Chữ Hán có 2 loại "Văn" và "Tự". Văn là những chữ đơn, những chữ cơ bản như, nhật, nguyệt, thuỷ, mộc, thiên, thổ... Nhiều văn ghép lại thành tự. Và cũng đừng chấp văn ra bộ thủ. Mặc dù hai thứ đó khá gần giống nhau. Nguyên tắc để văn ghép thành tự là phép "lục thư".Cách tạo chữ Nôm của ông cha ta:
(1) Gộp hai chữ TỰ 字字 của Tàu, thế là thành CHỮ của Ta: 𡦂
(3) Lấy chữ PHONG của Tàu 風 cắm thêm bộ Thảo 艹 bên trên là thành chữ BÔNG 葻 . Các bác có hiểu tại sao không ạ? Nói thật là cháu không hiểu gì cả, tại sao cơn gió cắm thêm một nhúm cỏ lại ra được BÔNG (của hoa)?
Trong phép "Lục Thư" của Tàu thì có đến 70-80% chữ vốn là hình thanh. Có nghĩa là một bên là bộ thủ để ghi cái trường ý hoặc có thể là một "văn" nào đó, một bên là chữ để ghi lại cách đọc. Cách đọc này không phải là cách đọc hiện đại, cũng không phải là cách đọc thời nhà Tống, nhà Minh mà là cách đọc từ thời rất xa xưa. Muộn nhất cũng từ thời nhà Chu. Trò chơi với chữ Hình Thanh là trò chơi khá hại não và cũng khá thú vị để truy nguyên nguồn gốc của chữ Tàu.
Nguyên tắc ghép chữ Nôm cũng vậy thôi. Cái hình thanh mà chữ Nôm (chiếm có lẽ đến 90% số chữ) dựa vào là âm tiếng Việt thời Trần, Lê hoặc có thể xa hơn nữa.
Chữ "chữ" được ghép từ chữ "tự" để ghi trường nghĩa, chữ "trữ" để ghi âm. Sau này do nhìn lầm mà thành ra hai chữ "tự".
Chữ "bông" có phần hình thanh là "phong". Có thể thời Trần-Lê hai chữ này đọc khá giống nhau.
Có người nhận xét rằng tiếng Tàu và tiếng Hán Việt là hai ngôn ngữ nghèo nàn hơn so với tiếng Việt-Nôm về mặt ngữ âm, cả về thanh điệu, phụ âm đầu và vần. Vì vậy khi mượn chữ Hán để "hình thanh" chữ Nôm được coi như là nhà giàu mà phải vay tiền nhà nghèo nên không thể không chuệch choạc được. Ý kiến đó là hoàn toàn có cơ sở.
Chỉnh sửa cuối: