[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Theo em thì mấy thứ vi tích là căn cmn bản rồi ai cũng cần phải/được học. Quan niệm cái gì dùng mới dạy là sai, có những thứ cần để xóa mù.
Cơ mà nên cải tiến mấy món này theo hướng dạy đại trà thì mức độ nhập môn thôi. Cháu nào chuyên với tuyển thì cứ ốp cho nó nát người ra. Đứa nào sau này làm nhà thơ thì hết mức đại trà là được để sau nó ko sáng tác tích phân là tân phích.
Theo em phải bổ sùn gấp môn xác suất và lập trình cho nó ra lập trình. Đặc biệt môn xác suất mà học tử tế em đảm bảo dân trí được nâng cấp. Logic tốt lên thì giảm nói linh tinh, ít nhất là tình trạng vơ đũa cả nắm.
Học xác suất thống kê để thực hành đê lồ là chuẩn men cụ nhỉ.
 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,001
Động cơ
519,274 Mã lực
Nên bỏ, học xong chả để làm gì, sau này trong cuộc sống và đi làm chỉ cần cộng trừ nhân chia thạo là được.
Mà Lý, Hóa em thấy cũng nên bỏ mấy cái định luật kiểu E=mc2 với mấy cái phản ứng hóa học rắc rối, từ khi thi đại học xong đến giờ là 30 năm rồi em chưa một lần cần đến mấy cái kiến thức này.
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
4,587
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Mới đâu tưởng Cụ thớt lobby cho dự án giáo dục STEM hóa ra không phải , tra ra thì thấy nó thế này : STEM – Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM, trước đây SMET) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Thuật ngữ này thường được sử dụng khi giải quyết các chính sách giáo dục và lựa chọn chương trình giảng dạy trong các trường học để nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển khoa học và công nghệ. Nó có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, những vấn đề về an ninh quốc gia và chính sách di dân. vậy toán học là một trong 4 mảnh ghép đó . Như vậy trăn trở của chủ thớt là làm sao để con em mình được học vừa sức mà vẫn đảm bảo được tiếp cận với xã hội kỹ thuật công nghệ chứ gì ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,907
Động cơ
255,623 Mã lực
Nên bỏ, học xong chả để làm gì, sau này trong cuộc sống và đi làm chỉ cần cộng trừ nhân chia thạo là được.
Mà Lý, Hóa em thấy cũng nên bỏ mấy cái định luật kiểu E=mc2 với mấy cái phản ứng hóa học rắc rối, từ khi thi đại học xong đến giờ là 30 năm rồi em chưa một lần cần đến mấy cái kiến thức này.
Bỏ cả lượng giác, khai căn một thể.
 

ngoc.ht09

Xe buýt
Biển số
OF-444892
Ngày cấp bằng
14/8/16
Số km
626
Động cơ
214,972 Mã lực
Tuổi
40
Góp một ý kiến mà mình thấy cũng đáng tham khảo
 

phu bus

Xe tăng
Biển số
OF-315818
Ngày cấp bằng
14/4/14
Số km
1,435
Động cơ
306,687 Mã lực
Cụ dùng bao nhiêu % kiến thức của văn, sử, địa.. hàng ngày. Toán cũng thế, hàng ngày sử dụng rất ít.
Các môn học đều sử dụng rất ít. Nhưng 12 năm kiếm thức phổ để lên đại học phân hóa từng lĩnh vực. Hay luyện gà từ lớp 1 luôn ạ
Cụ muốn con cụ vào lớp 1 học chuyên 1 số môn để sau sử dụng hay học như bg và sau cần dùng môn nào thì dùng.
 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,001
Động cơ
519,274 Mã lực
Cụ dùng bao nhiêu % kiến thức của văn, sử, địa.. hàng ngày. Toán cũng thế, hàng ngày sử dụng rất ít.
Các môn học đều sử dụng rất ít. Nhưng 12 năm kiếm thức phổ để lên đại học phân hóa từng lĩnh vực. Hay luyện gà từ lớp 1 luôn ạ
Cụ muốn con cụ vào lớp 1 học chuyên 1 số môn để sau sử dụng hay học như bg và sau cần dùng môn nào thì dùng.
Văn sử địa liên quan đến kiến thức xã hội dùng hàng ngày luôn cụ ơi. Không những dùng full 100% mà còn phải tự đọc, tự nghiên cứu gấp 10 lần kiến thức phổ thông ấy.
 

lupin212

Xe hơi
Biển số
OF-101777
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
192
Động cơ
398,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mời các cụ mợ chém cho vui.
Chứ em thấy mấy món đó học ở trường PT chả có ý nghĩa gì trong tương lai nữa rồi. Để thời gian dạy các cháu lập trình, ngoại ngữ, thể thao học đường coi bộ có lý hơn.

