[Funland] Trăn trở cho con vào trường chuyên lớp chọn!

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
897,034 Mã lực
À, ý em là chương trình chuyên phải nâng cao cỡ thi HSG chứ không phải làng nhàng như chương trình thường thi ĐH. Ngoài ra, hs chuyên phải học hướng nghiên cứu chứ ko phải giải BT, tức là học theo chủ đề, tìm tòi làm thí nghiệm.
...
Chúc mừng thầy giáo nhân ngày 20 tháng 11!
Ý của thầy chắc người ta sẽ không thực hiện được, ít nhất là với những chương trình đang dậy hiện nay ở VN. Càng trường tư, càng tự chủ người ta càng phải dậy theo cách lệch như thế này để giành thành tích, tên tuổi. Thế mới câu được tiền từ các phụ huynh!
Không chỉ ở trường chuyên, trong lớp luyện thi HSG, mà từ ngay lớp 1 thì cả cái chương trình giáo dục hiện nay ở VN là dậy theo cách luyện thi. Không dám phạm vào chuyên môn, nhưng điều này đập ngay vào mắt người ta.
Em viết trên kia về đứa đầu nhà em, khi về có lúc xem nó học, đầu tiên rất ngạc nhiên vì những bài toán rất khó mà nó giải ngay trong tích tắc, nhưng đến lúc thấy nó hỏi những bài rất đơn giản và ngồi xem nó loay hoay rất nhiều thời gian mà không ra em mới hiểu ra cái cách dậy giết khả năng suy nghĩ-sáng tạo hiện nay (về thời gian thì nó đã xong cao học từ rất lâu rồi).
Luyện thi chỉ có tác dụng với mấy đứa gà chọi, luyện để giật giải, hoặc học xong phổ thông luyện để giành học bổng. Nhưng dậy bằng cách cho học thuộc những bài toán, thậm chí bây giờ cả bài văn mẫu (văn chấm theo ba rem) thì người học không còn phải suy nghĩ, sáng tạo gì nữa, mà chỉ là những con vẹt, thuộc lòng.
Như thầy nói về mấy cái trường chuyên (elite) của tụi mũi lõ, chắc chúng cũng có những lớp chuyên cho tụi đi thi giật giải, nhưng chắc chắn chúng sẽ có những trường chuyên cho tụi chọn lọc, chương trình cao hơn tụi phổ thông, nhưng không bị áp đặt học những bài giải mẫu. Tụi này mới là tụi được chúng hướng đến các nhà nghiên cứu, phát minh trong tương lai!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,781
Động cơ
8,896 Mã lực
Chúc mừng thầy giáo nhân ngày 20 tháng 11!
Ý của thầy chắc người ta sẽ không thực hiện được, ít nhất là với những chương trình đang dậy hiện nay ở VN. Càng trường tư, càng tự chủ người ta càng phải dậy theo cách lệch như thế này để giành thành tích, tên tuổi. Thế mới câu được tiền từ các phụ huynh!
Không chỉ ở trường chuyên, trong lớp luyện thi HSG, mà từ ngay lớp 1 thì cả cái chương trình giáo dục hiện nay ở VN là dậy theo cách luyện thi. Không dám phạm vào chuyên môn, nhưng điều này đập ngay vào mắt người ta.
Em viết trên kia về đứa đầu nhà em, khi về có lúc xem nó học, đầu tiên rất ngạc nhiên vì những bài toán rất khó mà nó giải ngay trong tích tắc, nhưng đến lúc thấy nó hỏi những bài rất đơn giản và ngồi xem nó loay hoay rất nhiều thời gian mà không ra em mới hiểu ra cái cách dậy giết khả năng suy nghĩ-sáng tạo hiện nay (về thười gian thì nó đã xong cao học từ rất lâu rồi).
Luyện thi chỉ có tác dụng với mấy đứa gà chọi, luyện để giật giải, hoặc học xong phổ thông luyện để giành học bổng. Nhưng dậy bằng cách cho học thuộc những bài toán, thậm chí bây giờ cả bài văn mẫu (văn chấm theo ba rem) thì người học không còn phải suy nghĩ, sáng tạo gì nữa, mà chỉ là những con vẹt, thuộc lòng.
Như thầy nói về mấy cái trường chuyên (elite) của tụi mũi lõ, chắc chúng cũng có những lớp chuyên cho tụi đi thi giật giải, nhưng chắc chắn chúng sẽ có những trường chuyên cho tụi chọn lọc, chương trình cao hơn tụi phổ thông, nhưng không bị áp đặt học những bài giải mẫu. Tụi này mới là tụi được chúng hướng đến các nhà nghiên cứu, phát minh trong tương lai!!!
Công nhận với cụ là kiểu dạy bài tập thiên về tính toán của các môn như Lý, Hoá, Sinh giết chết sự sáng tạo. Hs giải bài tập giỏi nhưng gặp vấn đề thực tế rất ngu ngơ.

Còn về chuyên hội tây nó không tách hẳn ra 2 kiểu trường vậy đâu cụ. Mấy trường em biết thì có tụi thi Olympic như IMO, IPhO..., có cả tụi làm project thi Khoa học. Ngay cả bọn thi Olympic cũng ko học tập trung hàng năm, bỏ bê hết các môn như ta. Chúng nó vẫn phải học chung, sau đó tản về các nhóm.

Có thầy chuyên luyện đội tuyển của ta sang Thái xin họ cho xem lớp đội tuyển học gì, họ dẫn qua gần chục phòng lab, bảo hs đang học làm đồ án, rồi từ đó tự đọc lý thuyết và giải bài tập thôi, ko biết thì hỏi GV chứ ko học theo lớp. Và từ 1 trường chưa có giải Olympic thì chục năm nay, họ có khá nhiều giải, mà chính các hs đó còn dự thi các kiểu thi khoa học khác như ISEF chẳng hạn. Tức là họ học và thi để thành nhà khoa học. Ta thì thi Olympic với làm dự án khoa học là 2 kiểu khác hẳn nhau, đâm ra không nuôi dưỡng được giấc mơ khoa học.
 

ronglon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-182025
Ngày cấp bằng
25/2/13
Số km
1,165
Động cơ
351,340 Mã lực
Rất phí cụ ạ. Các cháu đang có đà, đáng lẽ vài học tầm cao hơn thì bị đánh tụt xuống kiểu học thi ĐH. Em K6, con cụ K mấy?

Em đợt rồi tự quyết định hs em dạy chỉ phải làm bt trên lớp, ko giao btvn nữa để bảo vệ sức khoẻ hs. Ngoài ra, em dạy Lý nên rất chịu khó làm thí nghiệm cho hs thấy cho dù online. Ấy thế mà vẫn bị PH kêu ca là các con ko theo được, cần phải bớt thí nghiệm hiện tượng mà tập trung giải bt. Em dạy tây dạy tàu, chạy các hệ thí nghiệm hàng triệu đô, thế mà về VN, PH chỉ muốn thầy dạy giải bt. Gì chứ dạy kiểu quăng bt rồi chữa thì quá dễ. Kiểu ấy thì chỉ làm thợ mà thôi.
Chúc mừng ngày nhà giáo các thày.
Không biết thày có dậy lớp thằng ku nhà em không. Hôm vừa rồi thấy thầy L quyết định cho học mỗi tiết 30', vậy là họp phụ huynh đồng loạt lấy ý kiến kiến nghị với nhà trường nâng mỗi tiết lên 40' sợ các con không có thời gian hiểu và làm hết bài tập. Em bảo các con học nhiều hay học ít quan trọng gì, quan trọng là học được gì trong 30' ấy, sao không hỏi ý kiến chúng nó rồi hãy kiến nghị với biểu quyết.
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,505
Động cơ
1,550,949 Mã lực
À, ý em là chương trình chuyên phải nâng cao cỡ thi HSG chứ không phải làng nhàng như chương trình thường thi ĐH. Ngoài ra, hs chuyên phải học hướng nghiên cứu chứ ko phải giải BT, tức là học theo chủ đề, tìm tòi làm thí nghiệm.

Còn nói thực là em phản đối thi HSG :) Do đó, em không tham gia dạy đội tuyển. Xưa em thi QG nhưng chỉ làm bài trên lớp đội tuyển, thời gian trống là em chơi thể thao, guitar, ra Hồ Tây kiếm tây nói chuyện. Em thấy nhờ thế mà cuộc sống phong phú hơn.
20/11 chúc thầy vihali sức khoẻ!
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,343
Động cơ
436,204 Mã lực
Rất phí cụ ạ. Các cháu đang có đà, đáng lẽ vài học tầm cao hơn thì bị đánh tụt xuống kiểu học thi ĐH. Em K6, con cụ K mấy?

Em đợt rồi tự quyết định hs em dạy chỉ phải làm bt trên lớp, ko giao btvn nữa để bảo vệ sức khoẻ hs. Ngoài ra, em dạy Lý nên rất chịu khó làm thí nghiệm cho hs thấy cho dù online. Ấy thế mà vẫn bị PH kêu ca là các con ko theo được, cần phải bớt thí nghiệm hiện tượng mà tập trung giải bt. Em dạy tây dạy tàu, chạy các hệ thí nghiệm hàng triệu đô, thế mà về VN, PH chỉ muốn thầy dạy giải bt. Gì chứ dạy kiểu quăng bt rồi chữa thì quá dễ. Kiểu ấy thì chỉ làm thợ mà thôi.
Nhân ngày nhà giáo VN chúc thầy luôn mạnh khỏe để truyền đạt tới các cháu hs sự yêu thích nghiên cứu Kh.
 

Gió_123

Xe tải
Biển số
OF-795760
Ngày cấp bằng
5/11/21
Số km
323
Động cơ
25,567 Mã lực
Cá nhân em nghĩ là phụ thuộc rất nhiều vào chính đứa trẻ để chọn và định hướng cho phù hợp ạ.

VD như con em là một đứa em cho là cũng khá thông minh. Nhưng nó lại hơi có máu nghệ sĩ nửa mùa, đặc biệt lười, cẩu thả và chóng chán. Nó cũng ko có năng lực gì đặc biệt xuất sắc cả. Nếu có cái gì em cảm thấy nó tương đối hơn/khác với các bạn khác để gọi là hơn thì nó có vẻ tinh tế hơn, hiểu lòng người hơn (dù nó vẫn đang cấp 1 thôi nhé). Nhưng thế thì chưa đủ vì kĩ năng mềm với đánh giá của em chỉ là dệt hoa trên gấm. Gấm tốt mà mẫu mã xấu thì ít được ưa chuộng, ít người chọn. Nhưng màu mè mà chất lượng kém thì cũng vứt..

Nên cấp 1 thì em chọn cho nó học một trường tư gần nhà - trường này cũng thích đi theo hướng luyện các kĩ năng mềm nhiều hơn là nặng về học hành. Quan điểm nhà em là cấp 1 thì ko cần nặng về học hành. Yêu cầu đơn giản là biết đọc biết viết, làm quen với nền nếp sinh hoạt của trường học, vui chơi khám phá là chính để có tuổi thơ tươi vui hồn nhiên. Nhưng sang đến cấp 2, cấp 3 thì em sẽ phải ủn đít con mình vào chuyên, chọn. Vì những lí do sau:

1. Nền tảng gia đình rất bình thường. Ko có gì đặc biệt có thể giúp đỡ hay hỗ trợ nhiều cho con. BM chỉ biết chân chỉ hạt bột cày cuốc kiếm tiền nuôi con, cố gắng có khoản tiết kiệm để sau này về già đỡ phải phiền đến con. Đúng kiểu đời cua cua máy..

2. Con em ko phải thiên tài. Nên ko thể trông chờ là cứ cho chơi đi, rồi nó sẽ phát triển hết năng lực của mình. Nó cũng ko phải là đứa quá kém mà ko tiếp thu được, và nó cũng có xu hướng giống em ngày xưa là học trường làng cũng đứng giữa lớp mà vào chuyên chọn cũng vẫn đứng giữa lớp. :-sVà dù học trường nào thì cũng chơi nhiều hơn học.

3. Nó ko có đam mê gì đặc biệt. Em thấy người có đam mê và ý chí thì có thể họ cũng ko cần hai yếu tố trên để thành công trong cuộc sống.

-> Túm lại nó cần có môi trường tốt để thấy những việc cày cuốc nỗ lực là hiển nhiên (cho dù có khi nó chỉ được 1/2 so với các bạn). Và trong điều kiện kinh tế của BM + những trải nghiệm hữu hạn của BM nó thì vào trường chuyên chọn là lựa chọn tốt nhất cho nó hiện tại.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
À, ý em là chương trình chuyên phải nâng cao cỡ thi HSG chứ không phải làng nhàng như chương trình thường thi ĐH. Ngoài ra, hs chuyên phải học hướng nghiên cứu chứ ko phải giải BT, tức là học theo chủ đề, tìm tòi làm thí nghiệm.

Còn nói thực là em phản đối thi HSG :) Do đó, em không tham gia dạy đội tuyển. Xưa em thi QG nhưng chỉ làm bài trên lớp đội tuyển, thời gian trống là em chơi thể thao, guitar, ra Hồ Tây kiếm tây nói chuyện. Em thấy nhờ thế mà cuộc sống phong phú hơn.
Vâng, thực sự quan trọng nhất là tìm thấy niềm vui trong học tập, và có thứ hay look forward to, nên chuyện nâng cao tử tế cho hs phù hợp là rất tốt. Cái này rất riêng với mỗi đứa & em nghĩ vai trò tin tưởng và truyền cảm hứng của thầy cô là rất quan trọng. Chúc cụ 20/11 vui vẻ, bình an, hài lòng với sự nghiệp trồng người.

Thằng con em tư duy cực kỳ bình thường, hic, nói thật nhiều lúc em thấy nó ngu như bò (lớn lên đỡ một tí nhưng vẫn). Nhưng nó có trí nhớ rất tốt, nó thích ls địa lý, và nó biết siêu nhiều. Trẻ con tuổi này đang thích facts, nên nếu được học rồi làm thí nghiệm như cụ nói chắc chúng nó thích lắm ạ :) Giờ đang đọc mấy quyển "how to survive greasely bear attacks" dày cộp cụ ơi 😅
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,706
Động cơ
399,917 Mã lực
À, ý em là chương trình chuyên phải nâng cao cỡ thi HSG chứ không phải làng nhàng như chương trình thường thi ĐH. Ngoài ra, hs chuyên phải học hướng nghiên cứu chứ ko phải giải BT, tức là học theo chủ đề, tìm tòi làm thí nghiệm.

Còn nói thực là em phản đối thi HSG :) Do đó, em không tham gia dạy đội tuyển. Xưa em thi QG nhưng chỉ làm bài trên lớp đội tuyển, thời gian trống là em chơi thể thao, guitar, ra Hồ Tây kiếm tây nói chuyện. Em thấy nhờ thế mà cuộc sống phong phú hơn.
Bác chém thêm về chương trình chuyên phải như thế nào thì tốt nhất đi. Em đã đọc vài post của bác thấy rất thú vị.

Riêng em biết thực tế một vài cháu mà theo em oánh giá, đủ khả năng vào những lớp chuyên chọn khó nhất, sàng lọc gắt gao nhất dù theo bất cứ tiêu chí nào. Đi thi gì, ở đâu, trong nước và nước ngoài, các cháu ấy luôn luôn có giải cao. Chương trình học phổ thông quá nhàn, các cháu ấy còn học thêm chương trình quốc tế online khác...

Nhưng chưa chắc những lớp chuyên chọn gắt gao lập ra lại thu hút được những cháu như thế, vì (bố mẹ) các cháu không muốn vào một môi trường mà trong đó các cháu chỉ đứng giữa lớp, đồng thời chỉ chú trọng vào một môn toán hay một môn khoa học khác còn những môn còn lại thì tầm thường.
 

Công Minh HN

Xe tải
Biển số
OF-653030
Ngày cấp bằng
16/5/19
Số km
232
Động cơ
113,028 Mã lực
Tuổi
43
Công nhận với cụ là kiểu dạy bài tập thiên về tính toán của các môn như Lý, Hoá, Sinh giết chết sự sáng tạo. Hs giải bài tập giỏi nhưng gặp vấn đề thực tế rất ngu ngơ.

Còn về chuyên hội tây nó không tách hẳn ra 2 kiểu trường vậy đâu cụ. Mấy trường em biết thì có tụi thi Olympic như IMO, IPhO..., có cả tụi làm project thi Khoa học. Ngay cả bọn thi Olympic cũng ko học tập trung hàng năm, bỏ bê hết các môn như ta. Chúng nó vẫn phải học chung, sau đó tản về các nhóm.

