[ATGT] Tổng hợp về phí hạn chế xe cá nhân: họ cố tình thì mình phải cố gắng

batdacdi

Xe đạp
Biển số
OF-41112
Ngày cấp bằng
20/7/09
Số km
47
Động cơ
467,620 Mã lực
Không hiểu #` "Shift 3" ăn gì mà da mặt dày thế không biết ? mà không hiểu Bộ Lội Vụ ăn cái gì moi đâu ra cái tằng éo có trình độ mà ngồi vào ghế bộ chửa Bộ GT nhẩy ??? Đúng là một bọn mặt bánh dày giống nhau. NGƯU TẦM NGƯU ....
 

cuncoi_tichtich

Xe tải
Biển số
OF-91719
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
476
Động cơ
407,731 Mã lực
Sao các cụ toàn chửi con rối mà không chửi thằng giật dây nhỉ, con rối thì nó có não đâu các bác chửi làm gì. Các bác nhầm hàng hết rồi haizz.
 

son1501

Xe hơi
Biển số
OF-8059
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
115
Động cơ
538,671 Mã lực
Nơi ở
THanh xuân, Hà nội


Ô tô không phải “chùm khế ngọt”!

Chủ nhật, 01/04/2012, 01:00 PM (GMT+7)
Đề xuất ra một loạt phí đánh vào xe gắn máy và ô tô cá nhân, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) một mặt muốn hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và mặt khác cũng muốn tăng nguồn thu để bảo dưỡng và xây dựng đường sá. Thế nhưng, đây lại là hai mục tiêu hoàn toàn mâu thuẫn nhau, nên việc kỳ vọng sẽ đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu là không thể.
CẬP NHẬT NHANH NHANH NHẤT TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Ô TÔ – XE MÁY TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI, CHỈ CÓ TẠI 24H.COM.VN







