emperortan" nói:
Bác
Bảo thay đổi cách kiểm tra chứ không phải cấm thì cụ bảo không thay đổi được đâu, giáo viên đã kiểm tra là y rằng bắt học vẹt tiêu cực. Cụ đã có thành kiến với đội ngũ GV VN như thế thì cụ gửi con cháu đi học ở VN làm gì? Nếu chất lượng GV đã tệ hại đến mức cụ không dám để họ kiểm tra bài con cụ thì theo e cụ nên tìm hướng khác cho con. Và đấy cũng ko liên quan đến vấn đề của thớt này.
e nói từ chửi ko phải chửi kiểu vô học mà là phê bình nhắc nhở thôi, gay gắt chút cũng được. Chứ ko phải tình trạng thợ dạy cho có, không quan tâm đến các em, sợ đụng chạm vì ngại phụ huynh.
Bác lại hiểu nhầm. Tui đang hài lòng với nền gd của nước nhà, đặc biệt của tphcm, so với thời điểm 5 năm trước. Cũng trường cấp 2 đó, cũng các thầy cô chưa được tốt cho lắm, nhưng rõ ràng đứa thứ 2 học vui vẻ và tự giác hơn đứa thứ nhất rất nhiều. Đứa thứ nhất lên cấp 3, nó làm bài tập tới 10, 11g đêm, và cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Tui hài lòng và ủng hộ ông gđ sở gd TPHCM 100%, sao lại bảo tui phải tìm đường khác cho con nhỉ? có lẽ nếu bác người bắc nào rơi vào tphcm thì phải dọn gấp trở ra bắc mới đúng chứ?
Bác nào bên trên lấy ví dụ phải học thơ. Tui hoàn toàn ủng hộ việc học thuộc các bài thơ. Và học xong thì sẽ có lịch kiểm tra chính xác nha các bác. Tức là ngày đó được thông báo trước là phải thuộc bài thơ đó. Thầy cô muốn kiểm tra miệng hay viết gì cũng được. Ngoài thơ thì ngoại ngữ còn phải bắt chúng nó thuộc từ vựng. Tới tiết ngoại ngữ là sẽ kiểm tra các từ đã học lần trước. Nói chung là cái gì cần học thuộc lòng thì sẽ lấy điểm học thuộc lòng. Tụi hs còn khoái hơn, vì nhiều đứa viết văn dở thì sẽ lấy điểm học thuộc lòng kéo lại.
Ở đây là người ta kêu gọi bỏ việc kiểm tra miệng gần như MỖI NGÀY, mỗi môn, bất chợt, không biết trước, không thể dự đoán trước sẽ hỏi cái gì. Gần như chắc chắn là các bác phải học vẹt nguyên bài, tới mức thành cháo luôn mới trả lời được. Tui không tin vào việc học thuộc lòng tất cả mọi thứ mới giỏi. Mà văn học thời nay phần thơ khá ít, bác nào nghĩ cứ môn văn là phải học thuộc lòng chắc ít xem sgk cấp 2, 3.
Để tui chia hs ra làm 8 nhóm, theo các tiêu chí:
1. Lười học thuộc lòng/siêng học thuộc lòng
2. Giỏi/dở
3. Ba mẹ quan tâm/không quan tâm.
A. Nhóm SIÊNG: thì cho dù giỏi hay dở, kt miệng hay không đối với tụi nó vẫn như nhau.
B. Nhóm LƯỜI:
B1: tố chất GIỎI:
- không kt miệng ==> cuối kỳ điểm nó vẫn cao, và nó hạnh phúc
- kt miệng ==> điểm kt miệng thấp, cuối kỳ điểm cao. Kết quả điểm bị kéo tụt xuống và chúng khá đau khổ
Nhóm này mà gặp ba mẹ quan tâm thì chúng càng đau khổ hơn, ép chúng học thuộc lòng mỗi ngày.
B2: tố chất DỞ
B2.1: ba mẹ quan tâm:
Cho dù kt miệng hay không kt miệng thì ba mẹ thấy điểm chúng nó thấp là vẫn theo đôn đốc chúng học mỗi ngày.
B2.2: ba mẹ không quan tâm :
- có kt miệng : đúng là chúng nó sợ, phải học và điểm sẽ cao hơn, có lẽ nhớ bài nhiều hơn, lên lớp được.
- không kt miệng: đuối luôn, có thể ở lại lớp
Như vậy là kt miệng chỉ giúp ích cái nhóm hs lười, học dở, mà ba mẹ còn bỏ bê. Nếu lười, học dở nhưng có ba mẹ theo sát kèm cặp, bắt làm bài nhiều thì hiệu quả còn hơn kt miệng.
Để giúp đỡ những trẻ lười, học dở, ba mẹ bỏ bê này thì chúng ta đã trừng phạt những đứa giỏi hơn, khiến chúng đau khổ và điểm thấp hơn, có xứng đáng hay không?
Câu trả lời là TPHCM chọn việc để hs và ba mẹ tự chủ. Nếu ba mẹ nào thuộc nhóm bỏ bê con cái thì lên lớp 10 con thi rớt, phải học nghề, v.v... , tui thấy quá hợp lý. Ba mẹ nào muốn con vượt lên chính mình thì chịu khó đi theo nó từng bước, đừng bắt cả xã hội làm bảo mẫu cho con bạn, thay vai trò của bạn.