Tôi từng học trường chuyên từ lớp 5 đến lớp 12, trải nghiệm là, thi xếp hạng từng tháng, áp lực quá lớn cho tuổi học trò và nhiều kiến thức sau này chả làm gì để ứng dụng cả. Thấy thời gian cho trường chuyên thật sự là vô nghĩa
Còn con anh, nếu xuất sắc thì học trường nào ra đời cũng thành đạt
Nhiều bạn tôi rất xuất sắc ở trường chuyên khi xưa ra đời không nổi bật như khi học đâu.
Kinh doanh thì phải có tố chất và quyết đoán, còn quan chức thì phải "linh động" và biết thượng đội hạ đạp
Cái đó trường chuyên không dậy
Cụ học chuyên gì, ở đâu mà tư duy buồn cười thế?
Thế học trường thường thì kiến thức có thể "ứng dụng" được?
Thi, với nhiều người là áp lực nhưng với nhiều người đấy lại là niềm vui, đấy cũng là 1 cơ hội để thể hiện bản thân. 1 học sinh chuyên đúng nghĩa luôn yêu thích các kỳ thi.
Chuyên, là để giỏi trở nên giỏi hơn. Ko có chuyện trường nào ra đời cũng thành đạt, sẽ thành đạt ở mức độ kém hơn. Suy cho cùng, kiến thức của 1 cá nhân, cho dù giỏi đến đâu, cũng chỉ là bụi cát so với dòng tri thức của nhân loại. Messi mà ko đến lò Barca từ nhỏ thì cũng chỉ tầm "đá hay" ở các giải ko chuyên là cùng. Bill Gates bảo là ko có Lakeside Shool, ko có Microsoft. Để thành công, cả tố chất, cả đào tạo đều ko thể thiếu nếu muốn thành công lớn.
Cụ đừng nghĩ chỉ học ở VN mới áp lực. Văn hóa trường của Bill Gates là 3R
- The first R is Rigor – making sure all students are given a challenging curriculum that prepares them for college or work;
- The second R is Relevance – making sure kids have courses and projects that clearly relate to their lives and their goals;
- The third R is Relationships – making sure kids have a number of adults who know them, look out for them, and push them to achieve.
Để lấy ví dụ vào trường hợp BIll Gates thì mặc dù điểm tối đa "Straight A", đến English class mặc dù đã đọc tất cả sách ở đó 2 lần, giáo viên vẫn đến tận nơi cho thêm 10 quyển nữa. Còn khi Bill Gates lập trình ấy hả, luôn trong tình trạng "Hey, you made a typing mistake." "Hey, you messed this up!" "Hey, you’re taking too much time.". Chuyên của mình vẫn được chơi nhiều lắm, chứ thế giới thì còn lâu. Càng giỏi thì chương trình càng nặng, càng khó. Đã chuyên, đồng nghĩa với áp lực, ở bất kỳ đâu trên thế giới này, và với nhiều người nổi tiếng, đấy là may mắn.
Về chuyện "kiến thức sau này chả để làm gì", em nghĩ, đấy là giáo dục ko tốt. Bill Gates nói là
The most common image of a bad education is a sullen kid, slumped in a desk saying: "When am I ever going to use this?"
Nếu giáo viên giỏi, học sinh ko hề nghĩ đến chuyện "để làm gì". Trải nghiệm của em, em chưa bao giờ nghĩ môn "địa lý" là môn học thú vị, em coi là môn phụ, từ bé đến lớn chả bao giờ em học, điểm toàn được cho. Mà có thầy đã làm em thay đổi hoàn toàn quan niệm, chưa bao giờ em tưởng tượng ra là học địa lý lại thú vị cả.
Nếu con chịu được áp lực, tốt nhất học chuyên,theo quan điểm của em. Đỡ hẳn khoản lo về chuyện bị nhiễm các loại thói hư tật xấu, bị bắt nạt v.v... thường xuyên xảy ra ở trường thường. Kể cả con mình ko giỏi, ko chịu được áp lực mà đưa được nó vào 1 lớp bình thường ở 1 trường có chuyên với em cũng đã là ok lắm rồi, lý do như trên. Cái gì cũng có xác suất, nhưng ta nên chọn thứ có xác suất tốt nhất.