Cập nhật thêm để các bác có dữ liệu chém: báo mới đăng16-12-2020
Ở 1 đất nước bên cạnh : Trung Quốc có kế hoạch đưa lập trình máy tính vào chương trình tiểu học và trung học cơ sở để đào tạo học sinh về công nghệ thông tin, phát triển các kỹ năng học tập và chuyển đổi số.
https://dantri.com.vn/du-hoc/trung-quoc-dua-lap-trinh-vao-chuong-trinh-pho-thong-20201218133238556.htm
Coding to be included in curricula - Chinadaily.com.cn
China plans to include computer coding in curricula for primary and middle school students to help them learn about information technology and develop digital learning and innovation skills, the Ministry of Education said.
epaper.chinadaily.com.cn
"Các bậc phụ huynh Trung Quốc cho rằng lập trình là một trong những phương án tốt nhất để chuẩn bị cho con cái họ trong tương lai đòi hỏi các kỹ năng liên quan đến công nghệ. Nhiều bậc phụ huynh đã cho con cái theo học các lớp lập trình tại các trung tâm đào tạo ngoài giờ."
"Con trai ông Jiang học lập trình ngoài giờ 2 buổi mỗi tuần. Ông Jiang đã chi 10.000 Nhân dân tệ (1.500 USD) cho khóa học này. Học lập trình giúp con trai ông Jiang phát triển khả năng suy nghĩ logic, bớt phụ thuộc vào game online."

Các phụ huynh Việt sắp tới cũng xoắn lên như cơn cuồng cho con học Inh lít thời gian qua.
Công nhận cụ nghĩ ngắn thật!
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,369
Động cơ
8,841 Mã lực
Ai bảo là bọn nó học đơn giàn
- Nhìn các quyển textbook của nó về toán, lí, hóa, khoa học ... cho hs cấp 2,3 dày cả 2-300 trang (cụ search isgse...)
rất chi tiết,
Gộp skk lí của 6+7+8+9 của mình lại được mấy trang
- Cụ search thêm SAT của hs bên đó nữa

Em ngu dốt nên chỉ biết thế
Em thấy mấy bác kia nói chính xác không thừa thiếu chữ nào.
Cái vấn đề của nước mình là Giáo trình dạy, phương pháo dạy, học liệu, thực hành

Cụ nghĩ ngắn quá. Đất nước muốn phát triển được thì giáo dục STEM -Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học) là TỐI QUAN TRỌNG.

Chứ ko phải mấy thứ ca hát nhảy múa ngoại ngữ văn nghệ thể thao đâu.

Bỏ mấy môn đấy để làm kiếp nô lệ à
Em níu áo cụ chút.

1. Đúng là sgk của tây dày thật và viết rất đầy đủ chi tiết về vấn đề họ dạy, hs có thể tự đọc và từ đó triển khai đọc thêm. Nhìn SGK của ta mà căm phẫn, mỏng ko đủ 1 lần nhóm lò.

2. Ở đây nội dung thế nào là phổ thông là cái đáng bàn. Ở ta thì tất cả hs từ lớp 1 đến 12 học cùng một chương trình toán và nó sẽ dễ với người này, khó với người khác. Một số người theo ngành kĩ thuật cần học sâu nhưng cũng có người học ko theo ngành đó và rát phí phạm nếu bắt họ học với suy nghĩ "rèn luyện tư duy bằng toán" bởi sao ko rèn bằng chính cái ngành họ sẽ làm? Khi xây dựng chương trình 2018, Toán của ta dự tính ra Toán A và Toán B để phân loại 2 luồng nhưng các bố ấy thấy khó triển khai nên đẩy cái khó cho hs bằng cách vẫn gộp làm 1, cải tiến đi chút. À mà món số phức chục năm nay được triển khai dạy thấy chả có ích gì thì sẽ bỏ ở chtr mới rồi các cụ ạ. Vậy ko phải chương trình là bất biến mà phải tùy thuộc vào tình hình mà chỉnh cho tối ưu.

Về phần IGCSE cụ nói ở trên thì nó tương đương lớp 9-10 của VN và nó không có tích phân, đạo hàm như sách 11, 12 của ta. Tuy nhiên, khái niệm tích phân đạo hàm lại được đưa vào các bài tập ứng dụng của Vật lí, Hóa học, Toán đồ thị qua các ứng dụng như tính quãng đường, vận tốc của các chuyển động ko đều, tính lượng điện tiêu thụ khi công suất ko đều...bằng cách tính diện tích hay độ dốc. Vậy là họ đưa vào sớm hơn cả ta nhưng tuyệt ko có công thức tính mà là tính bằng trực quan. Chỉ khi lên A-level dự bị ĐH thì mới có tính tích phân, đạo hàm và nó được đưa vào bài toán ứng dụng rất hay chứ ko sa đà vào kĩ thuật tính tích phân bằng đổi biến, đổi cận này nọ (thứ mà máy tính làm tốt hơn ta nhiều). Ngoài ra, toán của họ có nhiều phần mà ta hiện ko có.

Năm tới, chương trình sẽ áp dụng vào cấp 3. Ta ít nhiều cũng đã copy nội dung của nước ngoài về dạy nên về nội dung cũng sẽ na ná giống nhau. Ta vẫn bắt buộc tốt nghiệp 12 năm còn bên Cambridge có thể học hết IGCSE là xong, ai học ĐH thì học tiếp A-level dự bị ĐH và lúc đó tích phân, đạo hàm mới có.

Túm lại ý của em là sgk nước ngoài tốt hơn ta, tính bắt buộc về trình độ phổ thông ít ngặt nghèo hơn ta. Và em nghĩ ta đang vướng mắc ở chỗ bắt toán bộ hs phải học cùng một chương trình toán vốn được xây dựng ở mức khá mới theo được. Vì vậy chưa tối ưu hóa nguồn lực chứ em ko nghĩ các cụ ở đây ko biết là toán quan trọng và đòi bỏ nó.


VD về một câu hỏi lớp 9-10 IGCSE Vật lí, ứng dụng đạo hàm tích phân. Lớp 9 của ta mới chỉ là chuyển động đều chứ họ đã học chuyển động ko đều và khai thác nó qua các ứng dụng tích phân đạo hàm (nhưng ko nói đó là tích phân đạo hàm, chỉ nói cách tính và hiểu vì sao như thế)

1625032548537.png






VD về câu hỏi Toán đạo hàm tích phân của lớp 11 AS-level. Họ chú trọng vào hiểu ý nghĩa, tự lập được ra phép tính còn tính toán thì đơn giản.

1625032686518.png
 
Chỉnh sửa cuối:

oto062021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782118
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
128
Động cơ
32,220 Mã lực
Mời các cụ mợ chém cho vui.
Chứ em thấy mấy món đó học ở trường PT chả có ý nghĩa gì trong tương lai nữa rồi. Để thời gian dạy các cháu lập trình, ngoại ngữ, thể thao học đường coi bộ có lý hơn.

Cập nhật thêm để các bác có dữ liệu chém: báo mới đăng16-12-2020
Ở 1 đất nước bên cạnh : Trung Quốc có kế hoạch đưa lập trình máy tính vào chương trình tiểu học và trung học cơ sở để đào tạo học sinh về công nghệ thông tin, phát triển các kỹ năng học tập và chuyển đổi số.
https://dantri.com.vn/du-hoc/trung-quoc-dua-lap-trinh-vao-chuong-trinh-pho-thong-20201218133238556.htm
Coding to be included in curricula - Chinadaily.com.cn
China plans to include computer coding in curricula for primary and middle school students to help them learn about information technology and develop digital learning and innovation skills, the Ministry of Education said.
epaper.chinadaily.com.cn
"Các bậc phụ huynh Trung Quốc cho rằng lập trình là một trong những phương án tốt nhất để chuẩn bị cho con cái họ trong tương lai đòi hỏi các kỹ năng liên quan đến công nghệ. Nhiều bậc phụ huynh đã cho con cái theo học các lớp lập trình tại các trung tâm đào tạo ngoài giờ."
"Con trai ông Jiang học lập trình ngoài giờ 2 buổi mỗi tuần. Ông Jiang đã chi 10.000 Nhân dân tệ (1.500 USD) cho khóa học này. Học lập trình giúp con trai ông Jiang phát triển khả năng suy nghĩ logic, bớt phụ thuộc vào game online."