Khi đề xuất các loại phí ô tô, Bộ GTVT đồng thời cũng tính ra được những ngàn tỉ đồng sẽ thu được để bảo trì và xây dựng mạng lưới cầu, đường bộ. Thế nhưng, bộ lại không tính đến thiệt hại đối với nguồn thu ngân sách và cả nền kinh tế do chính sách phí này gây ra, mà nếu tính kỹ những thiệt hại đó có thể lớn gấp nhiều lần số tiền mà bộ kỳ vọng sẽ thu được.
Chúng ta nên biết rằng, dù muốn dù không, ô tô hiện đang là mặt hàng mang lại nguồn thu lớn thứ hai cho ngân sách nhà nước sau dầu thô. Năm ngoái, với lượng ô tô nguyên chiếc trị giá trên 1 tỉ đô la Mỹ nhập về Việt Nam, cộng với hơn 2 tỉ đô la Mỹ nhập dưới dạng linh kiện và trên 1 tỉ đô la cho các phương tiện vận tải và phụ tùng khác, chỉ riêng các khoản thu qua ba loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng đã đem về cho ngân sách không dưới 4 tỉ đô la Mỹ. Đó là chưa tính tới hàng chục ngàn tỉ đồng phí trước bạ, lệ phí cấp biển số và các khoản thu gián tiếp khác khi những chiếc ô tô này lưu thông. Như vậy một mặt nhập khẩu ô tô gây nhập siêu nhưng mặt khác đây là nguồn thu ngân sách đáng kể.
Nhưng từ đầu năm nay, với việc lệ phí trước bạ ô tô cá nhân tăng 5 điểm phần trăm, phí cấp bảng số tăng gấp 10 lần và nhiều loại phí khác chuẩn bị ra đời, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu và số xe lắp ráp trong nước tiêu thụ được đã giảm gần 50%. Nếu chiều hướng suy giảm này tiếp diễn, coi như mục tiêu giảm phương tiện giao thông cá nhân của Bộ GTVT bước đầu đã thành công, nhưng ngân sách cũng mất một khoản thu khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà bộ kỳ vọng thu được từ các loại phí. Khi ấy, liệu Bộ Tài chính có thể tăng kinh phí để Bộ GTVT làm đường sá nữa hay không?
Bên cạnh đó, chính sách áp đặt phí để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân còn mâu thuẫn ngay với chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển mạng lưới đường bộ của Bộ GTVT.
Theo tính toán của Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành rất lớn. Trong đó, chỉ riêng kinh phí để mở rộng quốc lộ 1 đã lên đến 126.415 tỉ đồng và ngân sách nhà nước (bao gồm cả tiền bán quyền thu phí) chỉ đảm nhận được 20.512 tỉ đồng. Phần còn thiếu, bộ dự tính phải huy động từ khu vực tư nhân thông qua các hình thức đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và đối tác công tư (PPP). Nhưng đồng thời bộ lại muốn thi hành chính sách dùng các loại phí để hạn chế nhu cầu mua sắm ô tô cá nhân và điều này cũng đồng nghĩa với việc triệt tiêu tiềm năng phát triển nhu cầu thị trường của lĩnh vực kinh doanh này. Thử hỏi, với viễn cảnh thị trường như vậy, nhà đầu tư nào dám bỏ vốn ra xây dựng đường để thu phí nữa hay không?
Có thể, mức phí bảo trì đường bộ, cao nhất là 17 triệu đồng/năm, sẽ không tác động nhiều đến giá bán nếu đó là những sản phẩm có giá trị cao, như hàng điện và điện tử, mỹ phẩm... nhưng với nhiều mặt hàng nông sản thì rất khác. Hiện nay, mỗi tấn mía người nông dân chỉ bán được 900.000-1 triệu đồng, một tấn lúa cũng chỉ được 4,2-5 triệu và nhiều mặt hàng rau quả khác cũng vậy. Chỉ cần giá thành vận tải tăng một chút, cỡ trăm ngàn một tấn thôi, cũng có thể gây sức ép ghê gớm lên người nông dân.
Giải quyết ùn tắc giao thông, phát triển đường sá là rất cần thiết. Nhưng nếu đặt vấn đề giải quyết ùn tắc bằng cách đưa ra biện pháp nhằm triệt tiêu dần phương tiện giao thông cá nhân thì e là không ổn. Điều Bộ GTVT cần làm hiện nay là tìm ra một giải pháp để sự phát triển nhu cầu phương tiện giao thông cá nhân có thể song hành với các mục tiêu chống ùn tắc và huy động được nguồn vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng.
Suy cho cùng, giải quyết ùn tắc hay những yếu kém của cơ sở hạ tầng giao thông là để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Nếu giải quyết được ùn tắc mà nền kinh tế bị tổn thương thì kết quả liệu có còn ý nghĩa không.
Phát triển kinh tế là để góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng sống và sự sung túc của người dân. Mà một trong những hình ảnh cho thấy mức sống người dân của một quốc gia sung túc hay không là số lượng ô tô cá nhân lăn bánh trên đường. Nếu giải quyết được ùn tắc giao thông mà chất lượng cuộc sống của người dân bị kéo lùi trở lại, nếu đường sá thông thoáng với toàn xe đạp và xe buýt thì có nên không.
Vì vậy, rất mong Bộ GTVT đừng nên vội vàng ra quyết định, mà hãy bình tĩnh tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh tế, để nghe họ phản biện. Lắng nghe càng nhiều, càng hạn chế được sai sót và trả giá.

Bài này khá hay, # cần phải đọc cho mở mang đầu óc
 

minsut

Đi bộ
Biển số
OF-2003
Ngày cấp bằng
17/10/06
Số km
8
Động cơ
567,980 Mã lực
Sao các cụ toàn chửi con rối mà không chửi thằng giật dây nhỉ, con rối thì nó có não đâu các bác chửi làm gì. Các bác nhầm hàng hết rồi haizz.
Ai chả biết thằng # nó cầm trym cho Tấn Phân tè, nhưng bác bảo trong 2 thằng đó thằng nào ngu hơn?
 

