Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

truong39

Xe tải
Biển số
OF-28537
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
380
Động cơ
487,400 Mã lực
Em ko vote cho bác Su được nữa vì luật OF, tuy nhiên như vài bác ở trên đã hỏi, em cũng muốn hỏi lại. Mong bác hồi âm : Em còi bẳng tay trái thấy rất thuận tiện ( Em thuận tay phải ). Liệu em có phải tập lại ko bác, hay là cứ thế nào tiện nhất thì thôi
thực ra thì em cũng thuận tay phải nhưng em vẫn còi = tay phải.em thấy như thế tiện hơn.còn tay trái em chỉ để pha cốt va si nhan thôi.em nghĩ cái này cũng là do thói wen cảu tưng người.miễn sao là chạy an toàn trên đường.
 

ptcat

Xe đạp
Biển số
OF-28228
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
18
Động cơ
484,180 Mã lực
Lên số lấy đà khác hẳn với về số vù ga nhé.
Lấy đà : Đang đi số thấp vd số 2 muốn lên số 3, đạp ga lên tốc độ khoảng 30 - 35 km/h =>đạp côn=>về mo (số 0)=>nhả côn=>đạp côn lần 2=> kéo lên số 3 = > nhả côn.

Vù ga về số: Đạp hết côn (cắt côn) => Về số mo (số 0) => Nhả côn =>Vù ga (nhấn ga một phát rồi nhả ngay) => Đạp côn lần 2 = > Về số thấp hơn
E là lính mới. Cả 2 trường hợp trên e toàn đạp côn 1 lần cho việc chuyển số thấp lên số cao và ngược lại, chứ không đạp hai lần như bác, xin bác cho ý kiến e đạp côn 1 lần có được không hay là buộc phải đạp 2 lần để chắc là tốt cho máy chăng? Cảm ơn các bác.
 

braveman79

Xe hơi
Biển số
OF-16823
Ngày cấp bằng
29/5/08
Số km
149
Động cơ
510,390 Mã lực
em cũng toàn đạp côn một lần xin các bác chỉ giáo.
 

lyndahim

Xe hơi
Biển số
OF-31489
Ngày cấp bằng
16/3/09
Số km
175
Động cơ
481,560 Mã lực
Nơi ở
... Long Biên
bác chủ dọn dẹp topic cái, như này khó theo dõi quá à, em lính tò te mong các bác chỉ giáo.:69:
 

Coltplus2008

Xe điện
Biển số
OF-24189
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,480
Động cơ
515,723 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
E là lính mới. Cả 2 trường hợp trên e toàn đạp côn 1 lần cho việc chuyển số thấp lên số cao và ngược lại, chứ không đạp hai lần như bác, xin bác cho ý kiến e đạp côn 1 lần có được không hay là buộc phải đạp 2 lần để chắc là tốt cho máy chăng? Cảm ơn các bác.
Bình thường thì đi 1 côn cho nhanh. Chỉ khi nào cần chuyển số tắt thì 2 côn có tác dụng tốt hơn cho máy. Ví dụ như lên, xuống dốc, đổ đèo ở những nơi ta không quen đường. Như vụ tai nạn vừa rồi ở Bình Thuận, khi xe mất thắng (phanh) nếu áp dụng đi 2 côn thì có thể từ số 5, 6 về luôn số 3 hoặc 2, thậm chí sô 1 rất nhẹ nhàng, có lẽ tai nạn đã không xảy ra. CHỉ cần chú ý vù ga lớn hơn cho hợp với tốc độ đang chạy. Bác tài này không dùng 2 côn nên đương nhiên không thể về số tắt ở tốc độ lớn được, phải về số dần nên không đủ thời gian. Tốc độ càng cao vù ga càng lớn.. xem http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/03/3BA0CED0/
 
Chỉnh sửa cuối:

khachquaduong

Xe đạp
Biển số
OF-28744
Ngày cấp bằng
9/2/09
Số km
28
Động cơ
483,580 Mã lực
Cám ơn bác Schumacher, em cũng mơi đi xe nhưng chưa được thạo cho lắm, đơi khi nào em thành thục chắc lúc đấy cảm nhận về bài của bác ra làm sao. Một lần nữa cũng cảm ơn bác
 

audi80

Xe đạp
Biển số
OF-15254
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
33
Động cơ
512,520 Mã lực
"Thưa cụ là em hóng hớt thôi. Dưng mà cũng hợp lý. Trên Auto Bahn của Đức thì không hạn chế tốc độ, còn nói chung các đường khác của châu âu ví dụ như Pháp cũng là 130 km/h. Trên các đường cao tốc thì chắc là vài chục km mới có một đoạn rẽ nhánh. Em nghĩ với tốc độ như vậy thì biển báo trước 3 km là hợp lý. Chứ báo gần quá thì lái xe chưa kịp giảm tốc độ đã qua chỗ rẽ mất rồi, lại phải chạy thêm mấy chục km nữa.

Có bác nào đã chạy đường cao tốc ở Châu âu rồi cho anh em biết với ! "

Nói về đương cao tốc châu Âu thì trước 240m có 1 biển báo màu xanh với 3 vạch trắng để lái xe biết mà chuẩn bị.Cứ sau 80m là 1 biển lần lượt 2 vạch và 1 vạch. Đến chỗ rẽ có mũi tên chỉ ra ngoài. Bắt đầu từ 240m có thể xi nhan được rồi. Từ từ đưa xe vào luồng hạ tốc chạy khoảng 50m là rẽ ra ngoài ( Đấy là quy định ở bên Đức và hầu như châu Âu là vậy)
 

audi80

Xe đạp
Biển số
OF-15254
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
33
Động cơ
512,520 Mã lực
Ngoái đầu lại em toàn đánh ngược lái, nhìn gương em thấy ổn hơn
Bạn ơi mói đầu mình cũng vậy nhưng rút ra kinh nghiệm không căn cứ phải -trái nữa mà căn cứ theo bên lái- bên phụ lái thôi.Làm thế đỡ nhầm
 

Darklord8x

Xe đạp
Biển số
OF-25957
Ngày cấp bằng
17/12/08
Số km
26
Động cơ
488,960 Mã lực
Nơi ở
206 đường 70, Văn Điển- Hà Nội
Bạn ơi mói đầu mình cũng vậy nhưng rút ra kinh nghiệm không căn cứ phải -trái nữa mà căn cứ theo bên lái- bên phụ lái thôi.Làm thế đỡ nhầm
căn bên lái wa có ngày đâm đổ tường!
 

Hung_than

Xe buýt
Biển số
OF-25936
Ngày cấp bằng
17/12/08
Số km
549
Động cơ
494,080 Mã lực
Nơi ở
124 HBT, Hà Nội
VẤN ĐỀ CẤM VÔ LĂNG (tiếp theo):
Em xin cám ơn lời động viên của các bác!
Tiện đây em cũng xin nói thêm vài lời về vấn đề KINH NGHIỆM: Tất nhiên là càng cấm lái nhiều chúng ta sẽ càng có thêm kinh nghệm. Tuy nhiên, có nhiều kinh nghiệm phải trả một giá rất cao. Nhưng nếu như không trải qua kinh nghiệm thì tay lái của các bác không cứng cáp lên được. Một thực tế là sau mỗi lần các bác va quệt nhẹ thì vài vết xước, nặng hơn thì móp mép vài chỗ là tay lái của các bác cảm thấy tự tin hơn hẳn. Đó là do có một số cảm giác nó sẽ in hằn rất sâu (vào não, em chắc là vậy :) ) và sau đó các bác sẽ có cảm giác lái chính xác hơn.
Tóm lại là kinh nghiệm có được qua các bài học, có nghĩa là các bác phải trả = 1 giá nào đó. Theo quan điểm của em, tốt nhất là trả giá bằng thời gian và công sức. Các bác cứ vác xe ra bãi rồi thực hành theo như phần trên em đã nói là OK. Em đã hướng dẫn một vài bác KHÔNG BIẾT LÙI :^) sau vài lần thực hành thì đã tự tin lùi vào gara rồi.

Quay lại vấn đề chính:


Cách cầm tay trên Vô Lăng:
Nếu cầm chặt quá thì sẽ nhanh mỏi tay, còn cầm nhẹ thì lại dễ bị trượt tay. Cách cầm hợp lý nhất là các bác nắm vô lăng vừa phải, chỉ nắm bằng bàn tay thôi, cổ tay phải mềm cho linh hoạt.
Tiện đây em cũng xin có lời khuyên với các bác mới tập lái là nên mua thêm một vòng bọc vô lăng cầm cho chắc vì nếu để vô lăng nguyên bản thì lúc ra mồ hôi tay nhiều hoặc tay bị khô quá thì dễ bị trượt lắm.
Tay trái nên cầm vào vành vô lăng, không nên cầm vào phía trong (thanh nối vành vô lăng với trụ - em cứ nôm na như vậy :P ) và cũng không nên kết hợp vừa lái vừa còi bằng tay trái. Theo em KHÔNG NÊN SỬ DỤNG CÒI BẰNG TAY TRÁI mà nên CÒI BẰNG TAY PHẢI. Tay trái luôn giữ chặt vô lăng, các thao tác khác thì dùng tay phải.

Lái một tay hay hai tay?
Hầu hết các lời khuyên là nên lái bằng hai tay. Tuy nhiên không ai có thể lái bằng hai tay 100% thời gian được. Lý do là tay phải còn bận nhiều thứ: sang số này, chỉnh âm thanh, điều hòa này, còn em xinh đẹp ngồi bên nữa chứ :21: Kinh nghiệm của tôi là khi cầm lái chưa vững thì nên đánh lái bằng 2 tay. Khi đánh lái sang phải thì tay trái đưa từ 9g đến 1hoặc 2g tay phải cầm vào vị trí 10g và kéo về vị trí 3g. Đánh lái sang trái thì làm tương tự ngược lại. Tuyệt đối tránh hiện tượng ĐÙN LÁI (hơi khó giải thích bằng lời, đại khái là khi các bác nắm vô lăng phía dưới thì hai tay cứ xoa vuốt, đùn đẩy từ tay nọ sang tay kia :^) )
Khi các bác cảm thấy tay lái đã vững thì bắt đầu tập đánh lái bằng 1 tay (Chỉ tay trái thôi). Em thì đi trong thành phố với tốc độ chậm thì thấy đánh lái bằng 1 tay nó linh hoạt hơn. Tuy nhiên em cũng xin lưu ý là việc đánh lái bằng 1 tay chỉ áp dụng khi chạy tốc độ chậm và đường bằng phẳng, vì nếu đường xấu mà các bác đánh lái bằng 1 tay thì kể cả đi tốc độ chậm cũng dễ bị tuột tay lắm.
Cái kiểu lái này gọi nôm na là kiểu luồn chun wần cụ ợ.:21:
Thưa cụ là em hóng hớt thôi. Dưng mà cũng hợp lý. Trên Auto Bahn của Đức thì không hạn chế tốc độ, còn nói chung các đường khác của châu âu ví dụ như Pháp cũng là 130 km/h. Trên các đường cao tốc thì chắc là vài chục km mới có một đoạn rẽ nhánh. Em nghĩ với tốc độ như vậy thì biển báo trước 3 km là hợp lý. Chứ báo gần quá thì lái xe chưa kịp giảm tốc độ đã qua chỗ rẽ mất rồi, lại phải chạy thêm mấy chục km nữa.

Có bác nào đã chạy đường cao tốc ở Châu âu rồi cho anh em biết với !
Autobahn ở bên Đức cũng vẫn có đoạn hạn chế tốc độ. Thường thì nó hạn chế tốc độ 120km/h, có đoạn là 80km/h. Còn những đoạn đường rộng 4 làn thì không hạn chế vít tẹt ga.:69::69::69:
Thưa bác Raft Schumacher :101: em xin bổ sung một tí là bây giờ Đức nó khống chế tốc độ tối đa trên AutoBahn rồi bác ạ (130), ngày trước thì cũng chỉ có 1 đoạn gần Dusendoft (lâu em k viết nên có thể sai chính tả) là được chạy vô tư thôi. Bọn thanh niên mấy nước xung quanh toàn phi xe sang đấy đua, em nghe thế.
Dusseldorf cụ ợ!(b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
Nói về đương cao tốc châu Âu thì trước 240m có 1 biển báo màu xanh với 3 vạch trắng để lái xe biết mà chuẩn bị.Cứ sau 80m là 1 biển lần lượt 2 vạch và 1 vạch. Đến chỗ rẽ có mũi tên chỉ ra ngoài. Bắt đầu từ 240m có thể xi nhan được rồi. Từ từ đưa xe vào luồng hạ tốc chạy khoảng 50m là rẽ ra ngoài ( Đấy là quy định ở bên Đức và hầu như châu Âu là vậy)
Ví dụ các cụ đang đi với tốc độ 120km/h = 33m/s
240m/ 33m = 7s

7 giây thì có vẻ hơi ít. Nếu như không hạn chế tốc độ nữa thì chỉ còn khoảng 2~3 s để rẽ :^) :102:
 

Hung_than

Xe buýt
Biển số
OF-25936
Ngày cấp bằng
17/12/08
Số km
549
Động cơ
494,080 Mã lực
Nơi ở
124 HBT, Hà Nội
Ví dụ các cụ đang đi với tốc độ 120km/h = 33m/s
240m/ 33m = 7s

7 giây thì có vẻ hơi ít. Nếu như không hạn chế tốc độ nữa thì chỉ còn khoảng 2~3 s để rẽ :^) :102:
Thường trước đoạn rẽ thì nó đã hạn chế tốc độ về 80km/h roài cụ ợ! Trước khi hạn chế tốc độ chẳng hạn từ 120km/h về 80km/h nó cũng có 3 cái biển cảnh báo như vậy để lái xe có thời gian chuẩn bị.(b)
 

BMVKTKH

Xe tải
Biển số
OF-31904
Ngày cấp bằng
21/3/09
Số km
212
Động cơ
481,370 Mã lực
Lên số lấy đà khác hẳn với về số vù ga nhé.
Lấy đà : Đang đi số thấp vd số 2 muốn lên số 3, đạp ga lên tốc độ khoảng 30 - 35 km/h =>đạp côn=>về mo (số 0)=>nhả côn=>đạp côn lần 2=> kéo lên số 3 = > nhả côn.

Vù ga về số: Đạp hết côn (cắt côn) => Về số mo (số 0) => Nhả côn =>Vù ga (nhấn ga một phát rồi nhả ngay) => Đạp côn lần 2 = > Về số thấp hơn
Em cũng thường xuyên dùng 1 côn thôi.
Không biết có tập được thói quen 2 côn như anh nói không.

Có cách nào để cái này thành thói quen không ạ? Và thực sự, từ thực tế thì nên dùng 1 côn hay 2 côn ạ?

Chủ yếu là đường thành phố và đi các tỉnh đồng bằng anh ạ.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
Phần tiếp theo: Xử lý trên đường - cảm nhận và chia xẻ !

Lúc đầu em định viết thành một thớt riêng chỉ để trao đổi những kinh nghiệm xử lý trên đường, nhưng theo ý kiến một số cụ, em cứ viết tiếp vào đây cho nó liền mạch.
__________________


Lái xe là một công việc nguy hiểm, đặc biệt là với tình trạng giao thông ngày càng phức tạp như bây giờ. Mong rằng qua thớt này, các bác có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau để có thể có cách ứng xử một cách an toàn nhất trên đường.

-------------------------

PHẦN 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN


Đây là những khái niệm do em đặt ra để làm cơ sở phân tích các tình huống gặp phải trên đường. (Cụ nào đăng ký bản quyền hộ em cái :21: )

Giả sử xe của chúng ta là số 1, xe số 2 đi cùng chiều và xe số 3 đi ngược chiều như hình vẽ dưới đây.

Diện tích mặt đường khả dụng: D1
Là diện tích mặt đường mà xe của mình có thể đi vào một cách an toàn, và không gây ra va chạm với các xe khác.

Diện tích mặt đường nguy hiểm: D2 và D3
Là diện mặt đường mà nếu đi vào sẽ dễ gây ra va chạm với các xe khác.

Em xin lưu ý thêm là đây là các khái niệm mang tính tương đối. Thực chất nó là một hàm của các biến số về tốc độ, trình độ lái xe, (của tất cả mọi người tham gia giao thông trên cung một đoạn đường) và tình hình đường xá, thời tiết.


 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
PHẦN 2: HAI TÌNH HUỐNG CƠ BẢN VÀ "TÍNH TƯƠNG ĐỐI"



TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT: Xe 1 và Xe 2

Giả sử xe 1 đang vượt xe 2. Nếu tốc độ xe 1 bằng xe 2 thì phần đường nguy hiểm D2 có thể sẽ kéo dài "Vô tận" và phần đường khả dụng của xe 1 là D1 sẽ song song với D2. Như vậy thì xe 1 không thể chuyển làn sang phải được. Nhưng nếu tốc độ của xe 1 cao hơn xe 2 thì phần D2 sẽ bị kéo ngắn lại coi như đầu xe 2, và như vậy thì phần D1 sẽ rộng ra rất nhiều. Do đó xe 1 có thể chuyển làn sang phải ngay khi bắt đầu vượt qua xe 2.

TÌNH HUỐNG THỨ HAI: Xe 1 và xe 3, không có xe 2.


Nếu tốc độ xe 3 lớn thì phần đường nguy hiểm D3 sẽ kéo dài ra phía trước xe 3 làm cho phần đường D1 của xe 1 sẽ bị bẻ cong sang phải ngay trước mũi xe 1, do đó xe 1 muốn an toàn sẽ phải đánh lái sang phải sớm hơn so với như hình vẽ (giả sử không có xe 2).

Do đó các diện tích mặt đường an toàn và nguy hiểm sẽ thay đổi tương đối với tốc độ của các xe cùng tham gia giao thông.

LƯU Ý:
Phân tích trên đây chỉ đơn giản mang tính định nghĩa vì dựa trên giả thiết là xe 2 và xe 3 đi thẳng và các ứng xử của lái xe 2 và 3 đều được nhận biết rõ ràng và chính xác. Trong các trường hợp khác sẽ khó phân tích hơn nhiều. Em sẽ cố gắng trao đổi thêm trong phần CÁC TÌNH HUỐNG VA CHẠM ĐIỂN HÌNH
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
PHẦN 3: TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH MẶT ĐƯỜNG KHẢ DỤNG VÀ CÁC VA CHẠM ĐIỂN HÌNH

Diện tích mặt đường khả dụng là Tổng diện tích mặt đương trừ đi phần đương nguy hiểm. Lý thuyết thì như vậy, nhưng trên thực tế thì mỗi người có một cách tính toán và ứng xử khác nhau.

Em sẽ nêu ra một số tình huống điển hình. Các cụ tham khảo và cảm nhận rồi tự mình sẽ có cách xử lý tình huống phù hợp.

TÌNH HUỐNG 1: CHƯỚNG NGẠI VẬT CỐ ĐỊNH




Trường hợp 1: Chướng ngại cản đường, xe không đi qua được (Hình bên trái)

Giả sử xe các cụ ( xe 1) nếu đi với tốc độ 50km/h thì đạp phanh 20m xe mới dừng lại thì khoảng nguy hiểm D2 sẽ là 20m ++ . Nghĩa là các cụ không được phép chạy vào vùng nguy hiểm D2 với vận tốc >= 50 km/h vì sẽ không phanh được và hậu quả là sẽ làm hỏng chướng ngại vật số 2 :77: .

Với cách tính toán tương tự thì khoảng cách nguy hiểm D2 sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào tốc độ xe của các cụ.

Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tình hình đường xá và thời tiết, vì đường xấu hay trời mưa thì khoảng cách phanh sẽ dài hơn.


Trường hợp 2: Chướng ngại cản đường, nhưng xe vòng tránh được (Hình bên phải)

Với tốc độ xe càng lớn thì vòng cua phải càng rộng. Giả xử xe đang đi với tốc độ v, các cụ có thể cua theo đường màu xanh. Nhưng nếu các cụ đi vào vùng nguy hiểm D2 mới bắt đầu đánh lái (theo đường màu vàng) thì sẽ không kịp và hậu quả là cũng sẽ làm hỏng chướng ngại vật :'( . Cũng tương tự như cách tính toán ở trên là tốc độ xe càng lớn thì D2 sẽ càng lớn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình hình đường xá thời tiết.

Nếu như chúng ta bắt buộc phải đi vào vùng màu đỏ D2 thì sẽ bắt buộc phải giảm tốc độ để giảm khoảng cách nguy hiểm D2 xuống. Khi đó Diện tích mặt đường khả dụng của chúng ta sẽ rộng ra. Đỏ sẽ biến thành XANH :21:

 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
TẮC ĐƯỜNG VÌ ĐÂU?

Có người bảo tại ô tô !?
Có người bảo tại xe máy !?
Có người phân tích "Khoa học" hơn thì bảo tại "Dân trí nhà mình thấp" !?

Ai cũng có cái lý riêng. Nhưng mà có điều là "DÂN TRÍ" mà cao lên tý nữa thì chả hiểu là tình trạng giao thông có được cải thiện không thì em không biết chứ có điều chắc chắn là khối cụ "mất ăn mất ngủ" đấy :^)

Công thức của em:

Ô tô là: SỎI
Xe máy, xe thô sơ là: CÁT
Còn dân trí là: XI MĂNG

Cả 3 cái đó tạo nên một hỗn hợp gọi là Bê tông :))


Thử phân tích theo lý thuyết trò chơi xem nào? :^) :))

Giả sử trên đường có hai cụ A và cụ B

Nếu 2 cụ cùng nhường thì tốc độ của hai cụ đều là 30km/h

Nếu 1 cụ nhường còn 1 cụ lấn đường thì cụ nhường đường chỉ còn 10km/h và cụ lấn đường sẽ đi được 60km/h

Không được rồi, tớ chả ngu gì mà nhường đường đâu nhé, và 2 cụ cùng lấn đường và tốc độ của 2 cụ đều là 5km/h.

Mô tả như hình dưới đây ạ :



FUN tý thôi ạ. Vấn đề là nếu xét trên quan điểm cộng đồng thì cùng nhường nhau thì sẽ có lợi hơn. Còn cá nhân thì cứ lấn được thằng nào là ta cứ lấn. Cái đấy gọi là "Nền văn minh lúa nước" đấy ạ.

Cái này thì có vẻ chả liên quan đến những nội dung mà em đang đề cập :^)
Dạ, thưa các cụ là có đấy ạ.

Thứ nhất nó liên quan đến cách ứng xử, hay còn gọi là "đạo đức" của người lái xe. Nhưng mà cái này cao siêu quá, em không dám bàn đến.

Cái thứ hai mới là điều quan trọng: Khi nào thì lấn được ? Khi nào phải nhường :^) Điều này em sẽ trao đổi trong những phần tiếp theo ạ.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
LẤN ĐƯỜNG: NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG !!!

Em không cổ vũ cho kiểu đi xe phóng nhanh vượt ẩu và tạt đầu người khác ạ. Khi đi trên đường, nhường đường cho người khác thì không có gì phải nói thêm rồi. Nhưng cứ nhường mãi thì mình cũng không đi được. Khái niệm "Lấn đường" em đề cập đến ở đây là việc hai hoặc nhiều xe cùng đi vào một phần đường, nếu cùng lấn thì sẽ xảy ra va chạm. Khi một xe nào đó tiến vào chiếm phần đường đó trước thì gọi là "Lấn đường", các xe còn lại sẽ phải nhường cho xe đó. Vấn đề là làm sao "Lấn đường" mà không gây ra va chạm. (Từ nay trở đi em sẽ không cho từ Lấn đường vào ngoặc kép hoặc đánh dấu đậm nữa ạ, tuy nhiên xin lưu ý là Lấn đường không phải là tạt đầu người khác ạ).

Những nguyên tắc vàng:

Trước khi lấn đường, các cụ phải khẳng định chắc chắn được những điều sau:

1) Các xe khác (các đối tượng cùng đi vào phần đường đó) phải nhìn thấy mình, hoặc nhận biết được xe mình và họ biết chắc rằng mình sẽ đi vào phần đường đó.

Cái này có vẻ hơi lằng nhằng, em sẽ bàn thêm ở các phần sau. Nhưng ví dụ như các cụ đang đi mà có một đôi đi hai xe máy phía trước các cụ, vừa đi vừa đánh võng và nói chuyện, không chú ý đến đường. Nếu các cụ cứ tiến lên thì khả năng va chạm với họ sẽ rất cao. Do đó, muốn họ nhận biết xe mình đang đi vào phần đường đó thì phải dùng còi, hoặc thò cổ ra phát ngôn vài từ "có cánh" nào đó :21:

Một tình huống điển hình là lấn đường nhưng lại đi vào "Góc chết" (góc mà người lái xe bị khuất bởi thanh cột A của xe) của xe khác, làm cho lái xe đó không nhìn thấy xe mình, đến khi nhìn thấy nhau thì ...... ôi thôi .........

2) Các xe khác phải có đủ đường để tránh mình.

Nói điều này có vẻ hơi thừa vì phần tính toán diện tích mặt đường khả dụng đã nói đến. Nếu xe khác không đủ đường để tránh mình thì có nghĩa là diện tích mặt đường khả dụng của mình = 0. Tuy nhiên, em cũng phải nói thêm vì nhiều cụ khi lấn đường hay bỏ qua vấn đề này, hoặc không chú ý hết. Ví dụ như khi mình đang muốn vượt trái xe trước, nhưng xe đó lại bị một xe bên phải lấn sang và họ buộc phải lấn sang trái, và kết quả là ....:102:

3) Các xe khác phải tránh được mình

Cái này thì còn thừa hơn nữa. Nó cũng tương tự như trên thôi ạ. Tuy nhiên, em thấy có nhiều cụ cứ "Hồn nhiên" vượt qua đầu hay tạt đầu xe tải, xe buýt hoặc xe Lam đang chở đầy hàng. Xin thưa với các cụ là họ không phanh được đâu ạ. Với xe 4 chỗ thì phanh ự cái là dừng lại, nhưng với xe tải thì không ạ. Hoặc một trường hợp nữa, các cụ thấy một xe đang tập lái chạy loằng ngoằng phía trước, hay đôi khi là một tiểu thư xinh đẹp vừa đi vừa buôn điện thoại, bực mình, vượt lên tạt đầu cho phát cho bõ ghét. Nhưng tay lái của họ không vững, không phanh lại kịp, và thế là .... cụ Phương BlackLAC lại có việc làm. :21:

Những tình huống cụ thể em sẽ phân tích dần dần ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Naviman

Xe tăng
Biển số
OF-32248
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,718
Động cơ
495,956 Mã lực
Mong các bác chỉ giáo thêm

Bài của bác rất hay, em hiện đang học để chờ thi lấy bằng B1. Hi vọng được các bác chỉ giáo thêm.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
655
Động cơ
513,963 Mã lực
Có lẽ là trong những bài viết này em viết sẽ hơi bị lộn xộn vì nghĩ ra cái gì thì viết cái đó, thiếu thì bổ xung vào bài sau. Em sẽ cố gắng sắp xếp cho nó hệ thống, nhưng có gì lộn xộn thì cũng mong các cụ thông cảm.

TÌNH HUỐNG 2: CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU




Giả sử chúng ta đang lái xe 1 xe 2 phía trước và một xe tải chạy phía sau. Vận tốc chuyển động của các xe là v1, v2, v3.

Xét riêng xe 1 và xe 2:

Giống với tình huống chướng ngại vật cố định:

Nếu v1<= v2 thì chả có gì mà nói.
Nếu v1>v2 thì có thể coi như xe 2 là chướng ngại cố định và tốc độ xe 1 sẽ là v1'=v1-v2. Khi đó các phân tích sẽ giống như phân tích đối với tình huống chướng ngại cố định.

Khác với tình huống chướng ngại vật cố định:

Tất nhiên là khác rồi. :D

Nếu 2 xe đi cùng vận tốc v, giả sử xe 2 gặp chướng ngại phải phanh gấp thì xe 1 cũng phải phanh theo. Nếu 2 xe có độ dài quãng đường phanh (độ dài từ lúc đạp phanh đến khi xe dừng lại) bằng nhau thì khoảng cách nguy hiểm D2 sẽ coi như bằng 0, tuy nhiên do cái gọi là "Hiệu ứng lò xo", nghĩa là xe 1 không bao giờ phản xạ đồng thời với xe 2 mà sẽ bị trễ đi một thời gian, cái này tùy thuộc vào phản xạ của người lái xe nên khoảng cách D2 sẽ được cộng thêm một "Vùng đệm an toàn" là D2++.

Nếu v1>v2 thì vùng nguy hiểm D2 chính là vùng nguy hiểm theo tính toán nếu như xe 2 đứng yên và xe 1 đi với tốc độ v1'=v1-v2.

(Tạm thời thế đã, em sẽ hầu các cụ tiếp sau ạ)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top