Có thầy chuyên luyện đội tuyển của ta sang Thái xin họ cho xem lớp đội tuyển học gì, họ dẫn qua gần chục phòng lab, bảo hs đang học làm đồ án, rồi từ đó tự đọc lý thuyết và giải bài tập thôi, ko biết thì hỏi GV chứ ko học theo lớp. Và từ 1 trường chưa có giải Olympic thì chục năm nay, họ có khá nhiều giải, mà chính các hs đó còn dự thi các kiểu thi khoa học khác như ISEF chẳng hạn. Tức là họ học và thi để thành nhà khoa học. Ta thì thi Olympic với làm dự án khoa học là 2 kiểu khác hẳn nhau, đâm ra không nuôi dưỡng được giấc mơ khoa học.
Nền GDVN mà có nhiều người thầy quan điểm như cụ thì tốt biết mấy. Còn em cũng công nhận rằng học trường chuyên rồi sau chỉ để đi thi mấy trường tốp đầu trong nước hay tự hào về thành tích đó thì quá lãng phí và còn hơi chối bởi như thế khác đếch gì học trường thường. Như em học một trường bình thường (thi chuyên cấp 3 trượt thẳng cẳng), cũng không học thêm nếm nhiều song vẫn đỗ trường khối kinh tế hàng đầu Việt Nam, sánh ngang với khối các bạn trường chuyên ra.

Và đúng như cụ nói, học trường chuyên để hướng vào nghiên cứu khoa học, thành nhà khoa học mới là chuẩn. Chứ như bọn bạn cấp 2 của em vào chuyên hơi bị đông. Một số ông học chuyên Hóa, thậm chí thi cả HSG quốc gia nhưng rồi lên đại học, ông thì học ... CNTT, ông thì học ... Kinh tế, nói thực nghe chẳng liên quan lắm. Như em biết không ông nào đi theo con đường hóa học luôn.
 

consokhong

Xe tải
Biển số
OF-119128
Ngày cấp bằng
2/11/11
Số km
431
Động cơ
387,313 Mã lực
Chuyên
Thưa các cụ, con em đang học Vinschool cấp tiểu học. Năm nay cháu lên lớp 6 đã thi lớp chọn Archimedes hôm 18/4 vừa rồi, cháu làm bài tốt. Em thì không phải dân chuyên, vợ thì chuyên chọn từ nhỏ. Nhưng có một điều em trăn trở liệu có nên cho con theo lớp chuyên chọn hay tiếp tục cho cu cậu lên cấp 2 tại Vinschool, bạn bè cũ, học dưới chân nhà! Cơ mà cách giáo dục của Vinschool cấp 1 thì ổn, cấp 2 thì dân tình kêu chất lượng kém, nên cũng lo lắng.
Có cụ nào cùng hoàn cảnh như em hoặc là dân chuyên chọn cho em tý ý kiến tư vấn tham khảo? Đặc biệt là các cụ có con học tại Archimedes Trung Yên, cho em xin review về môi trường học tập, văn hóa, ... tại đó nhé.
Em cảm ơn các cụ.
Chuyên chọn giờ cũng khác trước nhiều rồi cụ ạ. Nếu như xưa thì nên "say no", còn giờ em thấy môi trường chuyên chọn cũng thoáng hơn, điều kiện phát triển thể chất, tinh thần cũng toàn diện hơn xưa nhiều
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,182
Động cơ
503,381 Mã lực
Rất phí cụ ạ. Các cháu đang có đà, đáng lẽ vài học tầm cao hơn thì bị đánh tụt xuống kiểu học thi ĐH. Em K6, con cụ K mấy?

Em đợt rồi tự quyết định hs em dạy chỉ phải làm bt trên lớp, ko giao btvn nữa để bảo vệ sức khoẻ hs. Ngoài ra, em dạy Lý nên rất chịu khó làm thí nghiệm cho hs thấy cho dù online. Ấy thế mà vẫn bị PH kêu ca là các con ko theo được, cần phải bớt thí nghiệm hiện tượng mà tập trung giải bt. Em dạy tây dạy tàu, chạy các hệ thí nghiệm hàng triệu đô, thế mà về VN, PH chỉ muốn thầy dạy giải bt. Gì chứ dạy kiểu quăng bt rồi chữa thì quá dễ. Kiểu ấy thì chỉ làm thợ mà thôi.
Con nhà em sn 2000 ạ, vì nó có 2 bác cũng chuyên Tổng hợp rồi đi thi Toán, Hóa quốc tế sau ở lại bển luôn và ko tiếp tục làm khoa học nên nó cũng xác định ko tham gia đội tuyển từ đầu. Mà bọn đấy học cũng nhanh, ko tốn nhiểu thời gian nên thích gì làm nấy chứ nhà em ko định hướng thêm nữa
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,781
Động cơ
8,896 Mã lực
Bác chém thêm về chương trình chuyên phải như thế nào thì tốt nhất đi. Em đã đọc vài post của bác thấy rất thú vị.

Riêng em biết thực tế một vài cháu mà theo em oánh giá, đủ khả năng vào những lớp chuyên chọn khó nhất, sàng lọc gắt gao nhất dù theo bất cứ tiêu chí nào. Đi thi gì, ở đâu, trong nước và nước ngoài, các cháu ấy luôn luôn có giải cao. Chương trình học phổ thông quá nhàn, các cháu ấy còn học thêm chương trình quốc tế online khác...

Nhưng chưa chắc những lớp chuyên chọn gắt gao lập ra lại thu hút được những cháu như thế, vì (bố mẹ) các cháu không muốn vào một môi trường mà trong đó các cháu chỉ đứng giữa lớp, đồng thời chỉ chú trọng vào một môn toán hay một môn khoa học khác còn những môn còn lại thì tầm thường.
Em ko rõ thế nào thì tốt nhất. Làm như các nuớc xung quanh, lập vài trung tâm chuyên thôi nhưng tinh tuyển, hướng nghiên cứu là tốt nhất chưa thì chưa biết nhưng có lẽ tốt hơn kiểu học chuyên bây giờ.