BMWer

Xe tải
Biển số
OF-3829
Ngày cấp bằng
16/3/07
Số km
240
Động cơ
555,300 Mã lực
Không hiểu bản lĩnh của anh thế nào mà anh toàn đẩy vụ thu phí lên QH với TƯ! Các phát biểu của anh rất không thuyết phục.



Tại NQ số 21 ngày 29/11/2011 QH tán thành chủ trương của CP và bộ GTVT thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chống ùn tắc, giảm thiểu tai nạn. Tất nhiên QH tán thành, chẳng lẽ một chủ trương đúng đắn như thế QH lại không tán thành? Nhưng tán thành chủ trương chung như thế thì không có nghĩa tất cả các hành động, tiểu tiết theo sau đều tán thành cả. Các giải pháp phải được thực hiện đúng luật, không chồng chéo, phù hợp với tình hình KTXH và thể hiện được trách nhiệm của cơ quan quản lý trước nhân dân. Đằng này việc thu phí của anh đang bị nghi ngờ trái luật (NQ của QH íu phải luật, và không thể to hơn luật), phí thu thì chồng chéo, lại cao nhất TG (thằng Tuấn Tú chả biết gì nói lăng nhăng) và hoàn toàn không thể hiện được trách nhiệm của bộ, của CP trong việc phát triển giao thông khi gánh nặng đổ tiệt cho dân, thằng nào muốn đi ô tô thì đưa tiền đây bố làm đường. Như vậy thì bộ đã cố tình lợi dụng NQ của QH rồi.

Báo cáo 256 của Quốc hội ngày 15/11/2011 có nói đến việc thu phí, OK, nhưng với mục đích chống ùn tắc tại các thành phố lớn. Nói là TP lớn chứ trên cả nước có mỗi HN và SG là tắc, lớn thứ 3, thứ 4 như ĐN, HP thì còn phải khuyến khích dân đi ô tô ấy chứ tắc cái nỗi gì!

NQ 13 Hội nghị Trung ương IV nói mọi người dân đều có nghĩa vụ tham gia đóng góp phát triển hạ tầng. Cái này là đương nhiên, Nhà nước có làm ra tiền éo đâu, Đ có làm ra tiền éo đâu, tiền toàn của dân đóng cả thì đương nhiên là dân có nghĩa vụ chứ còn gì nữa, thậm chí có nghĩa vụ từ lâu rồi chứ chả phải đến khi hội nghị 4 ra thì mới có. Nhưng tiền nong, đóng góp thì phải rõ ràng. Các loại thuế, phí người dân đã nộp đã có khoản nào cho cái mục đích đấy chưa? Chẳng nhẽ giá xe đắt gấp 3 lần ở nước ngoài rồi mà vẫn còn chưa có đóng góp cho hạ tầng? Anh đã thu rồi mà nay thấy NQ, lại thấy báo cáo nên đòi thu nữa thì là vô lý. Anh gọi là phí phát triển hạ tầng thế cái khoản đã có trong xăng ấy, cái thuế NK ấy, cái phí trước bạ ấy nó là cái gì? Anh gọi làà phí hạn chế xe cá nhân thế cái thuế tiêu thụ đặc biệt ấy nó là cái gì? Thuế tiêu thụ đặc biệt chả phải là để hạn chế tiêu dùng đó sao? Vậy sao lại còn thu thêm phí hạn chế? Vừa có thuế, vừa có phí là thế nào?

Thật ra là anh quản lý yếu kém, thậm chí có thể anh tham nhũng, tiền thu của dân thất thoát phần lớn, lại thêm khủng hoảng KT, các khoản viện trợ, đầu tư, kiều hối từ bên ngoài bù đắp không xuể nên anh đè cổ dân ra anh tận thu, mà đè thằng dân có tóc, là thằng đi ô tô là dễ nhất. Đến đây lại lòi thêm ra một cái kém cỏi nữa của anh. Vì anh muốn thu phí thằng đi ô tô, nhưng lại sợ bọn nó chửi không công bằng, sao bọn đi xe máy cũng là cá nhân mà lại không thu phí? Thế là anh lại đẻ ra thêm thu cả thằng xe máy trong khi anh biết thừa là có tài thánh anh cũng chả thu được của bọn xe máy đâu. Như cái quy định mua bảo hiểm bắt buộc, giờ chả biết có được đến 5% những thằng đi xe máy nó mua không mà giờ anh lại đòi thu phí hạn chế xe của nó. Thấy ngay là có mà còn lâu!

Vậy là người dân phải trả giá cho các yếu kém của anh, càng muốn tiện nghi, càng muốn văn minh hiện đại thì anh càng làm cho thụt lùi đi cho chết mẹ. Nhưng anh lại bảo anh éo kém, đấy là có căn cứ pháp lý, đổ bà nó lên đầu QH, lên đầu TƯ, hờ hờ hờ. Vớ vẩn thật.
Cụ mà vào ghế đại biểu chất vấn thì nhất nhỉ hihi nhưng quan trọng ai dám nói thế này cơ chứ
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,972
Động cơ
1,057,399 Mã lực
Ai chả biết thằng # nó cầm trym cho Tấn Phân tè, nhưng bác bảo trong 2 thằng đó thằng nào ngu hơn?
Theo em thì kẻ tám lạng, người nửa cân. Chỉ được cái "ăn" khỏe và lắm chiêu trò b-(
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,972
Động cơ
1,057,399 Mã lực
Nước Vệ triều nhà Sản
Năm thứ 67, đời Vệ Kính Vương thứ hai.

Nứt đập chắn nước ở nam trung bộ, tính mạng hàng trăm ngàn bá tính bị đe dọa.
Dân oan bốn phương kéo về kinh đô đánh trống kêu oan ngày một đông.
Ngoài biên cương nước Tề kéo thủy quân nhòm ngó lãnh hải, bắt đi cơ man nào là ngư dân đòi tiền chuộc.
Ngân khố cạn kiệt, giá cả vẫn leo thang chóng mặt.
Nhà nhà phá sản, khánh kiệt.
Kẻ có bạc vẫn hoang phí, xa hoa,quan chức thì xây cung điện, dinh cơ tráng lệ. Phường trọc phú tậu xe tứ mã nhập ngoại, tổ chức hôn lễ đình đám tốn hàng ngàn lượng vàng.

Bấy giờ nhà Sản thấy ngân khố trống rỗng, lo lắng họp triều định nghị sự, đại thần nghị chính Tôn Dưa mở đầu nói rằng.

- Nay thiên hạ rối ren, đập nứt, vỡ nợ, nông dân thì kiện triều đình mất đất, ngư dân thì bị Tề bắt giam đòi chuộc, giá cả lạm phát hàng ngày….nhưng thứ đó đều quan trọng. Nhưng cái quan trọng nhất cần bàn phải là ngân khố triều đình. Đập vỡ chết dân thì dân lại sinh đẻ. Nông dân, ngư dân không có ruộng, biển hành nghề tức khắc đói đầu gói phải bò kiếm nghề khác. Giá cả cao thì không ăn thịt nữa chọn rau , củ mà ăn…chưa hẳn là cấp bách. Ngân khố là sức mạnh đoàn kết của triều đình, không có ngân khố không duy trì được ba quân. Không giữ được ba quân thì không giữ nổi triều đình. Nước Vệ ta từ khi thành lập đến nay dân tình trải qua bao lần đào sắn, khoai trừ bữa nhưng chưa bao giờ sinh biến, ấy bởi vì ngân khố cho ba quân còn mạnh. Ba quân mạnh thì dẫu biến thế nào cũng trị được. Bởi vậy lần này nghị triều, việc khẩn cấp là tìm nguồn tài lực cho ngân khố.

Vệ Kính Vương trầm tư gật đầu, xưa Dưa với Vệ Kính Vương cùng trường, người khóa trước kẻ khóa sau. Nên nói là hợp ý. Vệ Kinh Vương trăn trở luận rằng.

- Biết là vậy, nhưng tài nguyên đã bán hết từ lâu, ruộng đồng của dân thu hồi về bán cũng gần hết. Vay nợ bên ngoài khắp nơi giờ cũng hết chỗ mà vay. Biết chỗ nào trông cậy.

Bạo e hèm một tiếng, triều thần đổ dồn ánh mắt về phía Bạo. Làm tể tướng nhiều năm, Bạo có tiếng là liêm khiết. Gia sản thanh bạch, nhà cửa mồ mả cha ông ở quê nhà vẫn đơn sơ, giản dị. Con cái, họ hàng không được nhờ cậy toàn phải tự lực cánh sinh. Lúc Bạo làm tể tướng tính yêu sự thật, ghét giả dối cho nên không có bè cánh gì cả, chỉ dựa vào tài năng, đức độ của mình mà điều hành việc nước. Không những dân chúng trong nước yêu mến, mà ngay cả người nước ngoài đều đánh giá Bạo tài năng lỗi lạc, xuất chúng. Bởi vậy Bạo hắng giọng là được sự chú ý của cả triều đình.

Bạo đưa cằm lên cao, ngước mắt nhìn xung quanh, mắt nheo nheo, miệng cười khẩy nói.

- Triều nhà Sản ta xưa nay lắm lý luận, chả lẽ không có kế gì sao.?

Một phần ba đại thần nghị chính là nho sĩ, triết gia, lý luận hàng đầu của nước Vệ. Nghe Bạo hỏi ai cũng tảng lờ. Việc tiền bạc và chữ nghĩa xưa nay không mấy khi chung đường. Bạo đợi mãi không thấy ai trả lời, mới hỏi.

- Thế nào là phát huy nội lực.?

Vẫn không ai trả lời, Bạo quay lại đằng sau gọi quân bản bộ của mình là tùy tướng Đương Leo Thang.

- Này Thang, ngươi có trả lời được câu này cho triều đình nghe không ?

Đương Leo Thang tuổi trẻ, tài cao, chí lớn. Người trấn Sơn Nam Hạ. mắt phượng, mày ngài đi đứng ăn nói dõng dạc. Nghe chủ tướng gọi tên mình, Thang bước ra giữa triều tâu.

- Phát huy nội lực chính là lúc này đây, không lấy được tiền từ tài nguyên, đất đai, vay mượn thì lấy từ trong dân. Kế này gọi là hết nạc ta vạc đến xương. Dân ta bây lâu nay nhờ ơn nhà Sản mở mang luật pháp cho làm ăn, của nả cũng dư dả. Xe cộ nườm nượp đi tắc cả đường. Nay nhân cớ dẹp tắc đường mà thu phí. Đó chả phải là kế hay sao.?

Bạo hỏi.

- Thế ngươi đã có chủ trương gì chưa ?

Thang tâu.

- Thưa tể tướng, thần từ khi nhậm chức đã biết lo xa. Nên đã học Thương Ưởng.

Triều đình có tiếng thì thầm, học gì , Thưởng Ưởng là ai nhỉ ?

Thang rành rẽ kể.

- Được vua Tần giao quyền trị nước, Thương Ưởng liền soạn thảo một chính sách Pháp trị cứng rắn để đem ra áp dụng. Bảy điều luật ông chuẩn bị ban hành đều rất hà khắc, trong đó điều thứ 7 là hà khắc nhất: trong 10 nhà nếu có một nhà phạm pháp mà không ai báo thì cả 10 nhà đều bị giết.

