日照香爐生紫煙 (câu đầu tiên trong bài thơ 望廬山瀑布 của Lý Bạch). Bài thơ này Lý Bạch viết khi đang sống ẩn dật tại núi Lư. Bài thơ này đã miêu tả một cách sinh động khung cảnh hùng vĩ của thác Lộc Sơn, đồng thời phản ánh tình yêu vô hạn của nhà thơ đối với sông núi lớn của quê hương. Câu đầu tiên "Nhật chiếu hương lư sinh tử yên". “Lư hương” dùng để chỉ đỉnh lư hương ở núi Lư. Đỉnh này ở phía Tây Bắc núi Lư, hình chóp nhọn, tròn như lư hương. Do thác, hơi nước bốc lên nghi ngút, dưới ánh mặt trời chói chang, dường như có một lư hương cao ngất ngưởng bốc lên từng đám khói tím.
日照香爐生紫煙
遙看瀑布掛前川
飛流直下三千尺
疑是銀河落九天
江楓漁火對愁眠 (câu thứ hai trong bài thơ 楓橋夜泊 của Trương Kế). Bài thơ này Trương Kế viết sau khi thi trượt, trên đường về nhà ghé qua Tô Châu. Một truyền thuyết khá lãng mạn lưu truyền về bài thơ này: Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ. Thao thức mãi sư cụ không nghĩ được hai câu tiếp, đột nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì hai câu thơ chú tiểu mới nghĩ ra. Chú tiểu cũng không làm tiếp được, sang xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá vì hai câu thơ của chú tiểu cực kỳ phù hợp với hai câu của sư cụ. Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ cũng ngay lúc ấy trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San vọng đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc bằng câu kết "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.."
月落烏啼霜滿天
江楓漁火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船
兒童相見不相識 (câu thơ thứ ba trong bài thơ 回鄉偶書其一 của Hạ Chi Trương). Bài thơ này Hạ Chi Trương viết khi ông từ chức triều đình và trở về quê hương Vĩnh Hưng, Nhạc Châu (nay là Tiêu Sơn, Chiết Giang). Đây là bài thơ tâm tình về chuyến thăm quê sau bao năm xa xứ và ấp ủ nỗi nhớ quê (năm đó Hạ Chi Trương hơn 80 tuổi và xa quê mấy chục năm).
少小離家老大迴
鄉音無改鬢毛摧
兒童相見不相識
笑問客從何處來
對境無心莫問禪 (câu thơ thứ tư trong bài 偈云 của Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Bài thơ diễn tả tâm thái giải thoát của người tu hành. Tâm thái này là kết quả của một quá trình tu tập lâu dài. Đối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao xuyến, không hề khuấy động, tâm như bất động.
居塵樂道且隨緣
饑則飧兮困則眠
家中有宝休尋覓
對境無心莫問禪