[Funland] TP HCM đề nghị giáo viên không gọi học sinh trả bài đầu giờ

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
918
Động cơ
320,148 Mã lực
Trên FB có ý kiến của người trong ngành tổng hợp về cải cách Giáo dục trong 1 thời gian dài. Tới lúc này đã rất khó sửa chữa rồi cụ.

ĐỌC GIÙM BẠN: Ý KIẾN PHẢN BIỆN GIÁO DỤC: SAI TỪ BAO GIỜ ?
*******
Xin nói trước rằng bất cứ lãnh đạo nào cũng đều rất ghét những thuộc cấp hay có ý kiến trái chiều. Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng nếu không có các thuộc cấp trái chiều như vậy thì lãnh đạo sẽ mắc sai lầm ngày càng trầm trọng.
Hôm nay tôi - một giáo viên già - đang nghĩ suy về câu hỏi "Giáo dục phổ thông sai lầm bắt đầu từ khi nào ?" và rồi tự nhận thấy như sau:
1). Sai lầm đầu tiên có lẽ là chuyện nhập cấp 1 với cấp 2 thành THCS. Hãy hình dung bạn là Hiệu trưởng thì mỗi khi chào cờ bạn sẽ nói gì khi trước mặt mình là những đứa trẻ con từ 6 tuổi đến cô gái vị thành niên 15 tuổi ? Một GV cấp 1 liệu có thể làm hiệu trưởng không ? Và ngược lại, một GV cấp 2 có chỉ đạo chuyên môn được cô giáo dạy lớp 1 không ?
2). Sai lầm tiếp theo là nhập Bộ giáo dục với Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp. Về chuyên môn một bên là dân trí còn một bên là đào tạo nghề nghiệp. Hãy hình dung một vị Bộ trưởng xuất thân từ GV phổ thông có chỉ đạo được Hiệu trưởng các trường đại học không ? Và ngược lại, một Bộ trưởng xuất thân từ GV đại học có dám dự giờ góp ý cho cô giáo tiểu học không ?
3) Sai lầm thứ ba là cho ra đời phân ban A,B,C. Khi phân ban này thất bại thì không quay xe mà đổi sang ban tự nhiên, ban xã hội và ban kỹ thuật. Thay đổi này tiếp tục thất bại thì xoay sang tự chọn theo khối thi A, A1, B, D,... Tất cả các sai lầm nối tiếp này đều có chung một nguyên nhân là gián tiếp hủy bỏ khái niệm "phổ thông". Phổ thông là phổ biến, là phổ dụng, là phổ cập, là mặt bằng dân trí. Vậy hệ phổ thông là 9 năm hay 12 năm ? Đã là mặt bằng dân trí thì sao học sinh cấp 3 lại học chương trình khác nhau ?
4) Sai lầm thứ tư là: ngầm đưa ra khái niệm môn chính môn phụ thông qua việc thi môn này bỏ môn khác. Tạo ra sự học lệch, thậm chí dạy chiếu lệ môn phụ. Con người là một chỉnh thể toàn diện. Đồng ý rằng muốn có cơ thể khỏe mạnh cần nhiều chất bổ, nhưng thiếu iot là sinh bệnh bướu cổ đấy. Đừng coi thường môn phụ. Nghĩ lại xem, khi vào đời công dân biết hát là nhờ karaoke đấy, còn biết nhảy dân vũ, biết chơi bóng chuyền hơi không phải nhờ môn âm nhạc hay thể dục trong nhà trường phổ thông đâu nhé.
5). Sai lầm thứ năm là bắt học sinh phổ thông học nghề. Bắt lớp 8 cả làng cùng học chung một nghề. Bắt lớp 11 cả huyện cùng học chung một nghề. Chẳng cần biết năng khiếu học trò, chẳng cần biết quy hoạch kinh tế địa phương, chỉ cần xem giáo viên có khả năng dạy được nghề gì đỡ trái tay nhất.
6) Sai lầm thứ sáu là bỏ thi tốt nghiệp cấp 1 rồi tiếp tục bỏ thi tốt nghiệp cấp 2. Xin hỏi có nhà máy nào khi sản phẩm xuất ra thị trường mà không tổng kiểm tra chất lượng (OTK) lần cuối cùng chứ ? Ngược lại, với cấp 3 thì lại quá quan trọng hóa kỳ thi tốt nghiệp này. Bộ GD ôm lấy kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 chẳng khác gì làm thay ông Giám đốc nhà máy việc OTK sản phẩm xuất xưởng của họ. Cũng vì Bộ GD làm thay Hiệu trưởng cấp 3 việc thi tốt nghiệp nên tiện thể làm thay luôn Hiệu trưởng đại học việc tuyển sinh. Có nhà máy sản xuất bánh mỳ nào mà Bộ chế biến nông sản phải đi mua hộ bột mỳ cho nhà máy không nhỉ ?
7). Sai lầm thứ bảy cực kỳ nguy hiểm chính là sách giáo khoa tích hợp. Về mặt khoa học chỉ từ thế kỷ thứ 16 trở về trước loài người mới gộp chung toán lý hóa sinh lại với nhau thành một môn triết học tự nhiên. Còn về mặt sư phạm chỉ từ trước 1975 mới có hệ đào tạo giáo viên 10+3 tự nhiên và 10+3 xã hội. Hiện nay hệ đào tạo này đã bị coi là không đạt chuẩn.
😎
Sai lầm thứ tám là sự ra đời của các trường chuyên. Ban đầu sự ra đời của các lớp "năng khiếu" chỉ là phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu . Càng ngày mục tiêu "bồi dưỡng nhân tài" đổi sang màu sắc "luyện thi" và tên "năng khiếu" đổi thành "chuyên". Nghĩa là duy ý chí - Người ta nghĩ rằng cứ tập nhảy cao mãi thì sẽ thành vận động viên nhảy cao quốc gia, thế giới. Ngay cả những người có chức sắc cũng tìm mọi cách đưa con cháu vào trường chuyên. Họ nghĩ rằng trường chuyên là "cái máy" có thể biến mọi người bình thường thành siêu nhân.
9) Sai lầm thứ chín là việc "Tại sao bất cứ ai cũng phản đối dạy thêm, học thêm tràn lan" nhưng bất cứ ai cũng đã và đang hàng ngày hàng giờ chở con cháu đến lò học thêm ? Vì rằng bệnh thành tích đánh giá thi đua bằng điểm thi chứ không bằng chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo viên không dạy thêm thì không đủ sống, lại còn mất danh dự vì xã hội hiểu nhầm mình kém chuyên môn.
Học trò không học thêm thì bị điểm các kỳ thi sỉ nhục. (Mục đích kỳ thi, kiểm tra là xác nhận học trò đã đạt chuẩn kiến thức kỹ năng chưa. Nhưng hiện nay mọi kỳ thi, kiểm tra đều bị biến thành mục đích xếp loại ai hơn ai).
Các nhà trường bỏ dạy thêm chất lượng không bằng chị bằng em và sẽ bị hội đồng thi đua xếp xuống tốp cuối.
10). Sai lầm thứ mười là nặn ra cái gọi là "đại học đại cương". Học sinh phổ thông thì bày đặt học tự chọn, sinh viên đại học nghề khác nhau thì lại học như nhau. May mà cái trường đại học "cứng đầu" nên sớm nhận ra sai lầm mà bỏ đi.
•••••••
Hình như đổi mới tận gốc rễ (căn bản) nếu gặp sai lầm không có ai can ngăn thì cuối cùng sẽ sai đến tận gốc rễ.
Trên đây chỉ xin nêu chuỗi các sự kiện sai lầm, còn mỗi sự kiện này xảy ra năm nào, gắn với tên tuổi Bộ trưởng nào chắc không cần nhắc lại.
> (Ghi chú mục 1)
Có một số người nói rằng khi nhập cấp 1,2 thành PTCS chứ không phải THCS.
Chính cái tên gọi này cũng gọi sai nên vài năm sau phải sửa lại. Cụ thể:
Giáo dục phổ thông chia ra thành 2 bậc là Tiểu học và Trung học. Trong bậc Trung học lại chia ra 2 cấp là cấp THCS và cấp THPT. (Lúc đầu gọi tên sai là PTTH).
Việc nhập cấp 1,2 lý do là "hà tiện" cơ sở vật chất cho xã phường. Còn việc tách là do hai trường này thuộc hai bậc học khác nhau. Bộ, Sở, Phòng khi đó cũng tách riêng bộ phận chỉ đạo chuyên môn thành bậc Tiểu học và Trung học (ngoài ra còn hệ Mầm non).
•••••
(#FB.GSTS.NGUYENCANHTOAN)
Đọc đến đoạn GSTS, chán hẳn. Cứ tưởng ý kiến của thầy giáo làng thì còn đáng trọng hơn. :(( .
Cái câu 10 năm 100 năm gì đó chỉ là hình thức cửa miệng thôi, chả còn ai đủ tâm và tầm để làm nữa. Buồn.
 
Chỉnh sửa cuối:

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Tui hiểu vấn đề ở đâu rồi. Con nhiều bác không có khả năng tự học, nếu để 1 hk kiểm tra 4, 5 lần chắc học không nổi, nên muốn thầy cô làm bảo mẫu, ép chúng nó học mỗi ngày và dò bài giùm. Tui và con tui thì không thích như vậy. Học hiểu qua việc đọc trước bài mới, làm bài tập, bài thực hành, nghiên cứu, v.v... 1 học kỳ ngồi học thuộc 4, 5 lần là ngon.

Làm tui nhớ tới chuyện, chục năm trước Sài Gòn đã cấm hs bán trú cấp 1 làm bài tập về nhà. Trong group có vài ph hỏi thầy vẫn bắt chúng nó làm được không, vì nếu không thì về nhà chúng ôm máy tính, đt suốt chả làm gì. Thầy bảo thầy cũng muốn vậy lắm vì lo cuối năm chúng nó học không kịp. Nhưng mệnh lệnh hành chính, cấm là cấm, thầy cũng bó tay. Tui nghĩ bụng may quá có lệnh cấm, chứ thầy mà xé rào ra bài tập chẳng lẽ tui phải đi kiện thầy, để yên cho con tui chơi. Mãi năm ngoái lên đây tui mới biết là Hà Nội vẫn cho hs bán trú cấp 1 làm bài tập về nhà. Đúng là có khác biệt.

Quan điểm giáo dục của tui là nhà trường chỉ nên đánh giá vài tuần 1 lần. Giữa thời gian vài tuần đó ai muốn học sao kệ họ. Như đã nói, 1 đứa học như cháo mỗi ngày, và 1 đứa chỉ học thuộc 5 lần/học kỳ chưa chắc có gì khác nhau, khoa học chưa chứng minh điều đó các bác ạ 😂.

Nói thêm là bác nào kỳ vọng mấy chục ngàn thầy cô đều biết cách ra câu hỏi kiểm tra miệng (mỗi ngày) mang tính xây dựng, không học vẹt, thì chắc các bác không ở VN. Con tui học chục năm nay ở giữa trung tâm Sài Gòn mà tui còn không đánh giá cao thầy cô tới vậy. Tính ra lương thầy cô có vài triệu, mà ngày nào cũng bắt vắt óc ra tóm tắt với chả hỏi câu hỏi thông mình thì ai mà thèm làm.
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
787
Động cơ
488,439 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
em ngày xưa bị hỏi đầu giờ suốt! tuy nhiên vì Thày giỏi ( giờ là Nhà giáo ND) nên hỏi rất khia học. Cái này giống thể thao hay nhiều môn khác: hỏi đầu giờ là màn khởi động trước khi vào phần chính thôi. Bỏ đi về khoa học là sai, nhưng nếu chỉ hỏi kiểu kiểm tra miệng cũng không chuẩn, còn áp lực với học sinh hay không thì còn tuỳ. Không áp lực sau ra đời chả làm được gì!!!
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,194
Động cơ
542,322 Mã lực
Việc phân nhánh này bị hạn chế là tư duy cố hữu của dân ta chứ không phải do ngành giáo dục.
Ngành giáo dục bây giờ hết cấp 2 đã phân nhánh rồi. Tuy nhiên cách phân nhánh vẫn là vận động. Như hết lớp 9 thi vào lớp 10 các em có học lực yếu đều được nhà trường mời phụ huynh lên khuyên nên vào trường nghề học. Thế nhưng ít có gia đình chấp nhận.
Tuy vậy phân nhánh hay không phân nhánh thì việc học phải là học cật lực( kể cả học nghề) phải có kiểm tra đánh giá chứ không phải học cho vui, vui thì mới học. Cày cuốc thí mẹ còn không ăn thua ở đó mà học vui vẻ.
Cụ thấy post nào em nói hay ủng hộ học cho vui đâu. Nhưng em cũng không ủng hộ cách học của mình ở thời điểm này. Nói chung PH bị nhà trường quy hoạch mục đích không phải để tốt cho HS, để có nguồn nhân tài cho đất nước mà là cầy cuốc.
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Tui hiểu vấn đề ở đâu rồi. Con nhiều bác không có khả năng tự học, nếu để 1 hk kiểm tra 4, 5 lần chắc học không nổi, nên muốn thầy cô làm bảo mẫu, ép chúng nó học mỗi ngày và dò bài giùm. Tui và con tui thì không thích như vậy. Học hiểu qua việc đọc trước bài mới, làm bài tập, bài thực hành, nghiên cứu, v.v... 1 học kỳ ngồi học thuộc 4, 5 lần là ngon.
Người ta làm chính sách để áp dụng cho xã hội chứ không phục vụ cho 1 số ít cháu có ý thức tốt và nhận thức sớm như con cụ, cụ ạ! Đa số trẻ dưới 16 tuổi nhận thức chưa đầy đủ nên mới cần thường xuyên kiểm tra đánh giá các em, không thì sẽ thiệt thòi cho các em về sau này.

"Như đã nói, 1 đứa học như cháo mỗi ngày, và 1 đứa chỉ học thuộc 5 lần/học kỳ chưa chắc có gì khác nhau, khoa học chưa chứng minh điều đó các bác ạ " --> câu này của cụ vô lý hết sức. Một thằng ngày nào cũng học chăm chỉ mà lại thua cái thằng cuối kỳ mới ôn vội ôn vàng để thi ấy hả (xét cùng trình độ trí tuệ bẩm sinh)? Cái này mà cũng cần khoa học chứng minh?

Kiểm tra đánh giá không phải là làm bảo mẫu. Kiểm tra nhiều mà nhiều em không đáp ứng được do giới hạn về năng lực trí tuệ thì không thể ép được. Việc kiểm tra nhiều để tránh lọt những em có tiềm năng tố chất nhưng chưa nhận thức đầy đủ, chưa đủ tập trung thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Cụ thấy post nào em nói hay ủng hộ học cho vui đâu. Nhưng em cũng không ủng hộ cách học của mình ở thời điểm này. Nói chung PH bị nhà trường quy hoạch mục đích không phải để tốt cho HS, để có nguồn nhân tài cho đất nước mà là cầy cuốc.
Thế không cày cuốc thì lấy đâu ra nguồn đầu vào chất lượng cho cấp đại học hả cụ? Việt Nam mình đang học khá là nhàn so với Hàn hay Trung rồi cụ ạ.
 

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,047
Động cơ
339,158 Mã lực
Tui hiểu vấn đề ở đâu rồi. Con nhiều bác không có khả năng tự học, nếu để 1 hk kiểm tra 4, 5 lần chắc học không nổi, nên muốn thầy cô làm bảo mẫu, ép chúng nó học mỗi ngày và dò bài giùm. Tui và con tui thì không thích như vậy. Học hiểu qua việc đọc trước bài mới, làm bài tập, bài thực hành, nghiên cứu, v.v... 1 học kỳ ngồi học thuộc 4, 5 lần là ngon.

Làm tui nhớ tới chuyện, chục năm trước Sài Gòn đã cấm hs bán trú cấp 1 làm bài tập về nhà. Trong group có vài ph hỏi thầy vẫn bắt chúng nó làm được không, vì nếu không thì về nhà chúng ôm máy tính, đt suốt chả làm gì. Thầy bảo thầy cũng muốn vậy lắm vì lo cuối năm chúng nó học không kịp. Nhưng mệnh lệnh hành chính, cấm là cấm, thầy cũng bó tay. Tui nghĩ bụng may quá có lệnh cấm, chứ thầy mà xé rào ra bài tập chẳng lẽ tui phải đi kiện thầy, để yên cho con tui chơi. Mãi năm ngoái lên đây tui mới biết là Hà Nội vẫn cho hs bán trú cấp 1 làm bài tập về nhà. Đúng là có khác biệt.

Quan điểm giáo dục của tui là nhà trường chỉ nên đánh giá vài tuần 1 lần. Giữa thời gian vài tuần đó ai muốn học sao kệ họ. Như đã nói, 1 đứa học như cháo mỗi ngày, và 1 đứa chỉ học thuộc 5 lần/học kỳ chưa chắc có gì khác nhau, khoa học chưa chứng minh điều đó các bác ạ 😂.

Nói thêm là bác nào kỳ vọng mấy chục ngàn thầy cô đều biết cách ra câu hỏi kiểm tra miệng (mỗi ngày) mang tính xây dựng, không học vẹt, thì chắc các bác không ở VN. Con tui học chục năm nay ở giữa trung tâm Sài Gòn mà tui còn không đánh giá cao thầy cô tới vậy. Tính ra lương thầy cô có vài triệu, mà ngày nào cũng bắt vắt óc ra tóm tắt với chả hỏi câu hỏi thông mình thì ai mà thèm làm.
Thực ra quan điểm của bạn chẳng có sao cả. Chỉ có điều nếu như vậy thì các bậc phụ huynh không nên đòi hỏi gì ở kết quả của con mình. Thầy cô giáo bây giờ đúng nghĩa thợ dạy( tức bán thời gian truyền đạt kiến thức là hết chuyện). Học sinh tiếp thu ghi nhớ thế nào thì mặc kệ( giống như chúng ta bỏ tiền đi học các khóa học vậy, thầy dạy cứ dạy ai muốn học muốn ghi chép kiểu gì cũng được miễn không ảnh hưởng ngừoi xung quanh) và kết quả kiểm tra thì thầy cũng không quan tâm.
Nhưng nên nhớ là mỗi đứa trẻ khác nhau( không phải đứa nào cũng có tính tự giác tự học) rồi phụ huynh cũng khác nhau không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng dạy con tự học( đặc biệt là gia đình nghèo).
Vậy nên xét 1 vấn đề thì xét toàn cảnh xã hội chứ đừng có lấy cái mình thấy hợp. Ngay cả con bạn cũng vậy thôi, nó có khả năng tự học ( tức là đến trường đã sẵn sàng kiến thức rồi) thì nó sợ quái gì việc kiểm tra( chả có vấn đề gì áp lực tâm lí cả). Giống như đi ra đường tuân thủ luật giao thông thì cảnh sát đứng đầy đường kệ mẹ nó chứ, chỉ có mấy thắng uống rượu bia trong người, chạy xe chưa có bằng... thấy cảnh sát giao thông mới sợ và tâm lý thôi.
Tóm lại đi học là phải nắm được kiến thức( có trách nhiệm với chính bản thân mình).
Khi anh nắm được kiến thức rồi thì kiểm tra hay không cũng không quan tâm.
Nhà trường chức năng giáo dục đầu tiên rồi mới đến đào tạo. Đừng biến thầy cô là những ngừoi cha ngừoi mẹ thứ 2 thành thợ dạy. Nhưng khi thích họ là thợ dạy rồi thì đừng đòi hỏi những thứ mà chỉ cha mẹ mới có được cho con.
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Thực ra quan điểm của bạn chẳng có sao cả. Chỉ có điều nếu như vậy thì các bậc phụ huynh không nên đòi hỏi gì ở kết quả của con mình. Thầy cô giáo bây giờ đúng nghĩa thợ dạy( tức bán thời gian truyền đạt kiến thức là hết chuyện). Học sinh tiếp thu ghi nhớ thế nào thì mặc kệ( giống như chúng ta bỏ tiền đi học các khóa học vậy, thầy dạy cứ dạy ai muốn học muốn ghi chép kiểu gì cũng được miễn không ảnh hưởng ngừoi xung quanh) và kết quả kiểm tra thì thầy cũng không quan tâm.
Nhưng nên nhớ là mỗi đứa trẻ khác nhau( không phải đứa nào cũng có tính tự giác tự học) rồi phụ huynh cũng khác nhau không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng dạy con tự học( đặc biệt là gia đình nghèo).
Vậy nên xét 1 vấn đề thì xét toàn cảnh xã hội chứ đừng có lấy cái mình thấy hợp. Ngay cả con bạn cũng vậy thôi, nó có khả năng tự học ( tức là đến trường đã sẵn sàng kiến thức rồi) thì nó sợ quái gì việc kiểm tra( chả có vấn đề gì áp lực tâm lí cả). Giống như đi ra đường tuân thủ luật giao thông thì cảnh sát đứng đầy đường kệ mẹ nó chứ, chỉ có mấy thắng uống rượu bia trong người, chạy xe chưa có bằng... thấy cảnh sát giao thông mới sợ và tâm lý thôi.
Tóm lại đi học là phải nắm được kiến thức( có trách nhiệm với chính bản thân mình).
Khi anh nắm được kiến thức rồi thì kiểm tra hay không cũng không quan tâm.
Nhà trường chức năng giáo dục đầu tiên rồi mới đến đào tạo. Đừng biến thầy cô là những ngừoi cha ngừoi mẹ thứ 2 thành thợ dạy. Nhưng khi thích họ là thợ dạy rồi thì đừng đòi hỏi những thứ mà chỉ cha mẹ mới có được cho con.
Em cũng không hiểu đã có khả năng tự học thì sợ gì kiểm tra hàng ngày. Là em mà học chăm thế thì em còn thích được kiểm tra để thể hiện mình trước các bạn ấy chứ :)))

Cách đào tạo tự do, ít kiểm tra, đòi hỏi tự giác cao thì phù hợp với cấp đại học, nơi mà đầu ra bị siết chặt. Chứ phổ thông các phụ huynh có chấp nhận con nợ môn, thi lại, lưu ban nhiều năm thậm chí không được cấp bằng không? Rồi lúc lưu ban Nhà nước sẽ không hỗ trợ học phí các thứ nữa thì các vị có chịu bỏ tiền tấn ra để nuôi học tiếp không?
 
Chỉnh sửa cuối:

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,047
Động cơ
339,158 Mã lực
Cụ thấy post nào em nói hay ủng hộ học cho vui đâu. Nhưng em cũng không ủng hộ cách học của mình ở thời điểm này. Nói chung PH bị nhà trường quy hoạch mục đích không phải để tốt cho HS, để có nguồn nhân tài cho đất nước mà là cầy cuốc.
Cụ nói PH bị nhà trường quy hoạch để cày cuốc( như cái vụ em nói trên) là tào lao hết sức. Sau khi tốt nghiệp rồi nhà trường mới mời lên tư vấn. Họ tư vấn là nên thi trường nghề này, trường kia. Họ nói nếu cố thi cấp 3( công lập thì cũng không đậu). Cày cuốc gì đây? Chẳng qua họ sợ gia đình tốn nguồn lực thôi. Họ tư vấn chứ có cấm thi đâu( mà cũng không có quyền cấm).
 

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,047
Động cơ
339,158 Mã lực
Thực ra cái chiến lược phá ngành giáo dục của ta được Tây lông nó cài cắm chuẩn bị lâu rồi.!
Đầu tiên là nó đưa tay "Người Tốt" ( tay này được 100% tây lông đào tạo) về làm bộ trưởng bộ dục, chính hắn làm cái gọi là xã hội hóa giáo dục Đại học. Như ta đã biết thời trước những năm 2000 đậu đại học là 1 cái gì đó rất danh giá. Từ sau khi xã hội hóa giáo dục đại học thì phà ơi đậu ( được nhận vào đại học) dễ hơn vào lớp1. Chính cái xã hội hóa đại học này làm hao tổn biết bao nhiêu nguồn lực tài chính thời gian của gia đình của xã hội và của nhà nước.
Sau nữa là đả phá các trường công lập ở tất cả các cấp, các bậc => dân suy nghĩ phải đi học các trường quốc tế mới được học hành nghiêm chỉnh và có tương lai.
Vậy nên tay "Người tốt" giờ nghỉ hết các chức vụ nhà nước những vẫn cố bám lấy cái ghế nghị viên quốc hội.
Tầm 20 năm nữa sẽ có 1 thế hệ lông nhông không kỹ năng nghề nghiệp, ăn không ngồi rồi lêu lổng( là nguồn lực cho các cuộc phản loạn kiểu cách mạng màu) được lãnh đạo bởi 1 đám tay sai của Tây lông( đám hiện đang hô hào vui mới học- nó hô hào vậy thôi chứ bản thân nó học khiếp lắm đấy)
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,828
Động cơ
180,198 Mã lực
Em thấy các thầy cô ngày càng ít quyền quyết định đến chuyên môn và cách dạy học.
Mắng ko đc, phạt ko xong, ko đc giao bài, ko đc kiểm tra nhưng lại phải đảm bảo thành tích cao :D
Nếu các cụ đi làm đc sếp giao việc như vậy ko biết có làm nổi ko?
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Thực ra cái chiến lược phá ngành giáo dục của ta được Tây lông nó cài cắm chuẩn bị lâu rồi.!
Đầu tiên là nó đưa tay "Người Tốt" ( tay này được 100% tây lông đào tạo) về làm bộ trưởng bộ dục, chính hắn làm cái gọi là xã hội hóa giáo dục Đại học. Như ta đã biết thời trước những năm 2000 đậu đại học là 1 cái gì đó rất danh giá. Từ sau khi xã hội hóa giáo dục đại học thì phà ơi đậu ( được nhận vào đại học) dễ hơn vào lớp1. Chính cái xã hội hóa đại học này làm hao tổn biết bao nhiêu nguồn lực tài chính thời gian của gia đình của xã hội và của nhà nước.
Sau nữa là đả phá các trường công lập ở tất cả các cấp, các bậc => dân suy nghĩ phải đi học các trường quốc tế mới được học hành nghiêm chỉnh và có tương lai.
Vậy nên tay "Người tốt" giờ nghỉ hết các chức vụ nhà nước những vẫn cố bám lấy cái ghế nghị viên quốc hội.
Tầm 20 năm nữa sẽ có 1 thế hệ lông nhông không kỹ năng nghề nghiệp, ăn không ngồi rồi lêu lổng( là nguồn lực cho các cuộc phản loạn kiểu cách mạng màu) được lãnh đạo bởi 1 đám tay sai của Tây lông( đám hiện đang hô hào vui mới học- nó hô hào vậy thôi chứ bản thân nó học khiếp lắm đấy)
Giai đoạn đó Ta muốn tăng số cử nhân đại học nhưng lại không muốn hỗ trợ nhiều kinh phí nên phải chơi bài xã hội hóa. Mặt trái là đại học mở tràn lan, các trường đua nhau làm kinh tế bằng các chương trình quốc tế thu hút người học, sau này thượng vàng hạ cám, nhân tài với củi gỗ ra trường cũng 1 tấm bằng như nhau.
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,194
Động cơ
542,322 Mã lực
Em thấy các thầy cô ngày càng ít quyền quyết định đến chuyên môn và cách dạy học.
Mắng ko đc, phạt ko xong, ko đc giao bài, ko đc kiểm tra nhưng lại phải đảm bảo thành tích cao :D
Nếu các cụ đi làm đc sếp giao việc như vậy ko biết có làm nổi ko?
Hôm trước em nghe radio có mục tin tức mà điểm danh tình trạng thiếu GV lên đến chục ngàn. Em đoán nhiều người cũng chán mảng đó rồi. Không biết bây giờ còn quy chế công chức hay không nữa.
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Hôm trước em nghe radio có mục tin tức mà điểm danh tình trạng thiếu GV lên đến chục ngàn. Em đoán nhiều người cũng chán mảng đó rồi. Không biết bây giờ còn quy chế công chức hay không nữa.
vẫn thế cụ nhé. Thiếu GV ở vùng sâu vùng xa và GV các môn phụ do thu nhập quá thấp. Cái này thì ngay các nước phát triển cũng chịu tình trạng đó, lương GV cực kỳ thấp.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Người ta làm chính sách để áp dụng cho xã hội chứ không phục vụ cho 1 số ít cháu có ý thức tốt và nhận thức sớm như con cụ, cụ ạ! Đa số trẻ dưới 16 tuổi nhận thức chưa đầy đủ nên mới cần thường xuyên kiểm tra đánh giá các em, không thì sẽ thiệt thòi cho các em về sau này.

"Như đã nói, 1 đứa học như cháo mỗi ngày, và 1 đứa chỉ học thuộc 5 lần/học kỳ chưa chắc có gì khác nhau, khoa học chưa chứng minh điều đó các bác ạ " --> câu này của cụ vô lý hết sức. Một thằng ngày nào cũng học chăm chỉ mà lại thua cái thằng cuối kỳ mới ôn vội ôn vàng để thi ấy hả (xét cùng trình độ trí tuệ bẩm sinh)? Cái này mà cũng cần khoa học chứng minh?

Kiểm tra đánh giá không phải là làm bảo mẫu. Kiểm tra nhiều mà nhiều em không đáp ứng được do giới hạn về năng lực trí tuệ thì không thể ép được. Việc kiểm tra nhiều để tránh lọt những em có tiềm năng tố chất nhưng chưa nhận thức đầy đủ, chưa đủ tập trung thôi.
Tui đang nói về việc học thuộc lòng, không phải học hiểu bác ạ. Mấy đứa tố chất cao mà bác bắt học thuộc lòng như vẹt mỗi ngày xem nó có chán nản việc học không, ở đó mà đòi giỏi hơn những đứa tố chất cao chỉ thuộc lòng 2 lần/hk??? Tui còn ám ảnh 1 bài lịch sử mấy chục năm trước: chiến dịch Điện Biên quân ta có X quả đại pháo, thồ lên bằng Y chiếc xe đạp, với Z chiến sĩ. Bây giờ bài thuộc lòng vẫn rất nhiều số liệu và thông tin mà bác google cái là ra. Bác mở sách con mình ra xem thử. Tui nhắc lại: kiểm tra miệng toàn bắt thuộc lòng như vẹt. Nếu thay bằng tóm tắt bài, nắm ý chính, thì cũng đâu cần thiết phải kiểm tra miệng??? Gv hoàn toàn có thể bắt tụi nó viết bài tóm tắt mỗi ngày vào vở, thỉnh thoảng kiểm tra tập 1, 2 đứa là xong.

Nhắc lại lần nữa quan điểm của tui: mỗi ngày học thuộc như 1 con vẹt tất cả các lý thuyết không đóng góp gì tốt đẹp cho cả đứa giỏi lẫn đứa dở. Nó chỉ giúp mấy đứa lười bớt lười 😂 , điểm cao hơn mà thôi.

Chú thích: Tui vẫn chưa hiểu tại sao mà 1 hk lấy 4 lần điểm vẫn chưa đủ để 1 đứa phải học hành thường xuyên? Kiểm tra 1 tiết, rồi kiểm tra giữa hk, rồi lại kiểm tra 1 tiết, rồi thi hk. Như vậy 1 bài phải học thuộc ít nhất 2 lần chưa đủ sao? Xen kẽ vào giữa là bài tập (hoặc trả lời câu hỏi) làm mỗi ngày, thỉnh thoảng trong tiết cô kêu đứng dậy đọc câu trả lời, hoặc lên bảng làm bài. Học tới vậy mà còn chưa đủ hiểu, phải thuộc lòng như cháo phần lý thuyết nữa mới hiểu. Tui cần bác chứng minh điều đó.

Các bác ngoài bắc có vẻ đánh đồng việc bỏ kiểm tra miệng với bỏ thi, bỏ kiểm tra mọi thứ luôn thì phải? Kiểu như bỏ cái đó rồi chắc 1 học kỳ chỉ thi đúng 1 lần, tới lúc đó mới lòi ra con tui học dốt? Chứ nếu vẫn làm bài tập, vẫn bị gọi lên bảng làm bài, vẫn phải soạn bài, vẫn kiểm tra 1 tiết, thì mấy đứa lười nó vượt qua cách nào mà không bị điểm thấp, các bác chỉ giúp để tui về chỉ con tui với :D
 

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,047
Động cơ
339,158 Mã lực
Tui đang nói về việc học thuộc lòng, không phải học hiểu bác ạ. Mấy đứa tố chất cao mà bác bắt học thuộc lòng như vẹt mỗi ngày xem nó có chán nản việc học không, ở đó mà đòi giỏi hơn những đứa tố chất cao chỉ thuộc lòng 2 lần/hk??? Tui còn ám ảnh 1 bài lịch sử mấy chục năm trước: chiến dịch Điện Biên quân ta có X quả đại pháo, thồ lên bằng Y chiếc xe đạp, với Z chiến sĩ. Bây giờ bài thuộc lòng vẫn rất nhiều số liệu và thông tin mà bác google cái là ra. Bác mở sách con mình ra xem thử. Tui nhắc lại: kiểm tra miệng toàn bắt thuộc lòng như vẹt. Nếu thay bằng tóm tắt bài, nắm ý chính, thì cũng đâu cần thiết phải kiểm tra miệng??? Gv hoàn toàn có thể bắt tụi nó viết bài tóm tắt mỗi ngày vào vở, thỉnh thoảng kiểm tra tập 1, 2 đứa là xong.

Nhắc lại lần nữa quan điểm của tui: mỗi ngày học thuộc như 1 con vẹt tất cả các lý thuyết không đóng góp gì tốt đẹp cho cả đứa giỏi lẫn đứa dở. Nó chỉ giúp mấy đứa lười bớt lười 😂 , điểm cao hơn mà thôi.

Chú thích: Tui vẫn chưa hiểu tại sao mà 1 hk lấy 4 lần điểm vẫn chưa đủ để 1 đứa phải học hành thường xuyên? Kiểm tra 1 tiết, rồi kiểm tra giữa hk, rồi lại kiểm tra 1 tiết, rồi thi hk. Như vậy 1 bài phải học thuộc ít nhất 2 lần chưa đủ sao? Xen kẽ vào giữa là bài tập (hoặc trả lời câu hỏi) làm mỗi ngày, thỉnh thoảng trong tiết cô kêu đứng dậy đọc câu trả lời, hoặc lên bảng làm bài. Học tới vậy mà còn chưa đủ hiểu, phải thuộc lòng như cháo phần lý thuyết nữa mới hiểu. Tui cần bác chứng minh điều đó.

Các bác ngoài bắc có vẻ đánh đồng việc bỏ kiểm tra miệng với bỏ thi, bỏ kiểm tra mọi thứ luôn thì phải? Kiểu như bỏ cái đó rồi chắc 1 học kỳ chỉ thi đúng 1 lần, tới lúc đó mới lòi ra con tui học dốt? Chứ nếu vẫn làm bài tập, vẫn bị gọi lên bảng làm bài, vẫn phải soạn bài, vẫn kiểm tra 1 tiết, thì mấy đứa lười nó vượt qua cách nào mà không bị điểm thấp, các bác chỉ giúp để tui về chỉ con tui với :D
Đừng có nói lảm nhảm nữa bạn ơi! Nhà tui ở Miền Nam gộc đây! Có những môn bắt buộc phải học thuộc lòng thì phải học thuộc. Đặc biệt cấp 1, cấp 2 học văn có những đoạn thơ , bài thơ phải học thuộc lòng là phải thuộc. Không nói nhiều.! Học thuộc lòng và học như vẹt khác nhau hoàn toàn đừng có đánh đồng.
Ônh nội tui học thời Pháp, ba me tui học thời VNCH nói rằng ( ý nói mấy đứa con tui) sao giờ lười học dị mà sao không thấy thầy cô la rầy gì cả( chuyện là tui mấy lần nhờ đi họp phụ huynh). Còn nói là phải thời tụi tao thì học sinh chỉ có no đòn, nói ngày đó trò học bài kinh khủng khiếp luôn, không sai không sót 1 từ. Ông nội tui cũng cho biết học trường Tây thì mấy ông Doctor ổng dò bài mà đọc sai 1 chữ thì lấy cây thước bảng phang thẳng tay. Mà hồi đó được bây giờ gọi là giáo dục khai phóng đó nhen!
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,803
Động cơ
482,051 Mã lực
em nói luôn với các cô là các cô cứ mắng cháu thoải mái, cần nói để về em chửi thêm. E ngẫm từ em hồi nhỏ, không mắng chửi thì còn lâu mới chịu học. Lên cấp 3 thì may ra còn nâng thêm ý thức tí chứ cấp 1, cấp 2 thì thôi. Mẹ nhớ hồi cấp 3 lại ghê, may mà cấp 1 cấp 2 các cô gay gắt nên mình mới đủ kiến thức cơ bản để cày cấp 3 không thì khỏi đỗ đại học. Lúc ấy chắc đời sang trang khác, có khi đang đi xách vữa ở chốn nào rồi.

Như em thì xác định ếu phải dân buôn lưỡi nên không làm kinh doanh được, lại ko học được nữa thì đúng là nát bét. Xã hội lại thêm một con sâu không biết chừng.
Em thì ko như cụ đc. Trẻ con k phải để chửi, mà phải chửi mới dạy đc thì học sư phạm 4 năm làm cái méo gì? Túm mẹ bà nông dân lên dạy là xong!
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,828
Động cơ
180,198 Mã lực
Hôm trước em nghe radio có mục tin tức mà điểm danh tình trạng thiếu GV lên đến chục ngàn. Em đoán nhiều người cũng chán mảng đó rồi. Không biết bây giờ còn quy chế công chức hay không nữa.
Em nghĩ càng ngày thì các mảng công chức, viên chức, nhân viên an sinh XH ngày càng ít ng muốn tham gia, thà đi làm công nhân làm grab lương còn cao hơn.
Thế hệ 7x,8x thì còn bị cha mẹ nhồi đầu là ổn định, kiếm chác nọ kia chứ sau này đứa nào kha khá chúng nó thèm vào luôn.
Đặc biệt là Y tế khi mà học hành quá lâu, vất vả tốn kém mà lại rủi ro và lương thấp.
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Tui đang nói về việc học thuộc lòng, không phải học hiểu bác ạ. Mấy đứa tố chất cao mà bác bắt học thuộc lòng như vẹt mỗi ngày xem nó có chán nản việc học không, ở đó mà đòi giỏi hơn những đứa tố chất cao chỉ thuộc lòng 2 lần/hk??? Tui còn ám ảnh 1 bài lịch sử mấy chục năm trước: chiến dịch Điện Biên quân ta có X quả đại pháo, thồ lên bằng Y chiếc xe đạp, với Z chiến sĩ. Bây giờ bài thuộc lòng vẫn rất nhiều số liệu và thông tin mà bác google cái là ra. Bác mở sách con mình ra xem thử. Tui nhắc lại: kiểm tra miệng toàn bắt thuộc lòng như vẹt. Nếu thay bằng tóm tắt bài, nắm ý chính, thì cũng đâu cần thiết phải kiểm tra miệng??? Gv hoàn toàn có thể bắt tụi nó viết bài tóm tắt mỗi ngày vào vở, thỉnh thoảng kiểm tra tập 1, 2 đứa là xong.

Nhắc lại lần nữa quan điểm của tui: mỗi ngày học thuộc như 1 con vẹt tất cả các lý thuyết không đóng góp gì tốt đẹp cho cả đứa giỏi lẫn đứa dở. Nó chỉ giúp mấy đứa lười bớt lười 😂 , điểm cao hơn mà thôi.

Chú thích: Tui vẫn chưa hiểu tại sao mà 1 hk lấy 4 lần điểm vẫn chưa đủ để 1 đứa phải học hành thường xuyên? Kiểm tra 1 tiết, rồi kiểm tra giữa hk, rồi lại kiểm tra 1 tiết, rồi thi hk. Như vậy 1 bài phải học thuộc ít nhất 2 lần chưa đủ sao? Xen kẽ vào giữa là bài tập (hoặc trả lời câu hỏi) làm mỗi ngày, thỉnh thoảng trong tiết cô kêu đứng dậy đọc câu trả lời, hoặc lên bảng làm bài. Học tới vậy mà còn chưa đủ hiểu, phải thuộc lòng như cháo phần lý thuyết nữa mới hiểu. Tui cần bác chứng minh điều đó.

Các bác ngoài bắc có vẻ đánh đồng việc bỏ kiểm tra miệng với bỏ thi, bỏ kiểm tra mọi thứ luôn thì phải? Kiểu như bỏ cái đó rồi chắc 1 học kỳ chỉ thi đúng 1 lần, tới lúc đó mới lòi ra con tui học dốt? Chứ nếu vẫn làm bài tập, vẫn bị gọi lên bảng làm bài, vẫn phải soạn bài, vẫn kiểm tra 1 tiết, thì mấy đứa lười nó vượt qua cách nào mà không bị điểm thấp, các bác chỉ giúp để tui về chỉ con tui với :D
Cụ vẫn bị cái tội quy đồng kiểm tra là học vẹt, là học không hiểu gì và đánh đồng học thuộc lòng với học vẹt một cách tiêu cực. Cách hiểu của cụ có thể là do 1 lúc nào đó, 1 chỗ nào đó kiểm tra không đúng nội dung, đúng cách, chứ không phải bản chất vấn đề.

Bảo thay đổi cách kiểm tra chứ không phải cấm thì cụ bảo không thay đổi được đâu, giáo viên đã kiểm tra là y rằng bắt học vẹt tiêu cực. Cụ đã có thành kiến với đội ngũ GV VN như thế thì cụ gửi con cháu đi học ở VN làm gì? Nếu chất lượng GV đã tệ hại đến mức cụ không dám để họ kiểm tra bài con cụ vì sợ họ không đủ trình ra câu hỏi ra hồn thì theo e cụ nên tìm hướng khác cho con. Và đấy cũng ko liên quan đến vấn đề của thớt này.

Mà e không hiểu cụ đang nói đến môn học nào nữa? Chứ ngoài bắc hay nam thì mấy môn toán lý hóa hay bị giao làm bài tập thì chả bao giờ kiểm tra miệng kiểu lên đọc tiểu sử nhà khoa học cả, kiểm tra đầu giờ cùng toàn là chữa bài tập. Chỉ có các môn xã hội, ngoại ngữ mới hay kiểu gọi lên trả bài đầu giờ và có trò học thuộc lòng, những môn đấy thì dù có lên bảng làm bài tập hay đứng nói thì đều phải học thuộc lòng vỡ mồm ra. Cụ cho em hình thức học môn lịch sử mà không phải học thuộc lòng hộ em cái? Giảm bớt những con số nhỏ thì ok, nhưng ít nhất vẫn phải thuộc lòng năm xảy ra sự kiện, trình tự sự kiện, các nhân vật nổi bật... chứ lịch sử mà đòi không học thuộc lòng??? Cụ khai sáng cho cả nền lịch sử thế giới luôn được!

Cụ có vẻ phân biệt bắc nam, trong Nam chương trình học khác ngoài Bắc hay sao mà cụ khẳng định "các cụ ngoài Bắc" như đúng rồi vậy?

Em thì ko như cụ đc. Trẻ con k phải để chửi, mà phải chửi mới dạy đc thì học sư phạm 4 năm làm cái méo gì? Túm mẹ bà nông dân lên dạy là xong!
e nói từ chửi ko phải chửi kiểu vô học mà là phê bình nhắc nhở thôi, gay gắt chút cũng được. Chứ ko phải tình trạng thợ dạy cho có, không quan tâm đến các em, sợ đụng chạm vì ngại phụ huynh.
 
Chỉnh sửa cuối:

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,828
Động cơ
180,198 Mã lực
Tui đang nói về việc học thuộc lòng, không phải học hiểu bác ạ. Mấy đứa tố chất cao mà bác bắt học thuộc lòng như vẹt mỗi ngày xem nó có chán nản việc học không, ở đó mà đòi giỏi hơn những đứa tố chất cao chỉ thuộc lòng 2 lần/hk??? Tui còn ám ảnh 1 bài lịch sử mấy chục năm trước: chiến dịch Điện Biên quân ta có X quả đại pháo, thồ lên bằng Y chiếc xe đạp, với Z chiến sĩ. Bây giờ bài thuộc lòng vẫn rất nhiều số liệu và thông tin mà bác google cái là ra. Bác mở sách con mình ra xem thử. Tui nhắc lại: kiểm tra miệng toàn bắt thuộc lòng như vẹt. Nếu thay bằng tóm tắt bài, nắm ý chính, thì cũng đâu cần thiết phải kiểm tra miệng??? Gv hoàn toàn có thể bắt tụi nó viết bài tóm tắt mỗi ngày vào vở, thỉnh thoảng kiểm tra tập 1, 2 đứa là xong.

Nhắc lại lần nữa quan điểm của tui: mỗi ngày học thuộc như 1 con vẹt tất cả các lý thuyết không đóng góp gì tốt đẹp cho cả đứa giỏi lẫn đứa dở. Nó chỉ giúp mấy đứa lười bớt lười 😂 , điểm cao hơn mà thôi.

Chú thích: Tui vẫn chưa hiểu tại sao mà 1 hk lấy 4 lần điểm vẫn chưa đủ để 1 đứa phải học hành thường xuyên? Kiểm tra 1 tiết, rồi kiểm tra giữa hk, rồi lại kiểm tra 1 tiết, rồi thi hk. Như vậy 1 bài phải học thuộc ít nhất 2 lần chưa đủ sao? Xen kẽ vào giữa là bài tập (hoặc trả lời câu hỏi) làm mỗi ngày, thỉnh thoảng trong tiết cô kêu đứng dậy đọc câu trả lời, hoặc lên bảng làm bài. Học tới vậy mà còn chưa đủ hiểu, phải thuộc lòng như cháo phần lý thuyết nữa mới hiểu. Tui cần bác chứng minh điều đó.

Các bác ngoài bắc có vẻ đánh đồng việc bỏ kiểm tra miệng với bỏ thi, bỏ kiểm tra mọi thứ luôn thì phải? Kiểu như bỏ cái đó rồi chắc 1 học kỳ chỉ thi đúng 1 lần, tới lúc đó mới lòi ra con tui học dốt? Chứ nếu vẫn làm bài tập, vẫn bị gọi lên bảng làm bài, vẫn phải soạn bài, vẫn kiểm tra 1 tiết, thì mấy đứa lười nó vượt qua cách nào mà không bị điểm thấp, các bác chỉ giúp để tui về chỉ con tui với :D
Em thấy đi học hay đi làm, có việc mìn thích, có việc mình ko thích, học thuộc lòng có thể ko thích nhưng vẫn phải làm.
Cụ cứ nói học thuộc các sự kiện lịch sử là thế nọ thế chai. Ra đường hỏi bọn trẻ con ngày 2/9 là gì nó ko biết, 30/04 là ngày gì cũng ko thì cụ thấy vui ko?
Nói chung học cách nào em ko biết nhưng có những thứ bắt buộc phài nhớ, như nhớ động từ bất quy tắc trong TA thôi.
Em cũng chưa thấy thầy cô nào bắt học vanh vách ko sai chữ nào cả, chủ yếu nhớ ý chính, sự kiện chính, mà hơn nữa một đã ko thích thì chấp nhận điểm thấp đi.
Tất nhiên cách dạy, cách học thì nên cải tiến liên tục, nhưng học thuộc cũng là việc phải làm thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top