Đề án chuyên giai đoạn 2012-2020 với nhiều chỉ tiêu phấn đấu như tiếng Anh, tin học cho cả GV, HS. Năm ngoái họp tổng kết đề án mà chả thấy công bố báo cáo. Đạt hay ko đạt cũng chả thấy gì luôn. Ở ta có nhiều đề án hết hạn nhưng vẫn chạy, ngộ thật.
 

consokhong

Xe tải
Biển số
OF-119128
Ngày cấp bằng
2/11/11
Số km
431
Động cơ
387,313 Mã lực
Cháu nhà em thì tố chất tốt, học bạ 5 năm cũng chưa có con 9 nào. Cháu đi thi em cũng chỉ cho đi ôn khoảng 2 tháng trước khi thi thôi. Tuy nhiên, em thấy vợ em kể học chuyên chả có tuổi thơ gì cứ lăn hết đội tuyển này đến đội tuyển khác ra đời vẫn chuyên viên dài cổ nên cũng chỉ sợ con học nhiều quá mất hết tuổi thơ giống mẹ, vì thế hơi do dự.
Thực ra vợ cụ nói cũng đúng đấy ạ. Em cũng có đồng nghiệp nữ chia sẻ y như cảm nhận của vợ cụ về việc học trường chuyên ko đc vui vẻ, hy sinh nhiều thứ. Cá nhân em thấy vấn đề bây giờ ko còn nằm ở trường chuyên đấy như thế nào (vì giờ đa số trường chuyên cũng đã chú trọng tạo điều kiện để hs phát triển toàn diện rồi). Vấn đề nằm ở năng lực thực sự của con cụ. Nếu như nó thực sự xuất sắc thì trường chuyên chính là môi trường phù hợp. Nhưng lưu ý cụ là xuất sắc về điểm số và xuất sắc về năng lực có thể khác nhau đấy ạ.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Trường chuyên tức là trường cấp 3 dành cho các bạn nổi trội hơn về lĩnh vực đó. Trong một mặt bằng chung, học sinh giỏi cần có nơi để đào tạo mũi nhọn thì em đồng ý, nhưng hiện trạng bây giờ không phải thế bởi có quá nhiều trường chuyên và ngược lại trường chuyên thì đa số là học như trường thường.

Hiện nay, mỗi tỉnh có ít nhất một chuyên, có vài ba tỉnh có nhiều trường chuyên. Như thế là quá nhiều, với VN thì chỉ cần 3 đến 4 trung tâm chuyên được đầu tư thật xịn xò, học đúng chương trình chuyên chứ cào bằng 70 chuyên, mỗi trường hàng nghìn cháu thì chuyên thế nào được. Và quả thật với cách làm đó thì người ta đã làm tầm thường hóa chuyê. Các cụ nghĩ hs chuyên, VD chuyên toán, thì sẽ học chuyên sâu về toán. Nhầm to, trong lớp 50 thì may ra có 5 bạn vào đội tuyển và theo chương trình nâng cao đúng chuyên. Các bạn này được bỏ hết các môn khác, không cần biết các kiến thức phổ thông khác. Số còn lại học không khác gì trường thường với mục tiêu thi ĐH. SGK có 2 cấp là cơ bản và nâng cao thì chuyên cả nước chả ai ngó đến sách nâng cao vì đề thi ĐH không có phần nâng cao đó.

Như vậy, chuyên bây giờ nó như kiểu là chỗ học chương trình thường của một số bạn học chăm, học khá hơn mặt bằng, chứ không phải đào tạo ra các mũi nhọn để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học. Nhìn sang trường chuyên các nước xung quanh, hs chuyên của học không có bạn nào học chương trình thường như đa số chuyên của ta mà là chương trình đặc biệt đúng chất chuyên, hướng nghiên cứu chứ không phải luyện bài tập. Ngoài những giờ lên lớp chung, các hs trường đó tản về các phòng thí nghiệm, các câu lạc bộ để làm việc nhóm, sản phẩm là các nghiên cứu tuy còn sơ khai nhưng là nơi ấp ủ hoài bão theo đuổi khoa học.

Ta rất cần chuyên, nhưng không phải chuyên như hiện nay mà là chuyên kiểu khác, mô hình, quy mô cũng phải khác.
Cho nó thời gian đi thầy giáo ạ. Vì môi trường giáo dục của mình hiện tại theo em là quá sơ khai so với thế giới, cho nên những bước đầu nó chỉ được vậy thôi. Với ý kiến cá nhân em thì ngược lại, ko sợ số lượng trường chuyên quá nhiều mà chỉ sợ cào bằng. Kể cả nó chỉ là nơi tập trung của 1 số bạn học chăm, khá hơn mặt bằng học chương trình thường đi chăng nữa thì nó cũng làm được cái việc là gom các học sinh sàn sàn trình độ về 1 chỗ dạy và việc đấy em nghĩ có hiệu quả hơn là để rải rác.

Nhiều cụ cứ nói Tây ko có chuyên, vấn đề ở chỗ chữ "chuyên" đấy được hiểu như thế nào. Hóa ra nguyên nhân các cụ ấy nói Tây ko chuyên toàn là dựa vào cái tên, bởi bọn Tây nó ko dùng từ "chuyên" hay "phổ thông năng khiếu". Nhưng nếu hiểu chữ "chuyên" là sự tuyển chọn, là dạy chuyên sâu, là cạnh tranh khốc liệt, thì chuyên mình phải gọi chuyên Tây bằng cụ bằng kỵ, ko chỉ ở chiều sâu mà còn ở chiều rộng. Về tuyển chọn, có những trường ở Tây ko chỉ chọn học sinh mà còn chọn cả bố mẹ, đội ngũ chuyên sát hạch trẻ riêng mà đội ngũ chuyên sát hạch phụ huynh riêng. Con có giỏi mấy mà bố mẹ ko cùng tầng lớp, ko cùng quan điểm giáo dục với nhà trường thì cũng mời đi chỗ khác. Ở mình giải quốc tế tưởng là ghê gớm lắm, thực ra cái đó chỉ là 1 phần, chỉ có những lĩnh vực phổ thông thì mới tổ chức được sân chơi cho tất cả như vậy, chứ còn ở Tây những lĩnh vực đặc thù buộc phải có nhiều điều kiện hóa ra mới là nơi nhiều người giỏi. Kiểu như Bill Gates chẳng hạn, những năm 1970 khi cả thế giới còn chả biết hình hài cái máy tính thế nào thì Bill đã lập trình nhoay nhoáy bán sản phẩm rồi. Những cái như thế thật có thể nói huy chương vàng chỉ có gọi bằng cụ bằng kỵ, vì nếu cả thiên hạ còn ko biết đó là cái gì thì lấy gì ra kỳ thi với huy chương, ngay bản thân nó đã ở tầm cỡ khác rồi.

Em nghĩ rồi VN cũng sẽ tiến tới giống vậy thôi. Ta vẫn cần số lượng nhiều chuyên, nhưng là sự đa dạng. Nguyên nhân các trường chuyên ở ta na ná giống nhau đó là bởi mục tiêu chỉ đơn giản là vào học tốt, làm được mấy cái bài thi kiểu như thi ĐH tốt 1 tí. Bao giờ xã hội phát triển lên, kiểu như bố Bill Gates là chủ tịch hội đồng luật sư bang Washington, mục tiêu giáo dục hướng đến sự xuất sắc vượt lên tầm xã hội chứ ko chỉ dừng ở mấy cái bài thi, cái tầm lớn đến độ kể cả Harvard cũng cảm thấy nhỏ bé bỏ luôn. Phải như thế mới là đỉnh cao của chuyên. Tuy nhiên, cái này cần sự phát triển của xã hội.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
897,034 Mã lực
Hiện nay có 2 trường phái, 1 là ép tụi trẻ học "Khổ luyện thành tài" và trường phái thứ 2 là giành lại tuổi thơ "không cần kiến thức, chỉ cần kỹ năng sống".
Trường phái 1 chắc không sai, nhưng mức độ ép khổ luyện chỉ nên dùng cho một số những đứa trẻ xuất chúng và người ta phải rất biết xuất chúng ở cái gì để tập trung vào thiên hướng đó. Dậy kiểu này nếu sau này hướng tập trung không đúng thì cũng giống như nhiều vận động viên thể thao, chỉ luyện tập nhiều, ít học các môn khác từ nhỏ mà không thể giành được giải gì sẽ rất khó khăn để tìm việc khác. Còn với đại đa số thì mức học cũng chỉ cần vừa đủ, kiến thức phổ thông phải biết. Với những đứa trẻ không nhiều khả năng thì cách của tụi mũi lõ, học hết cấp II, cho chuyển sang đào tạo nghề là tốt nhất. Lên học cấp III chủ yếu cho mục đích học tiếp lên cao đẳng hay đại học.
Còn cái nhóm theo quan niệm thứ 2 chỉ cần kỹ năng sống thì đã có gương của vin sơ cun, điểm thi tốt nghiệp, điểm vào cấp III,... không bằng mấy trường làng dù chi phí không nhỏ. Chẳng có mấy đứa trẻ là thần đồng, học ít hơn lại hiểu nhiều hơn các bạn học nhiều hơn.
Thấy chỉ cần học ít thì phần lớn tụi trẻ đều rất thích, với phần lớn nếu không có sự ép buộc chùng chọn chơi, chứ không chọn học. Cho chúng chơi nhiều sẽ đặt chúng vào sự thất thế khi phải cạnh tranh với lũ bạn đồng trang lứa, khi mà chỗ cho học tiếp lên không nhiều. Kiến thức phổ thông là những kiến thức tối thiểu để 1 người sau này phải biết để mà sống. Không có những kiến thức tối thiểu về xã hội, về tự nhiên thì sao có thể tự sống mà có kỹ với năng?
 
Chỉnh sửa cuối:

GoogleGoogle

Xe hơi
Biển số
OF-716023
Ngày cấp bằng
13/2/20
Số km
194
Động cơ
82,346 Mã lực
Học chuyên cấp 2 và nhất là cấp 3 có 1 điều cực tốt đó là bạn bè, đội ngũ bạn bè này sau này giúp đỡ nhau đx cực nhiều đấy. Giàu vì bạn sang vì vợ, nên nếu con học tốt thì nên cho con học chuyên
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,706
Động cơ
399,917 Mã lực
Học chuyên cấp 2 và nhất là cấp 3 có 1 điều cực tốt đó là bạn bè, đội ngũ bạn bè này sau này giúp đỡ nhau đx cực nhiều đấy. Giàu vì bạn sang vì vợ, nên nếu con học tốt thì nên cho con học chuyên
Tóm lại là môi trường tốt, phỏng bác.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Hiện nay có 2 trường phái, 1 là ép tụi trẻ học "Khổ luyện thành tài" và trường phái thứ 2 là giành lại tuổi thơ "không cần kiến thức, chỉ cần kỹ năng sống".
Trường phái 1 chắc không sai, nhưng mức độ ép khổ luyện chỉ nên dùng cho một số những đứa trẻ xuất chúng và người ta phải rất biết xuất chúng ở cái gì để tập trung vào thiên hướng đó. Dậy kiểu này nếu sau này hướng tập trung không đúng thì cũng giống như nhiều vận động viên thể thao, chỉ luyện tập nhiều, ít học các môn khác từ nhỏ mà không thể giành được giải gì sẽ rất khó khăn để tìm việc khác. Còn với đại đa số thì mức học cũng chỉ cần vừa đủ, kiến thức phổ thông phải biết. Với những đứa trẻ không nhiều khả năng thì cách của tụi mũi lõ, học hết cấp II, cho chuyển sang đào tạo nghề là tốt nhất. Lên học cấp III chủ yếu cho mục đích học tiếp lên cao đẳng hay đại học.
Còn cái nhóm theo quan niệm thứ 2 chỉ cần kỹ năng sống thì đã có gương của vin sơ cun, điểm thi tốt nghiệp, điểm vào cấp III,... không bằng mấy trường làng dù chi phí không nhỏ. Chẳng có mấy đứa trẻ là thần đồng, học ít hơn lại hiểu nhiều hơn các bạn học nhiều hơn.
Thấy chỉ cần học ít thì phần lớn tụi trẻ đều rất thích, với phần lớn nếu không có sự ép buộc chùng chọn chơi, chứ không chọn học. Cho chúng chơi nhiều sẽ đặt chúng vào sự thất thế khi phải cạnh tranh với lũ bạn đồng trang lứa, khi mà chỗ cho học tiếp lên không nhiều. Kiến thức phổ thông là những kiến thức tối thiểu để 1 người sau này phải biết để mà sống. Không có những kiến thức tối thiểu về xã hội, về tự nhiên thì sao có thể tự sống mà có kỹ với năng?
Nền tảng của việc dạy trẻ con (đặc biệt là trẻ con dưới lớp 6, 7) là tạo niềm yêu thích ban đầu với kiến thức, tìm tòi, và tạo thói quen học tập cân bằng, có thể duy trì bền vững. Ngoài kiến thức sách vở thì cũng cần cả kiến thức ứng xử xã hội, v.v. (VN gọi là kỹ năng sống).

Nếu không có sự yêu thích ở một mức độ nào đó thì rất khó duy trì. Nên việc ép học để tạo kỷ luật và tìm niềm vui là 2 thứ cần cân bằng, phụ thuộc gia đình, trường lớp và năng khiếu từng đứa. Nhiệm vụ của trường lớp thầy cô không phải là đào tạo ra thiên tài, mà là tạo môi trường tích cực để trẻ con có thái độ tích cực với việc học, có môi trường để rèn luyện tư duy, để học làm người tốt.

Với kinh nghiệm làm bm của em, em nghĩ việc ép học cuối cùng là không hiệu quả.

Những kiến thức phổ thông sau này rồi sẽ quên gần hết thôi (mà đã có google). Cái còn lại là phương pháp tư duy, văn hoá ứng xử, hy vọng là một ít sự thông thái về cuộc sống góp nhặt được khi mình chịu đi sâu vào một vấn đề để tìm câu trả lời.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Cho nó thời gian đi thầy giáo ạ. Vì môi trường giáo dục của mình hiện tại theo em là quá sơ khai so với thế giới, cho nên những bước đầu nó chỉ được vậy thôi. Với ý kiến cá nhân em thì ngược lại, ko sợ số lượng trường chuyên quá nhiều mà chỉ sợ cào bằng. Kể cả nó chỉ là nơi tập trung của 1 số bạn học chăm, khá hơn mặt bằng học chương trình thường đi chăng nữa thì nó cũng làm được cái việc là gom các học sinh sàn sàn trình độ về 1 chỗ dạy và việc đấy em nghĩ có hiệu quả hơn là để rải rác.

Nhiều cụ cứ nói Tây ko có chuyên, vấn đề ở chỗ chữ "chuyên" đấy được hiểu như thế nào. Hóa ra nguyên nhân các cụ ấy nói Tây ko chuyên toàn là dựa vào cái tên, bởi bọn Tây nó ko dùng từ "chuyên" hay "phổ thông năng khiếu". Nhưng nếu hiểu chữ "chuyên" là sự tuyển chọn, là dạy chuyên sâu, là cạnh tranh khốc liệt, thì chuyên mình phải gọi chuyên Tây bằng cụ bằng kỵ, ko chỉ ở chiều sâu mà còn ở chiều rộng. Về tuyển chọn, có những trường ở Tây ko chỉ chọn học sinh mà còn chọn cả bố mẹ, đội ngũ chuyên sát hạch trẻ riêng mà đội ngũ chuyên sát hạch phụ huynh riêng. Con có giỏi mấy mà bố mẹ ko cùng tầng lớp, ko cùng quan điểm giáo dục với nhà trường thì cũng mời đi chỗ khác. Ở mình giải quốc tế tưởng là ghê gớm lắm, thực ra cái đó chỉ là 1 phần, chỉ có những lĩnh vực phổ thông thì mới tổ chức được sân chơi cho tất cả như vậy, chứ còn ở Tây những lĩnh vực đặc thù buộc phải có nhiều điều kiện hóa ra mới là nơi nhiều người giỏi. Kiểu như Bill Gates chẳng hạn, những năm 1970 khi cả thế giới còn chả biết hình hài cái máy tính thế nào thì Bill đã lập trình nhoay nhoáy bán sản phẩm rồi. Những cái như thế thật có thể nói huy chương vàng chỉ có gọi bằng cụ bằng kỵ, vì nếu cả thiên hạ còn ko biết đó là cái gì thì lấy gì ra kỳ thi với huy chương, ngay bản thân nó đã ở tầm cỡ khác rồi.

