[Funland] Trăn trở cho con vào trường chuyên lớp chọn!

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Muốn con hơn hẳn mặt bằng xã hội thì 1 là bố mẹ phải tự dạy, 2 là bản thân con tố chất phải hơn người. Không có trường nào magic đến nỗi đào tạo ra được thiên tài cả.
Ko có trường magic, nhưng nó có yếu tố cộng hưởng, ko phải ngẫu nhiên mà nhiều trường nó thi tuyển cả bố mẹ. Nói bố mẹ elite quan tâm đến học hành của con thì ảnh hưởng lớn hơn trường, cái này cũng chưa hẳn bởi ko phải ông bố bà mẹ nào cũng dành được đủ 100% thời gian cho con, và 1 người thì cũng chỉ là 1 góc nhìn thôi, muốn sức mạnh phải nhiều người. Sẽ là tốt hơn nếu gia đình và nhà trường cùng chung triết lý phù hợp.

Có học trường tư hay ko em nghĩ mợ ko nên quyết định vội vàng, cứ tham gia kỳ thi cho bố mẹ đã. Gọi đùa là kỳ thi thôi nhưng trong lúc phỏng vấn chắc chắn họ sẽ hỏi từ chung chung như tại sao lại chọn trường của họ, quan điểm về giáo dục của bố mẹ ra sao v.v... cho đến cụ thể như nếu giả sử có những lúc con ko nghe lời thì mình xử lý thế nào. Mợ cứ đi 1 vòng nghe ngóng các thể loại triết lý đã. Với cá nhân em mà nói, giáo dục tốt chưa hẳn thể hiện trên mỗi phương diện điểm số, mình có thể chọn chỗ này chỗ kia nhưng vẫn nên đi nghe hết, mỗi thứ nó có cái hay riêng của nó.
Theo các nghiên cứu dựa trên trẻ song sinh thì di truyền (nôm na là gen tốt/xấu) có sức ảnh hưởng lên năng lực học tập mạnh hơn, gần gấp 2.5 lần so với môi trường: 62% so sới 26% (diễn giải theo kiểu bình dân chứ không phải 100% theo ngôn ngữ thống kê khoa học).

Nguồn:

Mà trong văn hóa Á Đông cũng có nói rồi, có học trò Trạng Nguyên chứ không có thầy giáo Trạng Nguyên.

Kết luận: Nature > nurture. Kiếm trường tốt cho con không bằng kiếm cha/mẹ có nền tảng di truyền tốt cho con. Cứ tìm những người tò mò, ham học, hay nghi vấn, suy nghĩ sâu sắc và dài hạn mà lấy làm vợ/chồng.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,781
Động cơ
8,896 Mã lực
Hiện nay có 2 trường phái, 1 là ép tụi trẻ học "Khổ luyện thành tài" và trường phái thứ 2 là giành lại tuổi thơ "không cần kiến thức, chỉ cần kỹ năng sống".
Trường phái 1 chắc không sai, nhưng mức độ ép khổ luyện chỉ nên dùng cho một số những đứa trẻ xuất chúng và người ta phải rất biết xuất chúng ở cái gì để tập trung vào thiên hướng đó. Dậy kiểu này nếu sau này hướng tập trung không đúng thì cũng giống như nhiều vận động viên thể thao, chỉ luyện tập nhiều, ít học các môn khác từ nhỏ mà không thể giành được giải gì sẽ rất khó khăn để tìm việc khác. Còn với đại đa số thì mức học cũng chỉ cần vừa đủ, kiến thức phổ thông phải biết. Với những đứa trẻ không nhiều khả năng thì cách của tụi mũi lõ, học hết cấp II, cho chuyển sang đào tạo nghề là tốt nhất. Lên học cấp III chủ yếu cho mục đích học tiếp lên cao đẳng hay đại học.
Còn cái nhóm theo quan niệm thứ 2 chỉ cần kỹ năng sống thì đã có gương của vin sơ cun, điểm thi tốt nghiệp, điểm vào cấp III,... không bằng mấy trường làng dù chi phí không nhỏ. Chẳng có mấy đứa trẻ là thần đồng, học ít hơn lại hiểu nhiều hơn các bạn học nhiều hơn.
Thấy chỉ cần học ít thì phần lớn tụi trẻ đều rất thích, với phần lớn nếu không có sự ép buộc chùng chọn chơi, chứ không chọn học. Cho chúng chơi nhiều sẽ đặt chúng vào sự thất thế khi phải cạnh tranh với lũ bạn đồng trang lứa, khi mà chỗ cho học tiếp lên không nhiều. Kiến thức phổ thông là những kiến thức tối thiểu để 1 người sau này phải biết để mà sống. Không có những kiến thức tối thiểu về xã hội, về tự nhiên thì sao có thể tự sống mà có kỹ với năng?
Em chỉ đồng ý với cụ phần đầu, còn về nhóm thứ hai thì cụ lại dùng công cụ đo lường của nhóm thứ nhất để đánh giá thì hơi thiên kiến. Em dạy chuyên nhưng các lớp học thêm em mở tuyệt nhiên không có hs nào trong trường em dạy mà là các cháu quốc tế như Vin, TH, ISV hay hệ SB của Ams. Nếu mang đề thi của hệ này cho bên chuyên làm thì chuyên cũng bó tay. Nó không khó nếu chịu khó học nhưng cũng không phải là cứ học chuyên là làm được vì nó đòi hỏi những kĩ năng mà phải tích lũy theo thời gian.

Em lấy VD để thi được môn Vật lí của VN và Cambridge (hầu như các trường QT học theo cái này, Vin có hệ QT và TV nhưng cũng dịch từ đây ra) thì thế nào:

VN: 1 bài thi, 40 câu trắc nghiệm, 60 phút, nội dung hầu hết ở lớp 12. Khoảng 30 câu dễ, 10 câu từ khó đến rất khó.

CAM: 5 bài thi cho môn Vật lí, 5 buổi

Bài 1: 40 câu trắc nghiệm, 75 phút, dễ đến hơi khó, bao phủ cả chương trình cấp 3.
Bài 2: 6-7 câu tự luận, 75 phút, dễ đến khó, bao phủ nửa đầu cấp 3.
Bài 3: 2 câu thí nghiệm, 120 phút. HS phải thực hiện thật để thủ thập số liệu, xử lí.
Bài 4: 11-12 câu tự luận, 75 phút, trung bình đến khó, bao phủ nửa cuối kiến thức cấp 3.
Bài 5: 2 câu thí nghiệm giả tưởng, 75 phút, lập phương án giải quyết vấn đề

Nhìn thì thấy VN như thi chạy 100 m còn QT thi kiểu các decathlon các môn phối hợp.

Như vậy, cụ có thể thấy chỉ 1 môn thi mà các cháu hs quốc tế phải cày đủ các kĩ năng, kiến thức. Cho nên, người ngoài cứ nghĩ các cháu QT kiểu Vin học dễ thì chả hẳn, để thi cho được điểm B trở lên là cũng mửa mật chứ không phải chơi.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Theo các nghiên cứu dựa trên trẻ song sinh thì di truyền (nôm na là gen tốt/xấu) có sức ảnh hưởng lên năng lực học tập mạnh hơn, gần gấp 2.5 lần so với môi trường: 62% so sới 26% (diễn giải theo kiểu bình dân chứ không phải 100% theo ngôn ngữ thống kê khoa học).

Nguồn:

Mà trong văn hóa Á Đông cũng có nói rồi, có học trò Trạng Nguyên chứ không có thầy giáo Trạng Nguyên.

Kết luận: Nature > nurture. Kiếm trường tốt cho con không bằng kiếm cha/mẹ có nền tảng di truyền tốt cho con. Cứ tìm những người tò mò, ham học, hay nghi vấn, suy nghĩ sâu sắc và dài hạn mà lấy làm vợ/chồng.
Dạ, ko có thầy giáo Trạng Nguyên nhưng những học trò Trạng Nguyên vẫn lặn lội từ nghìn dặm để tìm học. Mà ngày xưa đường xá nào có thuận lợi như bây giờ, dã thú hổ báo cướp bóc. Ở các nước khác có khi còn phải mạo hiểm tính mạng vượt cả sa mạc . Cho nên như em quan niệm vẫn cứ phải đủ cả trò lẫn thầy.

