[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,283
Động cơ
75,167 Mã lực
Có nhiều con đường hôm trước rải nhựa hôm sau đào điện nước. Em nghĩ làm nghề quản lý xã hội chắc là giỏi môn toán lắm, chuyên tối ưu hóa theo những mô hình dân không hiểu nổi.
Trong thời chiến tranh đó, con người có khát vọng học tập, vươn lên. Bây giờ thì thầy bói xem voi nhiều la liệt.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,283
Động cơ
75,167 Mã lực
Có thực tế này mới đáng suy nghĩ: phổ thông ở ta thì dạy nặng, nhưng bậc đại học lại không được dạy đủ kiến thức hoặc dạy kiến thức lỗi thời.

Bây giờ ai cũng quan tâm đến Covid phỏng ah. Có ví dụ này ngay. Tôi có đọc một bài của một (nhóm) bác sỹ VN đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài về việc xét nghiệm mẫu gộp. Bài báo nghiên cứu này là một áng văn kể chuyện hay: chúng tôi đã gộp từ 4-7 mẫu xét nghiệm và mẫu gộp nào mà dương tính thì chúng tôi sẽ lấy lại mẫu cho từng người trong nhóm đó và test riêng để xác định đúng từng bệnh nhân. Toàn bộ quá trình này cho phép chúng tôi tiết kiệm tài nguyên và rút ngắn thời gian kiểm tra cho cả nhóm nghi vấn lớn. Bài này chỉ được một lần trích dẫn. Tôi đọc xong vẫn thắc mắc: tại sao lại là nhóm từ 4-7 mà không phải là ít hơn, nhiều hơn? Pha loãng mẫu đến bao nhiêu lần (nhóm lớn đến bao nhiêu người) thì phương pháp xét nghiệm mẫu gộp không còn đáng tin cậy nữa? Với vùng dịch có tỷ lệ nhiễm bệnh (nhiều ít) thế nào thì phương pháp này cho hiệu quả và không cho hiệu quả tốt, với số người trong một nhóm được gộp là bao nhiêu? Có nên chia nhóm làm nhiều lớp, ví dụ gộp lần 1 là 27 mẫu, lần 2 gộp 9 mẫu, lần 3 gộp 3 mẫu không? Những câu hỏi này đều được trả lời trong một bài của nhóm tác giả khác đăng trên Nature (tạp chí rất uy tín) mà về cơ bản họ cũng chỉ lấy mẫu rồi gộp nhưng theo các cách khác nhau rồi "chơi" với các công cụ toán để đưa ra các kết quả. Bài này được trích dẫn tới hơn 40 lần trong thời gian ngắn.
Ý cụ là chê đội văn hay mà dốt khoa học hả cụ?
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,509
Động cơ
426,888 Mã lực
Em cần nhiều, đọc thêm nhiều toán là đằng khác. Nay vẫn phải học các pp tính toán liên tục. E thấy cấp 3 em học ít toán quá nên phải học thêm.
Xuất phát từ em và gia đình em, đồng nghiệp nên em phản đối chuyện bỏ hẳn. Chỉ là cơ cấu lại để cho hs có quyền lựa chọn.
Em chưa hiểu cụ làm ngành j mà cần phải tính toán nhỉ. Tất cả đã đc đưa vào máy tính, chỉ cần nhập số liệu.
Cụ thừa nhận phải cơ cấu lại có nghĩa là thừa đv một nhóm người, tức là nhóm người đó đang bị lãng phí tg và công sức. Vậy ai là ng phải chịu trách nhiệm cho họ.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,609 Mã lực
Tóm lại, nên mở rộng hệ lớp chuyên để phân hóa theo năng khiếu, năng lực của các cháu.
Mỗi trường nên lập một số lớp chuyên.
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,161
Động cơ
517,717 Mã lực
Không học cho có khái niệm, biết suy nghĩ sâu. Đất nước gì chỉ thích ăn sổi, buôn bất động sản, mua hàng Trung Quốc về bán lại. Máy móc khó hồi xưa nhập từ Tây, Nhật, sau này chuyển sang Đài, Trung, không học không nghiên cứu phát triển chắc sớm nhập từ châu Phi về mất.
 

bongmayhong

Xe hơi
Biển số
OF-779126
Ngày cấp bằng
3/6/21
Số km
127
Động cơ
35,020 Mã lực
Mời các cụ mợ chém cho vui.
Chứ em thấy mấy món đó học ở trường PT chả có ý nghĩa gì trong tương lai nữa rồi. Để thời gian dạy các cháu lập trình, ngoại ngữ, thể thao học đường coi bộ có lý hơn.

