Nên bỏ và cũng ko nên bỏ. Vấn đề quan trọng nhất là người học là ai? Ta chỉ có 1 loại chương trình cào bằng cho tất cả chứ ở Tây học càng kém họ càng cho nhiều giấy khen, họ hạ chương trình càng dễ, cho đến khi theo được thì thôi và ngược lại, học càng giỏi thì chương trình càng khó. Cho nên hệ quả là họ có những anh thợ toán tiểu học làm mãi vẫn ko đúng, thế nhưng họ vẫn có giải Nobel là vì thế.
Chương trình của ta chỉ khó so với chương trình dễ, phổ thông của họ thôi. Chứ so với chương trình khó của họ, nói thật là mình chẳng ăn thua.
Về việc loại bỏ nội dung khó ra khỏi chương trình phổ thông thì cá nhân em không ủng hộ. Nếu làm vậy cái được sẽ là nhiều học sinh theo được hơn, nhưng cái mất là những em học tốt sẽ mất khả năng học tập ở môi trường đỉnh cao ở nước ngoài. Nên chăng, có lẽ là học tập nước ngoài, tiến tới bỏ cào bằng, xây dựng nhiều bộ chương trình tương ứng với các loại năng lực học tập khác nhau. Tây họ có những người thợ tốt, những người đấy thực sự chẳng cần biết tích phân làm cái gì, và họ vẫn có giải Nobel. Ta thì thợ thì ko ra gì, Nobel cũng chẳng có nốt, cũng chỉ vì 2 chữ cào bằng mà ra, trong khi năng lực mỗi người mỗi khác.