- Biển số
- OF-204959
- Ngày cấp bằng
- 6/8/13
- Số km
- 4,767
- Động cơ
- 359,986 Mã lực
Cũng như có cụ đã nói về từ Bắc Kinh, vậy từ Khơ me có lẽ cũng có trước khi Pháp sang ta các cụ mợ nhỉ?Khơ me (dân tộc) - Khme (F) - Khmer (E) -
Cũng như có cụ đã nói về từ Bắc Kinh, vậy từ Khơ me có lẽ cũng có trước khi Pháp sang ta các cụ mợ nhỉ?Khơ me (dân tộc) - Khme (F) - Khmer (E) -
Em đắn đo không dám thực hiện Cụ ạ - với tiêu chí thớt đơn giản "Nói một đằng viết một nẻo" thì mình tuy không phải là nghiên cứu về ngôn ngữ nhưng ít nhiều cũng khảo cứu & chứng minh được qua các tài liệu hoặc văn bản viết để khẳng định đúng.Cụ cứ đưa vào dị bản, ví dụ lấy âm xếp hàng đầu tiên, chẳng hạn như WTO thì cụ lấy Đắp ... làm từ đầu, sau đó chua vào trong ngoặc các phương án khác, hoặc cụ lấy W làm chữ để xếp thứ tự ạ.
Những cái này thì nên đưa sang thớt mới "Nhại tiếng nước ngoài" cụ ạ, vì nó thuộc về một bản chất khác mà không phải là dị bản ạ.Trường hợp "Nói & dị bản" thì em sợ sẽ nhận được vô số những câu từ kiểu:
- Moa đau mông toa xoa, nông...mông moa, moa xoa (em đau mông anh xoa, không mông em, em xoa)
- Mông pe rờ ma me (cha em sờ mẹ em)
- Sông xơ mít sang quăng
Păng túp viết là pantoufle cụ nhéHình như từ (Đá) coóc nhe (corner) và từ phạt sít mét (six mettres) trong bóng đá của nhà cháu chưa được cụ Xe cho ý kiến?
***
Nhà cháu vừa chợt nhớ ra trước vẫn nghe nói đến loại giày Păng túp. Có cụ mợ nào nhớ tiếng Tây nó như thế nào không ạ? Có phải là Pantub không ạ?
Vần A
Anh điêng (Thổ dân da đỏ) - Infirmièr (F) - Do Cụ Đường Bộ đề xuất.
Anh phiếc mê (y tá) - Iinfie (F) - Do Cụ Đường Bộ đề xuất.
Cụ phát hiện hay quá!Cháu bắt báo cụ Hán nhé, cụ bị cái gì đổ vào bụng đây?
Cáo lỗi các Cụ, tối nay nhà em có khách - 1 Cụ trong chi hội Ford sang đây công tác nên ghé nhà em chơi, nhậu nhẹt bê tha mãi giờ mới online đượcHình như từ (Đá) coóc nhe (corner) và từ phạt sít mét (six mettres) trong bóng đá của nhà cháu chưa được cụ Xe cho ý kiến?
Nhà cháu vừa chợt nhớ ra trước vẫn nghe nói đến loại giày Păng túp. Có cụ mợ nào nhớ tiếng Tây nó như thế nào không ạ? Có phải là Pantub không ạ?
Em xin lỗi Cụ nhé – Từ "Anh điêng ~ Indien" do Cụ BG25 gợi ý ở post #1160 ngày 05/10/2013 lúc 11.21 – thảo nào Cụ soi kinh quáCháu bắt báo cụ Hán nhé, cụ bị cái gì đổ vào bụng đây?
Sau khi lội 207 pages em xin trả lời Cụ như sau:Ở vần C nhà cháu nhớ trong đá bóng có cú đá phạt góc coóc nhe (corner thì phải ạ). Còn trong vần S thì trưpcs có khái niệm phạt sít mét (six mettres) mà bây giờ không áp dụng vì quá gần ạ.