Còn lựa chọn học ở đâu thì vô cùng lắm. Trước em bị ảnh hưởng văn hóa VN chỉ cần điểm số, cảm thấy mấy cái trường chọn cả bố mẹ ở Tây thật là vớ vẩn. Nhưng bây giờ suy nghĩ, tự đặt câu hỏi, ví dụ ở trường dạy theo kiểu nghiêm khắc, khổ luyện, ở nhà mình lại theo kiểu đặt niệm vui lên đầu, thì liệu rằng vậy có tốt, có thích hợp? Ví dụ con có những lúc chưa ngoan, mình hành xử thế nào? Roi, kỷ luật hay kiên nhẫn giảng giải cho đến khi nó hiểu ra? Mà kiên nhẫn giảng, nói thì dễ chứ làm ko hề dễ tẹo nào? Ở trường kỷ luật nghiêm, ở nhà kỷ luật lỏng liệu có tốt? Sau khi biết tới những câu hỏi trong các kỳ thi cho cha mẹ của các trường thì em lại ko còn cảm thấy cái việc đấy là vớ vẩn nữa, nó có cái hay của nó. Chọn trường cũng vậy, em nghĩ đừng nên chỉ dựa mỗi tiêu chí là điểm số trung bình, mà chủ yếu còn ở cách làm của người ta có phù hợp với mình hay không.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Ko có trường magic, nhưng nó có yếu tố cộng hưởng, ko phải ngẫu nhiên mà nhiều trường nó thi tuyển cả bố mẹ. Nói bố mẹ elite quan tâm đến học hành của con thì ảnh hưởng lớn hơn trường, cái này cũng chưa hẳn bởi ko phải ông bố bà mẹ nào cũng dành được đủ 100% thời gian cho con, và 1 người thì cũng chỉ là 1 góc nhìn thôi, muốn sức mạnh phải nhiều người. Sẽ là tốt hơn nếu gia đình và nhà trường cùng chung triết lý phù hợp.

Có học trường tư hay ko em nghĩ mợ ko nên quyết định vội vàng, cứ tham gia kỳ thi cho bố mẹ đã. Gọi đùa là kỳ thi thôi nhưng trong lúc phỏng vấn chắc chắn họ sẽ hỏi từ chung chung như tại sao lại chọn trường của họ, quan điểm về giáo dục của bố mẹ ra sao v.v... cho đến cụ thể như nếu giả sử có những lúc con ko nghe lời thì mình xử lý thế nào. Mợ cứ đi 1 vòng nghe ngóng các thể loại triết lý đã. Với cá nhân em mà nói, giáo dục tốt chưa hẳn thể hiện trên mỗi phương diện điểm số, mình có thể chọn chỗ này chỗ kia nhưng vẫn nên đi nghe hết, mỗi thứ nó có cái hay riêng của nó.
Em nghĩ cụ hơi ít kinh nghiệm về trường tư nên mới nói vụ phỏng vấn bm. Lakeside chỉ yêu cầu 1 writing nhỏ của phụ huynh nhận xét điểm mạnh của hs, không có vụ pv bm để đánh giá hs đâu. Xin cụ cho em tên trường tư đỉnh cao pv bm.

Em cũng không quyết định gì cả, em chỉ cho rằng nó không quá quan trọng thế thôi. Tuy bm không dành 100% thời gian cho con, và trường lớp là rất quan trọng, nhưng qua kinh nghiệm em thấy bm quan trọng hơn :) em chưa có thói quen tốt đi tìm data như cụ Uchihakula nhưng em nuôi một đống con nên có kinh nghiệm và kiến thức riêng.

Triết lý gd với thực hành là 2 chuyện khác nhau, thực hành thì phải vào học mới kiểm chứng được. Về thành tích top tier Lakeside không hơn Tesla school hay Bellevue high đâu ạ. Con em học high school có 1 lần thôi, em không có sức thử hết các trường, còn thông tin có thể có thì em đều đã đọc rồi. Mà em cũng không kiasu, học trường tốt là được rồi, không cần tốt nhất.
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,711
Động cơ
113,629 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ định đầu tư cho các cháu thành tinh hoa hết à. Liệu làm vậy có tạo áp lực cho các cháu không. Cháu thiên hướng đào tạo con trẻ Tính Tự Lực là chính, thành tích là phụ ạ
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Theo các nghiên cứu dựa trên trẻ song sinh thì di truyền (nôm na là gen tốt/xấu) có sức ảnh hưởng lên năng lực học tập mạnh hơn, gần gấp 2.5 lần so với môi trường: 62% so sới 26% (diễn giải theo kiểu bình dân chứ không phải 100% theo ngôn ngữ thống kê khoa học).

Nguồn:

Mà trong văn hóa Á Đông cũng có nói rồi, có học trò Trạng Nguyên chứ không có thầy giáo Trạng Nguyên.

Kết luận: Nature > nurture. Kiếm trường tốt cho con không bằng kiếm cha/mẹ có nền tảng di truyền tốt cho con. Cứ tìm những người tò mò, ham học, hay nghi vấn, suy nghĩ sâu sắc và dài hạn mà lấy làm vợ/chồng.
Hình như cụ chưa lập gd? Nếu phải vậy em chúc cụ lấy được vợ tò mò, ham học, hay nghi vấn, suy nghĩ dài hạn ạ :D
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Em nghĩ cụ hơi ít kinh nghiệm về trường tư nên mới nói vụ phỏng vấn bm. Lakeside chỉ yêu cầu 1 writing nhỏ của phụ huynh nhận xét điểm mạnh của hs, không có vụ pv bm để đánh giá hs đâu. Xin cụ cho em tên trường tư đỉnh cao pv bm.

Em cũng không quyết định gì cả, em chỉ cho rằng nó không quá quan trọng thế thôi. Tuy bm không dành 100% thời gian cho con, và trường lớp là rất quan trọng, nhưng qua kinh nghiệm em thấy bm quan trọng hơn :) em chưa có thói quen tốt đi tìm data như cụ Uchihakula nhưng em nuôi một đống con nên có kinh nghiệm và kiến thức riêng.

Triết lý gd với thực hành là 2 chuyện khác nhau, thực hành thì phải vào học mới kiểm chứng được. Về thành tích top tier Lakeside không hơn Tesla school hay Bellevue high đâu ạ. Con em học high school có 1 lần thôi, em không có sức thử hết các trường, còn thông tin có thể có thì em đều đã đọc rồi. Mà em cũng không kiasu, học trường tốt là được rồi, không cần tốt nhất.
Em cũng là nghe kể chứ có biết trường nào vào trường nào đâu, chưa từng đặt chân sang Mỹ mợ ơi. Nhưng thấy có nhiều người thích thì nhất định phải có cái hay riêng, mình nhắm vào đâu thì tốt hơn là tìm hiểu về nó 1 tí trước khi chọn sẽ tốt hơn, em nghĩ thế. Còn nếu mợ tin rằng ko quá quan trọng thì thật sự cũng ko quan trọng, mỗi người mỗi khác, quan điểm khác. Như em thậm chí còn ko cần trường tốt ấy chứ đừng nói là tốt nhất, chỉ cầu phù hợp, ví dụ con em sau này bất hảo chẳng hạn, thì có khi trường em chọn cho nó là trường ... giáo dưỡng, chả cần cái gì tri thức giỏi giang, lúc đấy chỉ cầu bình thường về nhân cách đã là tốt lắm rồi.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
897,034 Mã lực
Như vậy, cụ có thể thấy chỉ 1 môn thi mà các cháu hs quốc tế phải cày đủ các kĩ năng, kiến thức. Cho nên, người ngoài cứ nghĩ các cháu QT kiểu Vin học dễ thì chả hẳn, để thi cho được điểm B trở lên là cũng mửa mật chứ không phải chơi.
Ông anh bà xã em có 2 đứa, chung học từ nhà trẻ theo trường QT, đến bây giờ về hẳn mới sang trường Việt!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
897,034 Mã lực
...
Những kiến thức phổ thông sau này rồi sẽ quên gần hết thôi (mà đã có google). Cái còn lại là phương pháp tư duy, văn hoá ứng xử, hy vọng là một ít sự thông thái về cuộc sống góp nhặt được khi mình chịu đi sâu vào một vấn đề để tìm câu trả lời.
Gú gơ chỉ có ý nghĩa khẳng định lại thứ mình đã biết cho chính xác.
Còn đã hổng thì gú gờ xong chưa hiểu họ viết cái gì.
Kiến thức phổ thông sẽ theo cả cuộc đời của đại đa số người bình thường.
Hổng kiến thức phổ thông sẽ hổng tất cả, chẳng có cái nền để hiểu và tìm được "ký năng" để mà sống!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top