[Funland] Từ điển từ phiên âm tiếng Việt

Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Theo nhà cháu những trường hợp như thế này cụ cứ đưa cả hai, một cát để trong ngoặc ạ, vì có những người ở miền Bắc vẫn gọi là "rác"; từ "rag" đọc lên nghe giống "rác" hơn là "ráp". Còn nếu cụ cứ theo văn bản mà định thì cụ chỉ nên đưa từ "ráp" vào thôi ạ.
Em biết thế nào Cụ cũng đồng ý nên em đưa vào cả 2 khả năng như thế rồi :))

Em thêm hai từ này các cụ chém nhé
Vần B
Báp têm, báp tem (lễ thánh) : baptême (F)
Vần C
Calo : Calorie (F)
2 từ này chuẩn rồi Lão ơi - Lão soi giỏi thật đấy thế quái nào mà em lại thiếu từ "Ca lo" :-o trong thời gian cóp bết để dồn bài về 3 trang đầu tiên. Từ "Ca lo" em đã up lên từ những ngày đầu mở thớt ở post #38 ngày 26/09/2013 lúc 00.21 :-??

Có cụ Ác si mét, vậy còn các cụ Ga li lê (Galilei), Ban dắc (Balzac), Tôn xtôi (Tôn-xtôi - Tolstoi) ... thế nào các cụ mợ?
Ác si mét này đại diện cho định luật Ác si mét vì nó áp dụng số đông diện rộng phổ thông Cụ àh - giống hôm trước Cụ 4banhxequay nhắc từ "Niu tơn" đại diện cho đơn vị đo cường độ lực trong vật lý.
Những nhân vật điển hình khác thì có lẽ chưa nên nhặt - nếu không thì chép không xuể Cụ ạ...Các Mác, Ăng Ghen, Lê Ô Na Đờ Vanh Xi, Giô Han Sê Bắc Tiên Bắc...một lô xích xông nữa X_X
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,642 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Có cụ Ác si mét, vậy còn các cụ Ga li lê (Galilei), Ban dắc (Balzac), Tôn xtôi (Tôn-xtôi - Tolstoi) ... thế nào các cụ mợ?

- Cụ Mét này cháu nghĩ như cụ Niu Tơn, đưa vào với nghĩa là lực đẩy, đơn vị đo lực thì cụ Hán duyệt ngay.

- Như bảng tuần hoàn hoá học Men-đê-lê-ép = Mendeleev chắc là cụ Hán đồng ý.

- Cháu thiếu Vitamin T nên hay nghĩ về nó, cụ cho cháu cái đồng Yên = Yen vào cho đủ bộ.

- Hoa Tuy-líp = Tulip nổi tiếng của xứ Hoà Lan, hay còn gọi là Uất kim cương (?)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Sáng chủ nhật, em nhờ các Cụ thẩm định những từ sau nhé. Em nói thế vì em chưa tra được chuẩn từ gốc đâu :-?? :-?

- Rơ /giơ (bánh răng bị giơ, mâm điện bát côn bị rơ, ốc vít bị rơ) ~ Jeu (F)

Bánh đà bị rơ


- Đúc, nhôm đúc, gang đúc, thép đúc sẵn, khuôn đúc ~ Ductile (F)


- Pha lê (thủy tinh cao cấp, trong vắt) ~ Palee (F)

In tráng ảnh lên pha lê cao cấp ~ Palee (F)
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
Đúc, nhôm đúc, gang đúc, thép đúc sẵn, khuôn đúc ~ Ductile (F)
Nhà cháu đảm bảo với cụ nước ta đã có những xưởng đúc tiền (Tràng tiền) từ thủa Phú lãng sa chưa sang ta ạ.
 

koala_benho

Xe tăng
Biển số
OF-87917
Ngày cấp bằng
9/3/11
Số km
1,531
Động cơ
419,586 Mã lực
Nơi ở
cây Bạch Dương lộng gió
hôm qua cháu nghe thấy từ " Nước Suýt" là cái nước luộc thịt ạ. nhưng không biết có phải xuất phát từ sweet không nữa
 

siêu tốc

Xe máy
Biển số
OF-294079
Ngày cấp bằng
27/9/13
Số km
78
Động cơ
314,980 Mã lực
em đánh dấu trang này rồi, cần coi lại xem,em thấy 1 số từ là tên riêng thì không có phiên bản + 1 số từ là tên nhà bác học tìm ra, nên viết tắt thì giống nhau nhưng đọc lại khác mà
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
- Như bảng tuần hoàn hoá học Men-đê-lê-ép = Mendeleev chắc là cụ Hán đồng ý.
- Cháu thiếu Vitamin T nên hay nghĩ về nó, cụ cho cháu cái đồng Yên = Yen vào cho đủ bộ.
- Hoa Tuy-líp = Tulip nổi tiếng của xứ Hoà Lan, hay còn gọi là Uất kim cương (?)
Hoa tu líp có ở vần (T) rồi Cụ ạ :)
Đồng Yên & ngài Men Đê Lê Ép thì em chịu cứng luôn :))

Nhà cháu đảm bảo với cụ nước ta đã có những xưởng đúc tiền (Tràng tiền) từ thủa Phú lãng sa chưa sang ta ạ.
Theo Cụ trước khi Pháp sang VN, nước mình đã có hố ga chưa :-? - em hỏi nghiêm túc đấy :-B


Cụ Sodiachinh ở post #1521 ngày 09/10/2013 lúc 00.53 có giải thích như thế này nhưng em chưa thấy tâm phục khẩu phục :-? :-?
[hố-ga] là từ tiếng Việt nói theo thói quen thôi ạ.
Đại khái là với người Việt thì cái khí gì mà cháy được đều gọi là ga Trong các loại [hố-ga] thì thành phần khí cháy được là methane (khác với ga để đun nấu là propane). Thành ra nếu nói [ga] được Việt hóa từ [gas] thì đúng. Nhưng nếu hiểu là [hố-ga] được Việt hóa từ một từ gốc Pháp thì lại sai.
Hôm nay tra từ điển Pháp em đọc được như thế này :-B (Phần em đóng khung lại màu này)


Vậy em hồ đồ kết luận "Hố ga ~ Regard (F)" \:D/
Nếu đúng các Cụ rót rượu xuống cống cho em đê :)) nếu sai thì các Cụ chém cho vỡ ra X_X
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
Theo Cụ trước khi Pháp sang VN, nước mình đã có hố ga chưa :-? - em hỏi nghiêm túc đấy :-B
Phát minh này hay đấy cụ Xe ạ. Đúng là chưa có! Nhưng có lẽ nó không phải là Regard đâu cụ ạ, mà là Gare - "nhà ga" thu nước
 
Chỉnh sửa cuối:

Ivanka

Xe máy
Biển số
OF-296515
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
98
Động cơ
312,480 Mã lực
heeee, vụ này hay ghê nhưng đọc hơi bị tóe mắt ạ.
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
Cái này, tưởng chả liên quan, nhưnmg nhà cháu đọc cũng thấy đáng đọc khi bàn về sự giao thoa giữa các ngôn ngữ:

http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/cac-tu-muon-goc-han-hay-bi-lan-lon-vi-sao/144841.bld
Các từ mượn gốc hán hay bị lẫn lộn, vì sao?

(LĐCT) - Số 43 - Chủ nhật 27/10/2013 14:57


Vốn từ tiếng ta hiện có vào khoảng trên dưới 60% yếu tố gốc Hán. Có tác giả cho rằng con số đó có lẽ còn cao hơn thế. Do quá đông về số lượng, lại cùng sống trà trộn bên nhau, nên các yếu tố ấy rất hay bị lẫn lộn hoặc là với nhau, hoặc là với các yếu tố thuần Việt. Thực tế đó khiến người dùng tiếng Việt ít từng trải dễ mắc lỗi. Dăm dẫn liệu dưới đây là các minh chứng cụ thể.
1. Người Việt mượn của tiếng Hán hai chữ CỨU. Trong đó, chữ thứ nhất có nghĩa là “giúp” (cứu vớt, cứu giúp, cứu nạn, cứu đói, cứu hộ, cứu trợ, cứu tế, v.v.); còn chữ thứ hai có nghĩa là “cuối cùng”. Do chỉ xuất hiện hạn hẹp trong một kết hợp duy nhất là cứu cánh. Nghĩa đích thực của nó là “mục đích cuối cùng”, bởi trong tiếng Hán, chữ cánh có nghĩa là “mục đích”.

