[Funland] Truyện Kiều (biên soạn lại bởi Kỹ sư Đỗ Minh Xuân).

Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Dùng dằng nửa ở nửa về,
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông c­ương ngựa bư­ớc lần dặm băng.
Mang theo lư­ng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Chú giải :

cương ngựa : nguyên tác - [tay khấu] thay bằng [cương ngựa] cho dễ hiểu.
Mang theo : nguyên tác - [Đề huề] thời nay ai biết [Đề huề] nghĩa là gì, thay luôn [Mang theo] sẽ dễ hiểu hơn.
 
Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,491
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Chú giải :

đường : nguyên tác - [dặm] để đảm bảo sự dễ hiểu cho người đọc ngày nay, tất cả các từ [dặm] trong nguyên tác được thay bằng từ [đường].
Hình như bờ dồ đương dùng thủ tháp nhìn rau gắp thịt, ân cần đá mít vỡ đầu ông kỹ sư...:D
Chứ người trọng sự chính xác và logic như bờ dồ không thể chấp nhận chiện thay từ "Dặm" là đơn vị tính quãng đường định lượng với từ "Đường" chỉ con đường nặng về định tính dư thế phỏng?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em vào hóng bờ rồ đứng cạnh cửa sổ :))
 

tôi yêu ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
8,100
Động cơ
441,714 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
Em dự cha Ks Xuân này có vấn đề về đọc hiểu ngôn ngữ. những từ mà đã trở thành mẹ nó tiếng việt rồi vẫn bị cho là Hán!
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Hình như bờ dồ đương dùng thủ tháp nhìn rau gắp thịt, ân cần đá mít vỡ đầu ông kỹ sư...:D
Chứ người trọng sự chính xác và logic như bờ dồ không thể chấp nhận chiện thay từ "Dặm" là đơn vị tính quãng đường định lượng với từ "Đường" chỉ con đường nặng về định tính dư thế phỏng?
Cảm ơn bờ dồ. Mình chỉ trích dẫn lại giải thích của Kỹ sư Đỗ Minh Xuân và mình không bình luận bất kỳ điều gì.
 

transporter3

Xe điện
Biển số
OF-58956
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
3,013
Động cơ
468,090 Mã lực
Em thấy đưa vào phần chú giải thích hợp hơn là sửa lại. Đọc lại bản này nghe ngang tai lắm! Ông kỹ sư này cũng chẳng đam mê kỹ thuật, lại phá hỏng truyện kiều rồi!
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Tuyết in sắc ngựa tơ giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
Nẻo xa mới tỏ mặt ng­ời,
Khách đã xuống ngựa tới nơi tự tình.
Giày hoa lần bư­ớc dặm xanh,
Một vùng như­ thế cây quỳnh cành giao,
Chú giải :

tơ giòn : nguyên tác - [câu giòn] câu thì làm sao giòn được, chỉ có tơ mới được giòn.
đã : nguyên tác - [đà] thì quá khứ thì phải là [đã] không thể là [đà].
Giày hoa : nguyên tác - [Hài văn] thời hiện đại không ai đi hài nên phải đổi thành giày cho dễ hiểu.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
7,003
Động cơ
451,336 Mã lực
"Êm đềm trướng rủ màn che
Tường Đông ong bướm đi về mặc ai...:
"Êm đềm" nó diễn tả trạng thái mờ ảo kín đáo của thiếu nữ phương đông, hạp với xiêm y, màn che, trướng rủ...chứ đệm êm nó khí bị tân tiến và dâm dật của nhà nghỉ đương đại.
"Tường Đông" có điển tích riêng của nó khá đặc trưng, nó chỉ về việc trai gái mến nhau kiểu như Cô hàng xóm của Nguyễn Bính, lâu ko nhớ nhưng đại khái có chàng lộng ngôn phát biểu rằng: Gái Việt Nam không đâu ngon bằng gái miền nam. Gái miền nam không đâu ngon bằng gái miền tây. Gái miền tây không đâu ngon bằng gái Đồng Tháp. Gái Đồng Tháp không ai ngon bằng cô gái nhà phía Đông của tui. Cả câu thơ diễn tả nàng Kiều cấm cung trong nhà kiểu gái ngoan dù hàng xóm xoa bi nắn gậy mùi mẫn lâm ly nàng cũng mặc...
Thế nên, cụ kỹ sư vẫn hai lúa so với Tố Như lắm...
Cám ơn bờ dồ.
Đọc lại đoạn này của bờ dồ em mới nhớ câu phú ấy như sau:
Thiên hạ chi giai nhân mạc nhược Sở quốc, Sở quốc chi lệ giả mạc nhược thần lý, thần lý chi mỹ giả mạc nhược thần đông gia chi tử, nhiên thử nữ đăng tường khuy thần tam niên, chí kim vị hứa giả.
Không biết em nhớ có chuẩn không.
Một lần nữa cảm ơn bờ dồ. :D
 

honda78

Xe tải
Biển số
OF-161797
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
391
Động cơ
355,783 Mã lực
Các cụ - mợ tham khảo thêm bản Truyện Kiều dịch Tiếng Anh, em xin post tạm đoạn đầu và đoạn trao duyên nhé! Tiếng Anh họ dịch cũng "bay" thế này :)

https://macphihoang.wordpress.com/

The Tale of Kiều

INTRODUCTION

DESTINY IS ENVIOUS OF GENIUS

HEAVEN IS JEALOUS WITH BEAUTY

1. In the hundred-year span of a human life,

Skill and destiny are always apt to strife.

Through experience of an harrowing change,

What we witnessed filled our hearts with tearing pain.

5. ‘Tis not a wonder that Heaven gives then takes,


--
Đoạn này là đoạn Trao Duyên

720. As it’s still tangled in an unfinished love.

’Tis shame to divulge this intimacy,

But to keep it in heart is disloyalty.

I ask for your help, will you accept my word?

Please be seated I’ll bow to you ere I speak.

725. My love tie with him is half way broken up,

Now it’s your turn to rejoin the severed silk.

From the time I met him, the young scholar Kim,

We have exchanged day wishes and night pledges.

Then our domestic storm happened suddenly,

730. And I could not fulfill both love and duty.

You are still young and your spring days are still long,

Pity your blood sister, help fulfil her oaths.

Even I must die my fresh and bone shattered,

My soul, perfumed by your deed, will smile in Hades.

735. Here are the hair brooch and commitment paper,

Please keep them as common keepsakes of our troth.

One day when he and you become man and wife,

Perhaps you won’t forget your fated sister.

Although I’ll be gone, my possessions remain,

740. The lute and the oath incense of our old days.

Then in the future if you would ever mind,

Burn that incense, tune this lute and start to play;

And looking out, you see the stirred grass and leaves,

You’ll know I’m back there together with the breeze.

745. My soul’s still heavily weighed down by the oath,

I’ll risk everything for the sake of my love.

Once I am in the Hades, wordless and absent,

Please sprinkle sacred water for my doomed soul.

Now the brooch’s been shattered and the vase broken,

750. Still my love for him stays beyond expressions!

Please convey him my thousand bows of regrets,

That our love has by now been interrupted.

Why is my unfortunate fate white as lime?

Subject to rough water like a dead flower.
 

honda78

Xe tải
Biển số
OF-161797
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
391
Động cơ
355,783 Mã lực
Vô tình em đọc được bài này, hầu các cụ luôn :)

(ĐSPL) – Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Đọc những câu thơ trên, ắt hẳn người ta sẽ nghĩ: “Sao mang máng như Truyện Kiều, mà sao hình như không phải Truyện Kiều?
Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều? - Ảnh 1
Ngôn từ Truyện Kiều đang bị người ta dùng bạo lực can thiệp!
1/3 kiệt tác bị sửa!
Vâng, nói sao cũng đúng. Là Truyện Kiều cũng đúng, bởi cái gốc là đại thi hào Nguyễn Du viết ra. Nhưng nói không phải Truyện Kiều cũng không sai, vì nó đã được/bị ông Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, sửa đi rồi.
Ngay những câu đầu tiên mở đầu kiệt tác, đã bị ông Đỗ Minh Xuân chọc bút vào. Một câu ông sửa một từ (Trải qua mỗi cuộc bể dâu); còn một câu ông thay đổi hoàn toàn. Chắc chắn những người đã thuộc câu thơ lấp lánh ánh ngọc “Lạ gì bỉ sắc tư phong” của đại thi hào, nay trở thành “Mỗi người thứ có thứ không”, có lẽ không thể nào không bị… sốc phản vệ!
Chuyện cứ tưởng như đùa nhưng lại là có thật 100% ở xứ ta! Xin đừng nóng vội, “dẽ cho thưa hết một lời đã nao” (Kiều - Nguyễn Du). Đó là trong cuộc hội thảo Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ - Từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới, tổ chức vào ngày 15/12/2012 tại khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh), mỗi đại biểu tham dự được phát một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch - NXB Văn hóa - Thông tin in năm 2012.
Ông Đỗ Minh Xuân, được biết là một kỹ sư. Không rõ kỹ sư gì, nhưng thông thường danh từ này dành cho giới kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Thế nhưng ông đã “dày công nghiên cứu, nghiền ngẫm, đối chiếu, so sánh…”, và ông đã sửa hơn 1.000 chỗ trong Truyện Kiều như thế. Cứ cho là mỗi đơn vị sửa sẽ rơi vào 1 câu, thì với Truyện Kiều 3.524 câu, ông Xuân đã sửa đến 1/3 kiệt tác của đại thi hào!
Thật là ngạc nhiên, chưa nói là việc này có giúp làm cho tác phẩm hay hơn hay dở hơn, thì việc sửa tác phẩm của người khác là điều xưa nay chưa bao giờ có trong giới văn chương và kể cả các lĩnh vực học thuật khác. Trước hết, bởi quyền tác giả và trí tuệ của tác giả đã bị xâm phạm.
Lý do ông Xuân đưa ra là, vì người đọc Truyện Kiều ngày nay, không còn thịnh như trước đây do rào cản về điển tích, từ Hán, từ cổ, từ địa phương…, trong khi đó chữ nghĩa của Truyện Kiều lại rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh…, nên ông sửa lại cho phù hợp!
Cười đến… dào mạch Tương!
Nói vòng vo không bằng chỉ ra trực diện. Ngoài câu mở đầu “Lạ gì bỉ sắc tư phong” lấp lánh ánh văn chương đã bị hãm hiếp bởi câu “Mỗi người thứ có thứ không” đầy cục súc, thì hàng loạt câu, từ, điển cố điển tích… đã bị ông kỹ sư này ra tay sát hại không thương tiếc. Chiếc cầu Lam, được gọi là “Lam kiều” một cách thướt tha sang trọng trong câu “Xăm xăm đè nẻo Lam kiều lần sang”, được ông thay bằng từ “đánh liều”, thì quả thật không có sự… liều mạng nào bằng!
“Thời trân” thì sửa thành “quả ngon”, “sẵn bày” thành “xách tay”, nên câu thơ miêu tả hành động của Thúy Kiều, một người con gái khuê các với mỗi động tác đều dịu dàng thanh nhã, cao sang “Thời trân thức thức sẵn bày”, thành ra một hành động dung tục “Quả ngon thức thức xách tay”! Nghe cứ như là nàng Kiều đang ăn trộm trái cây nhà mình cho vào giỏ rồi lén lút mang sang cho tình lang Kim Trọng!
Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều? - Ảnh 2
Trộm nghe thơm nức hương lân,
"Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều"! (Đỗ Minh Xuân)
Nhưng chưa! Điều đáng sợ là ông Xuân… sợ điển cố điển tích, nên cứ gặp điển cố là ông cố tình gạt ra và thay vào đó là thứ từ ngữ dung tục của ông! Cái đài Đồng Tước mà Tào Tháo xây lên để tính vui thú với 2 nàng con gái sắc nước hương trời Đại Kiều và Tiểu Kiều - vợ của Tôn Sách và Chu Du - hiện lên trong câu thơ của đại thi hào một cách nên thơ, đẹp đẽ và sang trọng:
“Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng Tước khóa Xuân hai Kiều”
đã bị ông Xuân hô biến thành “Buồng đào nơi tạm khóa Xuân hai Kiều”, nghe cứ như là cái buồng tạm giam tội phạm hình sự!
Không thể nào nói hết cái ngô nghê, ngớ ngẩn với hành động “sát phạt điển cố” đến kỳ dị của ông kỹ sư. Trong đêm gió mát trăng thanh, lửa tình nồng nàn, chàng thư sinh Kim Trọng cũng muốn thụ hưởng cái thơm tho của xác thịt người con gái đẹp như hương như hoa. Để giữ tiết trinh, nàng Kiều đã dẫn chuyện của cặp đôi Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy trong “Tây Sương ký”. Cặp đôi này vì quá yêu nhau mà đã ăn nằm với nhau trước khi thành hôn, để rồi sau đó chán nhau, bỏ nhau, khiến người đời sau cứ tiếc mãi cho đôi trai tài gái sắc mà không thành duyên giai ngẫu:
“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương
Mây mưa đánh đổ đá vàng
Quá chiều nên đã chán chường yến anh
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên
Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng…”
Ấy thế nhưng ông Xuân sẵn sàng chém ngay cái điển cố:
“Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”!
Nàng Kiều thông minh tuyệt đỉnh đã lấy truyện "Tây Sương ký" để thuyết phục Kim Trọng. Như vậy Kim Trọng mới thực sự bị thuyết phục và “Thấy lời đoan chính dễ nghe / Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân”. Còn nay, khi ông Xuân cắt quách đi cái điển cố văn học này, thì có nghĩa những lời Kiều nói chỉ là lý luận suông của nàng. Thử hỏi trong đêm gió mát trăng thanh, người yêu như hoa như ngọc, rượu đã ngấm, tình đã nồng, có ông thánh nào chịu chấp nhận những lời lý lẽ suông của người yêu như vậy không?
Lệch lạc, ngớ ngẩn, sai kiến thức, quy chụp… là những thứ nhan nhản trong “bản sửa” của ông kỹ sư. Vua Thuấn đi tuần thú sông Tương và chết, hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm, và ngồi bên bờ sông khóc, rồi trầm mình tự vẫn. Từ đó “mạch Tương”, “giọt Tương” chỉ giọt nước mắt, là khóc. Thúy Kiều khóc cho thân phận mình: “Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương”. Ấy thế nhưng ông kỹ sư ngang nhiên sửa thành “trời đã sáng”: “Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương”!
Than ôi, còn sự hàm hồ nào bằng!
Còn nhiều, nhiều lắm, vô kể. Thiếp Lan Đình thì gọi là “thiếp xem tình” (?), Lãm Thúy (có lý giải đây là danh từ riêng) đổi thành “kiểu dáng”; “đỉnh Giáp, non Thần” ngụ ý chuyện nam nữ mây mưa thì bị cưỡng hiếp đổi thành “tiên nữ giáng trần”, Chung (Tử) Kỳ - danh từ riêng, một người nghe đàn giỏi - được biến thành “ngưỡng vì”, lạ hoắc chẳng ăn nhập gì với nhau!...
Đọc những câu từ được ông kỹ sư sửa lại, người ta không khỏi ôm bụng mà cười! Thế nhưng, cười nhưng mà đau xót. Cười nhưng mà không thể không… dào mạch Tương, tức không thể không khóc! Không thể nào nghĩ ra được rằng, người ta có thể dám ngang nhiên mạo phạm văn chương, mạo phạm tiền nhân đến như vậy! Nhà thơ Nguyễn Quang Thân gọi hành động này là “vô đạo”, còn ông Thế Anh, trên tạp chí “Thơ” của Hội Nhà văn Việt Nam, gọi việc làm, hành động này là “vô lối”, “hỗn hào”; có người nói đây là hành động bất kính, người thì cho là hành động phản văn hóa, phản văn chương.
Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều? - Ảnh 3
Hiện nay Truyện Kiều có quá nhiều dị bản. Người ta cố giữ những bản Kiều cổ vì muốn tìm về đúng nguyên bản của nó.
Được cổ xúy bởi nhà nghiên cứu văn hóa lừng danh!
Cứ như vậy, đến hơn 1.000 chỗ sửa, 1/3 tác phẩm chứ không phải ít ỏi, tức gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử!
Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu!
Người ta đã kinh ngạc với hành động của ông kỹ sư, thì lại càng kinh hãi hơn khi biết rằng, hành động này được một bậc danh tiếng, “đức cao vọng trọng” trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa khuyến khích và tán dương! Quả thật giới văn chương và học thuật không khỏi ngỡ ngàng rồi kinh sợ, khi đọc những dòng đề tựa của vị giáo sư này:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”
Chính vì vậy chả trách tại sao, cứ mỗi chỗ sửa, ông Xuân tự khen là hay hơn cả chữ của Nguyễn Du, đến nỗi còn nói nếu cụ Nguyễn Tiên Điền mà sống dậy thì ắt phải thốt lên “hậu sinh khả úy”!
Quả thật đây là lối nói hàm hồ! Ngày nay, người ta dùng Truyện Kiều để bói, còn gọi “bói Kiều”. Điều này không phải do nàng Kiều linh thiêng linh ứng, mà bởi chính vì tác phẩm của đại thi hào quá súc tích, nó đã chứa đựng tất cả mọi mặt của cuộc sống, của đời người trong đó. Đồng thời, cũng có nghĩa bất cứ người dân nào cũng biết Truyện Kiều, chứ không phải như ông Xuân nói là ít người đọc.
Còn việc hiểu, thẩm thấu, phải nói Truyện Kiều là một hiện tượng đặc biệt: Ngôn ngữ Truyện Kiều là thứ ngôn ngữ văn chương bác học nhưng diễn đạt lại rất giản dị, khiến mọi người, tất cả những ai, khi đọc đều hiểu. Người học ít thì hiểu theo mức của người học ít, người học cao thì hiểu theo cách của người học cao, còn người không biết chữ cũng hiểu được, theo cách của người không biết chữ. Chẳng vì thế mà ông bà ta xưa, dù không biết đọc chữ Nôm, vẫn thuộc làu làu 3.524 câu một mạch không vấp. Thậm chí có người mê Truyện Kiều đến mức, thuộc và đọc ngược nguyên tác phẩm! Thậm chí, dân gian còn thạo Truyện Kiều đến mức còn tập Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều... Biết bao nhiêu là hoạt động phong phú, thể hiện dân ta đâu có... dốt Kiều, như ông Xuân nói.
Sở dĩ, trong văn học Việt Nam, chúng ta có một khối lượng đồ sộ tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu Truyện Kiều, cũng bởi độ uyên bác, thâm sâu của tác phẩm này, mà tất cả đều nằm trong văn chương, ngôn từ của tác phẩm. Vậy thì, khi ông Xuân làm một cái việc là "làm cho dễ hiểu", thì có còn gì là cái bản thể, cái tinh hoa của Truyện Kiều nữa!
Phải nói, ngôn ngữ trong Truyện Kiều cô đọng, súc tích, thâm sâu đến mức, cố học giả Đào Duy Anh đã phải viết một cuốn "Từ điển Truyện Kiều", giải nghĩa từng từ một theo nội dung tác phẩm. Như vậy, khi ông Xuân kỹ sư dùng bạo lực can thiệp vào Truyện Kiều thế này, thì có nghĩa công trình của ông Đào Duy Anh đành phải... vứt sọt rác?
Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn, đã viết: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn…”. Một thời quan điểm của học giả Phạm Quỳnh bị ta chỉ trích kịch liệt. Nhưng đến giờ, ngẫm lại câu nói của ông vẫn cứ nguyên giá trị.
Nhưng, nếu vậy thì hiện “tiếng ta” có lẽ bị lung lay bởi việc làm ngông cuồng của một ông kỹ sư! Bởi những viên ngọc long lanh trong Truyện Kiều đang bị chà đạp bằng một thứ ngôn ngữ cục súc, mà được giáo sư Vũ Khiêu cho là kết quả của một một việc làm “với một tinh thần rất khoa học và nghiêm túc”, để thực hiện một “ý tưởng lớn”! Nếu thứ sản phẩm của trí óc điên loạn này mà đem phổ biến ra, tức là thực sự Truyện Kiều đã mất! Mà, cứ tam đoạn luận theo kiểu Đề-các, thì “Truyện Kiều còn – tiếng ta còn”, nên Truyện Kiều mất thì tiếng ta… còn đâu! Rồi “tam đoạn luận” nữa: Tiếng ta mất thì nước ta… Hỡi ôi! Nghĩ đến đây thấy giật mình, không dám nghĩ tiếp nữa! Sợ quá!
ĐẶNG VỸ
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,913
Động cơ
471,713 Mã lực
Đọc hơi ngượng mồm. Cái câu lấy " đời " thay " trời xanh" với kiểu lí luận đấy em éo ngửi được.
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Phong tư tài mạo hơn ng­ười,
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.
Chung quanh vẫn đất nư­ớc nhà,
Với Vư­ơng Quan tr­ước vốn là đồng thân.
Vẫn nghe thơm nức h­ương lân,
Buồng đào nơi tạm khoá xuân hai Kiều.
Chú giải :

hơn người : nguyên tác - [tót vời] nếu dùng tót vời như nguyên tác thì mọi người sẽ nghĩ Kim Trọng là kiêu ngạo, nên dùng [hơn người] cho khiêm tốn.
vốn : nguyên tác [vẫn] ngay câu phía dưới là [vẫn] thì câu trên đổi thành [vốn] cho không trùng lặp.
Buồng đào nơi tạm : nguyên tác [Một nền Đồng Tước] nào ai có biết cái này là gì, thay bằng buồng đào tạm nhốt hai nàng Kiều cho dễ hiểu.
 

hatinhquechoa

Xe tăng
Biển số
OF-115671
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
1,269
Động cơ
204,924 Mã lực
Nơi ở
Thường trú tại đây.
Đồ rằng nếu không có vụ "Khiêu vũ, khiêu khích, khiêu ... Kỳ cọ, kỳ khôi, kỳ..." thì chưa chắc đã có thớt này, phỏng cụ @đứngcạnhcửasổ?
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan Thu cúc mặn mà cả hai.
Ng­ười quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như­ đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Ngồi thêm chẳng tiện lui về thì hơn.
Chú giải :

Ngồi thêm chẳng tiện lui về thì hơn : nguyên tác - [Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn] quá rối rắm và phức tạp lại còn lồng thêm tiếng địa phương sẽ làm người đọc hiểu nhầm là ngồi lên rốn vì quá khôn.
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
4,625
Động cơ
376,675 Mã lực
Chú giải :

hơn người : nguyên tác - [tót vời] nếu dùng tót vời như nguyên tác thì mọi người sẽ nghĩ Kim Trọng là kiêu ngạo, nên dùng [hơn người] cho khiêm tốn.
vốn : nguyên tác [vẫn] ngay câu phía dưới là [vẫn] thì câu trên đổi thành [vốn] cho không trùng lặp.
Buồng đào nơi tạm : nguyên tác [Một nền Đồng Tước] nào ai có biết cái này là gì, thay bằng buồng đào tạm nhốt hai nàng Kiều cho dễ hiểu.
Em xin lãnh ý thế này có đc ko ah: Hủ nho Vương lão khóa xuân hai Kêù. "KỀU: chân dài, người đẹp".
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa bên cửa sổ một mình thiu thiu.
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,
Có chiều phong nhã có chiều thanh xuân.
S­ương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng nh­ư gần nh­ư xa.
Chú giải :

Tựa bên cửa sổ một mình thiu thiu : nguyên tác - [Tựa nương bên triện một mình thiu thiu] rõ ràng cửa sổ sẽ dễ hiểu hơn bên triện.
Có chiều phong nhã có chiều thanh xuân : nguyên tác - [Có chiều thanh vận, có chiều thanh tân] phong nhã/thanh xuân hay hơn hẳn thanh vận/thanh tân.
 

Escave

Xe tăng
Biển số
OF-32349
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
1,107
Động cơ
486,778 Mã lực
Nơi ở
Tùy chọn
Mỗi ngư­ời thứ có thứ không
Người hai bịch sữa, người không bịch nào!

không biết tác giả là ai nhưng tui thấy nó hay hơn câu của Đỗ Minh Xuân, bác đứngcạnhcửasổ thấy sao?
Mỗi người thứ có thứ không
Anh hai qủa trứng e không qủa nào
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top