Giáo dục khai phóng là mớ lý thuyết nói ra thì rất hay nhưng thực tế thì không bao giờ đạt được. Nó cũng giống như loài người bao giờ đạt tới cảnh giới "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" .Cụ lại sa đà vào tranh luận với mấy tay giáo dục khai phóng rồi.
Đời người trưởng thành bắt đầu kiếm tiền cứ tạm tính là 22 tuổi sau khi tốt nghiệp ĐH. Thì quãng đường kiếm tiền luôn luôn là các kỳ thi. Pv xin việc, phấn đấu trong cty, trong ngành để thăng tiến trong sự nghiệp. Chia nhỏ ra thì từng chặng đường ngắn cũng là áp lực hoàn thành KPI, là thắng dự án, hoàn thành cviec được giao theo ngày, tuần, tháng, quý, năm... để được tăng lương, thăng tiến để tăng thu nhập. Đảm bảo cuộc sống. 1 người nhân viên bình thường cũng liên tục phải đc đào tạo, sát hạch và nâng cao nghiệp vụ trong suốt thời gian lao động cơ mà. Các cụ nào đụng đến nhân sự sẽ thấy càng ngày các em nhỏ Genz mới ra đời đi làm, kỹ năng thiếu nhiều, kiến thức hổng và chịu đc áp lực kém hơn thế hệ trước, nhưng lại đòi hỏi hơn nhiều. Bây giờ mới là hiện tượng, nhưng 5-10 năm nữa nó là vấn nạn với các lứa thanh niên trưởng thành trong giai đoạn giáo dục khai phóng vừa qua đó.
Nếu nhìn theo cách ấy, con người trưởng thành có hàng ngàn bài ktra, cuộc thi lớn nhỏ để có thể đảm bảo vị trí trong XH, đảm bảo đời sống bản thân và GD. Nhưng để chuẩn bị cho quãng đời đó trẻ con ko đc học tập, rèn luyện thực sự tốt thì lấy gì đảm bảo con người đó sẽ có 1 tương lai theo mức trung bình của XH. Ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng nhưng lại ko muốn có áp lực. Vậy nó có mâu thuẫn ko?
Ăn chơi nhảy múa thì từ trẻ đến già đều thích, còn số người lấy học và làm việc là sở thích của mình thì chắc hiếm ngang động vật có tên trong sách đỏ .