[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

EmChuaCoBang

Xe hơi
Biển số
OF-712800
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
180
Động cơ
87,310 Mã lực
Những cái lý thuyết căn bản và gốc rễ, này cứ để tụi tây lông giãy chết học, mình chỉ cần đi tắt đón đầu, sử dụng thành quả thôi là được :still_dreaming:

Sent from SM-N950F via OTOFUN
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Hs VN đi du học từ PT rất nhiều cụ nhé, và ở PT thì ch học như nhau vì đều theo khung liên thông với đh. Ở cấp 3 tg đg họ chỉ học đến PT bậc 2, đạo hàm, số phức hay mũ chỉ có tính giới thiệu cho những bài toán thực tế. Hoàn toàn k học nặng như ở VN.

Cụ chắc học qua rồi vag chữ nghĩa cg giả thầy hết rồi, n chắc F1 nhà cụ vẫn đang phải học những thứ vô bổ và sẽ quên sạch khi vào đh. Rất lãng phí tg và công sức khi k còn quỹ tg học những thứ hay ho khác trg cs.

Toán Cam thì hs VN trg nc cg học ở các trg có hệ QT rồi, quá dễ so với ch trình PT. Chắc cụ cg chẳng biết đâu vì k có chuyên môn. Cứ hỏi ng quen là gv Toán đi là sẽ rõ.
Thế hỏi khí không phải cụ có chuyên môn k?
F1 nhà em nó định hướng, sở thích và đủ khả năng học ĐH về khoa học tự nhiên hoặc kỹ thuật chẳng nhẽ em nói k cần học toán.
Lãng phí do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lựa chọn của học sinh và gia đình.
Em thấy học Cam song bằng nhiều bạn chọn khối kinh tế (và đa số chọn kinh tế, chứ nếu chọn KHTN thì vào Đh chưa học đã thấy đuối rồi) nên rất nhẹ nhàng.
Tại sao các bạn học yếu k dám chọn nghề hay cơ bản. Học chỉ điểm 5, 6 thôi thì rất nhẹ nhàng. Đúng nghĩa vừahọc vừa chơi.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,876
Động cơ
507,726 Mã lực
Ngày xưa em học phân ban KHTN đây và thấy nó chỉ khó và rộng hơn ch trình thg một chút thôi. Chắc là họ đang thí điểm để cải cách dần. N chưa có sự định hg liên thông với đh nên khối thg vẫn phải học Tích phân, vi phân. Em học đh khối kt nên những kt này học nặng hơn, n khối ktxh thì họ chỉ cần dùng đến đạo hàm để tính những bài toán kt thôi. Mấy cái thứ Tích phân, Số phức thành ra vô bổ. Em đồ rằng mấy ô viết sách hoặc là k biết vai trò của những môn này hoặc là biết n cố tình đưa vào để kiếm vài đồng nhuận bút. Em thiên về í 2 hơn vì k nghĩ các ô ấy dốt thế. Mà như thế còn nguy hiểm hơn vì giỏi mà k có tâm thì chúng nó phá ác lắm.

Đây mới chỉ là môn T, còn L,H,S ... rất nhiều kt hàn lâm mà nhiều ng sau vài năm nhìn lại chợt rùng mình "sao mình lại qua đc cấp 3 nhỉ" :))
Họ khốn nạn đó cụ, em khẳng định luôn. Chục năm trước viết là số phức rất hay rất đẹp, chả thèm nghiên cứu tâm sinh lí hay nhu cầu gì của xh, nhét ngay vào. Giờ thì ngậm ngùi bỏ ra khỏi chương trình vì cái đó là phần cao cấp. Mấy cái thứ như hình không gian có phải ai cũng tưởng tượng ra đâu, hay các phương trình biến đổi lượng giác, bất đẳng thức nghĩ nát óc tại sao bắt tất cả phải học với lí luận "rèn luyện tư duy" như thế. Mấy thứ đó thực ra cũng ăn cắp của tây hết nhưng mà lấy ở trên ép xuống phổ thông, rất khốn nạn. Lại còn huyễn hoặc dân VN giỏi toán trong khi thực ra các thầy cày đội tuyển vẫn thức đêm thức khuya rình ở các diễn đàn toán học của tây để học lỏm, viết bài dạy. Em chả phản đối những ai có thiên hướng tự nhiên thì phải học toán khó nhưng làm ơn đừng bắt toàn dân học giống những người đó. Em kiếm tiền từ dạy toán, lí mà em còn phải phản đối như thế. Thời gian quá nhiều vào toán khiến trẻ con ko đi học những thứ khác cân bằng cho cuộc sống như ngoại ngữ, âm nhạc.

1625202295397.png
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Bỏ bớt toán đi rồi đưa các thứ khác chèn vào nhưng sẽ tốn chi phí đó. Toán là rẻ nhất, gần như chả cần trang bị cơ sở vật chất =))
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Có trung cấp nghề đi luôn từ THCS đó cụ nhưng ta bỏ ban KHTN và KHXH rồi, đến chương trình mới này mới lại chia ra các nhóm để hs được chọn, tức là từ năm sau áp vào cấp 3. Tuy nhiên, Toán vẫn là 1 chương trình và buộc các trường THPT phải học chung, tức là chả cải tiến đc gì mấy ở môn Toán.

Em là người dạy A-level của Singapore, Cambridge và em hiểu rõ chứ cụ. Như em viết ở các bài trước là Cambridge dạy ứng dụng của tích phân đạo hàm từ sớm (bậc IGCSE lớp 9, 10) nhưng đến tận lớp 11-12 (A-level) mới định nghĩa thế nào là phép tính tích phân và cũng ko sa đà vào kĩ thuật tính như ta mà cũng chỉ vài hàm số cơ bản. Và hệ lớp 11-12 kia lại là dự bị ĐH, tức là cũng có tính định hướng lên chuyên nghiệp rồi. Có đợt ta định cải cách nhưng bị vướng THPT lại là 3 năm, nếu cắt đi 1 năm thì còn 2 năm mà thế thì lệch so với THCS 5 năm quá. Giờ sửa chỗ này hơi khó.

Có đợt 1 chị vụ phó sang Mỹ, cầm sách của Mỹ xem rồi về chém là Mỹ học dễ lắm. Có người bảo chị mới nhìn 1 phía, tức là nhìn cái đại trà của họ, thế thì dễ đúng rồi, nhưng nhìn vào nhóm nhỏ học toán của họ thì họ cực khủng đó. Ngược lại, nếu nhìn vào sách chuyên sâu mà bảo nước ngoài nặng hơn ta thì cũng ko phải nốt.

Em nghĩ vấn đề ở đây là sự phân bố hợp lí.
Thì em nói rõ ở trên rồi nhưng nhiều cụ có nhìn khái quát đâu.
1. E đã bảo k phải Tây nó học dễ mà quan trọng nó phân hóa, định hướng được ở cấp 3. Học khó có, học đơn giản có tùy theo định hướng nghề nghiệp sau này.
2. Chương trình học của VN thì cũng copy có sửa chữa của nước ngoài chứ làm sao VN tự vẽ ra được. Chỉ có điều phần sửa chữa này chưa ổn.
3. Vn vẫn coi trọng quá bằng Đh dù sau đi làm thì cũng chả dùng đến kiến thức, kỹ năng ở ĐH nên cả học sinh, phụ huynh đều phải gồng mình do đó thấy nặng, thừa thãi khi học toán cao cấp ở cấp 3. Mục đích học chỉ đi thi ĐH với số đông, nhiều em đến 12 rồi còn chưa biết thi trường nào hay đi làm gì. Nếu phân hóa, định hướng nghề nghiệp tốt thì việc học cấp 3 rất đơn giản, nhẹ nhàng.
Còn bàn chuyện bỏ đạo hàm, tích phân ở THPT là chuyện vớ vẩn.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,876
Động cơ
507,726 Mã lực
Thì em nói rõ ở trên rồi nhưng nhiều cụ có nhìn khái quát đâu.
1. E đã bảo k phải Tây nó học dễ mà quan trọng nó phân hóa, định hướng được ở cấp 3. Học khó có, học đơn giản có tùy theo định hướng nghề nghiệp sau này.
2. Chương trình học của VN thì cũng copy có sửa chữa của nước ngoài chứ làm sao VN tự vẽ ra được. Chỉ có điều phần sửa chữa này chưa ổn.
3. Vn vẫn coi trọng quá bằng Đh dù sau đi làm thì cũng chả dùng đến kiến thức, kỹ năng ở ĐH nên cả học sinh, phụ huynh đều phải gồng mình do đó thấy nặng, thừa thãi khi học toán cao cấp ở cấp 3. Mục đích học chỉ đi thi ĐH với số đông, nhiều em đến 12 rồi còn chưa biết thi trường nào hay đi làm gì. Nếu phân hóa, định hướng nghề nghiệp tốt thì việc học cấp 3 rất đơn giản, nhẹ nhàng.
Còn bàn chuyện bỏ đạo hàm, tích phân ở THPT là chuyện vớ vẩn.
Em bàn cái số 3. Hiện nay cũng khá nhiều bạn ko thi ĐH nữa, ngay như trong họ nhà em cũng ít thi rồi dù họ nhà em đủ HC QT toán lí.

Tại sao ko bỏ đạo hàm, tích phân khi nó chỉ cần cho nhóm nhỏ? Vì ta có 1 chương trình nên bắt tất cả phải học? Em nghĩ nên đưa phần đó theo dạng tự chọn để ai cần học lên khối KHTN thì buộc phải học. Em chỉ tiếc hồi xây dựng chtr 2018, đã định chia thành Toán A, Toán B rồi mà cuối cùng chỉ vì khó quản lí nên các bố ở trên đẩy cái khó xuống dưới bằng cách vẫn chỉ 1 chtr. Bên ban Khoa học cũng thế, viết mảng Khoa học lớp 6 lại đưa vào các thí nghiệm định lượng trong khi GV chưa chuẩn bị, hs chưa có kĩ năng đo đạc, đồ trong kho cũng không có. Giờ viết thành sách rồi triển khai thế nào đây. Cho nên xin phép cụ cho tụi em chửi đám ở trên chút, cũng đáng đó.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Em bàn cái số 3. Hiện nay cũng khá nhiều bạn ko thi ĐH nữa, ngay như trong họ nhà em cũng ít thi rồi dù họ nhà em đủ HC QT toán lí.

Tại sao ko bỏ đạo hàm, tích phân khi nó chỉ cần cho nhóm nhỏ? Vì ta có 1 chương trình nên bắt tất cả phải học? Em nghĩ nên đưa phần đó theo dạng tự chọn để ai cần học lên khối KHTN thì buộc phải học. Em chỉ tiếc hồi xây dựng chtr 2018, đã định chia thành Toán A, Toán B rồi mà cuối cùng chỉ vì khó quản lí nên các bố ở trên đẩy cái khó xuống dưới bằng cách vẫn chỉ 1 chtr. Bên ban Khoa học cũng thế, viết mảng Khoa học lớp 6 lại đưa vào các thí nghiệm định lượng trong khi GV chưa chuẩn bị, hs chưa có kĩ năng đo đạc, đồ trong kho cũng không có. Giờ viết thành sách rồi triển khai thế nào đây. Cho nên xin phép cụ cho tụi em chửi đám ở trên chút, cũng đáng đó.
E bảo lưu quan điểm k bỏ.
Chỉ là bày món và chọn món cho hợp.
1. Ông nào đi làm công nhân thì chọn ngay trung cấp nghề. Sau này nếu vẫn muốn thi ĐH thì bổ sung các học phần trước khi thi. Level1
2. Ông nào thi khối nghệ thuật, xã hội 1 chương trình. Đạo hàm và tích phân, xác suất thống kê chắc phải biết dùng ở mức cơ bản để đánh giá min, max, ...Level 2
3. Ông nào thi ĐH khối kinh tế học cao hơn level 2 một ít. Ông nào bảo ĐH kinh tế k cần Đạo hàm tích phân là chẳng qua do k làm đúng chức năng của bằng ĐH mà đang làm nghiệp vụ kế toán, ngân hàng, nhân viên kinh doanh thôi. .. Cái này mà chuẩn thì chính là Trung cấp, Cao đẳng như Tây đào tạo là đủ.
4. Ông nào thi để làm KHTN, Kỹ thuật... thì level 4. Level này thì xác định phải học.
Muốn chuyển đổi nhóm thi Đh thì cần học qua các mođun bổ sung.
Còn bỏ hẳn thì các ông ở level học ĐH 6 năm à.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Em bàn cái số 3. Hiện nay cũng khá nhiều bạn ko thi ĐH nữa, ngay như trong họ nhà em cũng ít thi rồi dù họ nhà em đủ HC QT toán lí.

Tại sao ko bỏ đạo hàm, tích phân khi nó chỉ cần cho nhóm nhỏ? Vì ta có 1 chương trình nên bắt tất cả phải học? Em nghĩ nên đưa phần đó theo dạng tự chọn để ai cần học lên khối KHTN thì buộc phải học. Em chỉ tiếc hồi xây dựng chtr 2018, đã định chia thành Toán A, Toán B rồi mà cuối cùng chỉ vì khó quản lí nên các bố ở trên đẩy cái khó xuống dưới bằng cách vẫn chỉ 1 chtr. Bên ban Khoa học cũng thế, viết mảng Khoa học lớp 6 lại đưa vào các thí nghiệm định lượng trong khi GV chưa chuẩn bị, hs chưa có kĩ năng đo đạc, đồ trong kho cũng không có. Giờ viết thành sách rồi triển khai thế nào đây. Cho nên xin phép cụ cho tụi em chửi đám ở trên chút, cũng đáng đó.
Biên soạn chương trình, biên soạn sách thực sự em đánh giá là chữ Tâm thì ít, chứ Tài thì nhiều. Tài này tất nhiên k phải tài phụ đâu nhé.
Nó là Dự án NN mà dự án thì các cụ biết rồi..Abc xyz rồi cuối cùng khéo lại các em sinh viên, gv trẻ dưới trướng phải soạn. Mà sv k có TÀI thì sao có TÂM lẫn TẦM, lúc này mục đích là làm cho nhanh mà lại đúng ý thầy thế là lại xáo xào lại cái cũ gọi là dựa theo sách cũ của thầy. Thế nên các cụ thấy nó cứ loanh quanh luẩn quẩn bao năm.
Cách tiết kiệm và hiệu quả nhất là bê nguyên xi chương trình, sgk khối KHTN của 1 nước tiến tiến G7 hoặc Bắc Âu về. Chỉ soạn khối KHXH. Nhưng nước trong thì lấy đâu cá.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,415
Động cơ
426,891 Mã lực
Thế hỏi khí không phải cụ có chuyên môn k?
F1 nhà em nó định hướng, sở thích và đủ khả năng học ĐH về khoa học tự nhiên hoặc kỹ thuật chẳng nhẽ em nói k cần học toán.
Lãng phí do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lựa chọn của học sinh và gia đình.
Em thấy học Cam song bằng nhiều bạn chọn khối kinh tế (và đa số chọn kinh tế, chứ nếu chọn KHTN thì vào Đh chưa học đã thấy đuối rồi) nên rất nhẹ nhàng.
Tại sao các bạn học yếu k dám chọn nghề hay cơ bản. Học chỉ điểm 5, 6 thôi thì rất nhẹ nhàng. Đúng nghĩa vừahọc vừa chơi.
Em tg sau vài còm là cụ hiểu em làm trg ngành gd. Cụ biết ts ở cấp 2,3 gọi là PT k, vì chỉ nên dạy những thứ phổ thông thôi. Còn TP, VP, SP là thuộc Toán cao cấp. Ai theo ngành Toán hoặc kt liên quan thì mới cần học. Nếu cụ học pt trc năm 86 thì cg chẳng biết TP, SP là cái j. N cụ đâu có cần trg cv, cs đúng k. Cái ấu trĩ của những nhà gd là ở chỗ đó.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,415
Động cơ
426,891 Mã lực
Họ khốn nạn đó cụ, em khẳng định luôn. Chục năm trước viết là số phức rất hay rất đẹp, chả thèm nghiên cứu tâm sinh lí hay nhu cầu gì của xh, nhét ngay vào. Giờ thì ngậm ngùi bỏ ra khỏi chương trình vì cái đó là phần cao cấp. Mấy cái thứ như hình không gian có phải ai cũng tưởng tượng ra đâu, hay các phương trình biến đổi lượng giác, bất đẳng thức nghĩ nát óc tại sao bắt tất cả phải học với lí luận "rèn luyện tư duy" như thế. Mấy thứ đó thực ra cũng ăn cắp của tây hết nhưng mà lấy ở trên ép xuống phổ thông, rất khốn nạn. Lại còn huyễn hoặc dân VN giỏi toán trong khi thực ra các thầy cày đội tuyển vẫn thức đêm thức khuya rình ở các diễn đàn toán học của tây để học lỏm, viết bài dạy. Em chả phản đối những ai có thiên hướng tự nhiên thì phải học toán khó nhưng làm ơn đừng bắt toàn dân học giống những người đó. Em kiếm tiền từ dạy toán, lí mà em còn phải phản đối như thế. Thời gian quá nhiều vào toán khiến trẻ con ko đi học những thứ khác cân bằng cho cuộc sống như ngoại ngữ, âm nhạc.

