07 mẹo ngữ pháp cho người Việt học Tiếng Trung:
Bởi vì Tiếng Việt và Tiếng Trung có sự tương đồng rất lớn, cho nên hoàn toàn có thể sử dụng ngữ pháp Tiếng Việt trong Tiếng Trung với 07 mẹo. Những mẹo này giúp việc học Tiếng Trung từ trình độ HSK1 - HSK4 đơn giản đến 80% (những tình huống thông dụng). Thời gian tiết kiệm được, tập trung tích lũy: từ vựng, từ vựng và từ vựng.
Cấu trúc ngữ pháp số 01: bất kể câu nào Tiếng Trung đều nhấn mạnh yếu tố đầu tiên là thời gian, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A, làm gì, khi nào.
Tiếng Trung: A, khi nào, làm gì.
Ví dụ: Tôi đi làm lúc 7 giờ (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Tôi 7 giờ đi làm (我七点上班).
Và khi muốn nói những câu Tiếng Trung khác, luôn luôn đẩy yếu tố thời gian lên phía trên là đảm bảo không bao giờ sai.
Cấu trúc ngữ pháp số 2: thông thường câu nào của Tiếng Trung đều nhấn mạnh yếu tố địa điểm trước, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A, làm gì, ở đâu.
Tiếng Trung: A, ở đâu, làm gì.
Ví dụ: Tôi ăn cơm ở nhà (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Tôi ở nhà ăn cơm (我在家吃饭).
Và khi muốn nói những câu Tiếng Trung khác, luôn luôn đẩy yếu tố địa điểm lên phía trên là đảm bảo không bao giờ sai.
Cấu trúc ngữ pháp số 3: khi cả thời gian và địa điểm đều xuất hiện, thời gian sẽ đứng trước, địa điểm đứng sau, và hành động đứng sau cùng.
Tiếng Việt: A, làm gì, ở đâu, khi nào.
Tiếng Trung: A, khi nào, ở đâu, làm gì.
Ví dụ: Chúng tôi gặp nhau ở cổng trường lúc 9 giờ (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Chúng tôi, 9 giờ, cổng trường, gặp nhau (我们九点在校门口见面). Nói đúng cấu trúc: A, khi nào, ở đâu, làm gì, người Trung Quốc sẽ hiểu ngay, nói sai cấu trúc là họ ngơ ngác luôn.
Cấu trúc ngữ pháp số 4: đối tượng (người/động vật) gây ra hành động, đối tượng (người/động vật) chịu tác động của hành động, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A làm gì cho B.
Tiếng Trung: A, cho B, làm gì.
Ví dụ: Anh ấy mua trà sữa cho tôi (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Anh ấy, cho tôi, mua trà sữa (他给我买奶茶). Cách nhớ mẹo này sẽ đơn giản hơn, nếu luôn ghi nhớ quy tắc: A 给 B (nghĩa là giữa A và B cứ chèn vào (给) là không bao giờ sai.
Cấu trúc ngữ pháp số 5: đối tượng gây ra hành động, đối tượng cùng gây ra hành động, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A cùng B làm gì.
Tiếng Trung: A, cùng B, làm gì.
Chỉ cần chèn (和) giữa A và B để có A 和 B, sau đó sử dụng hành động.
Nếu có yếu tố thời gian, sẽ là: A 和 B, thời gian, hành động.
Nếu có yếu tố địa điểm, sẽ là: A 和 B, địa điểm, hành động.
Nếu có yếu tố thời gian, địa điểm, hành động, sẽ là: A 和 B, thời gian, địa điểm, hành động.
Cấu trúc ngữ pháp số 6: đối tượng (vật) gây ra tác động, đối tượng (người/động vật) chịu tác động của hành động, tính chất của tác động (tốt/xấu).
Tiếng Việt: A tốt/không tốt cho B.
Tiếng Trung: A, cho B, tốt/không tốt.
Chỉ cần chèn (对) giữa A và B để có A 对 B, sau đó là tính chất của tác động (tốt/xấu).
Ví dụ: Uống nước hoa quả rất tốt cho sức khỏe (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Uống nước hoa quả, 对, sức khỏe, rất tốt (喝果汁对身体很好). Luôn ghi nhớ không được quên chữ (对), đi thi mà thiếu chữ này, bị trừ nhiều điểm.
Cấu trúc ngữ pháp số 7: định ngữ sở hữu (的).
Tiếng Việt: B là của A.
Tiếng Trung: A, của, B (nghĩa là B thuộc về A).
Ví dụ: Ông ấy là thầy giáo Hán ngữ của tôi (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: ông ấy, là, tôi, của (的), Hán ngữ, thầy giáo. Câu Tiếng Trung này: Ông ấy là tôi của Hán ngữ thầy giáo (他是我的汉语老师). Mới nhìn có vẻ rất lộn xộn, nhưng nếu đọc từ cuối lên đầu sẽ thấy rất dễ hiểu: Thầy giáo Hán ngữ của tôi là ông ấy.
Nắm vững 07 mẹo ngữ pháp bên trên, đủ để diễn đạt trôi chảy 80% những tình huống thông dụng trong Tiếng Trung trình độ HSK1 - HSK4. Tất nhiên 20% những tình huống thông dụng (nhưng không nằm trong 7 mẹo trên) và những tình huống không thông dụng, thì vẫn phải học chăm chỉ rồi ạ. Chúc các bác thành công.
Bởi vì Tiếng Việt và Tiếng Trung có sự tương đồng rất lớn, cho nên hoàn toàn có thể sử dụng ngữ pháp Tiếng Việt trong Tiếng Trung với 07 mẹo. Những mẹo này giúp việc học Tiếng Trung từ trình độ HSK1 - HSK4 đơn giản đến 80% (những tình huống thông dụng). Thời gian tiết kiệm được, tập trung tích lũy: từ vựng, từ vựng và từ vựng.
Cấu trúc ngữ pháp số 01: bất kể câu nào Tiếng Trung đều nhấn mạnh yếu tố đầu tiên là thời gian, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A, làm gì, khi nào.
Tiếng Trung: A, khi nào, làm gì.
Ví dụ: Tôi đi làm lúc 7 giờ (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Tôi 7 giờ đi làm (我七点上班).
Và khi muốn nói những câu Tiếng Trung khác, luôn luôn đẩy yếu tố thời gian lên phía trên là đảm bảo không bao giờ sai.
Cấu trúc ngữ pháp số 2: thông thường câu nào của Tiếng Trung đều nhấn mạnh yếu tố địa điểm trước, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A, làm gì, ở đâu.
Tiếng Trung: A, ở đâu, làm gì.
Ví dụ: Tôi ăn cơm ở nhà (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Tôi ở nhà ăn cơm (我在家吃饭).
Và khi muốn nói những câu Tiếng Trung khác, luôn luôn đẩy yếu tố địa điểm lên phía trên là đảm bảo không bao giờ sai.
Cấu trúc ngữ pháp số 3: khi cả thời gian và địa điểm đều xuất hiện, thời gian sẽ đứng trước, địa điểm đứng sau, và hành động đứng sau cùng.
Tiếng Việt: A, làm gì, ở đâu, khi nào.
Tiếng Trung: A, khi nào, ở đâu, làm gì.
Ví dụ: Chúng tôi gặp nhau ở cổng trường lúc 9 giờ (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Chúng tôi, 9 giờ, cổng trường, gặp nhau (我们九点在校门口见面). Nói đúng cấu trúc: A, khi nào, ở đâu, làm gì, người Trung Quốc sẽ hiểu ngay, nói sai cấu trúc là họ ngơ ngác luôn.
Cấu trúc ngữ pháp số 4: đối tượng (người/động vật) gây ra hành động, đối tượng (người/động vật) chịu tác động của hành động, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A làm gì cho B.
Tiếng Trung: A, cho B, làm gì.
Ví dụ: Anh ấy mua trà sữa cho tôi (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Anh ấy, cho tôi, mua trà sữa (他给我买奶茶). Cách nhớ mẹo này sẽ đơn giản hơn, nếu luôn ghi nhớ quy tắc: A 给 B (nghĩa là giữa A và B cứ chèn vào (给) là không bao giờ sai.
Cấu trúc ngữ pháp số 5: đối tượng gây ra hành động, đối tượng cùng gây ra hành động, sau đó mới đến hành động.
Tiếng Việt: A cùng B làm gì.
Tiếng Trung: A, cùng B, làm gì.
Chỉ cần chèn (和) giữa A và B để có A 和 B, sau đó sử dụng hành động.
Nếu có yếu tố thời gian, sẽ là: A 和 B, thời gian, hành động.
Nếu có yếu tố địa điểm, sẽ là: A 和 B, địa điểm, hành động.
Nếu có yếu tố thời gian, địa điểm, hành động, sẽ là: A 和 B, thời gian, địa điểm, hành động.
Cấu trúc ngữ pháp số 6: đối tượng (vật) gây ra tác động, đối tượng (người/động vật) chịu tác động của hành động, tính chất của tác động (tốt/xấu).
Tiếng Việt: A tốt/không tốt cho B.
Tiếng Trung: A, cho B, tốt/không tốt.
Chỉ cần chèn (对) giữa A và B để có A 对 B, sau đó là tính chất của tác động (tốt/xấu).
Ví dụ: Uống nước hoa quả rất tốt cho sức khỏe (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: Uống nước hoa quả, 对, sức khỏe, rất tốt (喝果汁对身体很好). Luôn ghi nhớ không được quên chữ (对), đi thi mà thiếu chữ này, bị trừ nhiều điểm.
Cấu trúc ngữ pháp số 7: định ngữ sở hữu (的).
Tiếng Việt: B là của A.
Tiếng Trung: A, của, B (nghĩa là B thuộc về A).
Ví dụ: Ông ấy là thầy giáo Hán ngữ của tôi (Tiếng Việt), nhưng Tiếng Trung sẽ là: ông ấy, là, tôi, của (的), Hán ngữ, thầy giáo. Câu Tiếng Trung này: Ông ấy là tôi của Hán ngữ thầy giáo (他是我的汉语老师). Mới nhìn có vẻ rất lộn xộn, nhưng nếu đọc từ cuối lên đầu sẽ thấy rất dễ hiểu: Thầy giáo Hán ngữ của tôi là ông ấy.
Nắm vững 07 mẹo ngữ pháp bên trên, đủ để diễn đạt trôi chảy 80% những tình huống thông dụng trong Tiếng Trung trình độ HSK1 - HSK4. Tất nhiên 20% những tình huống thông dụng (nhưng không nằm trong 7 mẹo trên) và những tình huống không thông dụng, thì vẫn phải học chăm chỉ rồi ạ. Chúc các bác thành công.
Chỉnh sửa cuối: