[Funland] Triệu Đinh Lý Trần, đời nhà Triệu là Triệu nào các cụ cho ý kiến?

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Từ năm 268 tới 271 Đông Ngô mở chiến dịch Giao-Quảng tái chiếm Giao Châu từ tay Tấn (đã diệt Nguỵ).
Tuy chiếm lại Giao Châu nhưng Đông Ngô vẫn không tái sát nhập Giao - Quảng (tách ra khi Lã Hưng theo Nguỵ).
Như vậy Giao - Quảng ngăn cách từ đó.


 
Chỉnh sửa cuối:

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Bản đồ An Nam Đô Hộ Phủ (安南都護府) thời Đường, có thể thấy biên giới Đô Hộ Phủ vẫn bao gồm Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu và phần tỉnh Bolikhamsay của Lào.
Có thể thấy rõ tỉnh Thanh Hoá thời điểm đó chỉ có một vùng đồng bằng sông Mã nhỏ hẹp là thuộc đất ta toiyeutulanh

 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Bản đồ Tĩnh Hải Quân trước chiến tranh Nam Hán - Ngô Vương
Lúc này Nam Chiếu chiếm hoàn toàn vùng Tây Bắc, phân nửa Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá chỉ có 1/3 thôi toiyeutulanh)

 
Chỉnh sửa cuối:

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Diễn biến chiến tranh Nam Hán - Ngô Vương
Thực chất trong chiến tranh này chúng ta đã thua và mất luôn 3 châu đã nói ở trên năm 936.
Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng Nam Hán ở Bạch Đằng nhưng cũng không khôi phục được 3 châu đã mất.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Chiến dịch Ung Khâm Liêm diễn ra vào năm 1075-1076 tức là đã hơn 140 năm kể từ sau khi 3 châu này về tay Nam Hán và bị Tống sát nhập.
Lúc này nhân tâm đã khác.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
2/3 Tỉnh Thanh Hoá hiện tại là trong khoảng thời gian ngắn năm 937-938 Đại Việt xâm lược Nam Chiếu. Do trong năm này họ Đoàn giành chính quyền và thành lập Vương quốc Đại Lý nên không thể khôi phục chủ quyền ở Tỉnh này.
toiyeutulanh thấy Thuần chủng Việt chưa? Chú có biết Lục Mạch Thần Kiếm - Nhất Dương Chỉ - Lăng Ba Vi Bộ không???
Bản đồ Đại Lý sau khi đã mất 2/3 Thanh Hoá.



 
Chỉnh sửa cuối:

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Một cách cố ý các nhà viết sử trung-hiện đại đã biến “1000 năm Bắc Thuộc” trở thành một khoảng trống trong lịch sử Việt Nam.
Đây là việc cố tình cũng như chế cháo ra Huyền Sử Lạc Long Quân - Âu Cơ - Hùng Vương nhằm đề cao cái “chúng ta-chúng nó”.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Cho tới thời Ngô Vương thì Huyện Đông Hưng vẫn thuộc Đại Việt.
Ngày nay người Kinh tộc ở Đông Hưng vẫn nói được tiếng Kinh - Việt nhưng khó nghe.
Châu Quảng Nguyên tới hết chiến tranh Tống - Việt đã bị Tống chiếm cho tới ngày nay.
Nhà Lý và các triều đại sau này cố đòi nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ tính trả lại.


 
Chỉnh sửa cuối:

Merlot

Xe máy
Biển số
OF-442761
Ngày cấp bằng
4/8/16
Số km
81
Động cơ
210,550 Mã lực
Một cách cố ý các nhà viết sử trung-hiện đại đã biến “1000 năm Bắc Thuộc” trở thành một khoảng trống trong lịch sử Việt Nam.
Đây là việc cố tình cũng như chế cháo ra Huyền Sử Lạc Long Quân - Âu Cơ - Hùng Vương nhằm đề cao cái “chúng ta-chúng nó”.
Đoạn này ý cụ là sao?
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Đoạn này ý cụ là sao?
Cụ mới vào thớt à, đọc đoạn đầu thớt này nhé. Các vấn đề dân cư di truyền dân tộc nó nằm ở trên.
Dưới này em chỉ thông não cho toiyeutulanh mù quáng tin rằng dân Thanh Hoá thuần chủng Việt lãnh thổ không đổi thôi.
 

bahongbeo

Xe tải
Biển số
OF-452715
Ngày cấp bằng
12/9/16
Số km
453
Động cơ
209,654 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
chaca.com.vn
Cụ chưa giải thích được tại sao 1 nhóm cư dân từ vùng phía Nam Trung Quốc bây giờ lý do gì mà họ di dân xuống Phương Nam. Cụ không nêu ra đc 1 lý do gì, 1 sử liệu nào cả. Giả như có đi, sao không ở HN, ở gì ở Nghệ An ? Em thấy buồn cười.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Cụ chưa giải thích được tại sao 1 nhóm cư dân từ vùng phía Nam Trung Quốc bây giờ lý do gì mà họ di dân xuống Phương Nam. Cụ không nêu ra đc 1 lý do gì, 1 sử liệu nào cả. Giả như có đi, sao không ở HN, ở gì ở Nghệ An ? Em thấy buồn cười.
Không phải là giả như có mà việc di dân là thật.
Thời Triệu
Sau khi nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đà tiêu diệt năm 179 TCN, lãnh thổ và dân số nước ta bị sáp nhập vào các triều đại Trung Hoa, do đó việc thống kê nhân khẩu nước ta giai đoạn này phải dựa trên các ghi chép trong các bộ thư tịch cổ của Trung Quốc.

Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Sử sách ghi nhận tại hai quận này có 40 vạn dân thời Triệu.

Đa số cư dân Nam Việt là người Bách Việt cũ cùng khoảng 100 ngàn người Hán di cư từ phía Bắc, nhóm này nắm giữ hầu hết chức vụ chủ chốt trong chính thể Nam Việt. Họ bao gồm con cháu của các thương gia, binh sĩ Tần được gửi xuống chinh phục phía nam với những thanh nữ phục vụ nhu cầu tình dục trong quân đội, các lại thuộc và cả tội phạm nhà Tần bị lưu đày.


Thời Đường
Trong loạn An Sử, tình hình xã hội và sản xuất ở phương bắc bị phá hoại, nhân khẩu phương bắc dời về phương nam hoặc tử vong. Sau khi kết thúc loạn An Sử, theo sử sách thì số nhân khẩu chỉ còn lại một phần ba so với trước loạn An Sử, từ đó số nhân khẩu của triều Đường không khôi phục được nữa, theo ước lượng thì vào trung kỳ triều Đường, toàn quốc có khoảng 4-5 triệu hộ. Phân bổ nhân khẩu cũng có sự biến hóa, vào thời sơ Đường khu vực Hoa Bắc chiếm 75% tổng số nhân khẩu, còn Hoa Nam chiếm 25%; song đến khi triều Đường diệt vong thì mỗi khu vực chiếm một nửa tổng số nhân khẩu. Phương nam thu hút di dân phương bắc, như Thanh Hà quận ở Hà Bắc trước loạn An Sử có 80 vạn nhân khẩu song sau đó giảm xuống còn 10 vạn.
Hậu kỳ triều Đường xảy ra tình trạng phiên trấn cát cứ và loạn Hoàng Sào, tình trạng nhân dân dời về phương nam tị nạn trở nên nghiêm trọng hơn. Từ sau loạn An Sử đến cuối thời Đường là làn sóng lớn dời về phương nam thứ hai trong lịch sử nhân khẩu Trung Quốc, kéo theo đó là phương nam trên các phương diện kinh tế-văn hóa đều vượt qua phương bắc. Trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, trong số 9 nước ở phương nam thì có sáu nước có quân chủ là di dân từ phương bắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Tiếp nhé

Sau khi nhà Tây Tấn sụp đổ do Loạn bát vương và biến động Ngũ Hồ loạn Hoa, nước ta trước sau thuộc về Đông Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Nam Lương, Nam Trần. Trong thời kì Nam-Bắc triều, chính trị phương bắc biến loạn liên tục, giao tranh liên miên nên có nhiều bộ phận dân cư chạy về phương nam, đa phần lưu trú ở Quảng Châu, một bộ phận chạy xuống tận Giao Châu, nhưng không nhập tịch nên các thống kê của quan phủ không đề cập đến họ.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Tiếp nữa nhé, phần này nói về Cao Vương dẹp giặc Nam Chiếu

Đến trung kì thời Đường, nước Nam Chiếu của người Bạch nổi lên mạnh mẽ, trong khi nhà Đường lại suy yếu vì những xung đột nội bộ. Đường và Nam Chiếu thường xuyên xung đột, đỉnh điểm là việc quân Đường đại bại ở Hạ Quan, quân Nam Chiếu thừa cơ tỏa đi chiếm toàn bộ các vùng đất thuộc Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên ngày nay. Đồng thời, quân Nam Chiếu cũng thường xuyên xuôi dòng sông Hồng đánh phá An Nam thuộc Đường. Mỗi lần đánh phá An Nam, quân Nam Chiếu đều tàn sát dân địa phương, cướp đoạt vô số của cải. Nhà Đường tỏ ra bất lực và quân Đường chỉ quay lại khi quân Nam Chiếu đã rút đi.

Năm 863, Đoàn Tù Thiên lại tiến vào An Nam, đánh bại quân Đường. Sái Tập bị giết. Quân Nam Chiếu chiếm đóng và cướp phá, giết hại tới 15 vạn người Việt. Sau đó vua Nam Chiếu sai Đoàn Tù Thiên ở lại Giao Châu làm tiết độ sứ. Nhà Đường phải di chuyển Phủ Đô hộ An Nam đến Hải Môn.

Năm 864, nhà Đường sai Cao Biền làm An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ sang đánh Nam Chiếu. Năm 865, Cao Biền tiến đến Nam Định, nhân lúc quân Nam Chiếu đang gặt lúa, bất ngờ đánh úp, phá tan quân Nam Chiếu. Tới năm 867, Cao Biền đánh bại hoàn toàn người Nam Chiếu tại An Nam, chiếm lại thành Tống Bình, giết chết Đoàn Tù Thiên, chém hơn 3 vạn quân Nam Chiếu. Từ đó sự xâm lấn của Nam Chiếu mới chấm dứt.

Năm 863, Đường Ý Tông thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải Quân, cho Cao Biền làm Tiết độ sứ và sau là Cao Tầm, Tăng Cổn, Tạ Triệu, An Hữu Quyền, Chu Toàn Dục và Độc Cô Tổn. Năm 905, Độc Cô Tổn bị Chu Ôn đày đi Hải Nam và giết chết do không cùng vây cánh. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Từ đó người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Tĩnh Hải quân lúc này gồm có 12 châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn. Lãnh thổ 12 châu này bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phía bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên sang thời nhà Ngô (939-967), lãnh thổ Tĩnh Hải quân chỉ còn 8 châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về Nam Hán.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Trong lịch sử thì có hai thời điểm dân số Giao Châu bị giảm sút cực lớn.
1.Hậu Hai Bà
Thời điểm Hai Bà Trưng khởi nghĩa (năm 40), ước tính nước ta có khoảng gần 1 triệu nhân khẩu. Khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng đã tiến hành đồ sát tù binh, quan lại địa phương và dân chúng từng giúp đỡ quân đội của Hai Bà Trưng. Do đó dân số nước ta thời đó có phần suy giảm.

2. Tam Quốc
Năm Quang Hòa thứ 7 (năm 184 SCN) đời Linh Đế nhà Đông Hán, quận Giao Chỉ có 11 huyện, 104.652 hộ, 693.572 nhân khẩu; quận Cửu Chân có 5 huyện, 46.513 hộ, 209.890 nhân khẩu; quận Nhật Nam có 5 huyện, 21.833 hộ, 138.742 nhân khẩu.

Theo ghi chép, khi nhà Tấn diệt Ngô đã tiến hành điều tra dân số toàn quốc thì đất Giao Châu chỉ còn hơn 26000 hộ, 120.766 nhân khẩu (không tính Nhật Nam đã ly khai thành Lâm Ấp).

Tức là từ thời Hán Linh Đế cho tới hết Tam Quốc thì Giao Chỉ - Cửu Chân mất 80% dân số.

Theo số liệu thống kê của nhà Đường, ở quận Giao Chỉ có 9 huyện 30.056 hộ; quận Cửu Chân có 7 huyện 16.135 hộ;

Tức là trong vòng từ 280 (Tấn diệt Ngô) cho tới khi nhà Đường thành lập năm 618 là khoảng 300 năm số hộ tăng từ 2.6 vạn lên 4.6 vạn. Tức là tăng khoảng 76%.

Cứ cho đây là gia tăng tự nhiên thì tỉ lệ gia tăng trung bình năm chỉ là 0.19%.

Cho tới thời Ngô Vương 939 cả nước có 2 triệu người ứng với 43 vạn Hộ.
Tức là trong 321 năm, từ con số 4.6 vạn nếu gia tăng tự nhiên ứng với tỉ lệ 0.19% 1 năm sẽ là 61% ~ 7.4 vạn Hộ.

Nhưng thực tế con số 43 vạn Hộ gấp 6 lần gia tăng tự nhiên thì khẳng định gia tăng cơ học là lớn.

Một ví dụ như sau:
Năm 906, tướng Nguyễn Nê theo lệnh vua Đường đem 7000 quân sang nước Việt đòi họ Khúc triều cống. Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả lấy vợ Việt sinh ra ba con trai sau này là các sứ quân Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ TiệpNguyễn Siêu.Cũng trong thời kỳ nhà Đường suy yếu, nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp mà con cháu họ sau này trở thành các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc và sứ quân Trần Lãm.
 
Chỉnh sửa cuối:

chessgenius

Xe máy
Biển số
OF-400984
Ngày cấp bằng
13/1/16
Số km
93
Động cơ
233,412 Mã lực
Tuổi
34
Mẫu Chinese được lấy ở phía Đông Trung Quốc trong các khu vực thành thị. 81% gen Đông Á là những người đầu tiên di cư tới Đông Á.


Kinh Việt Nam thì có 83% Đông Nam Á và Đại Tây Dương phản ánh gen của nhóm đầu tiên di cư tới khu vực này.


Nguồn:
https://genographic.nationalgeographic.com/reference-populations-next-gen/


Còn dự án Gennome 1 cũ hơn thì cho ra tới 54% Chinese là do người ta chưa lấy đủ nhiều mẫu mà thôi. Cho nên cái gọi là Việt Nam là do di dân TQ tới là láo.
 

chessgenius

Xe máy
Biển số
OF-400984
Ngày cấp bằng
13/1/16
Số km
93
Động cơ
233,412 Mã lực
Tuổi
34
Trong lịch sử thì có hai thời điểm dân số Giao Châu bị giảm sút cực lớn.
1.Hậu Hai Bà
Thời điểm Hai Bà Trưng khởi nghĩa (năm 40), ước tính nước ta có khoảng gần 1 triệu nhân khẩu. Khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng đã tiến hành đồ sát tù binh, quan lại địa phương và dân chúng từng giúp đỡ quân đội của Hai Bà Trưng. Do đó dân số nước ta thời đó có phần suy giảm.

2. Tam Quốc
Năm Quang Hòa thứ 7 (năm 184 SCN) đời Linh Đế nhà Đông Hán, quận Giao Chỉ có 11 huyện, 104.652 hộ, 693.572 nhân khẩu; quận Cửu Chân có 5 huyện, 46.513 hộ, 209.890 nhân khẩu; quận Nhật Nam có 5 huyện, 21.833 hộ, 138.742 nhân khẩu.

Theo ghi chép, khi nhà Tấn diệt Ngô đã tiến hành điều tra dân số toàn quốc thì đất Giao Châu chỉ còn hơn 26000 hộ, 120.766 nhân khẩu (không tính Nhật Nam đã ly khai thành Lâm Ấp).

Tức là từ thời Hán Linh Đế cho tới hết Tam Quốc thì Giao Chỉ - Cửu Chân mất 80% dân số.