View attachment 6324448
Em nói thật, 99,9% các cụ trên này k hiểu Số phức để làm j. Còn L, H nữa, họ muốn dạy hs thành các nhà kh từ cấp 3.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Em tg sau vài còm là cụ hiểu em làm trg ngành gd. Cụ biết ts ở cấp 2,3 gọi là PT k, vì chỉ nên dạy những thứ phổ thông thôi. Còn TP, VP, SP là thuộc Toán cao cấp. Ai theo ngành Toán hoặc kt liên quan thì mới cần học. Nếu cụ học pt trc năm 86 thì cg chẳng biết TP, SP là cái j. N cụ đâu có cần trg cv, cs đúng k. Cái ấu trĩ của những nhà gd là ở chỗ đó.
Em cần nhiều, đọc thêm nhiều toán là đằng khác. Nay vẫn phải học các pp tính toán liên tục. E thấy cấp 3 em học ít toán quá nên phải học thêm.
Xuất phát từ em và gia đình em, đồng nghiệp nên em phản đối chuyện bỏ hẳn. Chỉ là cơ cấu lại để cho hs có quyền lựa chọn.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Em cần nhiều, đọc thêm nhiều toán là đằng khác. Nay vẫn phải học các pp tính toán liên tục. E thấy cấp 3 em học ít toán quá nên phải học thêm.
Xuất phát từ em và gia đình em, đồng nghiệp nên em phản đối chuyện bỏ hẳn. Chỉ là cơ cấu lại để cho hs có quyền lựa chọn.
Nên mở rộng hệ chuyên, ví dụ mỗi trường phổ thông sẽ có ít nhất 1 lớp chuyên chẳng hạn.
 

Mặt trăng

Xe hơi
Biển số
OF-778252
Ngày cấp bằng
24/5/21
Số km
164
Động cơ
36,674 Mã lực
Tuổi
43
Theo em chả phải bỏ làm gì… xã hội phát triển thế này là từ những cái chả để làm gì đấy đấy ạ! Thuật toán, đạo hàm, tích phân hay hạt nhân, bước sóng, tần số, phản ứng hoá học…. Nó xảy ra và ta hưởng lợi ích từ đó quá nhiều. Không có nó làm gì có xh như ngày nay. Em thật, vì em quá dốt nên em không dùng dk nó!
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,876
Động cơ
507,726 Mã lực
Biên soạn chương trình, biên soạn sách thực sự em đánh giá là chữ Tâm thì ít, chứ Tài thì nhiều. Tài này tất nhiên k phải tài phụ đâu nhé.
Nó là Dự án NN mà dự án thì các cụ biết rồi..Abc xyz rồi cuối cùng khéo lại các em sinh viên, gv trẻ dưới trướng phải soạn. Mà sv k có TÀI thì sao có TÂM lẫn TẦM, lúc này mục đích là làm cho nhanh mà lại đúng ý thầy thế là lại xáo xào lại cái cũ gọi là dựa theo sách cũ của thầy. Thế nên các cụ thấy nó cứ loanh quanh luẩn quẩn bao năm.
Cách tiết kiệm và hiệu quả nhất là bê nguyên xi chương trình, sgk khối KHTN của 1 nước tiến tiến G7 hoặc Bắc Âu về. Chỉ soạn khối KHXH. Nhưng nước trong thì lấy đâu cá.
Giờ đang triển khai chương trình mới đó cụ và các bên viết sách cũng trân trọng mời lắm. Em từ chối hết vì bản thân vẫn phản đối cái chương trình mới, vẫn kiểu 1 rọ chứ phân cấp thì viết chả ích gì. Đúng là họ phải bịa ra chtr khác thế giới đi để còn viết lách, chấm mút chứ như bên Vin mua hẳn bản quyền về dịch. Sách đẹp, có tương tác web rất hay. Hồi em ở Bắc Âu, toán họ chia đến Toán E. Đám toán lí như em thì phải học đến E chứ mấy bạn sau đi dạy ngoại ngữ thì học toán A hay B thôi nhưng bù lại học nặng mảng Sử, Địa, latin và phải ít nhất có 6 tháng ở nước nói ngôn ngữ mình đang dạy. Họ phân hóa đến mức đó khiến nguồn lực rất tối ưu. Về mặt đầu óc, học hành thì dân Việt ta đâu đến nỗi nào, lại có tình thần hiếu học thì những cái mới cũng sẽ học được, gia nhập cuộc chơi chung cũng sẽ văn minh lên, nhưng chỉ vì cái chương trình giá dục theo kiểu "đồng phục" mà làm lãng phí bao sức lực, thời gian.
 

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
420
Động cơ
401,248 Mã lực
Cháu lấy thêm ví dụ thứ 3. Cố giáo sư Hoàng Tụy là khai sinh ra ngành Lý thuyết tối ưu toàn của thế giới. Đầu năm 1961, cụ khởi xướng và hướng dẫn phong trào ứng dụng lý thuyết vận trù học ở miền Bắc, bắt đầu từ ngành giao thông vận tải rồi dần mở rộng sang nhiều ngành kinh tế khác. Lúc bấy giờ trên thế giới vận trù học hãy còn rất mới mẻ, nên một số phóng viên nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết có những thành tựu vừa mới ra đời ở Mỹ mấy năm mà đã được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam ngay trong hoàn cảnh chiến tranh.
Có nhiều con đường hôm trước rải nhựa hôm sau đào điện nước. Em nghĩ làm nghề quản lý xã hội chắc là giỏi môn toán lắm, chuyên tối ưu hóa theo những mô hình dân không hiểu nổi.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,876
Động cơ
507,726 Mã lực
Theo em chả phải bỏ làm gì… xã hội phát triển thế này là từ những cái chả để làm gì đấy đấy ạ! Thuật toán, đạo hàm, tích phân hay hạt nhân, bước sóng, tần số, phản ứng hoá học…. Nó xảy ra và ta hưởng lợi ích từ đó quá nhiều. Không có nó làm gì có xh như ngày nay. Em thật, vì em quá dốt nên em không dùng dk nó!
Cụ có lẽ so sánh nhầm :) XH nhờ vậy là do toán và khoa học kĩ thuật phát triển và nhờ những nhà chuyên gia học và làm về cái đó chứ ko phải toàn xh làm về cái đó. 100 ông thì nên để 10 ông có khả năng học còn 90 đi làm việc khác đi chứ cũng ngồi trong lớp với 10 ông kia để nghe như vịt nghe sấm, trong khi công việc ở ngoài bỏ bê, thì xh ko phát triển đc. Mà xh họ phát triển do tối đa hóa nguồn lực chứ ta có như họ đâu mà cụ tổng quát rằng xh ta cũng thế :)
 