Các phụ huynh Việt sắp tới cũng xoắn lên như cơn cuồng cho con học Inh lít thời gian qua.
Nôm na nhà bác và hàng xóm chia nhau mảnh vào sổ, do cây cối 2 nhà mọc đến đâu, chía đến đấy. Giờ ghi diện tích bao nhiêu

Bác học trường làng, cô giáo chết, thôi thì kẻ phát cho nhanh S=100m2
646157612dbcd9e280ad.jpg

Con hĩm hơn bố, nó chạy chợ, thấy chỗ lồi chỗ lõm, thôi thì cong ăn cong, thẳng ăn thẳng, ăn theo lõm lồi S=110m2
c3e95ee42739d3678a28.jpg

Có thằng út Tèo là chẳm chỉ sáng dạ, cũng hết cấp 3 như anh chị thôi, nhưng nó còn nhớ tý toán phổ thông, lại biết vận dụng. Nó tỷ mẩn ngồi chía các mảnh nhỏ bằng viên gạch 20cm, rồi tính tổng các phần. S=120m2
4aa4d956a08b54d50d9a.jpg

Túm cái váy lại là bác thích cái nào hơn.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,369
Động cơ
8,841 Mã lực
Nôm na nhà bác và hàng xóm chia nhau mảnh vào sổ, do cây cối 2 nhà mọc đến đâu, chía đến đấy. Giờ ghi diện tích bao nhiêu

Bác học trường làng, cô giáo chết, thôi thì kẻ phát cho nhanh S=100m2
646157612dbcd9e280ad.jpg

Con hĩm hơn bố, nó chạy chợ, thấy chỗ lồi chỗ lõm, thôi thì cong ăn cong, thẳng ăn thẳng, ăn theo lõm lồi S=110m2
c3e95ee42739d3678a28.jpg

Có thằng út Tèo là chẳm chỉ sáng dạ, cũng hết cấp 3 như anh chị thôi, nhưng nó còn nhớ tý toán phổ thông, lại biết vận dụng. Nó tỷ mẩn ngồi chía các mảnh nhỏ bằng viên gạch 20cm, rồi tính tổng các phần. S=120m2
4aa4d956a08b54d50d9a.jpg

Túm cái váy lại là bác thích cái nào hơn.
Cách cuối của Út Tèo là phương pháp tích phân và bọn tây dạy từ lớp 9 nhưng ko giống cái cách dạy tích phân mà ta đang dạy ở lớp 12 là kĩ thuật tính tích phân một hàm rất phức tạp. Do đó, dạy ý nghĩa và vận dụng chứ đừng cạnh tranh với máy tính cái món tính toán đó.
 

huycannhinho

Xe tải
Biển số
OF-743137
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
359
Động cơ
62,724 Mã lực
Tuổi
42
Nước nông nghiệp không học tích phân, vi phân thì định học môn gì?
Ám ảnh bao năm qua, ra trường, rồi đi làm
Chưa ứng dụng được ^^
Cái cần nhất là Ngoại ngữ ( Anh....) thì lơ mơ gà mờ
Ám ảnh thật ^^
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,369
Động cơ
8,841 Mã lực
Bỏ cả lượng giác, khai căn một thể.
Thực tế thì tây học lượng giác từ lớp 8 nhưng ứng dụng chứ ko phải mấy bài biến đổi lượng giác vỡ mặt ở lớp 11 như của ta.

Cách đây chục năm, các cụ trên bảo số phức hay lắm, phải dạy cho bọn phổ thông để tăng tư duy logic và phản biện lên, thế là đưa vào SGK. Năm học sau tới đây lại bỏ.
 

huycannhinho

Xe tải
Biển số
OF-743137
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
359
Động cơ
62,724 Mã lực
Tuổi
42
Thực tế thì tây học lượng giác từ lớp 8 nhưng ứng dụng chứ ko phải mấy bài biến đổi lượng giác vỡ mặt ở lớp 11 như của ta.

Cách đây chục năm, các cụ trên bảo số phức hay lắm, phải dạy cho bọn phổ thông để tăng tư duy logic và phản biện lên, thế là đưa vào SGK. Năm học sau tới đây lại bỏ.
Thú thật với bác cả cấp 3 em được mỗi môn Hóa là tự tin, còn lại toàn thứ cao siêu kia em chả nhớ được cái gì hết
Học xong là chữ nghĩa bay sạch
Cái cần thiết và thực tế thì các bố ý "quên" cái vớ vẩn thì nhồi nhét một đống vào đầu các cử nhân => ra trường rồi thấy cảnh mây tàn
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,369
Động cơ
8,841 Mã lực
Câu hỏi này đã được nêu ra từ lâu lắm rồi và cũng không có câu trả lời thỏa đáng. Em trước đây cũng tín nhiệm các nhà toán học lắm, nghĩ họ đóng góp nhiều cho xã hội. Nhưng mới đây nghe GS. Vũ Hà Văn nói về việc học toán để làm gì trên VNExpress thì em chán hẳn. Một nhà toán học như GS dường như cũng chẳng biết học toán để làm gì. Nói thì hơi phũ chứ em thấy rằng những kiến thức toán cao siêu là vô dụng với phần lớn mọi người.
Đơn giản là cần cải tiến từ SGK. Dạy trẻ con hàng ngày học toán để làm gì từ những trang sách chúng học trên lớp. Em lấy VD sách của Cambridge, vào mỗi bài học đều ghi rõ học để làm gì, học xong có thể làm gì. Ở ta thì uỵch phát đi vào nội dung, các cháu ngơ ngác.

