[Funland] TP HCM đề nghị giáo viên không gọi học sinh trả bài đầu giờ

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
141
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Trích báo:

"có nhiều cách ôn tập bài cũ mà không nhất thiết phải buộc học sinh thuộc lòng"

"Ông Quốc gợi ý giáo viên thông qua những câu hỏi, bài tập nhỏ để đánh giá được mức độ hiểu bài, ghi nhớ của học sinh"

hình thức kiểm tra miệng cách đây vài năm chính xác là học vẹt. VD như toán cấp 1, cách làm phép nhân chia 2 chữ số được viết ra thành 1 đoạn văn hẳn hòi. Kiểm tra miệng sẽ bắt bác đọc đoạn văn đó ra, chắc phải đúng từng câu chữ ấy. Lẽ ra kêu lên bảng làm thì đứa nào biết làm sẽ làm được.

Môn khxh có lịch sử sẽ bắt bác thuộc ngày tháng năm. Tui chưa hiểu lý do phải thuộc cái đó mỗi ngày thay vì 1 học kỳ thuộc vài lần (là khổ lắm rồi).

Mà bác nào bảo bỏ kiểm tra mỗi ngày = học ít đi thì mời vô trường con tui học thử. 1 đoạn lý thuyết, thay vì nó ngồi tụng chừng nửa tiếng thì thầy kêu làm báo cáo, thuyết trình, họp nhóm, cả tuần lễ bạc mặt ra. bớt học vẹt thì càng tốn thời gian hơn. Có điều tụi nó rất vui vẻ tự nguyện làm.

Tóm lại là thay vì phải học thuộc lòng như cháo mỗi ngày, thì tui ủng hộ việc tụi nó đi áp dụng thực tế, và chỉ gom lại nấu cháo chừng 5 lần/hk (các lần kiểm tra định kỳ). Hiểu và nhớ bài như nhau nhưng tụi nó nhiều lợi ích hơn.
"hình thức kiểm tra miệng cách đây vài năm chính xác là học vẹt" thế thì bây giờ điều chỉnh cách kiểm tra để nó không còn chỉ học vẹt thứ không quá cần thiết nữa là xong. chứ không phải cấm người ta kiểm tra. Kiểm tra không phải học vẹt. Học vẹt vô nghĩa là do câu hỏi cụ thể của các thầy cô cụ thể, chứ ko phải do hình thức kiểm tra.

Cách giáo dục mà cụ đề cập trong đoạn in đậm dưới thì là cách hiệu quả nhắt để hiểu bài, nếu áp dụng được hết thì quá tuyệt vời. Nhưng nó chỉ áp dụng được theo tính thời điểm, tùy môn học và ở các cấp học dưới nhiều hơn, đặc biệt ở tiểu học. Vì lượng kiến thức các em cần ở cấp phổ thông là rất lớn, nếu kiến thức nào cũng mất thời gian để triển khai như cụ nói thì chắc học hết 12 năm các em chỉ học xong kiến thức của lớp 7 là cùng, thưa cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
141
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Nhiều cụ tấn công ngành giáo dục với lý do giáo dục phổ thông làm con trẻ ra đời thiếu năng lực này nọ, thực ra không hoàn toàn đúng. Chất lượng giáo dục phổ thông của ta xưa nay không hề tệ và cung cấp đầu vào rất chất lượng cho các trường đại học cả trong và ngoài nước. Vấn đề chính là ở cấp đại học. Cấp này mới là cấp cần cải cách và nâng cấp nhiều vì nó quyết định chất lượng đầu ra của nguồn lao động chất lượng cao, chứ không phải cấp phổ thông. Hiện ngành giáo dục đang bỏ khó tìm dễ, cải cách cấp phổ thông kiểu chắp vá rất nguy hiểm, học nhưng học chưa tới.

Dẫu sao thì cấp đại học cũng có nhiều khó khăn, cũng cần thông cảm. Các trường đại học đào tạo KHCN của phương Tây so với phương Đông có rất nhiều lợi thế:

- Tài chính, hỗ trợ khả năng đầu tư và thu hút nhân tài.

- Nền tảng KHCN mạnh trong thời kỳ trước đã hình thành các trường đại học chất lượng cao với đội ngũ giáo sư giỏi đầu ngành, giúp thế hệ sau có thể đứng trên vai người khổng lồ.

- Ưu thế về ngôn ngữ, các tiêu chuẩn khoa học do phương Tây thống trị nhiều năm trước đã tạo lợi thế liên kết mạng lưới khoa học toàn cầu.

- Truyền thông toàn cầu hiện do phương Tây thống trị luôn luôn tô vẽ những ưu việt của giáo dục phương Tây, tác động nhiều mặt đến giáo dục ở nhiều quốc gia và xu hướng di cư của nhân tài các nước.


Phương Đông đang vùng lên và hoàn toàn không có những lợi thế này. Họ phải lết từng bước, tạo nền tảng tài chính qua nhiều thập kỷ đi làm thuê làm mướn, thế hệ này hy sinh cho thế hệ sau để có tiền đầu tư vào KHCN cao. Họ cũng không có khả năng thu hút nhân tài từ nơi khác về, việc giữ chân nhân tài , không chảy máu chất xám cũng là một việc cực kỳ khó khăn.
Họ không có nền tảng KHCN mạnh (trừ Nhật Bản), do đó không có đội ngũ giảng dạy chất lượng cao để tạo thành hệ thống các cơ sở giáo dục đại học mạnh, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, phải mày mò, tự nghiên cứu và cả "ăn cắp" để tích luỹ dần dần.
Họ không có lợi thế về ngôn ngữ thân thuộc như các trường phương Tây được hưởng, họ phải phụ thuộc vào hệ thống tiêu chuẩn phương Tây, khả năng liên kết khó khăn hơn phương Tây nhiều.
Truyền thông thì lúc nào cũng rình rình nâng bi phương Tây như thể cách đào tạo của Tây là chân lý trong khi lờ đi những lợi thế khách quan ở trên.

Đứng trước vô vàn khó khăn thế thì các nước phươnG Đông buộc phải đặt giáo dục lên hàng đầu, bắt học sinh học nặng để phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. Chẳng phải ngẫu nhiên mà những nước đồng minh thân thiết của Mỹ như Nhật hay Hàn vẫn duy trì chế độ học tập rất nặng nề dù chịu nhiều sức ép cả từ nước ngoài lẫn dư luận đòi "khai phóng" trong nước. Họ có lý do để làm như thế, và họ đang rất thành công.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Cụ nào bảo Tây không học nặng thì chỉ là mấy đồng chí Tây sau này xác định không làm việc đầu óc, còn bọn trường top nó vẫn phải cày mửa mật ra. Trước em chỉ thấy hãi là bọn nó khoẻ vãi lúa, đến đợt thi bọn nó đêm chỉ ngủ khoảng 3h mà cả ngày vẫn tỉnh như sáo, mấy ông Việt ông nào nhìn cũng hốc hác 😩
Lựa chọn nào cũng có giá của nó cả, Tây hay ta chỉ nhìn sơ sơ ở ngoài không thấy hết được đâu.
Ở đây không nói phải học ít lại, chỉ là bớt học vẹt lại thôi
"hình thức kiểm tra miệng cách đây vài năm chính xác là học vẹt" thế thì bây giờ điều chỉnh cách kiểm tra để nó không còn chỉ học vẹt thứ không quá cần thiết nữa là xong. chứ không phải cấm người ta kiểm tra. Kiểm tra không phải học vẹt. Học vẹt vô nghĩa là do câu hỏi cụ thể của các thầy cô cụ thể, chứ ko phải do hình thức kiểm tra.

Cách giáo dục mà cụ đề cập trong đoạn in đậm dưới thì là cách hiệu quả nhắt để hiểu bài, nếu áp dụng được hết thì quá tuyệt vời. Nhưng nó chỉ áp dụng được theo tính thời điểm, tùy môn học và ở các cấp học dưới nhiều hơn, đặc biệt ở tiểu học. Vì lượng kiến thức các em cần ở cấp phổ thông là rất lớn, nếu kiến thức nào cũng mất thời gian để triển khai như cụ nói thì chắc học hết 12 năm các em chỉ học xong kiến thức của lớp 7 là cùng, thưa cụ.
Nếu không có mệnh lệnh hành chính thì các thầy cô cứ áp học vẹt mà hỏi, chứ cải tiến chi??? Hỏi cái gì trong bài kiểm tra miệng nó không có quy định được.

việc học thuộc lòng là việc của mỗi đứa. Trách nhiệm của thầy cô chỉ là kiểm tra định kỳ, 1 hk chừng 4 lần thôi. Tại sao tới lớp 9, thậm chí 12 rồi mà còn phải dùng kiểm tra miệng như 1 hình thức dò bài?

Mà nói thật chính tui là người không bao giờ học bài mỗi ngày. Tui không ưa mấy môn xh. Tới bài kiểm tra gom lại học điểm vẫn cao như thường. Có ai chứng minh được học thuộc 15 tuần/hk hiệu quả hơn chỉ học 4 lần/hk???
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,365
Động cơ
458,092 Mã lực
Chỗ tôi,trên 50% các cháu tốp 5 các khối học (có thể đỗ bất kỳ đại học nào trong nước) đến từ gia đình nghèo, ko có điều kiện học tập. Ví dụ cách đây 2 năm, một cháu vì nhà nghèo, ở trong bản xa trường 12 km ko có điều kiện ở trọ nên năm lớp 10 định bỏ học. Cô chủ nhiệm cùng bạn bè động viên và xin các thày cô dạy thêm ko thu tiền học. Cháu đã đỗ thủ khoa khối B của trường và đỗ YHN với khoa cao điểm nhất.
Cải cách giáo dục mà để 1 phần cách cháu con nhà nghèo ko thể tiếp cận được với ĐH tốt thì đây là cuộc sàng lọc đầu vào bằng tiền bạc. Nhưng em nói ở còm trước, ở bình diện XH thì đám con cái nhà giàu và con cái quan chức sẽ ko mặn mà gì tham gia vào những ngành học yêu cầu chất xám, khổ luyện và cần 1 cuộc đời lao động bền bỉ mới có thể giàu. Việc cải cách hướng tới XHH giáo dục thực chất là dựng 1 hàng rào về tài chính ngăn cản 1 phần đám trẻ con nhà nghèo mà học khá có thể tiếp cận được với trình độ ĐH tốt(em nhấn mạnh những trường ĐH thực sự tốt và nghiêm túc trong nước chứ ko nói các trường theo kiểu ĐH mở rộng).
Trong câu chuyện này gĩ nhiên trẻ con nhà giàu có khá giả sẽ được lợi hơn, vì nhờ hàng rào học phí mà chúng nó đc bớt đi 1 nhóm đối thủ cạnh tranh là đám trẻ nhà nghèo nhưng học khá. Còn trên bình diện XH thì sẽ khó mà sàng lọc đc những con người tốt nhất có thể cho những ngành học khó.

Cha mẹ bán hết tài sản không đủ tiền cho con nhập đại học (vietnamnet.vn)
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
141
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Ở đây không nói phải học ít lại, chỉ là bớt học vẹt lại thôi


Nếu không có mệnh lệnh hành chính thì các thầy cô cứ áp học vẹt mà hỏi, chứ cải tiến chi??? Hỏi cái gì trong bài kiểm tra miệng nó không có quy định được.

việc học thuộc lòng là việc của mỗi đứa. Trách nhiệm của thầy cô chỉ là kiểm tra định kỳ, 1 hk chừng 4 lần thôi. Tại sao tới lớp 9, thậm chí 12 rồi mà còn phải dùng kiểm tra miệng như 1 hình thức dò bài?

Mà nói thật chính tui là người không bao giờ học bài mỗi ngày. Tui không ưa mấy môn xh. Tới bài kiểm tra gom lại học điểm vẫn cao như thường. Có ai chứng minh được học thuộc 15 tuần/hk hiệu quả hơn chỉ học 4 lần/hk???
Ở đây không nói phải học ít lại, chỉ là bớt học vẹt lại thôi


Nếu không có mệnh lệnh hành chính thì các thầy cô cứ áp học vẹt mà hỏi, chứ cải tiến chi??? Hỏi cái gì trong bài kiểm tra miệng nó không có quy định được.

việc học thuộc lòng là việc của mỗi đứa. Trách nhiệm của thầy cô chỉ là kiểm tra định kỳ, 1 hk chừng 4 lần thôi. Tại sao tới lớp 9, thậm chí 12 rồi mà còn phải dùng kiểm tra miệng như 1 hình thức dò bài?

Mà nói thật chính tui là người không bao giờ học bài mỗi ngày. Tui không ưa mấy môn xh. Tới bài kiểm tra gom lại học điểm vẫn cao như thường. Có ai chứng minh được học thuộc 15 tuần/hk hiệu quả hơn chỉ học 4 lần/hk???
Nếu cụ đã coi kiểm tra miệng tức là sẽ bị áp học vẹt nên phải bỏ, thế thì kiểm tra kiểu gì với cụ cũng là học vẹt thôi. Đã lo kiểu đó thì cấm hết kiểm tra đi chứ còn để kiểm tra cuối kỳ làm gì, vì kiểm tra giáo viên VN cứ ra đề cụ đã mặc định là ra đề áp học vẹt rồi mà?

kiểm tra càng nhiều thì lẽ thường càng phải học nhiều để đáp ứng chứ ko phải dồn lại cuối kỳ ôn. Và kiểm tra và học thường xuyên thì sẽ nhớ lâu hơn là học dồn 1 lúc cho mấy kỳ thi cuối kỳ chứ cụ? Chưa kể học dồn thì bao giờ cũng rất căng thẳng vì phải luyện thi trong thời gian ngắn (trừ khi các cô ra đề kiểu cho điểm thì ko nói), thế thì mục tiêu giảm căng thẳng bị mâu thuẫn xừ nó rồi. Vừa căng thẳng, vừa không hiệu quả.

Vấn đề ở đây là với lượng kiến thức lớn thì cần đôn đốc thường xuyên hơn để các e theo kịp chương trình. Chứ để cuối kỳ thì nhiều khi quá muộn rồi, có e sẽ bị hụt lại xa cụ ạ. Kiểu của cụ ko cần kiểm tra đôn đốc thường xuyên phù hợp với mấy môn kiểu thể thao ca múa nhạc thôi.
 

Marda49

Xe buýt
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
785
Động cơ
336,222 Mã lực
Mình nói chuyện vĩ mô chém gió là chính. Chứ SX thì ai là chủ SX hay chủ công nghệ mới đang nói chứ. Ví như vụ Chip, các ngành công nghệ lõi bọn Âu Mĩ vẫn cầm cái đấy thôi. Còn yếu tố cá nhân mình thấy mấy cậu tây ba lô nó lờ vờ thế chứ bọn ở trong nước nó giỏi là làm việc tàn bạo lắm. Có khá nhiều PH mình hiểu bọn tây học dễ hơn mình, em có trả nghiệm cá nhân nên biết 1 điều không chuyện đó đâu:D
Cái dở cái dốt của VN là chỉ nhìn thấy kết quả, thành quả mà không nhìn quá trình.
Giống như mấy thằng vằn vện sang Tây thấy ôi sao bên đó hạ tầng ngon ngẻ thế.??
Để được như thế cha ông họ tốn mồ hôi, nước mắt và cả máu xây dựng mấy trăm năm.
Học hành cũng thế Tây nó học nhẹ hơn là vì có thời nó cũng học cày bừa thí con đ mẹ ra, quad trình tiến hóa dần đến này bọn nó được trau dồi được tư duy tự giác ( mất cả mấy chục thế hệ nó mới được thế). Nhật, Hàn, Tàu.. dù giàu có còn học chít con mịa ( nói về độ học nặng thi VN không có tuổi với bọn này). Vn vì truyền thống văn hóa sống không khác gì bọn này sao không học nó suốt ngày đú Tây. Nói rõ là mình không giống Tây nên đừng cứ nghĩ làm y chang Tây thì sẽ thành công như Tây và đó là tư duy nô lệ.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,844
Động cơ
133,309 Mã lực
Tuổi
43
Ở đây không nói phải học ít lại, chỉ là bớt học vẹt lại thôi


Nếu không có mệnh lệnh hành chính thì các thầy cô cứ áp học vẹt mà hỏi, chứ cải tiến chi??? Hỏi cái gì trong bài kiểm tra miệng nó không có quy định được.

việc học thuộc lòng là việc của mỗi đứa. Trách nhiệm của thầy cô chỉ là kiểm tra định kỳ, 1 hk chừng 4 lần thôi. Tại sao tới lớp 9, thậm chí 12 rồi mà còn phải dùng kiểm tra miệng như 1 hình thức dò bài?

Mà nói thật chính tui là người không bao giờ học bài mỗi ngày. Tui không ưa mấy môn xh. Tới bài kiểm tra gom lại học điểm vẫn cao như thường. Có ai chứng minh được học thuộc 15 tuần/hk hiệu quả hơn chỉ học 4 lần/hk???
Học vẹt là học gì vậy cụ? Và như thế nào là không phải học vẹt?
Từ thời em đi học thì hỏi bài đầu buổi những ai về không xem lại kiến thức đã học thì không trả lời được, thầy cô cũng không yêu cầu phải trả lời đúng từng chữ như trong sách, như thế cũng là học vẹt à? Hay là không thích học nên cứ bắt học lại bảo là học vẹt?
Còn học kiểu của cụ chỉ là học đối phó thôi, rất nhiều học sinh áp dụng chứ không có gì mới, chẳng có gì phải đem ra khoe cả, em không muốn con học kiểu nhồi nhét trong một thời gian ngắn để thi rồi sau đó không nhớ gì về những kiến thức đó. Với một số cụ tiếp cận theo kiểu học để đáp ứng thi qua thì em thấy nó tiêu cực chẳng khác gì những cái các cụ đang chỉ trích cả.
 

Marda49

Xe buýt
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
785
Động cơ
336,222 Mã lực
E xin có đôi chút đánh giá sự khác biệt giữa mục tiêu giáo dục Đông Tây:

- Tây: Giàu sẵn, nên tập trung nhiều vào mảng tài chính, duy trì bá quyền kinh tế.
Về mảng KHCN, tập trung ở cấp đại học, học rất kinh khủng (với tầng lớp elite). Số lượng không cần quá nhiều (do có thể bù đắp bằng cách nhập khẩu nhân tài từ Đông Âu, Đông Á). Chính vì không nặng nề về số lượng nên chỉ cần chú trọng chất lượng ở cấp đại học với 1 nhóm nhỏ elite, cấp phổ thông thì cho học sinh thoải mái hơn, nhờ đó nhiều khi tư duy kinh doanh năng động cũng dễ phát triển hơn.

- Đông: Nghèo, đang giai đoạn vươn lên, cần tập trung vào KHCN để tạo nền tảng phát triển.
Chính vì không có khả năng nhập khẩu nhân tài nên phong cách đào tạo phải chú trọng cả chất lượng và số lượng.
Muốn có số lượng thì phải ép học sinh cày cuốc điên cuồng từ thời phổ thông, từ đó lên cấp đại học sẽ có đủ số lượng sinh viên có nền tảng KHTN tốt để học các ngành kỹ thuật (và chấp nhận được chảy máu chất xám sang mấy thằng Tây mà không lo nước mình hết người).

Tư duy và mục tiêu khác nhau như thế nên nếu học thì học mấy nước Nga, Trung, Hàn, Nhật. Đừng học mấy thằng tư bản tài chính. Đã nghèo thì đừng đua đòi học theo con nhà đại gia.
Nói thế nào nhỉ, Teilon nó giáo dục rõ ràng, chia làm 3 nhóm:

1 nhóm chỉ cần biết đọc biết viết, mục tiêu chỉ là sau này ra đường bưng bê hoặc công nhân bậc thấp này nọ, đây là nguồn gốc của Giáo dục vui vẻ mà các bố trí thức rân chủ hay ca ngợi, đám này thuộc hệ thống trường công. miễn học phí hoặc học phí tượng trưng.

1 nhóm thuộc hệ thống tư lập thường, đào tạo bài bản, ra trường anh làm công nhân kỹ thuật bậc cao, nhân viên văn phòng, nói chung là trung lưu. Đám này học hành cũng tử tế, nhưng học phí phải trả thì khá đắt đỏ, thường gia đình không đủ sức chu cấp đến hết đại học mà phải vay, như thống kê thì 1 sinh viên Mỹ ra trường cày 20 năm mới trả hết nợ, nghĩa là 20 năm tươi đẹp nhất của họ dùng để trả nợ học phí, sau đó họ bắt đầu trả nợ mua nhà, nuôi con học ... Đủ thứ chi phí đổ lên đầu, nên trừ 1 số cực ít xuất sắc có thể ngoi lên nổi, đa phần họ chấp nhận số phận và con cái họ cũng thế, thậm chí gần đây nhóm 2 này bị rơi xuống nhóm 1 khá nhiều

1 nhóm thuộc tư lập quý tộc, những trường này có khi có tiền cũng chưa chắc được nhận (trừ rất nhiều tiền, dĩ nhiên). Đám này học thấy con mie luôn, kỷ luật gắt gao, đào tạo ra các tinh anh, thượng lưu cho xã hội (dĩ nhiên không phải tất cả đều thành đạt), đừng nói gì giáo dục vui vẻ với họ, thích thì lượn, có người xếp hàng chờ vào.

Nhóm 1 là đông nhất, nhóm 2 từng có giai đoạn khá đông, nhưng với chính sách của đám nhóm 3, khá nhiều bị phá sản rơi xuống nhóm 1. Hai nhóm này không có điều kiện (và không được) tiếp cận với thông tin đa chiều, mà họ chỉ được tiếp cận với những 'thông tin đa chiều' mà đám truyền thông, do nhóm 3 khống chế, nên dĩ nhiên, họ bị tẩy não. Ta từng ngạc nhiên về sự hiểu biết thông thường tồi tệ của dân Mỹ, Anh, nhưng nếu hiểu họ sống trong thế giới thông tin thế nào, khi mà tầng lớp thượng lưu sử dụng phương pháp tẩy não ngu dân để dễ trị, thì sẽ hiểu và thông cảm.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,785
Động cơ
336,292 Mã lực
Tuổi
44
Nói thế nào nhỉ, Teilon nó giáo dục rõ ràng, chia làm 3 nhóm:

1 nhóm chỉ cần biết đọc biết viết, mục tiêu chỉ là sau này ra đường bưng bê hoặc công nhân bậc thấp này nọ, đây là nguồn gốc của Giáo dục vui vẻ mà các bố trí thức rân chủ hay ca ngợi, đám này thuộc hệ thống trường công. miễn học phí hoặc học phí tượng trưng.

1 nhóm thuộc hệ thống tư lập thường, đào tạo bài bản, ra trường anh làm công nhân kỹ thuật bậc cao, nhân viên văn phòng, nói chung là trung lưu. Đám này học hành cũng tử tế, nhưng học phí phải trả thì khá đắt đỏ, thường gia đình không đủ sức chu cấp đến hết đại học mà phải vay, như thống kê thì 1 sinh viên Mỹ ra trường cày 20 năm mới trả hết nợ, nghĩa là 20 năm tươi đẹp nhất của họ dùng để trả nợ học phí, sau đó họ bắt đầu trả nợ mua nhà, nuôi con học ... Đủ thứ chi phí đổ lên đầu, nên trừ 1 số cực ít xuất sắc có thể ngoi lên nổi, đa phần họ chấp nhận số phận và con cái họ cũng thế, thậm chí gần đây nhóm 2 này bị rơi xuống nhóm 1 khá nhiều

1 nhóm thuộc tư lập quý tộc, những trường này có khi có tiền cũng chưa chắc được nhận (trừ rất nhiều tiền, dĩ nhiên). Đám này học thấy con mie luôn, kỷ luật gắt gao, đào tạo ra các tinh anh, thượng lưu cho xã hội (dĩ nhiên không phải tất cả đều thành đạt), đừng nói gì giáo dục vui vẻ với họ, thích thì lượn, có người xếp hàng chờ vào.

Nhóm 1 là đông nhất, nhóm 2 từng có giai đoạn khá đông, nhưng với chính sách của đám nhóm 3, khá nhiều bị phá sản rơi xuống nhóm 1. Hai nhóm này không có điều kiện (và không được) tiếp cận với thông tin đa chiều, mà họ chỉ được tiếp cận với những 'thông tin đa chiều' mà đám truyền thông, do nhóm 3 khống chế, nên dĩ nhiên, họ bị tẩy não. Ta từng ngạc nhiên về sự hiểu biết thông thường tồi tệ của dân Mỹ, Anh, nhưng nếu hiểu họ sống trong thế giới thông tin thế nào, khi mà tầng lớp thượng lưu sử dụng phương pháp tẩy não ngu dân để dễ trị, thì sẽ hiểu và thông cảm.
Một dạng phân biệt đẳng cấp kiểu Ấn, nhưng kín đáo và tinh vi hơn. Thủa nhỏ học nhàn và chỉ học cơ bản thì sau gia nhập tầng lớp lao động công nhân (working class) thôi. Những việc này đôi khi chỉ cần biết đọc biết viết làm cơ bản vào có training thế là làm được. Nhưng những người nhóm này có muốn nhảy sang làm việc ngon cũng không qua được vòng đánh giá (test). Còn học nhiều với bằng cấp đầy mình thì làm việc cao cấp hơn. Em thực sự bất ngờ khi nhiều cụ vẫn cứ ngây thơ tin vào thuyết phương Tây ko coi trọng bằng cấp trong tuyển dụng. Ko có bằng cấp thì ban tuyển dụng đánh giá kiểu gì? Ko bằng cấp giáo điều cũng cần phải chứng chỉ gì đó, hoặc phải qua 5 7 vòng test mới được tuyển dụng (những việc lương cao). Mà ko học thì test sao qua được.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,752
Động cơ
139,653 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Dạ báo cáo hai cụ là con em mới sang … có 3 năm thôi, 6 năm đầu tiên cháu ở Việt Nam ạ. Học đủ cả trường công trường tư thực nghiệm lẫn quốc tế và mẹ em là trong ngành về giáo dục nên các cụ có thể suy nghĩ thêm một chút về những gì em nói.
Có rất nhiều điều các bậc phụ huynh đang làm là một lối mòn tư duy do họ (hoẶc chính là các cụ) chẳng tìm ra được một thứ gì đó mới. Các cụ hãy nhìn lại chính bản thân: đến năm 40-50 tuổi các cụ đang tụt hậu dần trong xã hội đúng không? Vậy tại sao các cụ tin rằng những thứ mình muốn con mình làm theo cách của mình là đúng? Tại sao đứa trẻ nào cũng phải giống đứa nào trong cách học? Đi học mà không vui, mà không có mục tiêu thì khác gì hành xác, và nếu đã hành xác thì đến trường vì ai?
Nếu trả lời hết những điều đó, thì quay trở lại vấn đề: tại sao phải truy bài đầu giờ để mất thời gian học của cả lớp? Thời gian đó nhân với 5 tiết học và 9 tháng là mất bao nhiêu? Và để được điều gì? Đứa thích học vẫn thích học thì mất thời gian mà đưá ko thích học càng ghét học và càng stress khi đến trường để rồi điều đó phá hỏng môi trường học của người khác?

Ps: Em nói vậy thôi. Con các cụ, quan điểm các cụ em không chê cũng không ép gì cả. Mỗi người tự lựa chọn điều gì họ thấy tốt cho con mình. Tuy nhiên, nếu hai cụ hoặc cụ nào đó nhận ra được điều gì đó trong quan điểm của em là tích cực thì em rất vui. Chúc hai cụ buổi tối vui vẻ cùng gia đình.
Cụ toàn hỏi. Thế theo cụ với thu nhập bình quân người dân 4000 usd/năm thì nền GD của ta nên làm theo hướng nào cho hiệu quả? :D
 

Marda49

Xe buýt
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
785
Động cơ
336,222 Mã lực
Một dạng phân biệt đẳng cấp kiểu Ấn, nhưng kín đáo và tinh vi hơn. Thủa nhỏ học nhàn và chỉ học cơ bản thì sau gia nhập tầng lớp lao động công nhân (working class) thôi. Những việc này đôi khi chỉ cần biết đọc biết viết làm cơ bản vào có training thế là làm được. Nhưng những người nhóm này có muốn nhảy sang làm việc ngon cũng không qua được vòng đánh giá (test). Còn học nhiều với bằng cấp đầy mình thì làm việc cao cấp hơn. Em thực sự bất ngờ khi nhiều cụ vẫn cứ ngây thơ tin vào thuyết phương Tây ko coi trọng bằng cấp trong tuyển dụng. Ko có bằng cấp thì ban tuyển dụng đánh giá kiểu gì? Ko bằng cấp giáo điều cũng cần phải chứng chỉ gì đó, hoặc phải qua 5 7 vòng test mới được tuyển dụng (những việc lương cao). Mà ko học thì test sao qua được.
Tây mà không coi trọng bằng cấp??
Nhìn cái đám du học tự túc của VN nó sang Tây là biết. Tây nó không đào tạo cho VN những ngành Khoa học kỹ thuật chất lượng cao đâu. Nó đào tạo toàn mấy ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh và truyền thông, báo chí bla bala.. Đào tạo xong đám này hầu như không bao giờ xin được việc ở Tây, chính đám này về nước sẽ làm nên cái đám đa cấp chuyên đi lùa gà úp bô. Về phần KHKT thì lâu lâu nó chọn được vài em và những em học về KHKT giỏi thì nó lượm luôn phục vụ cho nó chứ hầu như nó không để cho về nước.
Đảm bảo cái đám mà muốn học vui vẻ thì nhắc là chỉ có con đường đi du học thôi chứ ở VN thi không đậu cái trường Cao Đẳng, Đại Học có tiếng nào đâu. Học vui vẻ thì nhà phải giàu nhé! Con nhà nghèo thì phải cố mà cày cuốc học hành đi mới có cơ hội đổi đời được. Mấy năm nay công nghệ phân lô bán nền lên tầm mới, bọn cò học hành thấp mà thu nhập cao hơn kĩ sư nên nó mới nẩy ra cái câu học gì cho lắm. Nhất thời thôi!
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
141
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Tây mà không coi trọng bằng cấp??
Nhìn cái đám du học tự túc của VN nó sang Tây là biết. Tây nó không đào tạo cho VN những ngành Khoa học kỹ thuật chất lượng cao đâu. Nó đào tạo toàn mấy ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh và truyền thông, báo chí bla bala.. Đào tạo xong đám này hầu như không bao giờ xin được việc ở Tây, chính đám này về nước sẽ làm nên cái đám đa cấp chuyên đi lùa gà úp bô. Về phần KHKT thì lâu lâu nó chọn được vài em và những em học về KHKT giỏi thì nó lượm luôn phục vụ cho nó chứ hầu như nó không để cho về nước.
Đảm bảo cái đám mà muốn học vui vẻ thì nhắc là chỉ có con đường đi du học thôi chứ ở VN thi không đậu cái trường Cao Đẳng, Đại Học có tiếng nào đâu. Học vui vẻ thì nhà phải giàu nhé! Con nhà nghèo thì phải cố mà cày cuốc học hành đi mới có cơ hội đổi đời được. Mấy năm nay công nghệ phân lô bán nền lên tầm mới, bọn cò học hành thấp mà thu nhập cao hơn kĩ sư nên nó mới nẩy ra cái câu học gì cho lắm. Nhất thời thôi!
Gì đâu xa, nhà em đây. Có cô em gái ruột đi học theo dạng học bổng cố được cái ngành y sinh bên bển, giờ nó dụ khị thêm cái học bổng làm luận án tiến sỹ luôn rồi ở lại làm việc cho nó mấy năm là xong thả tự do. Mie, thôi thì tốt cho em mình đấy nhưng nghĩ bụng bọn này nó hút người tài thì thôi, học chục năm xong cho cái học bổng NCS bắt người ta làm thêm mấy năm nữa thì chắc số người muốn về cố hương chỉ tầm 1% là may. Hút chất xám quá dã man.
Còn đúng là mấy ngành hay được thả về là mấy ngành tài chính, bên nó không thiếu thì thả về tụi nó cũng chẳng mặn mà lắm.
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,102
Động cơ
543,943 Mã lực
Cái dở cái dốt của VN là chỉ nhìn thấy kết quả, thành quả mà không nhìn quá trình.
Giống như mấy thằng vằn vện sang Tây thấy ôi sao bên đó hạ tầng ngon ngẻ thế.??
Để được như thế cha ông họ tốn mồ hôi, nước mắt và cả máu xây dựng mấy trăm năm.
Học hành cũng thế Tây nó học nhẹ hơn là vì có thời nó cũng học cày bừa thí con đ mẹ ra, quad trình tiến hóa dần đến này bọn nó được trau dồi được tư duy tự giác ( mất cả mấy chục thế hệ nó mới được thế). Nhật, Hàn, Tàu.. dù giàu có còn học chít con mịa ( nói về độ học nặng thi VN không có tuổi với bọn này). Vn vì truyền thống văn hóa sống không khác gì bọn này sao không học nó suốt ngày đú Tây. Nói rõ là mình không giống Tây nên đừng cứ nghĩ làm y chang Tây thì sẽ thành công như Tây và đó là tư duy nô lệ.
Ý em không phải copy gẫy mà nhiều người nói tây dốt (ý thế) với học nhẹ. Em không tin và không thấy tây nó học nhẹ, mà cách học nó khác, nó phân hóa khá sớm và chọn tài năng theo thiên hướng sớm. Kiểu như mình toàn thấy tây balo lang thang VN nghĩ bọn này học hành lơ mơ nên phải làn thang, dốt:D
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
141
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Ý em không phải copy gẫy mà nhiều người nói tây dốt (ý thế) với học nhẹ. Em không tin và không thấy tây nó học nhẹ, mà cách học nó khác, nó phân hóa khá sớm và chọn tài năng theo thiên hướng sớm. Kiểu như mình toàn thấy tây balo lang thang VN nghĩ bọn này học hành lơ mơ nên phải làn thang, dốt:D
Kiểu đào tạo quý tộc phân biệt đẳng cấp gia đình, chỉ tập trung cho 1 nhóm elite có điều kiện thì e nghĩ không phù hợp với văn hóa và mục tiêu phát triển của Ta. Em sợ chính cách đào tạo này (nếu có thật) sẽ khiến bọn Tây ngày càng đi xuống so với các nước như Hàn hay Trung vì không phát huy được tối đa tiềm lực của nhân tài trong xã hội.
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,102
Động cơ
543,943 Mã lực
Kiểu đào tạo quý tộc phân biệt đẳng cấp gia đình, chỉ tập trung cho 1 nhóm elite có điều kiện thì e nghĩ không phù hợp với văn hóa và mục tiêu phát triển của Ta. Em sợ chính cách đào tạo này (nếu có thật) sẽ khiến bọn Tây ngày càng đi xuống so với các nước như Hàn hay Trung vì không phát huy được tối đa tiềm lực của nhân tài trong xã hội.
Thì hết cấp 2 sang cấp 3 là phân nhánh được rồi, chứ cứ xong đại học rồi làm gì thì làm lấy đâu ra thợ chuẩn. Nước mình đang thừa thầy thiếu thợ đây. Đoen cử như người thợ xây thì em chỉ gọi họ là công nhân đặt gạch lên vữa thôi (em thực sự xin lỗi các bác thợ xây xưa)
 

Marda49

Xe buýt
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
785
Động cơ
336,222 Mã lực
Ý em không phải copy gẫy mà nhiều người nói tây dốt (ý thế) với học nhẹ. Em không tin và không thấy tây nó học nhẹ, mà cách học nó khác, nó phân hóa khá sớm và chọn tài năng theo thiên hướng sớm. Kiểu như mình toàn thấy tây balo lang thang VN nghĩ bọn này học hành lơ mơ nên phải làn thang, dốt:D
Thực ra nói không phải là tự hào gì!
Đại đa số kiến thức chung( kiến thức xã hội, chính trị, văn hóa...) học sinh Tây dốt hơn Ta. Có điều phần đỉnh của chop thì bên Tây nó vượt trội hơn Ta. Phần đỉnh của chop này nó học hành kinh dị luôn chứ không phải học hành vui vẻ đâu. Bên Tây nó phân hóa sớm nhưng phân hóa bằng tài chính.
 

Hp007hp

Xe buýt
Biển số
OF-409895
Ngày cấp bằng
11/3/16
Số km
681
Động cơ
550,952 Mã lực
Trên FB có ý kiến của người trong ngành tổng hợp về cải cách Giáo dục trong 1 thời gian dài. Tới lúc này đã rất khó sửa chữa rồi cụ.