Theo số liệu thống kê của nhà Đường, ở quận Giao Chỉ có 9 huyện 30.056 hộ; quận Cửu Chân có 7 huyện 16.135 hộ;

Tức là trong vòng từ 280 (Tấn diệt Ngô) cho tới khi nhà Đường thành lập năm 618 là khoảng 300 năm số hộ tăng từ 2.6 vạn lên 4.6 vạn. Tức là tăng khoảng 76%.

Cứ cho đây là gia tăng tự nhiên thì tỉ lệ gia tăng trung bình năm chỉ là 0.19%.

Cho tới thời Ngô Vương 939 cả nước có 2 triệu người ứng với 43 vạn Hộ.
Tức là trong 321 năm, từ con số 4.6 vạn nếu gia tăng tự nhiên ứng với tỉ lệ 0.19% 1 năm sẽ là 61% ~ 7.4 vạn Hộ.

Nhưng thực tế con số 43 vạn Hộ gấp 6 lần gia tăng tự nhiên thì khẳng định gia tăng cơ học là lớn.

Một ví dụ như sau:
Năm 906, tướng Nguyễn Nê theo lệnh vua Đường đem 7000 quân sang nước Việt đòi họ Khúc triều cống. Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả lấy vợ Việt sinh ra ba con trai sau này là các sứ quân Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ TiệpNguyễn Siêu.Cũng trong thời kỳ nhà Đường suy yếu, nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp mà con cháu họ sau này trở thành các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc và sứ quân Trần Lãm.

Có 1 lỗ hổ rất lớn trong lý luận quàng xiên này.

1 là trước thời hai bà, Hậu Hán thư chép rất rõ. Lạc tướng trị dân như cũ.

Có nghĩa là khoảng thời gian từ Triệu Đà cho tới Hán, hệ thống Lạc tướng duy trì từ thời HV/ADV vẫn như cũ. Có nghĩa là cấu trúc các bộ lạc vẫn tồn tại. Chính vì thế 1 triệu dân Âu Lạc là bao gồm cả dân Sơn Lão, Man Lý.

Sau đấy thống kê dân số thì còn chỉ khoảng 300 000 dân thực tế là dân đã Hán hóa một hoặc nhiều phần. Các dân Sơn Lão, Man Lý chỉ nộp cống, k nộp thuế nên k có trong sổ thuế. Tức là hoàn toàn không được tính đến.

Khi giặc MInh xâm lược nước ta thống kê có 3 triệu dân và 2 triệu dân Man. Tức là cho tới hậu Trần lượng dân man vẫn còn tới 40% dân số.

Ngoài ra, còn quên luôn việc thống kê lần giảm dân cuối cùng. Họa Nam Chiếu.

Sử chép
Nam Chiếu hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 15 vạn người. [Khi rút lui] lưu lại 2 vạn quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu ta. Người Di Lão ở các khe động không cứ xa gần đều hàng phục cả. [Vua] Nam Chiếu cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm Tiết độ sứ phủ [Giao Châu] ta. Vua Đường xuống chiếu gọi viện binh các đạo về chia giữ Tây Đạo ở Lĩnh Nam.

Sử còn chép người Hán ở Giao CHâu bỏ chạy về Quảng Châu do Nam Chiếu.

Cả nước có cỡ 30 vạn mà Nam Chiếu thịt một lúc tới 15 vạn dân thì thử hỏi lượng dân Hán trong các thành trì còn bao nhiêu.

Nhớ rằng, sau nạn Nam CHiếu, Giao Châu cũng độc lập k bao lâu, chứng tỏ cuộc thảm sát của NC ảnh hưởng lớn tới lượng người Hán ở đây.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Những gì mà người Việt làm đc, tức từ khởi nghĩa thua cho đến khi thắng Tàu năm 900. Tức là cư dân Việt có sự tăng dân số tự nhiên và trình độ của họ.

Và điều hiển nhiên, họ sẽ lập quốc vậy thôi. Đây là điều logic như bao dân tộc khác trên thế giới.

Còn1 số ông bảo văn minh Tàu cả thì e ấu trĩ, cũng như bi giờ dân số thế giới chả học p Tây, cách ăn cách nói sang nó định cư, cái gì hay thì học thôi. Nhưng các giá trị cốt lõi ko thể học hay bỏ đc. Đó là giá trị gia đình của người Việt, lòng nhân ái hay đơn giản như bánh
chưng, tiếng nói...
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Diễn biến chiến tranh Nam Hán - Ngô Vương
Thực chất trong chiến tranh này chúng ta đã thua và mất luôn 3 châu đã nói ở trên năm 936.
Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng Nam Hán ở Bạch Đằng nhưng cũng không khôi phục được 3 châu đã mất.
mất 4 châu chứ không phải 3 châu: 4 châu là Thang Chi Vũ Nga và Vũ An nhưng có tài liệu nói NGô Quyền bàn giao 4 châu này cho Nam Hán để tiện phòng thủ. Khả năng cao à Nam Hán chiếm trước thời Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền không có khả năng thu hồi nên bàn giao luôn
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cho tới thời Ngô Vương thì Huyện Đông Hưng vẫn thuộc Đại Việt.
Ngày nay người Kinh tộc ở Đông Hưng vẫn nói được tiếng Kinh - Việt nhưng khó nghe.
Châu Quảng Nguyên tới hết chiến tranh Tống - Việt đã bị Tống chiếm cho tới ngày nay.
Nhà Lý và các triều đại sau này cố đòi nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ tính trả lại.


các thủ Lĩnh dâng cho nhà Tống châu Quảng NGuyên 2 động Vật Dương và Vật ác và 8 huyện
Sau khi Nùng Trí Cao thất bại, tù trưởng động Lôi Hỏa ở phía tây bắc Quảng Nguyên là Nùng Tôn Đán được nhà Lý xem là phiên thần nối dòng Trí Cao. Năm 1057, Tôn Đán cho quân đánh vào đất Tống. Tiêu Cố là quan coi Quế Châu của Tống dụ hàng Tôn Đán và con là Nhật Tân (...) Năm 1062, Tôn Đán và con đem các động của mình (...) nộp cho Tống. Tống cho Tôn Đán coi châu Thuận An gồm đất các động đã nộp mà sử ta gọi là các động Vật Ác (...)

Theo lời dụ của Lục Sằn (quan Tống coi Quế Châu năm 1064), Nùng Trí Hội là dòng dõi Nùng Tồn Phú (...) cũng quy phục và đem đất động Vật Dương nộp cho Tống, được Tống đổi tên làm châu Qui Hó
châu Quảng Nguyên tương đương vùng Cao bằng ngày nay cuối cùng nhà Tống đành phải trả lại nhưng các động Vật Dương Vật Ác Lôi Hỏa thì không trả do nhà Tống viện cớ các thủ lĩnh đó tự nguyện giao nộp đất cho nhà Tống.
Vua Lý Nhân Tông đã viết tờ biểu đòi lại hai hang động này, trong đó có đoạn:
Nước tôi có đất Vật Dương, Vật Ác, gồm hai động và tám huyện, vẫn tiếp liền với phần đất tỉnh [Quảng Tây]. [Những đất ấy] trước sau đều bị bọn đầu mục thổ dân làm phản, bỏ đi, đem theo về với Trung Quốc. Đất Vật Dương thì năm Bính thìn (1076) bị sát nhập vầo đất quý tỉnh; đất Vật Ác thì năm Nhâm tuất (1082) cũng bị sát nhập và đặt thành ải Thông Khang.



Mặc dầu đấy chỉ là mảnh đất nhỏ nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng. Quả thực tổ tiên tôi xưa kia đã phải đánh dẹp phường tiếm nghịch, xông pha gian nguy, không tiếc tính mạng mới có được đất ấy. Nay tôi phận con cháu, đã không kế tục được cơ nghiệp [cha ông] thì dám đâu dự vào hàng mộ nước phên dậu, cầu lấy cái sống tạm bợ trong chốc lát”.
nhưng Nhà Tống kiên quyết không trả 2 mấy động này khiến Đại Việt mất 1 phần đất phía tây Cao bằng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top