[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

sugatsunevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750500
Ngày cấp bằng
19/11/20
Số km
434
Động cơ
58,199 Mã lực
Tuổi
34
Mời các cụ mợ chém cho vui.
Chứ em thấy mấy món đó học ở trường PT chả có ý nghĩa gì trong tương lai nữa rồi. Để thời gian dạy các cháu lập trình, ngoại ngữ, thể thao học đường coi bộ có lý hơn.
Lập trình là 1 ứng dụng trên cơ sở toán học.
Ngoại ngữ thì là kỹ năng cơ bản như gõ bàn phím vậy.
Thể thao/thể dục là thứ hoạt động cơ bản để duy trì sức khỏe.
Làm như cụ thì chỉ có đi lùi.
 

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,422
Động cơ
530,379 Mã lực
Học gì ở từng cấp người ta cũng ngâm cứu tham khảo của các nước khác chán ra rồi mới chốt được, rồi còn liên quan đến chương trình Đại học, du học sinh ra nước ngoài nữa đâu phải thay đổi dễ như chủ thớt nghĩ.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Đúng là không thể bỏ. Nhưng chương trình toán học của ta quá nặng, quá cao so với nhiều quốc gia khác. Không nên bỏ, nhưng nên giảm tải.
Quá nặng với các quốc gia dốt toán và không phát triển về khoa học kỹ thuật, nhưng em cho rằng quá nhẹ với các nước giỏi và phát triển như Trung, Nhật, Hàn, Đài Loan (em không có số liệu cụ thể về chương trình học, nhưng đã chứng kiến sự coi trọng và cạnh tranh kinh khủng trong giáo dục ở Hàn Quốc. Các cháu học sinh cấp 3 đi học về vẫn mặc đồng phục lại đi học thêm đến khoảng 10h đêm) Và như vậy, và chỉ có làm như vậy, thì họ, chỉ trong môt thời gian ngắn, mới có thể dẫn đầu thế giới trong không ít lĩnh vực khoa học công nghệ.

Do báo chí (chủ yếu dịch từ báo chí phương Tây) nên nhiều cụ cứ nghĩ chỉ châu Âu và Mỹ có công nghệ nguồn. Nhưng thực tế, các công nghệ nguồn của thế kỷ 21 (vật liệu, hóa chất, điện tử, chế tạo máy chính xác, công nghê thông tin…) hiện tại hầu hết do các nước Trung, Nhật, Hàn, Đài nắm (tức là các bằng phát minh). Châu Âu và Mỹ nếu có hơn thì cũng chỉ trong lĩnh vực động cơ hàng không vũ trụ (cái này chủ yếu do họ đi trước hàng trăm năm) và một vài lĩnh vực máy chính xác (như thiết bị lithography để chế tạo chip bán dẫn chẳng hạn). Tuy nhiên, hiện tại các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc cũng đang có nỗ lực tự chủ trong cả hai lĩnh vực này và có thể trong 10 năm tới bằng hoặc vượt phương Tây.

Việt Nam muốn phát triển khoa học công nghệ như Trung, Nhật, Hàn, Đài thì phải chú trọng học toán, lý, hóa, thậm chí phải tăng tải lên, bớt học ngoại ngữ, còn nếu muốn phát triển kiểu Thái Lan hay Malaysia (lắp ráp với công nghệ nước ngoài, cung cấp nhân sự văn phòng cho doanh nghiệp nước ngoài) thì nên chú trọng học ngoại ngữ (Anh, Nhật, Hàn, Trung….) và các môn marketing, kinh tế, tài chính – kế toán,…
 
Chỉnh sửa cuối:

Dk2

Xe máy
Biển số
OF-481152
Ngày cấp bằng
30/12/16
Số km
94
Động cơ
196,160 Mã lực
Tuổi
24
Mời các cụ mợ chém cho vui.
Chứ em thấy mấy món đó học ở trường PT chả có ý nghĩa gì trong tương lai nữa rồi. Để thời gian dạy các cháu lập trình, ngoại ngữ, thể thao học đường coi bộ có lý hơn.
Cụ nói cũng có lý, đa phần học sinh sau này ít sử dụng những kiến thức kiểu cao cấp này. Thông thường ứng dụng của chúng chỉ cho dân chuyên ngành và sẽ được đáp ứng khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành ở bậc học cao hơn. Đôi khi chúng ta chưa mạnh dạn rũ bỏ tư duy cũ. Một phần lý do cũng là vì giảm lý thuyết thì phải tăng thực hành nhưng tăng thực hành thì đầu tư rất lớn, chưa phù hợp với mức thu nhập của đại bộ phận học sinh.

Lựa chọn khác là học tư, học ngoại khóa.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Em đồng ý bỏ. Hoặc không bỏ nhưng chỉ dạy phần cơ bản và cho làm những bài tập cơ bản thôi, để học sinh nó biết phương pháp là được. Đằng này toàn ra những bài tập khó mang tính gài bẫy, Đau đầu giải toán kiểu đấy chẳng để làm gì cả. Toàn mang tính hành hạ tụi F1.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,295
Động cơ
1,603,202 Mã lực
Em chịu, nhưng cái e biết là ko nên vì vài chục, thậm trí vài trăm nghìn người dùng mà bắt cả 1x tr hs học toán cao cấp.
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Vấn đề cơ bản khác nhau là triết lý dạy học:
- Người ta đặt trọng tâm vào việc phát triển tư duy học sinh theo từng bậc, lớp học, khiến cho học sinh có thể chủ động tìm tòi, suy nghĩ, phát hiện và áp dụng vào thực tế đời sống.
- Ở ta, lâu nay, việc dạy học để tạo ra người thừa hành, thậm chí theo sách vở: nếu tình huống a thì hãy dùng đáp án a, v.v..., đóng cứng theo các khuôn mẫu. Việc các thày các cô dạy thêm tràn lan để kiếm tiền càng làm trầm trọng thêm cái lối suy nghĩ, hành xử thế này. Kết quả là khi lên học đại học, gặp ông thày, bà cô nào áp dụng cách dẫn dắt mang ở "Tây" về là sinh viên bối rối, ngơ ngác, hoang mang không biết làm thế nào, thậm chí phản ứng tiêu cực, phản ảnh, bôi xấu thày cô. Những em không học đại học mà "vào đời" ngay thì gặp các "thày cô giáo" đời còn khắc nghiệt gấp bội. Do đó, một số an phận, chấp nhận cuộc đời cứ thường thường như thế, cuộc sống vất vả, khó khăn. Số khác phản ứng lại, có khi tiêu cực, từ đó, sinh ra các mánh mung, thủ đoạn, thậm chí phạm pháp, tù tội. Chirmootj số ít kịp thích nghi và tự phấn đấu vươn lên.

Để thay đổi cách day học - bây giờ cũng nhiều người nhận ra cần thay đổi cách dạy học, sao cho học sinh được tự phát triển tư duy một cách lành mạnh - người ta đã bắt đầu cựa quậy. Nhưng vẫn trên cơ sở cũ, cách làm cũ, những con người cũ (Cần nói thẳng, để dạy học theo cách đổi mới này, liệu có đến một nửa giáo viên phổ thông đáp ứng được nhu cầu không??? Ngay khi giáo viên tiểu học, khi được hướng dẫn giải thích cho học sinh phép nhân là phép cộng liên tiếp nhiều lần với cùng một số, cũng ngớ người ra!). Hãy xem việc soạn chương trình giáo dục phổ thông. Nước ngoài bỏ rất nhiều công soạn thảo, nghiên cứu rất kỹ, kiến thức được phát triển theo đường xoáy ốc, phần này, lớp này, liên kết với phần kia, lớp kia, v.v... Người ta đã tốn nhiều tiền , dùng một đội ngũ trí thức lớn để xây dựng chương trình. Hãy xem một đoạn trích chương trình Toán cho lớp 1 phổ thông ở Mỹ theo Chuẩn Cốt Lõi Chung cho các Bang (Common Core State Standards). Và các chuyên gia xây dựng chương trình KHÔNG tham gia viết sách giáo khoa.

Còn ở ta? Số tiền vay của Ngân hàng thế giới để đổi mới giáo dục phổ thông là rất không ít, không thấy hạch toán, kiểm toán công khai, hay là thường dân như cháu đây không biết. Còn chương trình thì làm ra sao? Có cảm giác các ngài ấy cho rằng chương trình A, chương trình B nào đó của nước nào đó là tốt thì lấy về. Nếu không lấy được chính xác thì lấy đồ phỏng theo. Rồi bắt đầu cắt dán để vẽ nên chương trình "của mình" mà không thấy có cái gì gọi là nghiên cứu về tính liên thông, vân vân và mây mây. Kết quả là ra một thứ cọc cạch, méo mó, chỗ trùng lặp, chỗ thiếu hụt, xuất hiện nguy cơ các thiếu sót của chương trình hiện hành có khi không được sửa chữa mà còn làm trầm trọng thêm. Như thế, giáo viên cũng hoang mang, tự làm mới, tự đổi mới cũng khó. Một chi tiết nữa là chính các vị làm chương trình lại viết một bộ sách, thế thì các bộ sách khác khi qua kiểm định có dễ không?
1608087507707.png


PS:/ Lạm bàn một chút, Toán thuộc khoa học Logic hình thức, rèn luyện tư duy logic cho người học. Các đại gia, người nổi tiếng ở VN bây giờ ngày xưa phần lới là học sinh chuyên. :)
Nếu nói đạo hàm bậc nhất là độ dốc, đạo hàm bậc hai biểu thị độ cong của đường đồ thị, còn tích phân cho biết diện tích dưới đường đồ thị thì chắc chả khó đối với học sinh phổ thông trung học :)
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
Cái cụ đang nói là khi đất nước đã đủ giàu.
Còn đất nước mới thoát nghèo và bắt buộc thoát bẫy thu nhập TB như VN thì đầu tư cho STEM là lựa chọn đúng đắn nhất.
Đừng để đến lúc chật vật không thoát ra nổi bẫy TNTB rồi lúc đó ôm hận
1 lớp học phổ thông đào tạo ra có bao nhiêu người làm khoa học, công nghệ? Nhưng tất cả đều phải làm người. Bắt tất cả đều phải học để trở thành những người vỹ đại
 

ngoibet

Xe container
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
5,035
Động cơ
467,558 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com
Nếu bỏ Toán cao cấp, thì thay bằng Triết học cho nó Bác học các Cụ nhể
 

o0senri0o

Xe buýt
Biển số
OF-382516
Ngày cấp bằng
13/9/15
Số km
960
Động cơ
248,733 Mã lực
Tuổi
37
Em thấy những cái như vi phân, tích phân, đạo hàm vẫn phải dạy ở trung học vì giai đoạn này trí óc của trẻ vẫn đang phát triển rất tốt, rất dễ tiếp thu còn toán học là 1 môn khoa học cơ bản nên bắt buộc phải học. Tuy nhiên cái phải thay đổi là cách tiếp cận bài học, cách thức giảng dạy. Toán học cực kì khô khan và khó hiểu nếu chỉ học từ những công thức và chữ viết trên giấy. Cách thức học hiện nay vẫn là học vẹt, tức là học thuộc mà ko hiểu bản chất. Đây là cái cực yếu làm lãng phí khả năng tiếp thu của trẻ, cái các em cần là các hoạt động ứng dụng toán học ở quy mô nhỏ, ít nhất cũng phải là cái ví dụ được minh hoạ bằng hình ảnh chứ ko phải mỗi chữ là chữ. Lấy ví dụ như 1 tiết học về kết cấu mà thầy cho phép dựng 1 cây cầu với các kết cấu khác nhau bắc từ bàn này sang bàn khác và treo tải trọng vào để kiểm chứng khả năng chịu tải của kết cấu thì học sinh có thích ko, có muốn hiểu tại sao lại thế ko. Em thấy học sinh cần có những ví dụ thực nghiệm như vậy để kích thích trí tò mò, khả năng ứng dụng cũng như cuốn hút học sinh để ý về bản chất của vấn đề toán học đó (cái này sẽ giúp các em thực sự ứng dụng các công thức toán học vào cuộc sống hàng ngày). Cơ mà sẽ khó vì để tự sáng tạo được các ví dụ thì yêu cầu giáo viên phải chắc kiến thức và cũng phải có khả năng thực chiến cũng như triển khai ý tưởng thì mới làm được như vậy.
 

thien.tn

Xe tải
Biển số
OF-309534
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
477
Động cơ
303,886 Mã lực
Anh Vượng tôi có cần biết tích phân, trữ phân gì đâu .... =))
Cụ nhầm to đó, anh Vượng xưa là dân chuyên toán. E nghe nói ảnh của anh ấy còn được treo trong trường vì thành tích xuất sắc nữa ạ
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,884
Động cơ
756,763 Mã lực
đọc thớt này em lại nhớ đến chuyện em đọc được thời bao cấp: câu chuyện xảy ra từ xa xưa lắm, một chàng trai tán tỉnh một cô gái xinh đẹp, anh chàng nói "thú thật với cô, đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao cái bóng điện kia nó sáng được", cô gái: "ô, đơn giản mà, chỉ cần bật công tắc là nó sáng thôi"
 

Thanh fotuner

Xe tải
Biển số
OF-110524
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
265
Động cơ
388,777 Mã lực
Ở đây em cam đoan có nhiều cụ chắc nghe ai bảo "ở Tây học nhàn cực" . Các cụ không hề kiểm chứng thông tin, mặc định là thông tin này đúng rồi suy ra ở Việt Nam học nặng, học sinh Việt Nam bị quá tải. Trên đây cũng rất nhiều người có khi không dạy con một ngày nào cũng lên kêu gào, chém gió về giáo dục.
Ở VN hết lớp 12 là vào năm nhất đại học, ở Mỹ hay Úc thì họ có năm dự bị đại học. Vậy thì phải so sánh lớp 12 ở VN với dự bị đại học ở Mỹ nó mới chuẩn. Cấp 3 ở Mỹ có học đạo hàm, vi phân, tích phân nhưng chỉ cho những học sinh có hứng thú hoặc muốn vào các trường đại học yêu cầu phải học môn đó (optional courses).
Vậy, nếu các cụ ở Việt Nam, các cụ không muốn vào đại học chuyên ngành kĩ thuật, các cụ có thể bỏ phần này trong toán cấp 3. Các cụ vẫn đủ điểm tốt nghiệp để có bằng cấp 3 đi làm nghề, hoặc vào đại học chuyên ngành xã hội.
Sau khi em xem sách bọn Sing, bọn Mỹ học, em chẳng hiểu sao chúng nó có thời gian học hết những cái đó. Toán Sing thì trình độ K (mẫu giáo) đã học cộng trừ phạm vi 100 có nhớ, lớp 1 đã học phép nhân, chia phạm vi 40, trong khi VN mình lớp 2 mới học. Bọn Tây, Sing nó còn có môn Khoa học, mầm non chúng nó đã biết làm thí nghiệm cây cần gì để sống, trong khi thằng cu lớp 7 nhà em mới học. Lớp 1 bọn tư bản đã học về âm thanh, chuyển động, lực (tức là phần mở đầu của vật lý). Nước ta lớp 6 mới có môn vật lý.
Sách văn học cấp 2 (grade 7) thì dày gần 700 trang khổ to (sách Mỹ) trong khi Việt Nam có 300 trang (cả 2 tập) khổ nhỏ. Ngoài ra trong năm chúng nó phải đọc các tác phẩm văn học dày cộp (4-5 quyển) mà phải đọc toàn văn trong khi VN mình học trích đoạn.
Cái em thấy Việt Nam mình kém đó là phương pháp học và xây dựng chương trình hợp lý. Em ví dụ sách toán lớp 2, 1 bài về phép nhân 2, 1 tiết luyện tập sau đó sang bài nhân 3 luôn. Học sinh không có đủ thời gian luyện tập để thẩm thấu kiến thức. Hay như sách Mỹ, họ dạy rất chắc về hàng chục, hàng đơn vị, không biết bao nhiêu bài luyện tập về nội dung đó, thế là khi sang cộng trừ có nhớ họ học rất nhàn, giúp học sinh nắm được bản chất phép cộng trừ có nhớ. Trong khi đó, toán Việt chỉ học kĩ năng cộng có nhớ (56+49 chẳng hạn. Sách VN dạy rằng: 6 + 9=15, viết 5 nhớ 1,...). Hay như học về số âm và giá trị tuyệt đối, họ có các bào toán tính độ cao 1 ngọn núi có phần chìm dưới nước và phần nổi, ...Tức là toán Mỹ dạy bản chất, ứng dụng trong khi toán VN ở nội dung này dạy kĩ năng tính toán. Các nội dung khác của Toán em chưa bàn tới vì chưa xem đến. Em đang mày mò dạy 2 thằng cu nhà em học thôi.
Nói thật, em chán nghe cái luận điểm "Việt Nam học nặng". Về nội dung chương trình em khẳng định VN học không hề nặng, có khi còn nhàn. Cái chúng ta thua là phương pháp học và việc xây dựng chương trình học hợp lý để học sinh tiếp thu được lượng kiến thức khổng lồ.
 

