[Funland] Từ điển từ phiên âm tiếng Việt

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Phiên âm kiểu báo Nhân dân thì tha hồ có nhiều từ mới các cụ nhá...

 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Vần Z
Zic zắc – Zigzag (Từ này do Cụ BG25 gợi ý)
Zic lơ – (Gicleur) (Từ này Cụ BG25 gợi ý & Cụ Thích Là Bụp chỉnh lại chuẩn)
Zê rô – Zero
Em nghĩ tiếng Việt không có Z. Nếu để âm viết, có thể cho vào D (như Dê rô, Dích lơ). Nếu để âm đọc, nên bỏ đi vì thật ra đây thuần túy là phiên âm, chẳng có tý Việt hóa nào (có khá nhiều từ loại này vì càng ngày dân mình càng hay dùng từ nguyên thể, nhất là trong kỹ thuật công nghệ).
 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
À mà chợt nhớ ngày xưa ông bà nội ngoại hay dùng phiên âm kiểu Tàu để gọi tên một số quốc gia, nghe như truyện chưởng vậy, em liệt kê tí nhé


Wales - Uy nhĩ sĩ
Iceland - ái nhĩ lan
Scotland - tô cách lan
Great britain - đại bất liệt điền

Luxemburg- lục xâm bảo
Afghanistan - A Phú Hãn
Pakistan - Ba Cơ Tư Thản
Tibet - Tây Tạng
Israel - Dĩ Sắc Liệt
Netherland, Dutch - Hà Lan.

Pologne (Poland) - Ba Lan
Ottoman - Ngạc Đồ Mạn
Byzantine - Bái Chiêm Đình
New Zealand - Tân Tây Lan
Australia - Úc Đại Lợi Á

Norway - Na Uy
Finland - Phần (Phân) Lan
Ireland - Ái Nhi Lan
Scotland - Tô Cách Lan
Brazil - Ba Tây

Argentina - A Căn Đình.
Soviet Union - Tô Liên về sau là Xô Liên và cuối cùng là Liên Xô (và gọi cho tới tận bi giờ)
Monaco - Ma Nạp Ca
Singapore - Tinh Giá Pha
Philippines - Phi Luật Tân
Malaysia - Mã Lai Tây Á

Hong Kong - Hương Cảng
Ma Cau - Áo Môn
Brunei - Văn Lai
Switzerland - Thụy Sĩ
Chile - Trí Lợi
Romania - La Mã Ni Á

Bulgaria - Bảo Gia Lợi Á
Vatican - Phạm Đế Cương
Belarus - Bạch Nga La Tư
Sweden - Thụy Điển
Iceland - Băng Đảo
Malta - Mã Nhi Tha
Slovenia - Tư Lạc Văn Ni Á

Macedonia - Mã Kì Đốn
Croatia - Khắc La Địa Á
Lithuania - Lập Đào Uyển
Albania - Á Nhĩ Ba Ni Á
Czech - Tiệp Khắc

Hungary - Hung Nha Lợi
Serbia - Tắc Nhĩ Duy Á
Denmark - Đan Mạch
Belgium - Bỉ Lợi Thời
Slovakia - Tư Lạc Phạt Khắc

Greece (Hellen) - Hi Lạp
Isle of Man - Mạn Đảo
Moldova - Ma Nhĩ Đa Ngõa
Estonia - Ái Sa Ni Á

Palestine - Ba Lặc Tư Thản
Rossiya - La Tư Nga - Ngố
Prussia - Phổ Lỗ Tây
Italia - Ý Đại Lợi
Austria - Áo Địa Lợi
Belgique - Bỉ Lợi Thời
Turkiye - Thổ Nhĩ Kì

England - Anh Cát Lợi - rợ ALXX
France - Phú Lãng Sa - rợ Gô Loa
Aiguptos - Ai Cập
America - Á Mỹ Lợi Gia - Mẽo, ALXX, sen đầm
Portugal - Bồ Đào Nha
Espagne - Tây Ban Nha