Những cái phổ thông làm thật kĩ đi đã, còn cao siêu thì đưa lên ĐH. Học Toán cho vững ở dưới chứ đừng ôm đồm nhiều như hiện nay, đi làm thợ may cũng phải học tích phân vi phân để nâng cao "tư duy logic".

1625036779928.png
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,247
Động cơ
524,730 Mã lực
Nôm na nhà bác và hàng xóm chia nhau mảnh vào sổ, do cây cối 2 nhà mọc đến đâu, chía đến đấy. Giờ ghi diện tích bao nhiêu

Bác học trường làng, cô giáo chết, thôi thì kẻ phát cho nhanh S=100m2
646157612dbcd9e280ad.jpg

Con hĩm hơn bố, nó chạy chợ, thấy chỗ lồi chỗ lõm, thôi thì cong ăn cong, thẳng ăn thẳng, ăn theo lõm lồi S=110m2
c3e95ee42739d3678a28.jpg

Có thằng út Tèo là chẳm chỉ sáng dạ, cũng hết cấp 3 như anh chị thôi, nhưng nó còn nhớ tý toán phổ thông, lại biết vận dụng. Nó tỷ mẩn ngồi chía các mảnh nhỏ bằng viên gạch 20cm, rồi tính tổng các phần. S=120m2
4aa4d956a08b54d50d9a.jpg

Túm cái váy lại là bác thích cái nào hơn.
Tính xong thì 3 bố con ngớ người ra là vợ cụ, cựu chuyên văn, đã sang bên hàng xóm đàm phán để biến cái ngoằn ngoèo kia thành đường thẳng và mỗi bên được 1 hình thang. :) Fun thôi chứ thực ra học ít mà vẫn phát triển là ko tưởng, muốn nhảy vọt chỉ có thể học trâu chó mới có hy vọng.
 

huycannhinho

Xe tải
Biển số
OF-743137
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
359
Động cơ
62,724 Mã lực
Tuổi
42
Đơn giản là cần cải tiến từ SGK. Dạy trẻ con hàng ngày học toán để làm gì từ những trang sách chúng học trên lớp. Em lấy VD sách của Cambridge, vào mỗi bài học đều ghi rõ học để làm gì, học xong có thể làm gì. Ở ta thì uỵch phát đi vào nội dung, các cháu ngơ ngác.

Những cái phổ thông làm thật kĩ đi đã, còn cao siêu thì đưa lên ĐH. Học Toán cho vững ở dưới chứ đừng ôm đồm nhiều như hiện nay, đi làm thợ may cũng phải học tích phân vi phân để nâng cao "tư duy logic".

View attachment 6318433
Nó thể hiện sự khác biệt giữa trung tâm Châu Âu với rìa của Đông Nam Á đấy cụ ạ
 

oto062021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782118
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
128
Động cơ
32,220 Mã lực
Cách cuối của Út Tèo là phương pháp tích phân và bọn tây dạy từ lớp 9 nhưng ko giống cái cách dạy tích phân mà ta đang dạy ở lớp 12 là kĩ thuật tính tích phân một hàm rất phức tạp. Do đó, dạy ý nghĩa và vận dụng chứ đừng cạnh tranh với máy tính cái món tính toán đó.
Thì phổ thông chỉ thế thôi chứ, đến mấy bố, gọi là computer science của ta cũng chả phải lập trình cái ấy
 

oto062021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782118
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
128
Động cơ
32,220 Mã lực
Tính xong thì 3 bố con ngớ người ra là vợ cụ, cựu chuyên văn, đã sang bên hàng xóm đàm phán để biến cái ngoằn ngoèo kia thành đường thẳng và mỗi bên được 1 hình thang. :) Fun thôi chứ thực ra học ít mà vẫn phát triển là ko tưởng, muốn nhảy vọt chỉ có thể học trâu chó mới có hy vọng.
Mềnh đang độc thân thì bác bảo đàm phán kiểu dzề, Hay bỏ bớt toán, thay bằng môn Đàm Phán nhẩy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top