Đến đây thì đã tạm hiểu ý của Bờ dồ thớt.
Tuy không nói ra, nhưng chắc Bờ dồ thớt có ý phê phán cái bản Kiều của ông kỹ sư này.
Lấy quan điểm biên soạn lại để cho dễ đọc, dễ hiểu, sát nghĩa...nhưng vị kỹ sư kia đã phá nát một kiệt tác, xúc phạm cụ Nguyễn và người đọc.
Gượng ép, thô bạo...thậm chí còn không hiểu ngữ nghĩa. Chẳng hạn "Thiều quang" trong "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" mà chuyển thành "Mùa Xuân"?
"Thiều quang" đây là cái "ánh nắng mùa Xuân" chứ không phải "mùa Xuân"...
Ánh nắng này có từ tiết Lập Xuân, cứ 15 ngày 1 tiết thì qua 6 khoảng tiết khí sẽ hết mùa Xuân (là đến Lập hạ), gồm Lập Xuân- Vũ Thủy- Kinh Trập- Xuân Phân- Thanh Minh- Cốc Vũ- Lập Hạ.
6 khoảng tiết khí đó nhân với 15 thì được 90 ngày, nên mới là câu "Thiều quang chín chục...", là hết mùa Xuân, sang mùa Hạ.
Lại nhìn lại 6 khoảng kia (tức là giữa 7 mốc tiết khí) thì từ Lập Xuân đến Thanh Minh có 4 khoảng = 60 ngày...
Thế nên câu "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" ý nói ánh nắng Xuân có 90 ngày, đã qua 60 ngày rồi, tức là rơi vào khoảng thời gian của tiết Thanh Minh.
Cụ Nguyễn đang tả về tiết Thanh Minh như vậy, để dẫn đến việc đi Thanh Minh của bối cảnh mà có nhà Kiều trong đó.
Thật là...