Em nghĩ rồi VN cũng sẽ tiến tới giống vậy thôi. Ta vẫn cần số lượng nhiều chuyên, nhưng là sự đa dạng. Nguyên nhân các trường chuyên ở ta na ná giống nhau đó là bởi mục tiêu chỉ đơn giản là vào học tốt, làm được mấy cái bài thi kiểu như thi ĐH tốt 1 tí. Bao giờ xã hội phát triển lên, kiểu như bố Bill Gates là chủ tịch hội đồng luật sư bang Washington, mục tiêu giáo dục hướng đến sự xuất sắc vượt lên tầm xã hội chứ ko chỉ dừng ở mấy cái bài thi, cái tầm lớn đến độ kể cả Harvard cũng cảm thấy nhỏ bé bỏ luôn. Phải như thế mới là đỉnh cao của chuyên. Tuy nhiên, cái này cần sự phát triển của xã hội.
Muốn con hơn hẳn mặt bằng xã hội thì 1 là bố mẹ phải tự dạy, 2 là bản thân con tố chất phải hơn người. Không có trường nào magic đến nỗi đào tạo ra được thiên tài cả.

Lakeside school mà Bill Gates học giờ cũng bị cạnh tranh gay gắt vô cùng bởi mấy trường public trong thành phố ở khu giàu có, thành tích của top 10% trường công tốt.. bằng Lakeside top 10% luôn. Khi bố mẹ elite quan tâm đến giáo dục thì ảnh hưởng của trường không hơn được ảnh hưởng của bố mẹ.

Nếu đã nói vượt tầm xã hội (kiểu tỉ phú), em tạm chém bản thân đứa trẻ là 70%, gia đình 27 - 28% và trường cấp 2-3 chỉ 2-3% thôi. Đại học lại quan trọng hơn vì đó mới là nơi người ta thực sự bắt đầu làm việc và cần cộng sự.

Nhà em có con bé con tested gifted, giỏi hơn bố mẹ, lúc đầu em cũng rất băn khoăn về việc có nên học trường tư kiểu Lakeside không. Nó chưa đến tuổi, nhưng sau rất nhiều suy nghĩ em đã xác định là chuyện có học đấy không không quan trọng. Vì tính nó khá độc lập, chín chắn. Em nghĩ cs cứ go with the flow cũng được, để tìm đam mê và những tình cờ trong cs. Em không nghĩ có trường push được người ta thành tỉ phú, hoặc có trường push được người ta thành Nobel winner chẳng hạn. Động lực muốn lớn là phải đến từ bên trong, hoặc đến từ kinh nghiệm sống.

Em nghĩ thế giống như các cụ mơ trúng lô đề thôi chứ nó cứ làm người thường, sống cuộc đời bình an là em cũng đủ hạnh phúc rồi.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Muốn con hơn hẳn mặt bằng xã hội thì 1 là bố mẹ phải tự dạy, 2 là bản thân con tố chất phải hơn người. Không có trường nào magic đến nỗi đào tạo ra được thiên tài cả.

Lakeside school mà Bill Gates học giờ cũng bị cạnh tranh gay gắt vô cùng bởi mấy trường public trong thành phố ở khu giàu có, thành tích của top 10% trường công tốt.. bằng Lakeside top 10% luôn. Khi bố mẹ elite quan tâm đến giáo dục thì ảnh hưởng của trường không hơn được ảnh hưởng của bố mẹ.

Nếu đã nói vượt tầm xã hội (kiểu tỉ phú), em tạm chém bản thân đứa trẻ là 70%, gia đình 27 - 28% và trường cấp 2-3 chỉ 2-3% thôi. Đại học lại quan trọng hơn vì đó mới là nơi người ta thực sự bắt đầu làm việc và cần cộng sự.

Nhà em có con bé con tested gifted, giỏi hơn bố mẹ, lúc đầu em cũng rất băn khoăn về việc có nên học trường tư kiểu Lakeside không. Nó chưa đến tuổi, nhưng sau rất nhiều suy nghĩ em đã xác định là chuyện có học đấy không không quan trọng. Vì tính nó khá độc lập, chín chắn. Em nghĩ cs cứ go with the flow cũng được, để tìm đam mê và những tình cờ trong cs. Em không nghĩ có trường push được người ta thành tỉ phú, hoặc có trường push được người ta thành Nobel winner chẳng hạn. Động lực muốn lớn là phải đến từ bên trong, hoặc đến từ kinh nghiệm sống.

Em nghĩ thế giống như các cụ mơ trúng lô đề thôi chứ nó cứ làm người thường, sống cuộc đời bình an là em cũng đủ hạnh phúc rồi.
Ko có trường magic, nhưng nó có yếu tố cộng hưởng, ko phải ngẫu nhiên mà nhiều trường nó thi tuyển cả bố mẹ. Nói bố mẹ elite quan tâm đến học hành của con thì ảnh hưởng lớn hơn trường, cái này cũng chưa hẳn bởi ko phải ông bố bà mẹ nào cũng dành được đủ 100% thời gian cho con, và 1 người thì cũng chỉ là 1 góc nhìn thôi, muốn sức mạnh phải nhiều người. Sẽ là tốt hơn nếu gia đình và nhà trường cùng chung triết lý phù hợp.

Có học trường tư hay ko em nghĩ mợ ko nên quyết định vội vàng, cứ tham gia kỳ thi cho bố mẹ đã. Gọi đùa là kỳ thi thôi nhưng trong lúc phỏng vấn chắc chắn họ sẽ hỏi từ chung chung như tại sao lại chọn trường của họ, quan điểm về giáo dục của bố mẹ ra sao v.v... cho đến cụ thể như nếu giả sử có những lúc con ko nghe lời thì mình xử lý thế nào. Mợ cứ đi 1 vòng nghe ngóng các thể loại triết lý đã. Với cá nhân em mà nói, giáo dục tốt chưa hẳn thể hiện trên mỗi phương diện điểm số, mình có thể chọn chỗ này chỗ kia nhưng vẫn nên đi nghe hết, mỗi thứ nó có cái hay riêng của nó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top