Vasa

Xe buýt
Biển số
OF-468366
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
548
Động cơ
206,288 Mã lực
Thực ra thì toán chúng ta học nhiều quá, mà ứng dụng không cao. Thầy dạy toán cao cấp đại học em dạy bên Nga về. Ông bảo tôi thấy các anh các chị vất vả thật, kiến thức học rất nhiều, nhưng mang ra thực tế thì không bằng các bạn bên Nga học nhẹ hơn. Mấy loại toán cụ chủ nói ấy, nó ứng dụng raats nhiều trong đời sống, khoa học kỹ thuật. Nhưng ở ta ít ứng dụng. Vi dụ tính khối lượng nước 1 cái hồ thuỷ điện hay sông ngòi, mà không có mấy loại toán cụ nói trên thì chỉ có phán bừa
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Nó dễ là vì nó được nghiên cứu, xây dựng hợp với tâm sinh lí lứa tuổi. Học mà khó thì đau khổ suốt đời học sinh, chi bằng học đến đâu chắc đến đó cho vững, vui vẻ hạnh phúc, khi lớn lên rồi thì học nặng hơn. Nói dễ nhưng lại đi được vào đầu, biến thành kiến thức kĩ năng có ích chứ khó quá thì đầu óc phản ứng ngược lại, học kiểu đối phó.
Có thực tế này mới đáng suy nghĩ: phổ thông ở ta thì dạy nặng, nhưng bậc đại học lại không được dạy đủ kiến thức hoặc dạy kiến thức lỗi thời.

Bây giờ ai cũng quan tâm đến Covid phỏng ah. Có ví dụ này ngay. Tôi có đọc một bài của một (nhóm) bác sỹ VN đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài về việc xét nghiệm mẫu gộp. Bài báo nghiên cứu này là một áng văn kể chuyện hay: chúng tôi đã gộp từ 4-7 mẫu xét nghiệm và mẫu gộp nào mà dương tính thì chúng tôi sẽ lấy lại mẫu cho từng người trong nhóm đó và test riêng để xác định đúng từng bệnh nhân. Toàn bộ quá trình này cho phép chúng tôi tiết kiệm tài nguyên và rút ngắn thời gian kiểm tra cho cả nhóm nghi vấn lớn. Bài này chỉ được một lần trích dẫn. Tôi đọc xong vẫn thắc mắc: tại sao lại là nhóm từ 4-7 mà không phải là ít hơn, nhiều hơn? Pha loãng mẫu đến bao nhiêu lần (nhóm lớn đến bao nhiêu người) thì phương pháp xét nghiệm mẫu gộp không còn đáng tin cậy nữa? Với vùng dịch có tỷ lệ nhiễm bệnh (nhiều ít) thế nào thì phương pháp này cho hiệu quả và không cho hiệu quả tốt, với số người trong một nhóm được gộp là bao nhiêu? Có nên chia nhóm làm nhiều lớp, ví dụ gộp lần 1 là 27 mẫu, lần 2 gộp 9 mẫu, lần 3 gộp 3 mẫu không? Những câu hỏi này đều được trả lời trong một bài của nhóm tác giả khác đăng trên Nature (tạp chí rất uy tín) mà về cơ bản họ cũng chỉ lấy mẫu rồi gộp nhưng theo các cách khác nhau rồi "chơi" với các công cụ toán để đưa ra các kết quả. Bài này được trích dẫn tới hơn 40 lần trong thời gian ngắn.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em theo bác này hihi, bỏ số phức em thấy hợp lý. Đến h e cũng chưa rõ i ứng dụng vào việc gì
Số phức, số ảo dùng để nghiên cứu vũ trụ bác ei.

Thời của Newton, Leibniz các ông í đã hy vọng toán học có thể mô tả được cả vũ trụ. Không phải vậy sao, nếu ta biểu diễn bằng hàm số toán được các đường cong, mặt cong, ta có thể tính diện tích, thể tích, khối lượng hay thực hiện các phép tính với chúng... Người ta còn đang tính được khối lượng của cả vũ trụ ấy chứ. Và đang thấy thiêu thiếu, có phần vật chất không quan sát được nhưng phải tồn tại thì phương trình mới cân bằng, và người ta gọi đó là vật chất tối, năng lượng tối... có ông người Hà Lan đang chứng minh là Einstein đã sai đấy.

Tôi cho rằng, số người cần làm chủ những công cụ toán cao cấp tầm này chỉ rơi vào tỷ lệ 1/1 triệu.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,353
Động cơ
75,607 Mã lực
Có nhiều con đường hôm trước rải nhựa hôm sau đào điện nước. Em nghĩ làm nghề quản lý xã hội chắc là giỏi môn toán lắm, chuyên tối ưu hóa theo những mô hình dân không hiểu nổi.
Trong thời chiến tranh đó, con người có khát vọng học tập, vươn lên. Bây giờ thì thầy bói xem voi nhiều la liệt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top