Chuẩn phạt đền trong bóng đá mini “Xít mét ~ Six metres” dựa theo tiêu chuẩn do FIFA áp dụng trên toàn thế giới & ở VN được văn bản hóa thành luật được nguyên Bộ trưởng – Chủ nhiêm ủy ban TDTT nhà nước ông Hà Quang Dự ký để áp dụng ở VN có đoạn viết như sau:Bộ môn tennis và bóng bàn cũng có nhiều từ: Roa (đoa), Ve, sờ mát, vô lê
Bóng đá còn có: Coọc ne (phạt góc), Lăng (ném biên), Sút (có lẽ là shot)
Cà rèm (kem) - Crème (F) - Ice cream (E) -
Mặc dù Kpупой (cụ viết sai chữ p (r) thành chữ k) đúng là tham lam kieo kiệt, nhưng nhà cháu cho rằng từ Ki bo không có nguồn gốc từ từ ấy đâu ạ.Ki bo (keo kiệt, bủn xỉn) - Kкупой (R) - Do Cụ Giao Thông đề xuất. Cụ Thích Là Bụp chỉnh sửa.
Phải chăng từ Kích (theo nghĩa kích chuột) cũng có nguồn là từ Kick ạ?Kích (nhấp phím chuột) - Click (E) - Do Cụ Volume đề xuất.
Post #346 ngày 27/09/2013 lúc 14.12Bọn Anh nó vay mượn ở mình đấy cụ ạ, từ gốc của mình là "cắt xén", về sau nó chỉ gọi là "cut" thôi. Từ này được vay mượn khi phở của mình nổi tiếng ở nước ngoài, bọn Tây đi học cách nấu phở mới hỏi làm thế nào để chế biến thịt thì được học cái từ mới này.
Post #347 ngày 27/09/2013 lúc 14.18Nhân thấy các cụ đang có thảo luận về từ [cắt] trong Tiếng Việt có phải là phiên âm của từ [cut].
Nhà cháu xin có ý kiến phân tích như thế này :
Từ ngữ thì luôn được sử dụng trong văn nói hoặc văn viết, muốn tìm hiểu về thời điểm ra đời của từ [cắt] trong Tiếng Việt thì chỉ cần tìm hiểu văn bản viết nào, có lịch sử thật xa xưa là ra ngay thôi.
Và có thể thấy ngay từ [cắt] đã được sử dụng để dịch ra nghĩa nôm của bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn năm 1284.
Đoạn văn dịch nôm có từ [cắt] như sau :
" ... Dư thường Lâm xan vong thực, Trung dạ phủ chẩm, Thế tứ giao di, Tâm phúc như đảo ..." [Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa]
Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] ra đời năm 1284 và sau đó được dịch nôm để tất cả quân sỹ cùng hiểu, nghĩa là rất rất lâu trước khi từ [cut] trong tiếng nước ngoài du nhập vào Việt Nam.
Như vậy từ [cắt] trong Tiếng Việt với từ [cut] trong ngoại ngữ, hoàn toàn chỉ là một sự trùng hợp tình cờ.
Post #2067 ngày 25/10/2013Em đồng ý với cụ. Từ Cắt đất phong Vương có từ lâu òi. Tiếng Khựa nó là từ này: Gồm bộ Thủ và bộ Đao: 切
Căn cứ vào phần biện hộ của Quan Biện Lý Giao Thông ở post #227 ngày 26/09/2013Cắt eim cho là thuần Việt ạ.
Cuối tuần hết việc, nhà cháu làm thêm mấy từ để các Cụ chém nhé:
- Cắt từ Cut mà ra?
Thôi cháu lượn đây cho nước nó trong.
Căn cứ vào phần biện hộ của Quan Biện Lý Giao Thông ở post #227 ngày 26/09/2013
Căn cứ vào phần trích lục của Thượng Thư Đại Học Sĩ Sodiachinh ở post #346 ngày 27/09/2013 lúc 14.12
Căn cứ vào phần lập luận của Đại Hòa Thượng Thích Là Bụp ở post #347 ngày 27/09/2013 lúc 14.18
Căn cứ vào lời chứng của Học Giả Minhchi233 ở post Post #2067 ngày 25/10/2013
Nay bản tòa tuyên y án từ “Cắt” là từ thuần Việt & bác đơn của nguyên đơn BG25 ở post #2066 ngày 25/10/2013 lúc 18.02 :-| ...ồ ồ ồ ồ ồ uề uề uề uề uề ]