Ở đây chỉ tạm nói là nhận định trên chưa được chính xác theo kinh nghiệm sống, học tập, và làm việc 8 năm ở Mỹ + 6 năm ở Trung Quốc của tôi và hiểu biết về hệ thống giáo trình chuẩn hóa GCSE, A-Level và IB được áp dụng ở nhiều trường ở Singapore và Hàn Quốc.
Cụ thể hơn, chỉ tạm so sánh Việt Nam và Mỹ (tất cả đều là cấp 3 hệ không chuyên):
- Tại Việt Nam: Học sinh bắt đầu lớp đầu tiên vào khoảng 7h30p sáng. Học sinh học tối thiểu 5 tiết x 5 ngày (ở nhiều trường có thể thêm 2-3 tiết vào thứ 7) x 37 tuần (từ 2020 giảm còn 35 tuần) ~ 925 tiết chia ra cho khoảng 8-10 môn với tỷ lệ cao nhất cho lớp Ngữ Văn và Toán (~ 20% số tiết ~ 185 tiết mỗi môn do học hàng ngày) , sau đó đến tiếng Anh và các môn khoa học (~ 2-4 tiết mỗi môn mỗi tuần), rồi đến các môn khác (1-2 tiết mỗi môn mỗi tuần). Tất cả đều là bắt buộc.
- Tại Mỹ: Học sinh bắt đầu lớp đầu tiên vào khoảng 9h30p sáng. mỗi tuần học sinh học khoảng 6 tiết (có ăn trưa và nghỉ trưa 45 phút) x 5 ngày x 36 tuần (~ 180 ngày học) ~ 1080 tiết chia đều cho 6 môn tự chọn (180 tiết mỗi môn mỗi tuần).
Thống kê đơn giản hóa trên cho ta thấy học sinh cấp 3 ở Việt Nam sức khỏe thể chất và tinh thần thường kém hơn (ít vận động, ít phát triển chiều cao, dễ gặp stress) và cảm thấy nặng nề hơn khi học vì những lý do sau:
- Học sinh VN dạy quá sớm
- Học sinh Mỹ dành nhiều thời gian ở trường hơn nhưng là để làm điều mình thích, học thứ mình thích.
Cứ thử tưởng tượng bản thân thích xem phim hành động Hollywood nhưng phải chọn giữa nghe chèo/vọng cổ trong 1 tiếng đồng hồ hoặc xem phim Hollywood trong 3 tiếng, cụ sẽ chọn cái nào? Đó là chưa kể đến các hoạt động ngoại khóa, trong đó khoảng 10% hoạt động được quy chuẩn hóa trong tiết học chính thức (study hall, internship, teacher assistantship, sport, band/art studio, v.v.) và 90% hoạt động sau khi tan trường (thường kết thúc vào 3 giờ chiều --> học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các câu lạc bộ do học sinh tổ chức đến 5-6 giờ chiều)
- Các môn học có giá trị như nhau về mặt thời gian và ảnh hưởng đến điểm số (theo thang unweighted GPA) và tạo điều kiện cho phép học sinh học đủ sâu để tạo điều kiện khám phá và vận dụng ở bất cứ môn nào chứ không phải chỉ ở môn "quan trọng" như Toán và Ngữ Văn trong trường lớp VN.
Tôi sẽ viết một bài toàn diện và chi tiết hơn về vấn đề này trong tương lai ở chủ đề Góc Nhìn Của Tôi Về Giáo Dục (
https://www.otofun.net/threads/goc-nhin-cua-toi-ve-giao-duc.1767688)