ĐỌC GIÙM BẠN: Ý KIẾN PHẢN BIỆN GIÁO DỤC: SAI TỪ BAO GIỜ ?
*******
Xin nói trước rằng bất cứ lãnh đạo nào cũng đều rất ghét những thuộc cấp hay có ý kiến trái chiều. Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng nếu không có các thuộc cấp trái chiều như vậy thì lãnh đạo sẽ mắc sai lầm ngày càng trầm trọng.
Hôm nay tôi - một giáo viên già - đang nghĩ suy về câu hỏi "Giáo dục phổ thông sai lầm bắt đầu từ khi nào ?" và rồi tự nhận thấy như sau:
1). Sai lầm đầu tiên có lẽ là chuyện nhập cấp 1 với cấp 2 thành THCS. Hãy hình dung bạn là Hiệu trưởng thì mỗi khi chào cờ bạn sẽ nói gì khi trước mặt mình là những đứa trẻ con từ 6 tuổi đến cô gái vị thành niên 15 tuổi ? Một GV cấp 1 liệu có thể làm hiệu trưởng không ? Và ngược lại, một GV cấp 2 có chỉ đạo chuyên môn được cô giáo dạy lớp 1 không ?
2). Sai lầm tiếp theo là nhập Bộ giáo dục với Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp. Về chuyên môn một bên là dân trí còn một bên là đào tạo nghề nghiệp. Hãy hình dung một vị Bộ trưởng xuất thân từ GV phổ thông có chỉ đạo được Hiệu trưởng các trường đại học không ? Và ngược lại, một Bộ trưởng xuất thân từ GV đại học có dám dự giờ góp ý cho cô giáo tiểu học không ?
3) Sai lầm thứ ba là cho ra đời phân ban A,B,C. Khi phân ban này thất bại thì không quay xe mà đổi sang ban tự nhiên, ban xã hội và ban kỹ thuật. Thay đổi này tiếp tục thất bại thì xoay sang tự chọn theo khối thi A, A1, B, D,... Tất cả các sai lầm nối tiếp này đều có chung một nguyên nhân là gián tiếp hủy bỏ khái niệm "phổ thông". Phổ thông là phổ biến, là phổ dụng, là phổ cập, là mặt bằng dân trí. Vậy hệ phổ thông là 9 năm hay 12 năm ? Đã là mặt bằng dân trí thì sao học sinh cấp 3 lại học chương trình khác nhau ?
4) Sai lầm thứ tư là: ngầm đưa ra khái niệm môn chính môn phụ thông qua việc thi môn này bỏ môn khác. Tạo ra sự học lệch, thậm chí dạy chiếu lệ môn phụ. Con người là một chỉnh thể toàn diện. Đồng ý rằng muốn có cơ thể khỏe mạnh cần nhiều chất bổ, nhưng thiếu iot là sinh bệnh bướu cổ đấy. Đừng coi thường môn phụ. Nghĩ lại xem, khi vào đời công dân biết hát là nhờ karaoke đấy, còn biết nhảy dân vũ, biết chơi bóng chuyền hơi không phải nhờ môn âm nhạc hay thể dục trong nhà trường phổ thông đâu nhé.
5). Sai lầm thứ năm là bắt học sinh phổ thông học nghề. Bắt lớp 8 cả làng cùng học chung một nghề. Bắt lớp 11 cả huyện cùng học chung một nghề. Chẳng cần biết năng khiếu học trò, chẳng cần biết quy hoạch kinh tế địa phương, chỉ cần xem giáo viên có khả năng dạy được nghề gì đỡ trái tay nhất.
6) Sai lầm thứ sáu là bỏ thi tốt nghiệp cấp 1 rồi tiếp tục bỏ thi tốt nghiệp cấp 2. Xin hỏi có nhà máy nào khi sản phẩm xuất ra thị trường mà không tổng kiểm tra chất lượng (OTK) lần cuối cùng chứ ? Ngược lại, với cấp 3 thì lại quá quan trọng hóa kỳ thi tốt nghiệp này. Bộ GD ôm lấy kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 chẳng khác gì làm thay ông Giám đốc nhà máy việc OTK sản phẩm xuất xưởng của họ. Cũng vì Bộ GD làm thay Hiệu trưởng cấp 3 việc thi tốt nghiệp nên tiện thể làm thay luôn Hiệu trưởng đại học việc tuyển sinh. Có nhà máy sản xuất bánh mỳ nào mà Bộ chế biến nông sản phải đi mua hộ bột mỳ cho nhà máy không nhỉ ?
7). Sai lầm thứ bảy cực kỳ nguy hiểm chính là sách giáo khoa tích hợp. Về mặt khoa học chỉ từ thế kỷ thứ 16 trở về trước loài người mới gộp chung toán lý hóa sinh lại với nhau thành một môn triết học tự nhiên. Còn về mặt sư phạm chỉ từ trước 1975 mới có hệ đào tạo giáo viên 10+3 tự nhiên và 10+3 xã hội. Hiện nay hệ đào tạo này đã bị coi là không đạt chuẩn.
😎
Sai lầm thứ tám là sự ra đời của các trường chuyên. Ban đầu sự ra đời của các lớp "năng khiếu" chỉ là phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu . Càng ngày mục tiêu "bồi dưỡng nhân tài" đổi sang màu sắc "luyện thi" và tên "năng khiếu" đổi thành "chuyên". Nghĩa là duy ý chí - Người ta nghĩ rằng cứ tập nhảy cao mãi thì sẽ thành vận động viên nhảy cao quốc gia, thế giới. Ngay cả những người có chức sắc cũng tìm mọi cách đưa con cháu vào trường chuyên. Họ nghĩ rằng trường chuyên là "cái máy" có thể biến mọi người bình thường thành siêu nhân.
9) Sai lầm thứ chín là việc "Tại sao bất cứ ai cũng phản đối dạy thêm, học thêm tràn lan" nhưng bất cứ ai cũng đã và đang hàng ngày hàng giờ chở con cháu đến lò học thêm ? Vì rằng bệnh thành tích đánh giá thi đua bằng điểm thi chứ không bằng chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo viên không dạy thêm thì không đủ sống, lại còn mất danh dự vì xã hội hiểu nhầm mình kém chuyên môn.
Học trò không học thêm thì bị điểm các kỳ thi sỉ nhục. (Mục đích kỳ thi, kiểm tra là xác nhận học trò đã đạt chuẩn kiến thức kỹ năng chưa. Nhưng hiện nay mọi kỳ thi, kiểm tra đều bị biến thành mục đích xếp loại ai hơn ai).
Các nhà trường bỏ dạy thêm chất lượng không bằng chị bằng em và sẽ bị hội đồng thi đua xếp xuống tốp cuối.
10). Sai lầm thứ mười là nặn ra cái gọi là "đại học đại cương". Học sinh phổ thông thì bày đặt học tự chọn, sinh viên đại học nghề khác nhau thì lại học như nhau. May mà cái trường đại học "cứng đầu" nên sớm nhận ra sai lầm mà bỏ đi.
•••••••
Hình như đổi mới tận gốc rễ (căn bản) nếu gặp sai lầm không có ai can ngăn thì cuối cùng sẽ sai đến tận gốc rễ.
Trên đây chỉ xin nêu chuỗi các sự kiện sai lầm, còn mỗi sự kiện này xảy ra năm nào, gắn với tên tuổi Bộ trưởng nào chắc không cần nhắc lại.
> (Ghi chú mục 1)
Có một số người nói rằng khi nhập cấp 1,(#FB.GSTS.NGUYENCANHTOAN)
Trên FB có ý kiến của người trong ngành tổng hợp về cải cách Giáo dục trong 1 thời gian dài. Tới lúc này đã rất khó sửa chữa rồi cụ.

ĐỌC GIÙM BẠN: Ý KIẾN PHẢN BIỆN GIÁO DỤC: SAI TỪ BAO GIỜ ?
*******
Xin nói trước rằng bất cứ lãnh đạo nào cũng đều rất ghét những thuộc cấp hay có ý kiến trái chiều. Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng nếu không có các thuộc cấp trái chiều như vậy thì lãnh đạo sẽ mắc sai lầm ngày càng trầm trọng.
Hôm nay tôi - một giáo viên già - đang nghĩ suy về câu hỏi "Giáo dục phổ thông sai lầm bắt đầu từ khi nào ?" và rồi tự nhận thấy như sau:
1). Sai lầm đầu tiên có lẽ là chuyện nhập cấp 1 với cấp 2 thành THCS. Hãy hình dung bạn là Hiệu trưởng thì mỗi khi chào cờ bạn sẽ nói gì khi trước mặt mình là những đứa trẻ con từ 6 tuổi đến cô gái vị thành niên 15 tuổi ? Một GV cấp 1 liệu có thể làm hiệu trưởng không ? Và ngược lại, một GV cấp 2 có chỉ đạo chuyên môn được cô giáo dạy lớp 1 không ?
2). Sai lầm tiếp theo là nhập Bộ giáo dục với Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp. Về chuyên môn một bên là dân trí còn một bên là đào tạo nghề nghiệp. Hãy hình dung một vị Bộ trưởng xuất thân từ GV phổ thông có chỉ đạo được Hiệu trưởng các trường đại học không ? Và ngược lại, một Bộ trưởng xuất thân từ GV đại học có dám dự giờ góp ý cho cô giáo tiểu học không ?
3) Sai lầm thứ ba là cho ra đời phân ban A,B,C. Khi phân ban này thất bại thì không quay xe mà đổi sang ban tự nhiên, ban xã hội và ban kỹ thuật. Thay đổi này tiếp tục thất bại thì xoay sang tự chọn theo khối thi A, A1, B, D,... Tất cả các sai lầm nối tiếp này đều có chung một nguyên nhân là gián tiếp hủy bỏ khái niệm "phổ thông". Phổ thông là phổ biến, là phổ dụng, là phổ cập, là mặt bằng dân trí. Vậy hệ phổ thông là 9 năm hay 12 năm ? Đã là mặt bằng dân trí thì sao học sinh cấp 3 lại học chương trình khác nhau ?
4) Sai lầm thứ tư là: ngầm đưa ra khái niệm môn chính môn phụ thông qua việc thi môn này bỏ môn khác. Tạo ra sự học lệch, thậm chí dạy chiếu lệ môn phụ. Con người là một chỉnh thể toàn diện. Đồng ý rằng muốn có cơ thể khỏe mạnh cần nhiều chất bổ, nhưng thiếu iot là sinh bệnh bướu cổ đấy. Đừng coi thường môn phụ. Nghĩ lại xem, khi vào đời công dân biết hát là nhờ karaoke đấy, còn biết nhảy dân vũ, biết chơi bóng chuyền hơi không phải nhờ môn âm nhạc hay thể dục trong nhà trường phổ thông đâu nhé.
5). Sai lầm thứ năm là bắt học sinh phổ thông học nghề. Bắt lớp 8 cả làng cùng học chung một nghề. Bắt lớp 11 cả huyện cùng học chung một nghề. Chẳng cần biết năng khiếu học trò, chẳng cần biết quy hoạch kinh tế địa phương, chỉ cần xem giáo viên có khả năng dạy được nghề gì đỡ trái tay nhất.
6) Sai lầm thứ sáu là bỏ thi tốt nghiệp cấp 1 rồi tiếp tục bỏ thi tốt nghiệp cấp 2. Xin hỏi có nhà máy nào khi sản phẩm xuất ra thị trường mà không tổng kiểm tra chất lượng (OTK) lần cuối cùng chứ ? Ngược lại, với cấp 3 thì lại quá quan trọng hóa kỳ thi tốt nghiệp này. Bộ GD ôm lấy kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 chẳng khác gì làm thay ông Giám đốc nhà máy việc OTK sản phẩm xuất xưởng của họ. Cũng vì Bộ GD làm thay Hiệu trưởng cấp 3 việc thi tốt nghiệp nên tiện thể làm thay luôn Hiệu trưởng đại học việc tuyển sinh. Có nhà máy sản xuất bánh mỳ nào mà Bộ chế biến nông sản phải đi mua hộ bột mỳ cho nhà máy không nhỉ ?
7). Sai lầm thứ bảy cực kỳ nguy hiểm chính là sách giáo khoa tích hợp. Về mặt khoa học chỉ từ thế kỷ thứ 16 trở về trước loài người mới gộp chung toán lý hóa sinh lại với nhau thành một môn triết học tự nhiên. Còn về mặt sư phạm chỉ từ trước 1975 mới có hệ đào tạo giáo viên 10+3 tự nhiên và 10+3 xã hội. Hiện nay hệ đào tạo này đã bị coi là không đạt chuẩn.
😎
Sai lầm thứ tám là sự ra đời của các trường chuyên. Ban đầu sự ra đời của các lớp "năng khiếu" chỉ là phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu . Càng ngày mục tiêu "bồi dưỡng nhân tài" đổi sang màu sắc "luyện thi" và tên "năng khiếu" đổi thành "chuyên". Nghĩa là duy ý chí - Người ta nghĩ rằng cứ tập nhảy cao mãi thì sẽ thành vận động viên nhảy cao quốc gia, thế giới. Ngay cả những người có chức sắc cũng tìm mọi cách đưa con cháu vào trường chuyên. Họ nghĩ rằng trường chuyên là "cái máy" có thể biến mọi người bình thường thành siêu nhân.
9) Sai lầm thứ chín là việc "Tại sao bất cứ ai cũng phản đối dạy thêm, học thêm tràn lan" nhưng bất cứ ai cũng đã và đang hàng ngày hàng giờ chở con cháu đến lò học thêm ? Vì rằng bệnh thành tích đánh giá thi đua bằng điểm thi chứ không bằng chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo viên không dạy thêm thì không đủ sống, lại còn mất danh dự vì xã hội hiểu nhầm mình kém chuyên môn.
Học trò không học thêm thì bị điểm các kỳ thi sỉ nhục. (Mục đích kỳ thi, kiểm tra là xác nhận học trò đã đạt chuẩn kiến thức kỹ năng chưa. Nhưng hiện nay mọi kỳ thi, kiểm tra đều bị biến thành mục đích xếp loại ai hơn ai).
Các nhà trường bỏ dạy thêm chất lượng không bằng chị bằng em và sẽ bị hội đồng thi đua xếp xuống tốp cuối.
10). Sai lầm thứ mười là nặn ra cái gọi là "đại học đại cương". Học sinh phổ thông thì bày đặt học tự chọn, sinh viên đại học nghề khác nhau thì lại học như nhau. May mà cái trường đại học "cứng đầu" nên sớm nhận ra sai lầm mà bỏ đi.
•••••••
Hình như đổi mới tận gốc rễ (căn bản) nếu gặp sai lầm không có ai can ngăn thì cuối cùng sẽ sai đến tận gốc rễ.
Trên đây chỉ xin nêu chuỗi các sự kiện sai lầm, còn mỗi sự kiện này xảy ra năm nào, gắn với tên tuổi Bộ trưởng nào chắc không cần nhắc lại.
> (Ghi chú mục 1)
Có một số người nói rằng khi nhập cấp 1,2 thành PTCS chứ không phải THCS.
Chính cái tên gọi này cũng gọi sai nên vài năm sau phải sửa lại. Cụ thể:
Giáo dục phổ thông chia ra thành 2 bậc là Tiểu học và Trung học. Trong bậc Trung học lại chia ra 2 cấp là cấp THCS và cấp THPT. (Lúc đầu gọi tên sai là PTTH).
Việc nhập cấp 1,2 lý do là "hà tiện" cơ sở vật chất cho xã phường. Còn việc tách là do hai trường này thuộc hai bậc học khác nhau. Bộ, Sở, Phòng khi đó cũng tách riêng bộ phận chỉ đạo chuyên môn thành bậc Tiểu học và Trung học (ngoài ra còn hệ Mầm non).
•••••
(#FB.GSTS.NGUYENCANHTOAN)
Ô này gsts xa quê rồi. Đọc ý đầu đã sai rồi, ở đâu cấp 1 học cùng cấp 2, ở đâu có hiệu trưởng chung 2 cấp đó? Quê e là 2 trường độc lập. Rồi chuyên chọn đào tạo con chức sắc thành siêu nhân? chuyên chọn nó gom bọn giỏi vào cho nó dễ giỏi hơn chứ con ông nào dốt vào đc đó đâu (Số ít tiêu cực thì tây ta đều có hết - ko tính).
Ô này nên nói về việc ô ấy làm thôi, nơi ô ấy sống thôi, việc ở xa thế ô biết gì mà nói.
 