Deustch - Đức Ý Chí
Nihon - Nhật Bản
Korea - Cao Ly (Choson - Triều Tiên - và thi thoảng vẫn hay dùng bi giờ)
México - Mễ Tây Cơ
Yugoslavia - Nam Tư Chân Lạp Phu
Czech Slovakia - Tiệp Tư Lạc Phạt Khắc

Ellada - Hy Lạp
Ukraine - Ô Khắc Lan
Arabi - Ả Rập
Persia - Ba Tư (Iran - Âu Ấn)
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,607 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Em thấy ở post #22 có dòng em cho là chưa chuẩn: " Séc (phát bóng) – Serve (Từ này Cụ BG25 gợi ý)"

Liên quan đến món này: séc-vít (giao bóng) <= service (Fr.); rơ/giơ <= jeu (Fr.); séc <= set (Fr. = 6 jeux)
Em thấy trong từ điển thì Serve có rất nhiều nghĩa. Riêng trong thể thao thì Serve đúng là phát bóng (to serve the ball, whose serve is it?). Đấy là tiếng Anh, còn đọc là "Séc-vờ" thì theo tiếng Pháp. Chắc động từ là Serve còn danh từ là Service. Các cụ khác chém thêm đi ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bùi Thị Hà

Xe tải
Biển số
OF-197580
Ngày cấp bằng
6/6/13
Số km
436
Động cơ
329,742 Mã lực
Nơi ở
Hào Nam - Đống Đa - Hà Nội
Website
www.facebook.com
Em nhớ mẹ em có nói tới từ " Đầu tóc như con bú dù " ( chỉ đầu tóc rối tung như tổ quạ ), sau này ông ngoại giải thích từ bú dù là từ gốc Pháp, nhưng em ko nhớ viết nó như thế nào ạ. Chỉ nhớ đã từng tra từ đó và thấy đúng là có nghĩa như chữ clumsy trong tiếng Anh
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,244
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Hồi đó Ba Lan nổi tiếng với mấy cầu thủ: La - tô, Bô - nhếch, Sa - mắc, Đây - na ạ !



Vá 2 mông với đầu gối mà may vòng vòng gọi là Bích kê nữa Lão ạ !
Cụ làm em nhớ đến câu hát ngày xưa hay nghêu ngao " Anh bán chiếc quần bò,pích kê hai mông thật to"!
pích kê là lót vải bên trong rồi trần bên ngoài,còn vá đụp là ốp miếng vải bên ngoài chỗ rách rồi may đè lên.
 

Ga Tay

Xe tăng
Biển số
OF-13840
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,277
Động cơ
531,607 Mã lực
Nơi ở
Bay lượn suốt
Em đang ở chỗ làm nên không mở OF được vì giao diện OF nó mầu nâu đặc trưng, mở ra lộ ngay :))
Em online mobile nên không quote lại được. Những từ Cụ nhắc em đã sửa & lưu danh nick Cụ rồi mà :-o.
Lip ở post #14, săm ở post #22, táp lô ở post #23.
Giờ mới phát hiện ra, mắt mũi em dạo này kém quá, mặc dù đã đeo 2 quả *** chai to tướng :">.
Cụ nói lưu danh nick làm em hơi ngượng.
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
Em nhớ mẹ em có nói tới từ " Đầu tóc như con bú dù " ( chỉ đầu tóc rối tung như tổ quạ ), sau này ông ngoại giải thích từ bú dù là từ gốc Pháp, nhưng em ko nhớ viết nó như thế nào ạ. Chỉ nhớ đã từng tra từ đó và thấy đúng là có nghĩa như chữ clumsy trong tiếng Anh
[bú dù] là từ thuần Việt cổ, nghĩa cổ của nó là những bức tượng (gốm, sứ, đất, gỗ v.v...) có hình dáng không bình thường.
Từ có nghĩa tương đương trong Tiếng Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là [magot], đọc là [ma-gồ]

Có thể thấy là cả về [tượng hình] lẫn [tượng thanh]
[bú dù] và [magot] không có bất kỳ đặc điểm chung nào.
 