vintq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158600
Ngày cấp bằng
28/9/12
Số km
1,407
Động cơ
365,686 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình - Hà Nội
Em thấy cần thiết nhất nà phải bổ sung môn chống lói ngọng ạ :)
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,264
Động cơ
204,429 Mã lực
Ko có chuyện đó.
Em học cao đẳng nhà hàng khách sạn, tương đương cao đăng du lịch ở mình.
2 năm liền em đạt 20/20 môn toán vì nó quá dễ trong khi cả lớp chật vật.
Mà chỉ học đến đạo hàm bậc 2 và xác suất thống kê .
Ở tú tài cơ bản bọn nó hoàn toàn ko đc học đaoj hàm bạc cao, tích phân vi phân đâu.
Thế nên quan điểm của em là ở cấp 3 chỉ học toán cơ bản thôi.
Lên đại học đứa nào học tự nhiên và kỹ thuật thì học cao cấp, đứa nào học kinh tế thì thiên về xác suất thống kê ... chứ ở mình là đng cào bằng, dạy tất bất kể sau trung học định đi theo hướng nào.
Không phải thế đâu cụ. Những đứa mà cụ gặp trong trường du lịch do cấp 2, cấp 3 không chịu học toán nên không vào được (hoặc không muốn vào) các ngành STEM. Do vậy đương nhiên cụ nhìn xung quanh sẽ toàn thấy những đứa kém toán, vì những đứa giỏi toán đã đi nơi khác hết rồi.

Những đứa mà vào đại học ngành STEM phải học toán từ tận cấp 2. Cụ có thể lên web của MIT, mở xem curriculum của các ngành như CS chẳng hạn, đọc cả tài liệu, giáo trình. Cụ sẽ thấy là tài liệu đấy đòi hỏi mức độ học toán kinh hồn từ trước khi vào ĐH, nếu không là chả thể hiểu nổi sách. Mà các sách đấy chỉ là mức độ tối thiểu ở MIT thôi (tất nhiên MIT là 1 trường hàng đầu nên việc học toán của họ cũng gắt gao).

Em thấy học ở vn quá đơn giản, ai thích học gì thì học có cấm gì đâu. Không học nổi toán thì cứ việc kiếm lấy con 5 là dư thừa lên lớp rồi.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Ở đây em cam đoan có nhiều cụ chắc nghe ai bảo "ở Tây học nhàn cực" . Các cụ không hề kiểm chứng thông tin, mặc định là thông tin này đúng rồi suy ra ở Việt Nam học nặng, học sinh Việt Nam bị quá tải. Trên đây cũng rất nhiều người có khi không dạy con một ngày nào cũng lên kêu gào, chém gió về giáo dục.
Ở VN hết lớp 12 là vào năm nhất đại học, ở Mỹ hay Úc thì họ có năm dự bị đại học. Vậy thì phải so sánh lớp 12 ở VN với dự bị đại học ở Mỹ nó mới chuẩn. Cấp 3 ở Mỹ có học đạo hàm, vi phân, tích phân nhưng chỉ cho những học sinh có hứng thú hoặc muốn vào các trường đại học yêu cầu phải học môn đó (optional courses).
Vậy, nếu các cụ ở Việt Nam, các cụ không muốn vào đại học chuyên ngành kĩ thuật, các cụ có thể bỏ phần này trong toán cấp 3. Các cụ vẫn đủ điểm tốt nghiệp để có bằng cấp 3 đi làm nghề, hoặc vào đại học chuyên ngành xã hội.
Sau khi em xem sách bọn Sing, bọn Mỹ học, em chẳng hiểu sao chúng nó có thời gian học hết những cái đó. Toán Sing thì trình độ K (mẫu giáo) đã học cộng trừ phạm vi 100 có nhớ, lớp 1 đã học phép nhân, chia phạm vi 40, trong khi VN mình lớp 2 mới học. Bọn Tây, Sing nó còn có môn Khoa học, mầm non chúng nó đã biết làm thí nghiệm cây cần gì để sống, trong khi thằng cu lớp 7 nhà em mới học. Lớp 1 bọn tư bản đã học về âm thanh, chuyển động, lực (tức là phần mở đầu của vật lý). Nước ta lớp 6 mới có môn vật lý.
Sách văn học cấp 2 (grade 7) thì dày gần 700 trang khổ to (sách Mỹ) trong khi Việt Nam có 300 trang (cả 2 tập) khổ nhỏ. Ngoài ra trong năm chúng nó phải đọc các tác phẩm văn học dày cộp (4-5 quyển) mà phải đọc toàn văn trong khi VN mình học trích đoạn.
Cái em thấy Việt Nam mình kém đó là phương pháp học và xây dựng chương trình hợp lý. Em ví dụ sách toán lớp 2, 1 bài về phép nhân 2, 1 tiết luyện tập sau đó sang bài nhân 3 luôn. Học sinh không có đủ thời gian luyện tập để thẩm thấu kiến thức. Hay như sách Mỹ, họ dạy rất chắc về hàng chục, hàng đơn vị, không biết bao nhiêu bài luyện tập về nội dung đó, thế là khi sang cộng trừ có nhớ họ học rất nhàn, giúp học sinh nắm được bản chất phép cộng trừ có nhớ. Trong khi đó, toán Việt chỉ học kĩ năng cộng có nhớ (56+49 chẳng hạn. Sách VN dạy rằng: 6 + 9=15, viết 5 nhớ 1,...). Hay như học về số âm và giá trị tuyệt đối, họ có các bào toán tính độ cao 1 ngọn núi có phần chìm dưới nước và phần nổi, ...Tức là toán Mỹ dạy bản chất, ứng dụng trong khi toán VN ở nội dung này dạy kĩ năng tính toán. Các nội dung khác của Toán em chưa bàn tới vì chưa xem đến. Em đang mày mò dạy 2 thằng cu nhà em học thôi.
Nói thật, em chán nghe cái luận điểm "Việt Nam học nặng". Về nội dung chương trình em khẳng định VN học không hề nặng, có khi còn nhàn. Cái chúng ta thua là phương pháp học và việc xây dựng chương trình học hợp lý để học sinh tiếp thu được lượng kiến thức khổng lồ.
Tôi ngồi cùng với tụi tây học rồi bác ạ.
Và tôi khẳng định lại là "ở Tây học nhàn cực".
Theo nghĩa, học sinh đi học thì nhàn - sinh viên thì ngược lại.