haitotbung

Xe tải
Biển số
OF-77573
Ngày cấp bằng
11/11/10
Số km
377
Động cơ
444,903 Mã lực
Em không thích kiểu gọi lên trả bài đầu giờ ngẫu nhiên, nó tạo áp lực cho người bị gọi và tương đối không công bằng. Các cháu lên bảng không trả lời được thì xấu hổ, áp lực tâm lý không tốt.

Nhưng muốn học tử tế thì phải test. Test càng nhiều càng tốt. Test nhiều thì theo dõi được quá trình học, và cũng tạo nhiều cơ hội gỡ điểm.

Em đề nghị thay vì gọi lên bảng kiểm tra, các môn thiết kế bài quiz nhanh. Vài câu dễ, đơn giản hỏi những nội dung key bài học lần trước. Làm nhiều, liên tục thì các cháu sẽ có thói quen ôn bài.

Không phải cái gì của Tây cũng áp dụng với mình được đâu. Xứ họ tích luỹ tư bản nhiều năm, phúc lợi nhiều. Làm việc vớ vẩn cũng đủ ăn, đủ mặc.

Xứ mình nghèo, việc thì ít, lương thấp so với mức sống, phải học nhiều, làm chăm mới mong cạnh tranh được. Đúng là cũng thương các cháu; nhưng đến lúc các cháu lớn thì xã hội nó phũ lắm, có ai thương đâu.

Thằng bạn nhà nó giàu sẵn, mấy cái nhà cho thuê thì nó vừa học vừa chơi. Mình nhà nghèo, chơi theo nó là đời mình ra bã. So sánh cấp độ xã hội giữa ta và tây cũng vậy.
 

Marda49

Xe buýt
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
785
Động cơ
336,222 Mã lực
Thì hết cấp 2 sang cấp 3 là phân nhánh được rồi, chứ cứ xong đại học rồi làm gì thì làm lấy đâu ra thợ chuẩn. Nước mình đang thừa thầy thiếu thợ đây. Đoen cử như người thợ xây thì em chỉ gọi họ là công nhân đặt gạch lên vữa thôi (em thực sự xin lỗi các bác thợ xây xưa)
Việc phân nhánh này bị hạn chế là tư duy cố hữu của dân ta chứ không phải do ngành giáo dục.
Ngành giáo dục bây giờ hết cấp 2 đã phân nhánh rồi. Tuy nhiên cách phân nhánh vẫn là vận động. Như hết lớp 9 thi vào lớp 10 các em có học lực yếu đều được nhà trường mời phụ huynh lên khuyên nên vào trường nghề học. Thế nhưng ít có gia đình chấp nhận.
Tuy vậy phân nhánh hay không phân nhánh thì việc học phải là học cật lực( kể cả học nghề) phải có kiểm tra đánh giá chứ không phải học cho vui, vui thì mới học. Cày cuốc thí mẹ còn không ăn thua ở đó mà học vui vẻ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,785
Động cơ
336,292 Mã lực
Tuổi
44
Em không thích kiểu gọi lên trả bài đầu giờ ngẫu nhiên, nó tạo áp lực cho người bị gọi và tương đối không công bằng. Các cháu lên bảng không trả lời được thì xấu hổ, áp lực tâm lý không tốt.

Nhưng muốn học tử tế thì phải test. Test càng nhiều càng tốt. Test nhiều thì theo dõi được quá trình học, và cũng tạo nhiều cơ hội gỡ điểm.

Em đề nghị thay vì gọi lên bảng kiểm tra, các môn thiết kế bài quiz nhanh. Vài câu dễ, đơn giản hỏi những nội dung key bài học lần trước. Làm nhiều, liên tục thì các cháu sẽ có thói quen ôn bài.

Không phải cái gì của Tây cũng áp dụng với mình được đâu. Xứ họ tích luỹ tư bản nhiều năm, phúc lợi nhiều. Làm việc vớ vẩn cũng đủ ăn, đủ mặc.

Xứ mình nghèo, việc thì ít, lương thấp so với mức sống, phải học nhiều, làm chăm mới mong cạnh tranh được. Đúng là cũng thương các cháu; nhưng đến lúc các cháu lớn thì xã hội nó phũ lắm, có ai thương đâu.

Thằng bạn nhà nó giàu sẵn, mấy cái nhà cho thuê thì nó vừa học vừa chơi. Mình nhà nghèo, chơi theo nó là đời mình ra bã. So sánh cấp độ xã hội giữa ta và tây cũng vậy.
Em thấy cái vụ hỏi đầu bài đầu giờ là cái kiểu nửa vời, test ko ra test mà kiểm tra ko kiểm tra. Kiểm tra ngẫu nhiên có vài người mà bắt cả lớp bị tâm lý nặng nề. Test nhiều thì tốt nhưng ít ra người ta ôn tập để mà test chứ kiểu ghi nhớ lưu ý để chờ trả bài đầu giờ ngẫu nhiên xong rồi phần lớn là ko bị hỏi thì mất công mà bạn nào bị hỏi thì cảm thấy bất công. Lại được mấy ông giáo sư tiến sỹ ủng hộ cho rằng ngày trước bọn tao cũng thế mà thành giờ tụi mài sướng quá hóa rồ. Nhưng ngày xưa chỉ loanh quanh vài cuộc thi của trường, cùng lắm học sinh giỏi thành tỉnh quốc gia là hết. Giờ các cháu global citizen thì đủ các kỳ thi cho các bạn thi mệt nghỉ. Nhưng xác định tâm lý thi (test) là thi, ôn tập xong thi nó sòng phẳng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top