2. Tương tự, vốn từ tiếng ta hiện có hai chữ TRỮ, và cả hai đều mượn của Hán ngữ. Chữ TRỮ thứ nhất hay dùng với nghĩa “chứa”. Chữ này có thể bắt gặp trong hàng loạt kết hợp, như tích trữ, tàng trữ, tồn trữ, dự trữ, trữ kim, trữ lượng, v.v.. Trong tất cả các kết hợp nêu trên, TRỮ đều được dùng với nghĩa vừa nhắc. Do chữ thứ hai (tức TRỮ2) chỉ được dùng với nghĩa là “bày tỏ”, và chỉ gặp trong một kết hợp độc nhất là trữ tình. Vì bị TRỮ1 lấn át (nhờ được dùng rộng rãi hơn), nên trữ tình hay bị người Việt (thậm chí cả vài vị GS, như GS Nguyễn Lân, chẳng hạn) hiểu chệch là “chứa đựng tình cảm”, trong khi nghĩa đích thực của nó là “bày tỏ tình cảm”.

3. Đọc câu thơ nổi tiếng “Gác mái ngư ông về viễn phố” của Bà huyện Thanh Quan, phần đông chúng ta đều không khỏi bối rối tự hỏi: Chẳng rõ động cơ nào đã thôi thúc ông lão đánh cá tả trong bài, sau một ngày dài vật lộn với các luồng cá, lại chậm rãi lê bước về một con phố xa xôi vào lúc chiều tà, thay vì đi về nhà nghỉ ngơi khi đã gác mái chèo lên mạn. Họ đâu biết cái địa điểm được nữ sĩ gọi là “viễn phố” kia thực ra chỉ là một bến sông nào đó ở chốn khuất xa.

4. Như mọi người đều biết, chữ YẾU gốc Hán (hay dùng trong các kết hợp trích yếu, hiểm yếu, trọng yếu, yếu nhân,…) vốn đồng âm với YẾU thuần Việt (vốn có nghĩa là “thể lực kém sung mãn”). Do bị YẾU thuần Việt có khả năng kết hợp rộng rãi hơn nhiều lấn át, nên yếu điểm (tức “điểm hệ trọng”) hay bị hiểu chệch thành “điểm yếu kém”.

5. THAM QUAN trong Hán ngữ vốn dùng để chỉ hành động “[Tìm tới tận nơi để] được tận mắt ngắm nhìn một địa danh/một cảnh vật nào đó nhằm mở rộng vốn hiểu biết/học hỏi kinh nghiệm”. Ấy thế nhưng vẫn có không ít người Việt lại chả thích thế, mà thích hiểu là “Đến viếng thăm nơi nào để xem xét/thưởng ngoạn”.

Đó là lý do khiến họ đã “mạnh dạn” đổi yếu tố đầu trong kết hợp trên thành THĂM, do thấy chữ THĂM thuần Việt có tần suất sử dụng cao hơn và nghe “dễ hiểu” hơn gấp bội.

6. CHÚNG CƯ trong tiếng Hán vốn dùng để chỉ các “công trình kiến trúc cao tầng được thiết kế thành nhiều căn hộ khép kín và riêng biệt dùng làm nơi sinh sống”. Do người Việt chẳng phải ai cũng thạo tiếng Hán, nên cảm thấy yếu tố thứ nhất trong kết hợp trên nghe quá đỗi “lạ tai”, nên đã đổi CHÚNG thành CHUNG cho “thuận tai” và cũng “thuận lý” hơn. Nhất là khi thấy có nhiều hộ cùng chung sống bên nhau trong thứ công trình kiến trúc kiểu vừa nhắc.

7. Tiếng Việt mượn của Hán ngữ từ THỐNG KẾ, một từ hay dùng để chỉ hành động “tính gộp cả” (như học giả Thiều Chửu từng giảng). Khi đi vào tiếng ta, yếu tố thứ hai (KẾ) trong kết hợp trên khiến lỗ tai của nhiều người Việt cảm thấy “nghịch nhĩ”. Trong khi đó tiếng ta đang sẵn có từ KÊ vẫn hay được dùng với nghĩa “Ghi ra theo thứ tự từng thứ, từng món cho đỡ bị quên/để báo cho ai đó biết”. Đó chính là lý do khiến kết hợp THỐNG KẾ “trái tai” bị đổi thành THỐNG KÊ nghe vừa “thuận tai”, vừa “dễ hiểu” hơn.

Từ những gì vừa trình bày, chúng ta có thể rút ra một bài học nhỏ: Dù thạo tiếng Hán đến đâu chăng nữa, chúng ta cũng khoan hẵng tự tin vội, bởi lẽ cái giữ vai trò tối hậu quyết định trong ngôn từ lại là khả năng kết hợp rộng hay hẹp và thế thượng phong của các yếu tố hợp thành trong thực tế sử dụng.
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Phát minh này hay đấy cụ Xe ạ. Đúng là chưa có! Nhưng có lẽ nó không phải là Regard đâu cụ ạ, mà là Gare - "nhà ga" thu nước
Chắc là ảnh em up lên mờ nên Cụ không đọc được cái đoạn em đóng khung màu đỏ rồi. Vì thế em copy lên đây để Cụ đọc & các Cụ khác chém nhé :-B

Regard, se dit aussi De l’endroit fait pour visiter un aqueduct, et pour distibuer les jets d’eau, ou pour voir s’il n’y a rien à refaire aux tuyaux. Regard d’eau. Regard de fontain. D’espace en espace, il y a des regard
Từ điển "Dictionanire de L'Académie francaise" không lẽ lại sai :-?
Về lô gíc (logique) thì hố ga có trước, nhà ga có sau Cụ nhé - em cứ hồ đồ chém như thế :-B.
Từ lúc Pháp chưa làm được đường xe lửa ở VN thì đã có hố ga rồi vì khi Pháp sang xây nhà, làm đường không thể nào bỏ qua chi tiết kỹ thuật này được \:D/
Đường sắt VN được khởi công xây dựng năm 1881 dài 13km từ Thủ Thiêm tới Chợ Lớn nhưng mãi tới ngày 20/07/1885 mới chạy được chuyến tầu đầu tiên trong khi:
- Thảo cầm viên SG xây từ năm 1864 là nơi hiện nay vẫn còn tượng ông Louis Pierre là giám đốc đầu tiên của Thảo cầm viên
- Cung văn hóa Lao Động xây từ năm 1866 với tên gọi cũ là Cèrcle Spertif Saigonnais
- Trường Lê Quý Đôn do Pháp xây ở SG từ năm 1874
- Khách sạn Continental được xây từ năm 1880

Nếu google thì chắc còn tìm được nhiều minh chứng nữa có thể phỏng đoán là người VN mình phải biết hố ga trước nhà ga

Còn vì sao gọi mỗi chữ "Ga" thôi thì em đoán cũng như nhiều từ khác, ngôn ngữ Việt mượn ngắn chỉ có một âm trong từ. Ví dụ:
- Ghi (bẻ ghi) ~ Aiguilleur (Cụ Minhchi233 gợi ý)
- Săm (săm xe đạp) ~ Chambre à air (Cụ BG25 & Cụ Gà Tây)
- Líp (líp xe đạp) ~ Roue libre (Cụ Gà Tây)
- Bo / Boa (tiền thưởng) ~ Pourboire
- Xi (xi đánh giày) ~ Cirage (Cụ Cattiensa)
- Đề (khởi động động cơ) ~ Démarreur (Cụ Sodiachinh)
- Lon (lon sĩ quan, lon cấp tá, tướng) ~ Gallon (Cụ 4banhxequay)
- Rô (rô cơ bích nhép) ~ Carreau (Cụ Thích Là Bụp)
- Vân..vân...và..vân...vân nữa :D

Các Cụ chém em đê :))
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
#2114 OK cụ! Cụ đã lôi cả Tự vị hàn lâm ra thì nhà cháu chịu rồi!

Từ này trong tiếng Pháp thì nhà cháu chưa học đến, nhưng Regard mà tiếng Anh thì nghĩa nó lại khác xa như thế nên nhà cháu lẫn đấy ạ.
 

Catmatpat

Xe điện
Biển số
OF-87115
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
3,328
Động cơ
440,721 Mã lực
Nơi ở
Hầm Rượu
Từ hố ga đang đau đầu phết nhỉ. Tạm thời em thấy có từ augias này là khả dĩ nhất, và liên quan đên câu chuyện thoát nước của Paris. Em treo tạm hình đây, tối nay về em giải thích thêm, để các cụ các mợ sẽ cùng chém xem có chính xác không nhé. Em sẽ giải thích rõ xuất xứ của từ augias này



 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Từ hố ga đang đau đầu phết nhỉ. Tạm thời em thấy có từ augias này là khả dĩ nhất, và liên quan đên câu chuyện thoát nước của Paris. Em treo tạm hình đây, tối nay về em giải thích thêm, để các cụ các mợ sẽ cùng chém xem có chính xác không nhé. Em sẽ giải thích rõ xuất xứ của từ augias này
Hay quá, có chuyên gia thông tắc bể phốt nạo vét hố ga vào đây rồi - nghe chừng có manh mối mới =D> =D> =D>
Thật sự trước Cụ Sodiachinh đã giải thích như vậy em cũng thấy xuôi - nhưng sau đó Cụ Thích Là Bụp lại cho từ "Xí / nhà xí ~ Chier (F)" thì em lại nổi nghi ngờ & tin là "Hố ga" phải là gốc ngoại :-B:-?

Nhân tiện Cát Tiên Sinh xem giúp em mấy từ ở post #2105 với [-O<
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,642 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Hay quá, có chuyên gia thông tắc bể phốt nạo vét hố ga vào đây rồi - nghe chừng có manh mối mới =D> =D> =D>
<
Hố ga các Cụ bàn lâu thế.

Cháu thích giường chiếu nên lần trước đã bàn về cái Ga = Drap trong Chăn ga gối đệm mà chưa thấy Cụ Hán ý kiến ý cò gì.
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,642 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Lần trước vì em nghi ngờ từ "Ga" nên mới đi tìm lời giải đáp -> nhưng khi Cụ nói là "Ga ~ Drap" thì từ này đã được liệt kê trong vần (Đ) trước rồi mà :-??

h

Cụ bỏ vào Đờ-ráp còn cháu cứ đi tìm cái Ga, lại đúng từ của Cát tiên sinh nữa chứ, nhưng thôi biết là tổ kiến lửa rồi nhưng nhà cháu cứ chọc:))

Cụ mà tra Gúc từ khóa là Ga trải giường thì nó ra rất nhiều Ga và Drap nhưng nếu từ khóa là Đờ-ráp trải giường thì hơi hiếm đấy. Tra từ điển thì tiếng Pháp có Drap mà như vậy thì đọc là Ga mới đúng vì R (rờ) phải đọc là G(gờ), còn trong từ Drap thì chỉ phát âm đến "a" thôi còn muốn là "áp" thì sau p phải có e, lúc đó Drape thì lại là cái màn / rèm che.

Vậy theo cháu từ này nên đặt vào vần G mới đúng, Cụ Cát bật cháu đê=))
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Cụ bỏ vào Đờ-ráp còn cháu cứ đi tìm cái Ga, lại đúng từ của Cát tiên sinh nữa chứ, nhưng thôi biết là tổ kiến lửa rồi nhưng nhà cháu cứ chọc:))
Cụ mà tra Gúc từ khóa là Ga trải giường thì nó ra rất nhiều Ga và Drap nhưng nếu từ khóa là Đờ-ráp trải giường thì hơi hiếm đấy. Tra từ điển thì tiếng Pháp có Drap mà như vậy thì đọc là Ga mới đúng vì R (rờ) phải đọc là G(gờ), còn trong từ Drap thì chỉ phát âm đến "a" thôi còn muốn là "áp" thì sau p phải có e, lúc đó Drape thì lại là cái màn / rèm che.
Vậy theo cháu từ này nên đặt vào vần G mới đúng, Cụ Cát bật cháu đê=))
Cụ chuẩn rồi, em vừa tra lại thì kết quả của "Ga" những 3,000,000 gấp hơn 7 lần kết quả của "Đờ ráp" ^:)^^:)^
Em sửa lại luôn :)
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Từ hố ga đang đau đầu phết nhỉ. Tạm thời em thấy có từ augias này là khả dĩ nhất, và liên quan đên câu chuyện thoát nước của Paris. Em treo tạm hình đây, tối nay về em giải thích thêm, để các cụ các mợ sẽ cùng chém xem có chính xác không nhé. Em sẽ giải thích rõ xuất xứ của từ augias này
Chưa thấy Cát Tiên Sinh quay lại nhưng em cứ treo tạm cái hình này vào đây để bổ sung thêm rõ nét về "Hố ga" đã nhé :D

Chi tiết bên trong hố ga ~ Regard interieur
Link đây http://stelmaweb.free.fr/vrd/vrd.htm
Ảnh trên minh họa rõ đường nước thải sinh hoạt, nước từ wc bể phốt & nước từ khu khác :-B
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,642 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Cháu lại tiếp tục tạo công ăn việc làm cho Cụ Hán đây.

- Volphatox nhà cháu chỉ đề xuất mà không tìm được từ gốc, Cụ Đường bộ mới là người khai quật được đấy ạ.

- Vần B hôm trước cháu hì hục mãi được hai từ khá hay là Banh ta lông và Ba bớp mà nay không thấy đâu. Thôi cháu sẽ nộp án phí nhưng cho nhà cháu nợ tới mùa quýt năm tới ạ.

- Tiện cháu soi vần B thấy Boulon thì từ này thuần Pháp ạ, Boulon & Écrou tương đương tiếng Anh là Bolt & Nut cơ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top