Cập nhật thêm để các bác có dữ liệu chém: báo mới đăng16-12-2020
Ở 1 đất nước bên cạnh : Trung Quốc có kế hoạch đưa lập trình máy tính vào chương trình tiểu học và trung học cơ sở để đào tạo học sinh về công nghệ thông tin, phát triển các kỹ năng học tập và chuyển đổi số.
https://dantri.com.vn/du-hoc/trung-quoc-dua-lap-trinh-vao-chuong-trinh-pho-thong-20201218133238556.htm
Coding to be included in curricula - Chinadaily.com.cn
China plans to include computer coding in curricula for primary and middle school students to help them learn about information technology and develop digital learning and innovation skills, the Ministry of Education said.
epaper.chinadaily.com.cn
"Các bậc phụ huynh Trung Quốc cho rằng lập trình là một trong những phương án tốt nhất để chuẩn bị cho con cái họ trong tương lai đòi hỏi các kỹ năng liên quan đến công nghệ. Nhiều bậc phụ huynh đã cho con cái theo học các lớp lập trình tại các trung tâm đào tạo ngoài giờ."
"Con trai ông Jiang học lập trình ngoài giờ 2 buổi mỗi tuần. Ông Jiang đã chi 10.000 Nhân dân tệ (1.500 USD) cho khóa học này. Học lập trình giúp con trai ông Jiang phát triển khả năng suy nghĩ logic, bớt phụ thuộc vào game online."

Các phụ huynh Việt sắp tới cũng xoắn lên như cơn cuồng cho con học Inh lít thời gian qua.
Đồng ý với đề xuất của cụ! Nên học có trọng tâm để tương lai phát triển hơn, hoà nhập với thế giới.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Ý cụ là chê đội văn hay mà dốt khoa học hả cụ?
Ý tôi chốt là bậc giáo dục đại học trở lên phải học nhiều hơn.

Báo chí cũng phải học môn thống kê, xác suất cho tử tế chút. Tôi có đứa quen học báo chí ở Mỹ mà biết chạy SPSS ầm ầm.
 

captain81

Xe tải
Biển số
OF-571376
Ngày cấp bằng
29/5/18
Số km
401
Động cơ
149,379 Mã lực
Toán thì đúng là rất quan trọng với khoa học - kỹ thuật, tuy nhiên không phải tất cả đều làm khoa học.

Vậy nên, giảm bớt khối lượng áp chung cho tất cả, đồng thời tăng cho khối đi chuyên sâu về khoa học- kỹ thuật.

Được gửi từ from captain - Otofun
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,826
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Em theo bác này hihi, bỏ số phức em thấy hợp lý. Đến h e cũng chưa rõ i ứng dụng vào việc gì
Số phức, số ảo dùng để nghiên cứu vũ trụ bác ei.

Thời của Newton, Leibniz các ông í đã hy vọng toán học có thể mô tả được cả vũ trụ. Không phải vậy sao, nếu ta biểu diễn bằng hàm số toán được các đường cong, mặt cong, ta có thể tính diện tích, thể tích, khối lượng hay thực hiện các phép tính với chúng... Người ta còn đang tính được khối lượng của cả vũ trụ ấy chứ. Và đang thấy thiêu thiếu, có phần vật chất không quan sát được nhưng phải tồn tại thì phương trình mới cân bằng, và người ta gọi đó là vật chất tối, năng lượng tối... có ông người Hà Lan đang chứng minh là Einstein đã sai đấy.

