Chuyện đồng âm của Tiếng Trung thì nhiều chuyện vui lắm ạ, phải đi học mới biết được. Ví dụ đơn giản nhất là bài học hỏi họ tên (ngay khi bắt đầu học Tiếng Trung) 你叫什么名字? Cô giáo kể chuyện cười về mấy cái tên, đọc thì giống hệt nhau, nhưng viết lại khác nhau:
Zhōng Huá (钟华) rất hay bị nhầm thành Zhōng Huá (中华).
Lǐ Yuè (李玥) cái tên ít người đặt, rất hay bị nhầm thành Lǐ Yuè (李月) cái tên phổ biến ở Trung Quốc.
Trong giao tiếp tự giới thiệu tên, người Hoa nói chung thường biết ngoài họ ra phần tên (đơn hoặc kép) nếu như có sử dụng chữ đặc biệt ít sử dụng hoặc chữ ghép cho phù hợp ngũ hành bát tự, họ đều giới thiệu qua về cách ghép chữ tên của họ. Không bao giờ có chuyện nhầm tên, trừ phi chỉ được nghe thoáng thấy, tức là không được tham gia cuộc nói chuyện đó.
Một cặp từ đồng âm khác trong Tiếng Trung.
义务 (yìwù) - nghĩa vụ.
异物 (yìwù) - cơ thể của những sinh vật ngoài trái đất (kiểu như người ngoài hành tinh).
Bởi vì đã có sẵn những cụm từ/câu của còm bên trên, cho nên tận dụng được luôn:
权利和义务 (quyền lợi và nghĩa vụ).
基本权利和义务 (quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản).
公民的基本权利和义务 (quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
异物 (yìwù) thì chỉ cần biết là "đồng âm" với 义务 (yìwù) thôi, cũng chả mấy khi sử dụng, nên học cũng được, mà không học cũng được ạ.
Dòng bôi đậm không phải là cơ thể của những sinh vật ngoài trái đất (kiểu như người ngoài hành tinh), đó là chữ Dị Vật, dị vật là gì thì tiếng Việt cũng rất rõ nghĩa.
"Đồng âm" trong Tiếng Trung và cách khắc phục.
"Đồng âm" là một hiện tượng khá phổ biến trong Tiếng Trung, nghĩa là có những từ Tiếng Trung mà pinyin giống nhau 100%, phát âm giống nhau 100%, nhưng mặt chữ viết khác nhau và mang nghĩa khác nhau.
Những từ "đồng âm" này do mặt chữ khác nhau, cho nên khi đọc/viết sẽ không gặp vấn đề, nhưng khi nghe sẽ hay bị nghe nhầm và khi nói sẽ hay bị hiểu lầm. Số lượng những từ "đồng âm" cũng khá nhiều (vài trăm từ), cho nên gây nhiều khó khăn cho người học Tiếng Trung.
Muốn khắc phục khó khăn do "đồng âm" gây ra, người học không nên học các từ "đồng âm" một cách đơn lẻ, mà nên tìm cách học từ "đồng âm" đó trong một cụm từ/trong một câu. Với một chút kinh nghiệm của mình, cháu sẽ viết ra dần những cặp "đồng âm" và cách khắc phục.
Cặp "đồng âm" có thể coi là tiêu biểu trong Tiếng Trung, đó là:
权利 (quánlì) - quyền lợi.
权力 (quánlì) - quyền lực.
全力 (quánlì) - toàn lực.
Do 3 từ bên trên có pinyin giống hệt nhau, cách đọc giống hệt nhau, cho nên nếu học các từ đó một cách đơn lẻ, sau này nghe/nói sẽ hay bị lúng túng. Vì vậy ngay từ khi bắt đầu học, nên học trong các cụm từ/trong câu. Ví dụ với 权利 (quánlì) - quyền lợi:
权利和义务 (quyền lợi và nghĩa vụ).
Nếu cảm thấy muốn mở rộng hơn, có thể học thêm:
基本权利和义务 (quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản).
Nếu muốn có một câu hoàn chỉnh, có thể thêm:
公民的基本权利和义务 (quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
Tiếp tục thực hiện cách học tương tự như vậy với 权力 (quánlì) - quyền lực, 全力 (quánlì) - toàn lực.
Vấn đề từ đồng âm trong tiếng Trung cũng không phải là khó, nhưng nó không lý giải như mợ trẻ viết, những người học cơ bản và đủ thâm niêm sẽ tự phát hiện ra các trường hợp đồng âm, việc có phát hiện ra hay không nằm ở tư duy của người sử dụng tiếng Trung, vốn từ vựng và khả năng sử dụng từ ngữ. Một cách đơn giản nhất là tiếng Trung đa số khá dễ dàng để luận sang âm Hán Việt, với khả năng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ tốt, sẽ nhận diện ra được từ đồng âm trong tiếng Trung. Ngoài ra dựa vào bản chất của từ và kết cấu của câu sẽ phân biệt được tình huống đồng âm và hiểu được chính xác đó là từ nào.
Sơ lược về ví dụ của từ phiên âm "quán lì":
Nếu là quyền lợi, nó sẽ tương xứng với nội dung đằng trước của nó, như: Việc ban hành Luật pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi người, cả cụm chính đáng của mỗi người thông thường nó chỉ là quyền lợi, chứ không bao giờ chỉ quyền lực, vì quyền lực nó không phải là thứ được phân chia đều cho mỗi người.
Nếu là quyền lực, nó cũng phải tương xứng với nội dung trước và sau nó trong câu, như: Việc sử dụng quyền lực đúng mức sẻ đảm bảo luật pháp được thực thi đầy đủ, động từ trước nó và cụm bổ ngữ kết quả sau nó sẽ cho thấy chỉ có là từ quyền lực chứ không thể là từ quyền lợi, càng không thể là từ toàn lực.
Nếu là toàn lực, trong kết cấu ngữ pháp của câu tiếng Trung, từ toàn lực rất hay xuất hiện với chữ Dĩ, tức là dùng toàn lực để làm một việc gì đó, sau nó luôn là một cụm động từ kèm tân ngữ.
Góp ý với mợ trẻ:
Mợ trẻ nếu viết chia sẻ kinh nghiệm nên viết cụ thể, không nên chỉ đặt ra vấn đề và hẹn giải thích sau, như thế không phải là chia sẻ kinh nghiệm.
Mợ trẻ nếu định post cái gì thì nên tra từ điển cho chính xác rồi hẵng post, đưa thông tin kiến thức mà sai sót thì không nên.