Bùi Thị Hà

Xe tải
Biển số
OF-197580
Ngày cấp bằng
6/6/13
Số km
436
Động cơ
329,742 Mã lực
Nơi ở
Hào Nam - Đống Đa - Hà Nội
Website
www.facebook.com
[bú dù] là từ thuần Việt cổ, nghĩa cổ của nó là những bức tượng (gốm, sứ, đất, gỗ v.v...) có hình dáng không bình thường.
Từ có nghĩa tương đương trong Tiếng Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là [magot], đọc là [ma-gồ]

Có thể thấy là cả về [tượng hình] lẫn [tượng thanh]
[bú dù] và [magot] không có bất kỳ đặc điểm chung nào.
Nhưng em nhớ có tra được cái từ ná ná như thế mà
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
Nhưng em nhớ có tra được cái từ ná ná như thế mà
Ở Paris có một quán cafe rất nổi tiếng : Les deux Magots
Quán này mở cửa từ những năm 1920s (nghĩa là cách đây gần chín chục năm)

Sau năm 1954, khi một số người Việt rời khỏi Việt Nam và định cư tại Pháp (nghĩa là cách đây gần sáu chục năm)
Đã phiên dịch tên của quán này là : Hai con bú dù.

Mợ có nghĩ là những con người đó, sống vào đúng thời điểm đó, ngữ cảnh đó. Đã dịch sai ?
Còn mợ là hậu thế sau 60 năm, không hề liên quan đến thời điểm đó, ngữ cảnh đó. Và mợ dịch đúng ?
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Hồi đó Ba Lan nổi tiếng với mấy cầu thủ: La - tô, Bô - nhếch, Sa - mắc, Đây - na ạ !

Vá 2 mông với đầu gối mà may vòng vòng gọi là Bích kê nữa Lão ạ !
Ngày xưa còn từ tích kê, có liên quan gì tới ticket không các cụ nhỉ? Xếp gạch là phải lấy tích kê.
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Từ này hay quá, mới Việt hoá,mà đã được dùng phổ thông, mọi người rất hay dùng.
Nhân vật Oshin, trong bộ phim nổi tiếng cùng tên của Nhật Bản.- Ô Sin: người giúp việc, giúp việc gia đình: [Oshin]
Từ Ô Sin hay quá Cụ ạ, hợp với tiêu đề thớt, có đọc có phiên =D>
Từ “Gác xép” & “Xích đông” em cũng botay.com

Lô = lot (F)
]Vần X
Xi (gắn nút chai, niêm phong thư từ) = cire (F)
Xi [cire] này khác với Xi [cirage] dùng để đánh giày nhé.
Cụ thật là nội công thâm hậu, nói có sách mách có chứng rõ rang không ai bẻ được :-bd .
Hôm trước em đã up lên từ “Cire” rồi nhưng nhầm nó là xi đánh giày nên Cụ Cattiensa chỉnh lại là “Cirage” :D

Cụ Xe ngựa ơi, đã có từ Bi dăng tin (hay bi ăng tin - chất bôi lên tóc cho nó sáng đẹp, vào nếp) chưa cụ? Nguyên gốc hình như là brilliant cụ ạ.
Từ “Bi dăng tin” chưa có Cụ ạh nhưng em nghĩ nguyên gốc từ này chắc chắn phải là tiếng Pháp, từ “Brilliant” của Cụ là gốc tiếng anh đọc âm cuối không có âm “in”.

Bộ môn tennis và bóng bàn cũng có nhiều từ:
- Roa (đoa), Ve, sờ mát, vô lê,
Bóng đá còn có:
- Coọc ne (phạt góc), Lăng (ném biên), Sút (có lẽ là shot)
(Nếu đã có rồi thì cụ chủ bỏ quá nhé)
Những từ trong tennis Cụ có từ gốc không :-/
Những từ trong bóng đá Cụ nhắc làm em nhớ, Cooc ne ~ Corner, Sút (có rồi) ~ Shoot. Riêng từ ném biên em không biết :-?