Tôi cho rằng, số người cần làm chủ những công cụ toán cao cấp tầm này chỉ rơi vào tỷ lệ 1/1 triệu.
Số phức dùng nhiều trong thực tế.
Nhất là kỹ thuật điện, điện tử. Các hàm truyền...
Trong cơ học thì dao động của hệ, của máy móc.... Số phức với số ảo đều áp dụng nhiều.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,826
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Em chưa hiểu cụ làm ngành j mà cần phải tính toán nhỉ. Tất cả đã đc đưa vào máy tính, chỉ cần nhập số liệu.
Cụ thừa nhận phải cơ cấu lại có nghĩa là thừa đv một nhóm người, tức là nhóm người đó đang bị lãng phí tg và công sức. Vậy ai là ng phải chịu trách nhiệm cho họ.
Ngành của em làm ra các công cụ cho các cụ nhập số vào. Kiểu như vậy. Cụ cho em số liệu, em trả cụ kết quả và phân tích kết quả.
Vì sao các nhà toán học vĩ đại nhất đều là nhà vật lý, hóa học. Như Newton, Lagrange... Vì trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn công cụ toán học hiện có k giải quyết vấn đề được. Nên buộc họ phải tự tìm công cụ cho mình.
 

Chaien Nguyen 2

Xe đạp
Biển số
OF-779846
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
15
Động cơ
-13 Mã lực
Tuổi
48
Bỏ thì làm sao mà đi thi được Olimpic toán học quốc tế.
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,261
Động cơ
230,989 Mã lực
Ngành của em làm ra các công cụ cho các cụ nhập số vào. Kiểu như vậy. Cụ cho em số liệu, em trả cụ kết quả và phân tích kết quả.
Vì sao các nhà toán học vĩ đại nhất đều là nhà vật lý, hóa học. Như Newton, Lagrange... Vì trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn công cụ toán học hiện có k giải quyết vấn đề được. Nên buộc họ phải tự tìm công cụ cho mình.
Quan trọng là cách tư duy, chứ ko phải khối lượng kiến thức mà sinh viên hấp thụ, ko thể ko thừa nhận sự quan trọng của KHCB, nhưng tiếp cận theo hướng nào lại là cả 1 vấn đề. Em nhớ có lần xem xếp hạng PISA gì đó Vietnam còn ko có trong Top 80, dù đầu tư khá nhiều, thua cả Hongkong hay Macau ...
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,509
Động cơ
426,888 Mã lực
Ngành của em làm ra các công cụ cho các cụ nhập số vào. Kiểu như vậy. Cụ cho em số liệu, em trả cụ kết quả và phân tích kết quả.
Vì sao các nhà toán học vĩ đại nhất đều là nhà vật lý, hóa học. Như Newton, Lagrange... Vì trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn công cụ toán học hiện có k giải quyết vấn đề được. Nên buộc họ phải tự tìm công cụ cho mình.
Cụ làm trg ngành CNTT rồi. Cụ có thấy TP, SP chỉ nên dạy ở bậc đh k, những ai cần mới phải học. Ở cấp 3 chỉ cần học đến Đạo hàm là đủ kt chung, Lượng giác cg học rất nặng, lên đh là bỏ hết. Và như thế là hs PT lãng phí mất gần 1 năm với môn Toán. Lý, Hóa cg vậy, ngày xưa phân ban thì khối XH chỉ học 2 năm 10,11 là đủ dùng.
 

oto062021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782118
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
128
Động cơ
32,220 Mã lực
Cụ làm trg ngành CNTT rồi. Cụ có thấy TP, SP chỉ nên dạy ở bậc đh k, những ai cần mới phải học. Ở cấp 3 chỉ cần học đến Đạo hàm là đủ kt chung, Lượng giác cg học rất nặng, lên đh là bỏ hết. Và như thế là hs PT lãng phí mất gần 1 năm với môn Toán. Lý, Hóa cg vậy, ngày xưa phân ban thì khối XH chỉ học 2 năm 10,11 là đủ dùng.
Bỏ cũng đc nhưng khối xã hội sau này ko nên làm lờ đờ :D
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Mồm thì luôn chê lđ, đất nước, ước mơ thì luôn được hưởng như Tây mà học thì đòi ít hơn nó. Có mà Tây mỗ.
Thử mò sang Tây, Nhật, Hàn, Trung, Đài, Sanhgapo... xem nó học ít hay nhiều.
Trước khi bật chế độ auto chửi thì cũng nên biết xem chương trình Tây nó học như thế nào.
Các cụ nghĩ VN mình từ nghĩ ra chương trình ấy chắc? Copy có chỉnh sửa thôi, chỉ tiếc là chỉnh sửa lùi.
Hiện giờ áp sách mới hơn nên sát với Tây hơn so với thế hệ các cụ học ngày trước thì phụ huynh kêu như vạc vì nặng quá.
Ờ thì nặng hơn là đúng rồi vì ngày càng phải tiệm cận với thế giới chứ chằng lẽ ngày càng lùi xa.
Ở đây chỉ tạm nói là nhận định trên chưa được chính xác theo kinh nghiệm sống, học tập, và làm việc 8 năm ở Mỹ + 6 năm ở Trung Quốc của tôi và hiểu biết về hệ thống giáo trình chuẩn hóa GCSE, A-Level và IB được áp dụng ở nhiều trường ở Singapore và Hàn Quốc.

Cụ thể hơn, chỉ tạm so sánh Việt Nam và Mỹ (tất cả đều là cấp 3 hệ không chuyên):
- Tại Việt Nam: Học sinh bắt đầu lớp đầu tiên vào khoảng 7h30p sáng. Học sinh học tối thiểu 5 tiết x 5 ngày (ở nhiều trường có thể thêm 2-3 tiết vào thứ 7) x 37 tuần (từ 2020 giảm còn 35 tuần) ~ 925 tiết chia ra cho khoảng 8-10 môn với tỷ lệ cao nhất cho lớp Ngữ Văn và Toán (~ 20% số tiết ~ 185 tiết mỗi môn do học hàng ngày) , sau đó đến tiếng Anh và các môn khoa học (~ 2-4 tiết mỗi môn mỗi tuần), rồi đến các môn khác (1-2 tiết mỗi môn mỗi tuần). Tất cả đều là bắt buộc.
- Tại Mỹ: Học sinh bắt đầu lớp đầu tiên vào khoảng 9h30p sáng. mỗi tuần học sinh học khoảng 6 tiết (có ăn trưa và nghỉ trưa 45 phút) x 5 ngày x 36 tuần (~ 180 ngày học) ~ 1080 tiết chia đều cho 6 môn tự chọn (180 tiết mỗi môn mỗi tuần).

Thống kê đơn giản hóa trên cho ta thấy học sinh cấp 3 ở Việt Nam sức khỏe thể chất và tinh thần thường kém hơn (ít vận động, ít phát triển chiều cao, dễ gặp stress) và cảm thấy nặng nề hơn khi học vì những lý do sau:
- Học sinh VN dạy quá sớm
- Học sinh Mỹ dành nhiều thời gian ở trường hơn nhưng là để làm điều mình thích, học thứ mình thích. Cứ thử tưởng tượng bản thân thích xem phim hành động Hollywood nhưng phải chọn giữa nghe chèo/vọng cổ trong 1 tiếng đồng hồ hoặc xem phim Hollywood trong 3 tiếng, cụ sẽ chọn cái nào? Đó là chưa kể đến các hoạt động ngoại khóa, trong đó khoảng 10% hoạt động được quy chuẩn hóa trong tiết học chính thức (study hall, internship, teacher assistantship, sport, band/art studio, v.v.) và 90% hoạt động sau khi tan trường (thường kết thúc vào 3 giờ chiều --> học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các câu lạc bộ do học sinh tổ chức đến 5-6 giờ chiều)
- Các môn học có giá trị như nhau về mặt thời gian và ảnh hưởng đến điểm số (theo thang unweighted GPA) và tạo điều kiện cho phép học sinh học đủ sâu để tạo điều kiện khám phá và vận dụng ở bất cứ môn nào chứ không phải chỉ ở môn "quan trọng" như Toán và Ngữ Văn trong trường lớp VN.

Tôi sẽ viết một bài toàn diện và chi tiết hơn về vấn đề này trong tương lai ở chủ đề Góc Nhìn Của Tôi Về Giáo Dục (https://www.otofun.net/threads/goc-nhin-cua-toi-ve-giao-duc.1767688)
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Không học cho có khái niệm, biết suy nghĩ sâu. Đất nước gì chỉ thích ăn sổi, buôn bất động sản, mua hàng Trung Quốc về bán lại. Máy móc khó hồi xưa nhập từ Tây, Nhật, sau này chuyển sang Đài, Trung, không học không nghiên cứu phát triển chắc sớm nhập từ châu Phi về mất.
Những người mà cụ nói là "chỉ thích ăn sổi, buôn bất động sản, mua hàng Trung Quốc về bán lại" chính là trái "ngọt" từ các vụ mùa đào tạo trước đây - nặng về toán và khoa học lý thuyết, nhẹ về thực hành, tham dạy nhiều môn bắt buộc (~ 8-10 môn mỗi năm) mà không cho phép học sinh chọn số ít 4-5 môn mà chúng thích.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Bỏ thì làm sao mà đi thi được Olimpic toán học quốc tế.
Quy định chính thức của Olimpic toán học quốc tế (International Math Olympiad) là không đưa nội dung liên quan đến Calculus (từ vi phân đến tích phân) vào bài thi. Thực tế là chỉ cần đại số và hình học là đủ độ thử thách.

Ý tôi chốt là bậc giáo dục đại học trở lên phải học nhiều hơn.

Báo chí cũng phải học môn thống kê, xác suất cho tử tế chút. Tôi có đứa quen học báo chí ở Mỹ mà biết chạy SPSS ầm ầm.
Tôi lại nghĩ ai cần học gì thì để cho người ấy chọn. Trách nhiệm của các nhà giáo dục là gợi mở và định hướng. Ở bậc đại học, học sinh được hướng dẫn về chọn nghề nghiệp đầy đủ có thể tự mình quyết định theo học các lớp có SPSS hay không. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam hay lầm lẫn giữa bảo bọc và ép buộc và hòa trộn chúng vào nhau để đưa ra các quy định ép buộc toàn bộ/đa số học sinh hệ không chuyên phải bá nghệ bá tri mà thứ nào cũng cưỡi ngựa xem hoa. Hệ quả là tốt nghiệp ra đa phần không biết nên làm nghề gì, không có sự chuẩn bị về kỹ năng và kinh nghiệm (thực tập) cho nghề mà mình chọn, và không làm nghề tương ứng với chuyên nghành đã học.
 
Chỉnh sửa cuối:

oto062021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782118
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
128
Động cơ
32,220 Mã lực
Những người mà cụ nói là "chỉ thích ăn sổi, buôn bất động sản, mua hàng Trung Quốc về bán lại" chính là trái "ngọt" từ các vụ mùa đào tạo trước đây - nặng về toán và khoa học lý thuyết, nhẹ về thực hành, tham dạy nhiều môn bắt buộc (~ 8-10 môn mỗi năm) mà không cho phép học sinh chọn số ít 4-5 môn mà chúng thích.
Giờ chém chuyện giáo dục là cho F1, F2, ... Fn sau này
Chứ các thế hệ hiện tại nó là hệ quả cả 1 cơ chế rồi bác ạ. Có mấy đề tài về các ngành công nghiệp hiện tại, cơ cấu kinh tế, startup, thấy cũng mấy chục mấy trăm tầng, vì sao vì sao, chắc người ta cũng biết cả. Chả qua cháy nhà ra mặt chuột. Lúc khó khăn nó mới lòi ra là, rơi mấy bộ váy áo thì đã tã quá rồi. Đến lúc kinh tế bùng lên, lại phi thương bất phú.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,509
Động cơ
426,888 Mã lực
Bỏ cũng đc nhưng khối xã hội sau này ko nên làm lờ đờ :D
Cụ có con mắt thiển cận rồi. Ngày xưa trg Chuyên ban đầu vào tốt hơn các trg thường nên hs chất lg hơn. Có thể nói Chuyên ban nằm giữa trg Chuyên và trg thg. Khối XH tuy k học nhiều L, H n kt T,V,NN,SĐ của họ k hề tầm thg đâu.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Quan trọng là cách tư duy, chứ ko phải khối lượng kiến thức mà sinh viên hấp thụ, ko thể ko thừa nhận sự quan trọng của KHCB, nhưng tiếp cận theo hướng nào lại là cả 1 vấn đề. Em nhớ có lần xem xếp hạng PISA gì đó Vietnam còn ko có trong Top 80, dù đầu tư khá nhiều, thua cả Hongkong hay Macau ...
Vì điểm PISA của VN quá cao, nằm trong tầm thậm chí vượt mặt các quốc gia phát triển trong khi các quốc gia đang phát triển lại nằm tít phía đuôi nên nó dừng 1 kỳ để kiểm tra. Nó bảo nó ko có mô hình nào tương tự như của VN nên phải tính toán lại chứ ko phải điểm PiSA của VN ko cao cụ à.
Em nhớ điểm PISA của VN nằm trong top 10 hay loanh quanh đấy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top