[ATGT] Tổng hợp về phí hạn chế xe cá nhân: họ cố tình thì mình phải cố gắng

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,972
Động cơ
1,057,399 Mã lực
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đóng phí là yêu nước (!?)
Thứ Ba, 03/04/2012 23:20
Chiều tối 3-4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để “nói cho rõ hơn” về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Ông Thăng cho rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?)
Chúng tôi yêu nước lắm rồi ông bộ trưởng ạ!còn các ông yêu cái gì?
*** nó, ai cũng biết La yêu nước thế nào rồi, cứ nhìn vào khối tài sản nhà La thì biết. Hài hước ở chỗ La lại còn dạy anh em mình phải yêu nước như thế nào. b-(
 

ldthuan

Xe máy
Biển số
OF-25501
Ngày cấp bằng
10/12/08
Số km
60
Động cơ
490,100 Mã lực
anh Thăng mới chuyển người có ô tô từ "giàu" sang "bớt nghèo" hơn rồi các bác ạ
 

hoang204

Xe buýt
Biển số
OF-2763
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
570
Động cơ
568,120 Mã lực
nghe thằng cha # nói mà cứ như chỉ mỗi lão ấy biết yêu nước ấy, áp đặt ý kiến chủ quan quá, muốn tận thu vì hết tiền do VinaShin thì cứ nói thẳng ra, lão đi xe công thì có phải bỏ tiền túi ra mà xót đâu. Chúng tôi đóng đủ mọi loại thuế phí rồi thì chúng tôi có quyền đi trên đường chứ, ko lẽ có biển số rồi mà vẫn nằm nhà vì chưa phải đóng phí "Hạn chế sử dụng" à, nghe "chuối cả nải" ko chịu được.
 

thanglong116

Xe máy
Biển số
OF-9804
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
67
Động cơ
534,922 Mã lực

nguvango

Xe buýt
Biển số
OF-91760
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
741
Động cơ
410,930 Mã lực
Nơi ở
Sư tử quận
Thằng # nó nói: "Mức phí giao thông đề xuất là hợp lý, cá nhân tôi xin chịu trách nhiệm. Tôi tin, 600.000 người có xe ôtô sẽ tự hào vì tham gia đóng góp cho đất nước"
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/bo-truong-thang-toi-da-lam-phai-quyet-liet/
Nghe mà điên quá có thằng đ. é. o nào tự hào mà nó dám nói thế nhỉ
Em không phải là giàu có gì nhưng Làng quê em làm đường nông thôn: Em hủng hộ tiền; Xã em xây Nghĩa trang, đền, chùa: Em cũng ủng hộ tiền. Em tự hào vì em biết đồng tiền của em được sử dụng đúng mục đích, đúng ý nghĩa, không thất thoát.

Em không bao giờ tự hào nếu phải đóng phí hạn chế phương tiện. Tại sao vậy ? Vì đồng tiền của em chắc chắn không sử dụng đúng mục đích và thậm chí là thất thoát hết.
 

kienvairo

Xe tải
Biển số
OF-28663
Ngày cấp bằng
8/2/09
Số km
213
Động cơ
485,956 Mã lực
Báo cáo các cụ, như tiêu đề em đã đặt "họ cố tình thì mình phải cố gắng". Giờ đây em thấy họ đang rất cố tính mà anh em mình vẫn chưa thấy cố gắng đâu ạ. Họ đang bảo 600.000 người đi oto đang ủng hộ họ đấy. Nếu anh em mình không lên tiếng thì có nghĩa là mình đang để họ vu khống mà không có ý kiến gì. Vậy em đề nghị mình đổi tên diễn đàn thành "xedapfun.net" đi ạ, vì đại diện phần lớn trong số 600.000 xe oto mà đang bị ngồi trên đầu vẫn tươi cười hớn hở đấy ạ. Các cụ cứ ngồi đây mà chửi bới chẳng có ích gì đâu, phải hành động mới có tác dụng. Cá nhân em phải đóng phí cho vụ này còn hơn phải đóng phí để hạn chế quyền lợi của mình.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,972
Động cơ
1,057,399 Mã lực
Theo em thì chúng ta nên đặt in đề can cái hình như avatar của cụ nguvanngo
rồi dán vào đằng sau xe. 600.000 người dán thì sẽ cho # thấy # được mọi người "ủng hộ" như thế nào. Mỗi cụ thủ sẵn trong xe khoảng chục cái, bác tài nào có nhu cầu thì phát luôn...
 

taylaitre

Xe máy
Biển số
OF-5872
Ngày cấp bằng
18/6/07
Số km
94
Động cơ
544,302 Mã lực
Theo em thì chúng ta nên đặt in đề can cái hình như avatar của cụ nguvanngo
rồi dán vào đằng sau xe. 600.000 người dán thì sẽ cho # thấy # được mọi người "ủng hộ" như thế nào. Mỗi cụ thủ sẵn trong xe khoảng chục cái, bác tài nào có nhu cầu thì phát luôn...
Nếu các Bác có làm thì em xin 1 cái luôn nhé
 

ozzfan

Xe buýt
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
512
Động cơ
492,280 Mã lực
Thằng # mặt L lại phát biểu nghe chuối quá, em đọc mà điên hết người, đúng là loại mặt dày, dân chửi như chó mà vẫn kêu là ủng hộ với tự hào http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/bo-truong-thang-toi-da-lam-phai-quyet-liet/
Đã đâm lao rồi thì phải theo lao thôi cụ ợ. Nếu không thì lại bị dư luận bảo là "đẽo cày giữa đường". Nhưng càng ngày em càng thấy ông này quanh co kiểu lý sự cùn, cố đấm ăn xôi.

Nhưng phải nói là da mặt cũng dày thật. Từ chuyện bảo đi xe bus xong rồi không đi, bảo nhận trách nhiệm cháy xe rồi cũng bỏ đấy, đổi giờ học giờ làm rồi cũng chìm vào quên lãng, phân làn cũng không đi đến đâu. Mặt cầu Thăng Long từ ngày thanh tra đến giờ vẫn thế. Chuyện thu phí sai ngay từ đầu, chuẩn bị hấp tấp, thay đổi tên gọi nhưng bản chất thì vẫn thế. Đầu tiên cố sống cố chết bảo chống ùn tắc, giảm tai nạn, sau lại bảo thu thêm ngân sách để có tiền. Bao nhiêu người phản đối từ những người dân bình thường như anh em ta đến nhưng người tạm gọi là người của công chúng, đại biểu QH, chuyên gia kinh tế, .... thế mà ông ấy vẫn lên phát biểu như không. Khâm phục, khâm phục!

Các BT nhiệm kỳ trước tuy có nhiều hạn chế nhưng quả thật là những người có tự trọng. Việc gì không làm được, hoặc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân thì các vị ấy đều không làm, không hứa. Chứ không như bác này, không đứng trên quyền lợi của nhân dân, bất chấp dư luận, chỉ chăm chăm thu tiền.
 

mr.ken_no1

Xe container
Biển số
OF-53142
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
8,254
Động cơ
526,850 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói, hê hê
Tình hình là phải làm cái ọp để bàn bạc các cụ ơi
Số của em dưới chữ ký, cụ nào chủ trì đi rồi alo cho mọi người nhé
Em sẽ tham gia.
 

laogia

Xe máy
Biển số
OF-35585
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
56
Động cơ
473,960 Mã lực
Em xin copy - paste ý kiến
Kính gửi Bộ trưởng Bộ GTVT và các nhà lãnh đạo
Lúc nói thì hùng hồn nhưng đến khi cần phân định rạch ròi trách nhiệm thì có thấy ông không hả Bộ trưởng? Xe máy còn cháy ông hứa là sẽ chịu trách nhiệm vậy từ khi đó đến nay đã cháy tiếp bao nhiêu xe rồi, ông đã chịu trách nhiệm với chiếc nào chưa?
Xin thưa với ông, Cái mức phí do ông khởi xuớng đó có rất nhiều điểm sai. Ngoài những điều mà cựu ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đưa ra như là vi phạm pháp luật rồi phí chông phí,v.v..., tôi xin chỉ ra mấy điểm nổi bật về cái KHÔNG ĐƯỢC của đề xuất này.
1. Sai với Cương lĩnh 1991. Đại hội đại biểu **** toàn quốc lần thứu 7 năm 1991 đã đưa ra Cương lĩnh 1991 là :Dân giàu - nước mạnh - xã hội - công bằng - dân chủ - văn minh". Đến giờ đây ông lại đưa ra những lý luận dể bảo vệ cái đề xuất của ông đi ngược lại với Cương lĩnh này. Ông coi người dân giàu là cái tội, vậy thì lấy đâu ra nước mạnh? Gần đây, một Thứ trưởng của Bộ ông còn ngang nhiên phát biểu trên truyền hình là việc thu phí này không quan tâm đến CÔNG BẰNG. Vậy ông là một UVTU **** có nắm được cương lĩnh 1991 không vậy?
2. Với chức năng nhiệm vụ của Nhà nước XHCN, chắc ông phải hiểu rõ là "phải thường xuyên nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên mọi mặt". Việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ công phải do Nhà nước thực hiện. Giờ sao ông lại bắt người dân phải lo? Trách nhiệm của Nhà nước mà Nhà nước không thực hiện vậy thì Nhà nước để làm gì?
3. Phí mà do ông đề xuất đựoc ông nói là đã nghiên cứu này, nghiên cứu nọ nhưng theo tôi và ngưòi dân VN có thể thấy rằng các ông chẳng hề có sự nghiên cứu nào cả. Ban đầu là "Phí lưu hành" rồi sau một thời gian chuyển thành "Phí hạn chế". Sao nghiên cứu kỹ mà lại loanh quanh như vậy hả ông Bộ trưởng? Không biết rồi sẽ chuyển thành cái gì khi mà cái phí này không hợp lòng dân, vi phạm pháp luật,...
4. Người đề xuất không hề hiểu về kinh tế và quản lý kinh tế. Ông nói là nghiên cứu kỹ, tôi không hiểu là kiến thức kinh tế và quản lý kinh tế của ông đến đâu. Chỉ ví dụ khi xăng tăng thêm 100đ/l thì mọi hàng hoá trên thị trường thi nhau tăng giá, đẩy cuộc sống ngườ lao động đã khó khăn thêm phần khó khăn, Xe ôm lấy lý do xăng tăng nên cũng lên giá thêm 1000đ/km. Vậy phải chăng là 1 km chiếc xe ôm đấy tiêu thụ hết 1 lít xăng? Chắc chắn là không. Nhưng anh ta cần phải có thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống của anh ta và gia đình anh ta, cần phải có thu nhập để trang trải ít nhất 16 mặt hàng thiết yếu để đảm bảo duy trì sự sống. Mà cả 16 mặt hàng thiết yếu đó đều bị tăng giá do ảnh hưởng của xăng dầu => anh ta phải tăng giá thêm 1000đ/km. Vậy giờ ông thu 10 triệu - 50tr đồng/xe thì thưa ông, các chủ xe họ xẽ lấy đâu ra tiền để đóng. Chắc chắc mọi hàng hoá mà họ sản xuất kinh doanh (kể cả là kinh doanh gián tiếp) sẽ được tăng giá để bù vào khoản đóng đó. Kết cục là phí đánh vào ai? Người có xe hay người lao động? Một nhà quản lý tác nghiệp cũng đủ kiến thức để hiểu điều này. 10 triêu - 50 triệu/ năm sẽ góp phần đẩy lạm phát đang rất cao của VN tăng tiếp với tốc độ phi mã.
Vậy kết cục là thu khoản phí này thì Nhà nước ĐƯỢC gì và MẤT gì? Rất mong các nhà lãnh đạo nên xem xét kỹ lưỡng
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,972
Động cơ
1,057,399 Mã lực
Tiếp nhời cụ: thu được 01 đồng thuế hạn chế phương tiện (phải gọi là thuế mới chuẩn) thì có khi phải đánh rơi 100 đồng từ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, phí trước bạ, phí biển số, thuế thu nhập DN của các doanh nghiệp lắp ráp và kinh doanh xe, thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm việc trong ngành xe, phí xăng dầu... Ngoài ra ngân sách lại phải tốn tiền để giải quyểt các vấn đề xã hội phát sinh do hàng loạt lao động trong ngành xe bị mất việc làm. Ôi, chỉ cần 01 cô cậu sinh viên năm thứ nhất là có thể nhìn thấy vấn đề trên, vậy mà nó lại khó khăn với đường đường 01 vị tiến sỹ đến vậy sao?
 

langtude

Xe hơi
Biển số
OF-29799
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
184
Động cơ
483,650 Mã lực
Em copy lại mấy hào thơ của song Linh các cụ giải sầu tí ạ:
Mỹ Lệ với lại Mỹ Linh

Hai Mỹ đồng tình bóp *** La Thăng
 

son1501

Xe hơi
Biển số
OF-8059
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
115
Động cơ
538,671 Mã lực
Nơi ở
THanh xuân, Hà nội
Tiếp nhời cụ: thu được 01 đồng thuế hạn chế phương tiện (phải gọi là thuế mới chuẩn) thì có khi phải đánh rơi 100 đồng từ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, phí trước bạ, phí biển số, thuế thu nhập DN của các doanh nghiệp lắp ráp và kinh doanh xe, thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân làm việc trong ngành xe, phí xăng dầu... Ngoài ra ngân sách lại phải tốn tiền để giải quyểt các vấn đề xã hội phát sinh do hàng loạt lao động trong ngành xe bị mất việc làm. Ôi, chỉ cần 01 cô cậu sinh viên năm thứ nhất là có thể nhìn thấy vấn đề trên, vậy mà nó lại khó khăn với đường đường 01 vị tiến sỹ đến vậy sao?
Bác nói chuẩn, trước e cũng từng nói # ngu dốt, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không biết nhìn rộng - xa hơn, tận thu lấy được xe cá nhân, mỗi xe giá trị ~ 30,000 USD để lăn bánh ở VN, thì qua các phí VAT, thuế nhập khẩu, trước bạ ...thì ít nhất cũng ~ 60,000 ~ 90,000 USD, mỗi cá nhân đóng góp cho nhà nước từ vài trăm đến vài tỉ đồng, gấp nhiều lần số tiền phí hạn chế mà # đòi thu; lượng xe oto cá nhân của VN đem so theo tỉ lệ diện tích đất nước và tổng dân số 85 triệu người là quá nhỏ, đáng ra tiếp tục khuyến khich nhiều người mua thêm xe để Nhà nước có thêm khoản thu để làm hạ tầng,....thì # lại làm ngược lại, ngoài ra việc khuyến khích dân di xe còn giúp cho ngành CN ô to phát triển, tạo công ăn việc làm ... Nếu việc thu phi hạn chế xe thành công, nghĩa là # đạt được mục đích hạn chế xe => chắc chắn sẽ gây thất thu nặng cho nhà nước, lấy đâu ra $$$ mà làm hạ tầng, mà đầu phương tiện giao thông công cộng...
 

ToiyeuVND

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125976
Ngày cấp bằng
30/12/11
Số km
378
Động cơ
381,530 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Ngõ nhỏ - Phố nhỏ
Website
www.thegioidaunhot.vn
Theo em thì trước khi muốn sánh vai với các cường quốc 5 châu thì nên xem lại là các cường quốc 5 châu họ có muốn sánh vai với mình không đã ...
Phỏng ạ!
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
6,463
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Tình hình là phải làm cái ọp để bàn bạc các cụ ơi
Số của em dưới chữ ký, cụ nào chủ trì đi rồi alo cho mọi người nhé
Em sẽ tham gia.
Làm bữa Thịt Chó rượu cuốc lủicụ nhẩy. :D
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
997
Động cơ
389,535 Mã lực
Iem ủng hộ việc các cụ tập hợp chữ ký của người dân gửi đơn lên Quốc Hội đề nghị không thông qua việc thu phí do # đề xuất. Trong đơn cần trích ý kiến của các chuyên gia đã phát biểu phân tích những điểm vô lý và không rõ hiệu quả của việc thu phí. Khi các cụ có đơn iem sẽ đến tận nơi để ký.
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
6,463
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Ép dân không phải là cách phục vụ dân’

“Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân”, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.
- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?
- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.
Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.
Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.
Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế – xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.
Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?
Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.
Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh:Nguyễn Hưng.
- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?
- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.
Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.
Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.
Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.
Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.
- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?
- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.
Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.
Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.
Kết quả vote đến ngày 3/4.​
- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore… cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?
- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.
Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách… Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?
- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?
- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.
Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.
- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?
- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.
Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top