng bán vàng cho nhà nc đổi thành sổ tk vnđ để chuẩn bị di tản. Nhà em cũng ko ngoại lệ, vàng lá, vàng nhẫn… đem đổi sạch, giữ vài năm thì sổ tk chả còn mấy giá trị sau 2 lần đổi tiền :D
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,689
Động cơ
229,189 Mã lực
Vàng ngoài HN thời đó gom lại chỉ vài trăm ký, cụ Ngao chủ quan nên viết ẩu thôi. :)

Theo Lịch sử ngân hàng ngoại thương VN:
View attachment 7788665
thời đó là năm nào, 1975-1980-1985?, VCB chỉ nắm 1 phần thôi. Số trên báo cũng khớp, bán 40 tấn thu về 500 triệu đô. Ta cũng có tổ chức khai thác vàng mấy chỗ như Bồng Miêu..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top