Cháu bổ sung vần U nữa
U-ôn (phố) = Wallstreet
Đọc sách đọc truyện trước đây em cũng thấy có phiên từ này. Em sẽ bổ xung vào. Cám ơn Cụ >:D<

Nói đến tiếng Pháp làm ta liên tưởng đến tính lãng mạn của người Pháp, ngày xưa các hay dùng từ
Rô- măng: Romance (lãng mạn)
Ve áo: Revers, Từ này còn dùng gọi cái gấu quần may lật ra ngoài gọi là Lê-ve
Hay quá Cụ ơi. Từ “le-vê hay lơ-vê” Cụ có từ gốc không :-/

Ngoài ra , để nói dân văn phòng , người ta hay nói sơ vin chỉnh tề ....quần Âu , áo sơ mi cắm thùng ...:D Cụ nào xem hộ cháu có phải gốc Phớp ko ạ ?
Sơ vin có rồi Cụ ạ, em lại để nó trong phần (X) :D

Mo-ninh cụ Hán,
- Lên dây cót (đồng hồ, đàn) thì từ gốc đúng là Corde ạ, chỉ cái dây.
- Tuy-nen (đường hầm) = Tunnel, theo cháu là cụ đưa vào được. Các cụ dân thủy lợi, thủy điện thì chuyên dùng từ này rồi. (Ông bác cháu dân thiết kế thủy lợi ngày xưa, nay 78 tuổi rồi mà vẫn dùng từ này:) )
- Mô-nô-ray = Monorail (đường tàu điện ray đơn) theo cháu cũng dùng được rồi. Ray-rail thì các cụ vẫn dùng từ xưa nay, bây giờ báo chí cháu thấy cũng dùng rồi.
- A-dua (hùa theo) cháu nhờ các cụ khác chém thêm ạ.
- Ăng-lô Xắc-xông, chỉ các bộ tộc gốc Angles và Saxons từ lục địa xâm chiếm đảo Anh thời trung cổ....(http://nghiencuulichsu.com/2012/09/25/nguoi-saxon/). Thời 80s trong bóng đá cháu thấy BLV hay gọi trường phái bóng đá Ăng-lô Xắc-xông ám chỉ trường phái kiểu Anh gốc - Lật cánh đánh đầu. Có thời hình như còn chỉ phớt tỉnh Ăng-lê. Cháu nhờ các cụ khác chém thêm.
Thanks cụ.
3 từ trên cùng em sẽ chép lại Cụ nhé. 2 từ dưới để các Cụ khác chém tiếp \m/

Ngày xưa còn từ tích kê, có liên quan gì tới ticket không các cụ nhỉ? Xếp gạch là phải lấy tích kê.
Em nghĩ có thể những miếng vá nho nhỏ tương đương cỡ cái vé ngày xưa bị rách một phía gáy lề do xé vé nên người ta gọi là ticket không biết suy luận như thế có giống Sherlock Holmes không nữa X_X
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
[bú dù] là từ thuần Việt cổ, nghĩa cổ của nó là những bức tượng (gốm, sứ, đất, gỗ v.v...) có hình dáng không bình thường.
Khỉ (các tên gọi khác : hầu, khởi, khẹc, khọn, tườu, nỡm, bú dù, đười ươi, vượn, nghề) [nguồn : Đại Nam Quốc âm Tự vị của Huỳnh Tịnh Của]
Như vậy nghĩa đen của [bú dù] là chỉ con khỉ. Bú dù là từ tuần Việt.

Nhà cháu sẽ tìm nghĩa bóng của [bú dù] trong các cuốn tự điển khác, nếu tìm thấy sẽ đưa lên.
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Các bác thẩm cho từ "Lấy le".
Rất hay nghe, nhưng ko hiểu gốc ngoại ko.
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Hồi xưa lúc khen ai hoặc tự khoe thì hay dùng từ " Xuya": sur

Xe Lam / Lambretta Lambro (Ý) Trước đây rất phổ biến trong miền Nam, h vẫn còn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top