- Biển số
- OF-481470
- Ngày cấp bằng
- 1/1/17
- Số km
- 3,096
- Động cơ
- 216,520 Mã lực
- Tuổi
- 107
Theo nguồn phân tích dưới đây thì trước thời Bắc thuộc ngôn ngữ Việt Mường cơ bản Môn Khơ me.
Có thể hiểu là thời ta gọi là Văn Lang thì nói tiếng Môn - Khơ me.
Thời Âu Lạc khi bị Thục Phán người Thái xâm lược thì bắt đầu mới có ảnh hưởng của tiếng Thái trong ngôn ngữ.
Tức là nếu một người Việt - Kinh hiện đại xuyên không về thời này thì nên sang Trung Nguyên mà ở vì có hiểu được tiếng ở Giao Châu - Bách Việt đâu (hoặc nếu hiểu thì rất ít vì chỉ có khoảng 30% từ vựng trong tiếng Việt hiện đại là phát xuất từ Môn-Khơme-Thái và giã thanh âm loạn xạ)
Điều này trái ngược với một người Việt gốc Khơme hay người Bana, người Môn tại Myanmar thì hoàn toàn hiểu và nói được ngôn ngữ cổ đại này
http://ngonngu.net/index.php?m=print&p=294
Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, người ta ước lượng giai đoạn tiền Việt-Mường của tiếng Việt là tiếng nói sau giai đoạn Mon-Khmer và kéo dài cho đến thế kỉ thứ nhất và thứ hai sau công nguyên. Do đó, quãng thời gian tương đối mà người ta nói đến của giai đoạn Việt-Mường là ít nhất vào khoảng trên 2000 năm. Nếu đứng trên bình diện văn hoá, đây là giai đoạn tương ứng với giai đoạn văn hoá Đông Sơn, văn minh sông Hồng, đặc biệt là văn minh lúa nước và đây cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ của đồ đồng và bắt đầu có sự xuất hiện của đồ sắt. Còn về mặt nhà nước, đây là giai đoạn tương ứng với thời kì Hùng Vương – nhà nước đầu tiên của người Việt.
Ở giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ chưa có thanh điệu. Bởi vì vừa tách khỏi nhánh Mon-Khmer nên tiếng tiền Việt-Mường vẫn còn lưu giữ đặc điểm không có thanh điệu của các ngôn ngữ Mon-Khmer thuộc họ Nam Á. Và cho đến hiện nay, tiếng Arem trong nhóm Việt-Mường hiện tại cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu.
Do hai khả năng vừa phân tích trên, nhiều nhà nghiên cứu dự đoán ở giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt vẫn còn sử dụng phương thức phụ tố trong cấu tạo từ để tạo thành từ mới. Điều đó chứng tỏ tiếng tiền Việt-Mường còn lưu giữ đầy đủ đặc điểm của Mon-Khmer. Sự phân biệt giữa tiếng tiền Việt-Mường với các ngôn ngữ Mon-Khmer có chăng chỉ là sự ảnh hưởng của các ngôn ngữ Thái. Vì vậy, có thể nói, các ngôn ngữ Thái là tác nhân làm cho khối Mon-Khmer tách riêng ra một nhóm ở phía đông của nhánh và đó là tiền thân của tiền Việt-Mường.
Có thể hiểu là thời ta gọi là Văn Lang thì nói tiếng Môn - Khơ me.
Thời Âu Lạc khi bị Thục Phán người Thái xâm lược thì bắt đầu mới có ảnh hưởng của tiếng Thái trong ngôn ngữ.
Tức là nếu một người Việt - Kinh hiện đại xuyên không về thời này thì nên sang Trung Nguyên mà ở vì có hiểu được tiếng ở Giao Châu - Bách Việt đâu (hoặc nếu hiểu thì rất ít vì chỉ có khoảng 30% từ vựng trong tiếng Việt hiện đại là phát xuất từ Môn-Khơme-Thái và giã thanh âm loạn xạ)
Điều này trái ngược với một người Việt gốc Khơme hay người Bana, người Môn tại Myanmar thì hoàn toàn hiểu và nói được ngôn ngữ cổ đại này
http://ngonngu.net/index.php?m=print&p=294
Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, người ta ước lượng giai đoạn tiền Việt-Mường của tiếng Việt là tiếng nói sau giai đoạn Mon-Khmer và kéo dài cho đến thế kỉ thứ nhất và thứ hai sau công nguyên. Do đó, quãng thời gian tương đối mà người ta nói đến của giai đoạn Việt-Mường là ít nhất vào khoảng trên 2000 năm. Nếu đứng trên bình diện văn hoá, đây là giai đoạn tương ứng với giai đoạn văn hoá Đông Sơn, văn minh sông Hồng, đặc biệt là văn minh lúa nước và đây cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ của đồ đồng và bắt đầu có sự xuất hiện của đồ sắt. Còn về mặt nhà nước, đây là giai đoạn tương ứng với thời kì Hùng Vương – nhà nước đầu tiên của người Việt.
Ở giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ chưa có thanh điệu. Bởi vì vừa tách khỏi nhánh Mon-Khmer nên tiếng tiền Việt-Mường vẫn còn lưu giữ đặc điểm không có thanh điệu của các ngôn ngữ Mon-Khmer thuộc họ Nam Á. Và cho đến hiện nay, tiếng Arem trong nhóm Việt-Mường hiện tại cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu.
Do hai khả năng vừa phân tích trên, nhiều nhà nghiên cứu dự đoán ở giai đoạn tiền Việt-Mường, tiếng Việt vẫn còn sử dụng phương thức phụ tố trong cấu tạo từ để tạo thành từ mới. Điều đó chứng tỏ tiếng tiền Việt-Mường còn lưu giữ đầy đủ đặc điểm của Mon-Khmer. Sự phân biệt giữa tiếng tiền Việt-Mường với các ngôn ngữ Mon-Khmer có chăng chỉ là sự ảnh hưởng của các ngôn ngữ Thái. Vì vậy, có thể nói, các ngôn ngữ Thái là tác nhân làm cho khối Mon-Khmer tách riêng ra một nhóm ở phía đông của nhánh và đó là tiền thân của tiền Việt-Mường.
Chỉnh sửa cuối: