Em xin copy - paste ý kiến
Kính gửi Bộ trưởng Bộ GTVT và các nhà lãnh đạo
Lúc nói thì hùng hồn nhưng đến khi cần phân định rạch ròi trách nhiệm thì có thấy ông không hả Bộ trưởng? Xe máy còn cháy ông hứa là sẽ chịu trách nhiệm vậy từ khi đó đến nay đã cháy tiếp bao nhiêu xe rồi, ông đã chịu trách nhiệm với chiếc nào chưa?
Xin thưa với ông, Cái mức phí do ông khởi xuớng đó có rất nhiều điểm sai. Ngoài những điều mà cựu ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đưa ra như là vi phạm pháp luật rồi phí chông phí,v.v..., tôi xin chỉ ra mấy điểm nổi bật về cái KHÔNG ĐƯỢC của đề xuất này.
1. Sai với Cương lĩnh 1991. Đại hội đại biểu **** toàn quốc lần thứu 7 năm 1991 đã đưa ra Cương lĩnh 1991 là
ân giàu - nước mạnh - xã hội - công bằng - dân chủ - văn minh". Đến giờ đây ông lại đưa ra những lý luận dể bảo vệ cái đề xuất của ông đi ngược lại với Cương lĩnh này. Ông coi người dân giàu là cái tội, vậy thì lấy đâu ra nước mạnh? Gần đây, một Thứ trưởng của Bộ ông còn ngang nhiên phát biểu trên truyền hình là việc thu phí này không quan tâm đến CÔNG BẰNG. Vậy ông là một UVTU **** có nắm được cương lĩnh 1991 không vậy?
2. Với chức năng nhiệm vụ của Nhà nước XHCN, chắc ông phải hiểu rõ là "phải thường xuyên nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên mọi mặt". Việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ công phải do Nhà nước thực hiện. Giờ sao ông lại bắt người dân phải lo? Trách nhiệm của Nhà nước mà Nhà nước không thực hiện vậy thì Nhà nước để làm gì?
3. Phí mà do ông đề xuất đựoc ông nói là đã nghiên cứu này, nghiên cứu nọ nhưng theo tôi và ngưòi dân VN có thể thấy rằng các ông chẳng hề có sự nghiên cứu nào cả. Ban đầu là "Phí lưu hành" rồi sau một thời gian chuyển thành "Phí hạn chế". Sao nghiên cứu kỹ mà lại loanh quanh như vậy hả ông Bộ trưởng? Không biết rồi sẽ chuyển thành cái gì khi mà cái phí này không hợp lòng dân, vi phạm pháp luật,...
4. Người đề xuất không hề hiểu về kinh tế và quản lý kinh tế. Ông nói là nghiên cứu kỹ, tôi không hiểu là kiến thức kinh tế và quản lý kinh tế của ông đến đâu. Chỉ ví dụ khi xăng tăng thêm 100đ/l thì mọi hàng hoá trên thị trường thi nhau tăng giá, đẩy cuộc sống ngườ lao động đã khó khăn thêm phần khó khăn, Xe ôm lấy lý do xăng tăng nên cũng lên giá thêm 1000đ/km. Vậy phải chăng là 1 km chiếc xe ôm đấy tiêu thụ hết 1 lít xăng? Chắc chắn là không. Nhưng anh ta cần phải có thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống của anh ta và gia đình anh ta, cần phải có thu nhập để trang trải ít nhất 16 mặt hàng thiết yếu để đảm bảo duy trì sự sống. Mà cả 16 mặt hàng thiết yếu đó đều bị tăng giá do ảnh hưởng của xăng dầu => anh ta phải tăng giá thêm 1000đ/km. Vậy giờ ông thu 10 triệu - 50tr đồng/xe thì thưa ông, các chủ xe họ xẽ lấy đâu ra tiền để đóng. Chắc chắc mọi hàng hoá mà họ sản xuất kinh doanh (kể cả là kinh doanh gián tiếp) sẽ được tăng giá để bù vào khoản đóng đó. Kết cục là phí đánh vào ai? Người có xe hay người lao động? Một nhà quản lý tác nghiệp cũng đủ kiến thức để hiểu điều này. 10 triêu - 50 triệu/ năm sẽ góp phần đẩy lạm phát đang rất cao của VN tăng tiếp với tốc độ phi mã.
Vậy kết cục là thu khoản phí này thì Nhà nước ĐƯỢC gì và MẤT gì? Rất mong các nhà lãnh đạo nên xem xét kỹ lưỡng