Cụ Atlas thông làu kinh sử mà trả lời ẩu quá.
Cụ Tuấn là người thật việc thật, 3 lần thắng Nguyên Mông thì số má cụ Tuấn ở đẳng cấp quốc tế, tư duy ở tầm chiến lược. Trong khi đó, cụ Trường là hàng ảo, số má nếu đúng như được tô vẽ thì cũng chỉ là ở ao làng Chino, tư duy ở tầm chiến thuật, ít dùng mưu nghĩ dài. Vụ mất Kinh Châu do quên mất chủ trương "Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền" là 1 ví dụ bi tráng của cụ ý.
Chỉ phân tích đơn giản thế thôi cũng thấy cụ Trường là tuổi tôm nếu đem đi so với cụ Tuấn.
tôi chưa bao giờ so hai ông ấy. có cụ kia bảo cụ Tuấn có thể tự mình viết binh thư tôi chỉ bảo cụ ấy đọc binh thư khựa và áp dụng vào đó cách đánh Việt Nam còn lại chủ yếu cánh bài binh bố trận bố trí đội hình đều là binh thư Trung Quốc.
ngay như lời tựa của Khánh Dư viết cũng lấy từ ý của Tôn Vũ:
Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép
tỉnh điền để đặt binh chế.
Gia Cát xếp đá sông làm
bát trận đồ,
Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận.
Hoàn Ôn lập ra
Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như
Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách
Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.Sách gồm đủ
ngũ hành tương ứng,
cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự
Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp
Lâm Ấp (Chiêm Thành)