Không hiểu #` "Shift 3" ăn gì mà da mặt dày thế không biết ? mà không hiểu Bộ Lội Vụ ăn cái gì moi đâu ra cái tằng éo có trình độ mà ngồi vào ghế bộ chửa Bộ GT nhẩy ??? Đúng là một bọn mặt bánh dày giống nhau. NGƯU TẦM NGƯU ....
Ai chả biết thằng # nó cầm trym cho Tấn Phân tè, nhưng bác bảo trong 2 thằng đó thằng nào ngu hơn?Sao các cụ toàn chửi con rối mà không chửi thằng giật dây nhỉ, con rối thì nó có não đâu các bác chửi làm gì. Các bác nhầm hàng hết rồi haizz.
Cụ mà vào ghế đại biểu chất vấn thì nhất nhỉ hihi nhưng quan trọng ai dám nói thế này cơ chứKhông hiểu bản lĩnh của anh thế nào mà anh toàn đẩy vụ thu phí lên QH với TƯ! Các phát biểu của anh rất không thuyết phục.
Tại NQ số 21 ngày 29/11/2011 QH tán thành chủ trương của CP và bộ GTVT thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chống ùn tắc, giảm thiểu tai nạn. Tất nhiên QH tán thành, chẳng lẽ một chủ trương đúng đắn như thế QH lại không tán thành? Nhưng tán thành chủ trương chung như thế thì không có nghĩa tất cả các hành động, tiểu tiết theo sau đều tán thành cả. Các giải pháp phải được thực hiện đúng luật, không chồng chéo, phù hợp với tình hình KTXH và thể hiện được trách nhiệm của cơ quan quản lý trước nhân dân. Đằng này việc thu phí của anh đang bị nghi ngờ trái luật (NQ của QH íu phải luật, và không thể to hơn luật), phí thu thì chồng chéo, lại cao nhất TG (thằng Tuấn Tú chả biết gì nói lăng nhăng) và hoàn toàn không thể hiện được trách nhiệm của bộ, của CP trong việc phát triển giao thông khi gánh nặng đổ tiệt cho dân, thằng nào muốn đi ô tô thì đưa tiền đây bố làm đường. Như vậy thì bộ đã cố tình lợi dụng NQ của QH rồi.
Báo cáo 256 của Quốc hội ngày 15/11/2011 có nói đến việc thu phí, OK, nhưng với mục đích chống ùn tắc tại các thành phố lớn. Nói là TP lớn chứ trên cả nước có mỗi HN và SG là tắc, lớn thứ 3, thứ 4 như ĐN, HP thì còn phải khuyến khích dân đi ô tô ấy chứ tắc cái nỗi gì!
NQ 13 Hội nghị Trung ương IV nói mọi người dân đều có nghĩa vụ tham gia đóng góp phát triển hạ tầng. Cái này là đương nhiên, Nhà nước có làm ra tiền éo đâu, Đ có làm ra tiền éo đâu, tiền toàn của dân đóng cả thì đương nhiên là dân có nghĩa vụ chứ còn gì nữa, thậm chí có nghĩa vụ từ lâu rồi chứ chả phải đến khi hội nghị 4 ra thì mới có. Nhưng tiền nong, đóng góp thì phải rõ ràng. Các loại thuế, phí người dân đã nộp đã có khoản nào cho cái mục đích đấy chưa? Chẳng nhẽ giá xe đắt gấp 3 lần ở nước ngoài rồi mà vẫn còn chưa có đóng góp cho hạ tầng? Anh đã thu rồi mà nay thấy NQ, lại thấy báo cáo nên đòi thu nữa thì là vô lý. Anh gọi là phí phát triển hạ tầng thế cái khoản đã có trong xăng ấy, cái thuế NK ấy, cái phí trước bạ ấy nó là cái gì? Anh gọi làà phí hạn chế xe cá nhân thế cái thuế tiêu thụ đặc biệt ấy nó là cái gì? Thuế tiêu thụ đặc biệt chả phải là để hạn chế tiêu dùng đó sao? Vậy sao lại còn thu thêm phí hạn chế? Vừa có thuế, vừa có phí là thế nào?
Thật ra là anh quản lý yếu kém, thậm chí có thể anh tham nhũng, tiền thu của dân thất thoát phần lớn, lại thêm khủng hoảng KT, các khoản viện trợ, đầu tư, kiều hối từ bên ngoài bù đắp không xuể nên anh đè cổ dân ra anh tận thu, mà đè thằng dân có tóc, là thằng đi ô tô là dễ nhất. Đến đây lại lòi thêm ra một cái kém cỏi nữa của anh. Vì anh muốn thu phí thằng đi ô tô, nhưng lại sợ bọn nó chửi không công bằng, sao bọn đi xe máy cũng là cá nhân mà lại không thu phí? Thế là anh lại đẻ ra thêm thu cả thằng xe máy trong khi anh biết thừa là có tài thánh anh cũng chả thu được của bọn xe máy đâu. Như cái quy định mua bảo hiểm bắt buộc, giờ chả biết có được đến 5% những thằng đi xe máy nó mua không mà giờ anh lại đòi thu phí hạn chế xe của nó. Thấy ngay là có mà còn lâu!
Vậy là người dân phải trả giá cho các yếu kém của anh, càng muốn tiện nghi, càng muốn văn minh hiện đại thì anh càng làm cho thụt lùi đi cho chết mẹ. Nhưng anh lại bảo anh éo kém, đấy là có căn cứ pháp lý, đổ bà nó lên đầu QH, lên đầu TƯ, hờ hờ hờ. Vớ vẩn thật.
Theo em thì kẻ tám lạng, người nửa cân. Chỉ được cái "ăn" khỏe và lắm chiêu tròAi chả biết thằng # nó cầm trym cho Tấn Phân tè, nhưng bác bảo trong 2 thằng đó thằng nào ngu hơn?
Chả thằng nào ngu đến vậy!chỉ không có liêm sỉ thôi.Ai chả biết thằng # nó cầm trym cho Tấn Phân tè, nhưng bác bảo trong 2 thằng đó thằng nào ngu hơn?
'Đánh vào túi tiền người dân không phải thượng sách'
"Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân", cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.
> 'Bộ Giao thông chưa tính đến thời điểm thu phí' / 'Thu phí hạn chế phương tiện cá nhân là tận thu'/ 'Phí chồng phí' với xe cá nhân
- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?
- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.
Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.
Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.
Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.
Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?
Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.
Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?
- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.
Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.
Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.
Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.
Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.
- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?
- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.
Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.
Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.
- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore... cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?
- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.
Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách... Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?
- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?
- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.
Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.
- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?
- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.
Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
Hoàng Thùy thực hiện
Cụ nói vậy là oan cho BÁC THUYẾT đấy,khi còn là ĐBQH bác ấy cũng đã làm cho tưởng thú phải bối rối vì những câu hỏi thẳng thắn. Chắc vậy nên phải ra ngoài để làm gương,còn lại rặt một lũ gật.Tại sao sau khi nghỉ hưu họ mới dám nói lên tâm tư của người dân ??.
Những "người đại biểu" hiện đang đại diện cho dân, do dân bầu đang làm gì, suy nghĩ gì ?? Tại sao lại câm lặng như vậy ??.
Đại biểu QH thích mỗi bác Thuyết và bác Dương TQ. Năm vừa rồi bác Thuyết bị loại, thì thấy bác TQ cũng bớt nhiệt đi nhiềuCụ nói vậy là oan cho BÁC THUYẾT đấy,khi còn là ĐBQH bác ấy cũng đã làm cho tưởng thú phải bối rối vì những câu hỏi thẳng thắn. Chắc vậy nên phải ra ngoài để làm gương,còn lại rặt một lũ gật.
Ông này định làm người nổi tiếng đây. Hết làm Gia Cát Dự, đóng phim rồi nhảy nhót. Chắc không ăn thua, giờ tình nguyện để anh em ném đá chắc định làm "hotdog".Tuấn Tú hoàn toàn ủng hộ Bộ trưởng Đinh La Thăng
(Sao Việt) - Mặc dù rất bận mải luyện tập chuẩn bị cho cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ, nhưng MC Tuấn Tú đã dành thời gian chia sẻ những ý kiến rất chân thành, thẳng thắn trước vấn đề thu phí lưu hành xe cá nhân đang nóng trong mấy ngày gần đây.
PV: Giao thông có ảnh hưởng nhiều đến công việc của anh không?
MC Tuấn Tú: Giao thông có ảnh hưởng nhiều đến công việc của Tuấn Tú.
Bởi công việc của Tuấn Tú cần di chuyển rất nhiều và đòi hỏi thời gian rất là chuẩn, chính xác. Nhiều khi tắc đường làm cho công việc bị trễ, ảnh hưởng. Do vậy, Tuấn Tú nhiều khí thấy rất khó chịu.
PV: Mới đây, Bộ giao thông vận tải đã trình đề xuất thu phí ô tô lưu hành trong nội thành từ 20- 50 triệu đồng. Mục đích của thu phí không chỉ để giảm ùn tắc giao thông mà còn tạo ra nguồn thu để đầu tư hạ tầng giao thông....Với đề xuất này, anh có suy nghĩ gì?
MC Tuấn Tú: Là người Việt Nam, Tuấn Tú hoàn toàn ủng hộ tất cả các chính sách của Nhà nước đề ra.
Bởi những vấn đề, chính sách mà Nhà nước đưa ra đều có lợi cho người dân. Thu phí, sẽ tạo ra nguồn thu để đầu tư hạ tầng cơ sở cho giao thông tốt hơn, phục vụ người dân tốt hơn như đường xá, cầu cống.... Điều đó là rất tốt.
Tuy nhiên, đề án này có điểm tốt nhưng cũng có những điểm chưa phù hợp lắm. Vì thế, Bộ giao thông vận tải cần phải tìm giải pháp tốt nhất để mọi người đều đồng tình và ủng hộ.
PV: Vậy mức phí Bộ giao thông đề ra, theo anh đã hợp lý?
MC Tuấn Tú: Thực ra, đi các nước ở trong khối của mình, Tuấn Tú thấy rằng, mức phí mà Bộ giao thông đề ra vẫn còn rẻ hơn ở các nước khác trong khối. Tuy nhiên, cần có lộ trình dần dần.
Vì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nếu thu ngay thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người dân.
Tuấn Tú là người đam mê xế hộp
PV: Với những đề xuất và hành động của mình trong thời gian qua, anh có thấy Bộ trưởng Đinh La Thăng là người quyết liệt không?
MC Tuấn Tú: Tuấn Tú không có nhận xét gì. Nhưng Tuấn Tú thấy năm nay có nhiều cải tiến về giao thông.
Một người dám nghĩ dám làm như Bộ trưởng Thăng thì rất tốt cho đất nước mình.
PV: Là một công dân, anh có điều gì muốn gửi tới Bộ trưởng Đinh La Thăng không?
MC Tuấn Tú: Tuấn Tú hy vọng vấn đề giao thông ở Việt Nam ngày càng tốt hơn, không còn tắc đường nữa.
Vodka vì cụ nhìn vấn đề quá chuẩnSao các cụ toàn chửi con rối mà không chửi thằng giật dây nhỉ, con rối thì nó có não đâu các bác chửi làm gì. Các bác nhầm hàng hết rồi haizz.