Truyện Kiều là một tuyệt tác của thi hào Nguyễn Du đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới.
Tham khảo cách dịch của KS Đỗ Minh Xuân, cá nhân tôi có cảm nhận như sau:
- Truyện Kiều hay vì cách dùng từ Hán Việt, nếu giảii thích rõ nghĩa bằng tiếng Việt thì truyện Kiều hoàn toàn trở nên thô thiển, gượng ép.
- Nếu KS Đỗ Minh Xuân muốn nổi tiếng nhờ ăn theo tác phẩm này của Nguyễn Du thì thật sự chọn sai cách PR bản thân vì lướt qua bản dịch này của KS Đỗ Minh Xuân, tôi cảm nhận câu thơ, các điển cố không còn bay bổng, từ ngữ dịch kiểu " từ ra từ" (words by words).
- Việc bài xích từ Hán Việt dùng tiếng Việt thuần túy cho Truyện Kiều này tác giả đã đi theo hướng sai lầm do tiếng Hán đa nghĩa, chứ viết là chữ tượng hình, dùng ý nghĩa đơn giản để thuyết minh cho từ ngừ đa nghĩa là biện pháp sai lầm nhất trong văn học.
- Trung Quốc có Viện Hồng Học chuyên nghiên cứu về tác phẩm Hồng Lâu Mộng, nếu Việt Nam thành lập được Viện Kiều học thì thật sự rất đáng quý để lưu truyền giá trị văn hóa cho các thế hệ sau.
PS: Ngày trước thi chuyển cấp 3 (phân tích Tâm trạng Kiều trước Lầu Ngưng Bích) và luyện thi văn ĐH lớp thầy Thanh - Cửa Bắc ( đoạn thơ Trao Duyên), Truyện Kiều luôn được học sinh thi Văn khối C -D yêu thích và mong muốn bình luận một đoạn Kiều trong bài thi vì Truyện Kiều luôn là đất để các thí sinh có năng khiếu văn học cảm thụ và phát huy hết sở trường của bản thân mình.