Về policy, có thể thấy mô hình hình tháp (nhọn hoắt) của nó rất rõ: Đám công nhân không bằng cấp - đáy tháp - thì học ít đến rất ít, chỉ cần biết chữ.
Đám học thành thợ, ví dụ thợ hàn thợ nguội thợ chịch, thì cần nhiều kiến thức hơn nhiều.
Đám sinh viên (10-15% lực lượng lao động), thì ông sao rồi.
Vầ trong đám ông sao này, có những siêu sao học Y hay các ngành tương tự - cái đỉnh tháp nhọn của chúng ta.

Chuyện học đại học, sau 1-2 học kỳ, rớt mất 1/2 lớp, có lẽ không hiếm.
(Khóa tôi học, lớp 33 đứa, mới hết học kỳ 1, đã có 5 đứa bỏ thi luôn - bỏ thi chứ không phải thi trượt).

Chui vô cấp 3 của họ, học sinh học khá nhàn.
Lý do, tụi nó được nhồi kiến thức tự nhiên kinh khủng ở các kỳ đầu tiên trên đại học, tốc độ cỡ 3-4 lần so với trung học. Cũng là 1 biện pháp chọn lọc.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
rgbhis nói:
VD như này nhé: lập trình để tính diện tích một khu đất uốn éo, ko biết tích phân thì ko tính được đâu cụ nhé.
Chả ai lập trình để giải quyết vấn đề đấy cả. Đường cong ranh đất ngoài thực tế nó biến thiên như một hàm số nào đấy à? Bài này thì nhập tọa độ các điểm mốc giới vào Auto CAD rồi click chuột cho nó tính diện tích thôi. Cho nên bảo ứng dụng trong các ngành kỹ thuật (engineering) là không phải.

Ứng dụng trong cơ học lượng tử thì chắc chắn có :D. Anh tính trước các vấn đề có thể toán học hóa, rồi thực nghiệm thử xem lý thuyết của anh đưa ra có đúng không. Nói chung là lý thuyết.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,344
Động cơ
75,599 Mã lực
Quan trọng là lý thuyết nhiều mà áp dụng thực hành ít quá. Ví dụ như bây giờ 1 học sinh lớp 12 đã học vật lý nhiều năm rồi nhưng bảo đấu 1 cái đèn tuýp (loại cũ) thì ko làm được. Thà học ít nhưng áp dụng thực hành tốt còn hơn giỏi lý thuyết nhưng thực tế thì chả biết làm gì.
Có lẽ tại VN thuê thợ dễ quá nên sửa chữa lặt vặt điện, nước, mộc... trong nhà giờ ít người làm được.
Chỗ e 1 số bạn SV mới ra trường bằng khá, giỏi nhưng soạn thảo cái VB cũng ko xong. Khả năng sử dụng Word rất kém
Bác ơi, mấy kĩ năng đơn giản như thế không cần đưa thành môn học đâu ạ. Kĩ năng word, excel là em học nghề tin học ở cấp 3, cấp 2 thì học nghề nông nghiệp, mày mò điện nước, máy tính em làm được. Các cháu cấp 1 bây giờ cũng học tin học rồi đó. Quy tắc soạn thảo văn bản, chính tả thì có môn Tiếng Việt. Người học được học hết rồi mà k nhớ thôi bác.
 
Biển số
OF-736313
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
89
Động cơ
66,590 Mã lực
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Phổ thông thì quả thật không cần, những chương trình cao cấp nên để ở bậc cao hơn như đại học, cao đẳng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top