Vì chính quyền nước Tần lâu nay vẫn chuyên “nói một đường làm một nẻo”, giờ cần lấy lại lòng tin của dân chúng để thi hành 7 điều luật Pháp trị mới này thật khó. Thương Ưởng đã nghĩ ra một cách phương cách khá ngoạn mục và cũng khá hao tốn: Ông cho dựng nhiều cây gỗ nhẹ dài khoảng ba trượng ở cửa Nam thành kinh thành rồi thông báo: “Ai vác nổi một cây gỗ này từ đây sang cửa Bắc sẽ được thưởng 5 lượng vàng”.Suốt ngày hôm đó không có ai vác. Hôm sau ông lại cho thông báo: “Ai vác được một cây gỗ này sang cửa Bắc sẽ được thưởng 10 lượng vàng”.
Hôm ấy cũng chẳng có ai vác.
Hôm sau nữa Thương Ưởng lại cho thông báo như cũ nhưng thay vì thưởng 10 lượng thì giờ lại tăng thành 50 lượng. Dân chúng thấy kỳ lạ chưa biết ý của quan Tả thứ trưởng muốn gì.


Một người ăn mày nói:
-Cây gỗ nhẹ tưng thế này, vả từ cửa Nam sang cửa Bắc cũng chẳng bao xa. Để tôi vác thử sang xem quan Tả thứ trưởng xử sự ra sao?Và người này đã vác thật! Khi vừa để thanh gỗ xuống cửa Bắc ông ta liền được người của quan Tả thứ trưởng mời vào trong trao tặng 50 lượng vàng thật! Những người khác thấy vậy cũng kéo sang cửa Nam vác gỗ sang cửa Bắc và cũng đều được lãnh thưởng 50 lượng.

Thực hiện xong việc lấy lại lòng tin của quốc dân, Thương Ưởng liền ban hành pháp lệnh mới để chính quyền cùng dân chúng thi hành.Sau khi pháp lệnh được ban ra, chính quyền bắt đầu triệt để thực hiện. Từ các bậc công hầu cho tới hàng thứ dân hễ ai phạm lỗi đều bị trừng phạt đúng mức. Thái tử Doanh Tứ vì chê tân lệnh không đúng cũng bị trừng phạt. Vì Thái tử là vị vua tương lai không thể phạt trực tiếp, hai vị thầy dạy của Thái tử là Công Tử Kiền đã phải chịu cắt mũi và Công Tôn Giả đã phải chạm vào mặt.
Thế là từ đó dân nước Tần tin hễ nhà nước nói sao thì làm vậy


Thang ngừng lại một lát để câu chuyện được thấm vào tai người nghe, đoạn tiếp.

- Thần khi mới nhậm chức, đã học chuyện đó mà cách chức mấy mống quan dưới quyền. Ra lệnh khắt khe với bọn dưới trướng. Dân tình giờ ai cũng hân hoan, khen ngợi quan lại triều ta chí công vô tư. Lời nói bây giờ thần đã có trọng lượng với dân rồi ạ.

Bạo khoát tay.

- Thôi không rườm rà, thế đã đến lúc phát huy nội lực chưa ?

Thang tâu.

- Giờ đã là lúc chín muồi, thần đã có bản tấu xin triều đình phê chuẩn thu phí xe cộ trong dân gian.

Bản tấu của Đương Leo Thang chuyền tay cho triều đình đọc, ai cũng tấm tắc khen kế sách chu toàn, nghĩ trước sau chặt chẽ. Các quan lại đứng đầu các bộ như tìm ra được hướng đi, hân hoan bàn tán râm ran, người tính tăng giá thuốc, người lượng tăng giá than, người áng thu phí thuế đất ở phi nông nghiệp….

Vệ Kính Vương nâng ly mừng tể tướng Bạo.

- Quả là rừng xanh còn lo chi thiếu củi đốt, công lao này thuộc cả về tể tướng.

Bạo nhận chén rượu, khiêm tốn đáp lễ rằng.

- Ấy là nhờ Vương cả, giữ vững được niềm tin cho dân chúng đến chùa, giữ được chùa tất nhiên có oản mà thôi.

Triều đình nhà Sản nghị xong, tình đoàn kết lại tràn trề. Mọi mối tị hiềm đều được xua tan. Đúng là một nước cường thịnh, vua sáng tôi hiền. Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng như lời tiên đế ban khi xưa.

Lúc lệnh ban ra, dân chúng đa số đồng thuận. Duy có lác đác vài kẻ cự nự. Đại thần nghị chính kiêm tổng trấn kinh thành là Cả Sáng phán.

- Chúng mày nhiều tiền mua xe đi, kêu ca cái nỗi gì.

Dân chúng từ đó không còn ai dị nghị nữa.
Nguoi Buon Gio
 
Biển số
OF-23063
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
576
Động cơ
499,040 Mã lực
Bức xúc dài quá các bác ạ . Nothing can be changed .
 

thaydo

Xe đạp
Biển số
OF-133348
Ngày cấp bằng
5/3/12
Số km
48
Động cơ
371,770 Mã lực
Hay quá, ko còn rì để khen thêm
 

nguvango

Xe buýt
Biển số
OF-91760
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
741
Động cơ
410,930 Mã lực
Nơi ở
Sư tử quận
Học ở thiên đàng?


Do các linh hồn đổ về ngày càng đông, đường sá của vương quốc Satan hư hỏng nặng, Lucifer quyết định thành lập một bộ lo về đường sá. Bộ phụ trách đường cõi âm được đặt tên là bộ Âm... lộ.

Vừa nhậm chức, bộ trưởng Âm lộ sau khi mở két ngân khố xem thì thấy đã gần cạn, liền quyết định ban hành thuế đánh vào chân của các linh hồn để kiếm tiền sửa đường. Trừ những người xuống đây trong tình trạng thương tật mất cả hai chân, nam phụ lão ấu đều bị thu tất nên dân tình toàn vương quốc dấy lên oán thán. Bộ Âm lộ quyết định mở cuộc họp báo để trần tình:
– Công luận cứ thắc mắc là tại sao phải thu thuế chân, nhưng quan chức của bộ vừa đi tham quan học tập nhiều nơi, và thấy họ đều thu thuế này cả.
– Nhưng mức thuế như vậy là quá cao!
– Không cao đâu, sau khi tham khảo một số nơi thì bộ thấy như thế là phù hợp!
– Nhưng có linh hồn đi nhiều, có linh hồn đi ít, đánh đồng một mức thuế thì có công bằng?
– Cái này cũng dựa trên kinh nghiệm một số nơi.
Một nhà báo cắc cớ hỏi:
– Nãy giờ ngài cứ nói theo kinh nghiệm các nơi, xin hỏi chẳng hay là nơi nào?
– À... Ờ... Đó là Thiên đàng!
Tưởng trả lời thế là yên chuyện, ai ngờ một toà soạn lập tức vét tiền mua vé cho phóng viên bay lên thiên đàng gặp thánh Phêrô. Nhưng vừa hỏi lâu nay có ai ở vương quốc Satan lên đây học hỏi không, nhà báo bị thánh mắng té tát:
– Nghĩ sao vậy! Thiên đàng đâu có cửa cho cái thứ chỉ biết bắt chẹt dân đó bén mảng hở con!
Theo SGTT
 

nguvango

Xe buýt
Biển số
OF-91760
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
741
Động cơ
410,930 Mã lực
Nơi ở
Sư tử quận
Tại sao sau khi nghỉ hưu họ mới dám nói lên tâm tư của người dân ??.
Những "người đại biểu" hiện đang đại diện cho dân, do dân bầu đang làm gì, suy nghĩ gì ?? Tại sao lại câm lặng như vậy ??.

'Đánh vào túi tiền người dân không phải thượng sách'

"Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân", cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.
> 'Bộ Giao thông chưa tính đến thời điểm thu phí' / 'Thu phí hạn chế phương tiện cá nhân là tận thu'/ 'Phí chồng phí' với xe cá nhân


- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?
- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn.
Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố.
Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”.
Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.
Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện?
Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được.
Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án.


Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?

- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ.
Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.
Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.
Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi.
Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân.
Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày.
- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?
- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.
Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí.
Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức.
- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore... cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?
- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày.
Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách... Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn?
- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?
- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí.
Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.

- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?
- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề.
Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân.
Hoàng Thùy thực hiện
 

Ngựa hoang.66

Xe tải
Biển số
OF-130551
Ngày cấp bằng
12/2/12
Số km
496
Động cơ
378,110 Mã lực
Tại sao sau khi nghỉ hưu họ mới dám nói lên tâm tư của người dân ??.
Những "người đại biểu" hiện đang đại diện cho dân, do dân bầu đang làm gì, suy nghĩ gì ?? Tại sao lại câm lặng như vậy ??.
Cụ nói vậy là oan cho BÁC THUYẾT đấy,khi còn là ĐBQH bác ấy cũng đã làm cho tưởng thú phải bối rối vì những câu hỏi thẳng thắn. Chắc vậy nên phải ra ngoài để làm gương,còn lại rặt một lũ gật.
 

cailin213

Xe buýt
Biển số
OF-41496
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
649
Động cơ
472,300 Mã lực
Cụ nói vậy là oan cho BÁC THUYẾT đấy,khi còn là ĐBQH bác ấy cũng đã làm cho tưởng thú phải bối rối vì những câu hỏi thẳng thắn. Chắc vậy nên phải ra ngoài để làm gương,còn lại rặt một lũ gật.
Đại biểu QH thích mỗi bác Thuyết và bác Dương TQ. Năm vừa rồi bác Thuyết bị loại, thì thấy bác TQ cũng bớt nhiệt đi nhiều :(
 

ozzfan

Xe buýt
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
512
Động cơ
492,280 Mã lực
Còn bác Trân nữa nhưng bác ấy cũng nghỉ rồi. Giờ lại có mấy doanh nhân nhiều tiền mới vào đang lo cho QH quá!!!
 

ozzfan

Xe buýt
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
512
Động cơ
492,280 Mã lực
Tuấn Tú hoàn toàn ủng hộ Bộ trưởng Đinh La Thăng

(Sao Việt) - Mặc dù rất bận mải luyện tập chuẩn bị cho cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ, nhưng MC Tuấn Tú đã dành thời gian chia sẻ những ý kiến rất chân thành, thẳng thắn trước vấn đề thu phí lưu hành xe cá nhân đang nóng trong mấy ngày gần đây.

PV: Giao thông có ảnh hưởng nhiều đến công việc của anh không?

MC Tuấn Tú: Giao thông có ảnh hưởng nhiều đến công việc của Tuấn Tú.

Bởi công việc của Tuấn Tú cần di chuyển rất nhiều và đòi hỏi thời gian rất là chuẩn, chính xác. Nhiều khi tắc đường làm cho công việc bị trễ, ảnh hưởng. Do vậy, Tuấn Tú nhiều khí thấy rất khó chịu.

PV: Mới đây, Bộ giao thông vận tải đã trình đề xuất thu phí ô tô lưu hành trong nội thành từ 20- 50 triệu đồng. Mục đích của thu phí không chỉ để giảm ùn tắc giao thông mà còn tạo ra nguồn thu để đầu tư hạ tầng giao thông....Với đề xuất này, anh có suy nghĩ gì?

MC Tuấn Tú: Là người Việt Nam, Tuấn Tú hoàn toàn ủng hộ tất cả các chính sách của Nhà nước đề ra.

Bởi những vấn đề, chính sách mà Nhà nước đưa ra đều có lợi cho người dân. Thu phí, sẽ tạo ra nguồn thu để đầu tư hạ tầng cơ sở cho giao thông tốt hơn, phục vụ người dân tốt hơn như đường xá, cầu cống.... Điều đó là rất tốt.

Tuy nhiên, đề án này có điểm tốt nhưng cũng có những điểm chưa phù hợp lắm. Vì thế, Bộ giao thông vận tải cần phải tìm giải pháp tốt nhất để mọi người đều đồng tình và ủng hộ.

PV: Vậy mức phí Bộ giao thông đề ra, theo anh đã hợp lý?
MC Tuấn Tú: Thực ra, đi các nước ở trong khối của mình, Tuấn Tú thấy rằng, mức phí mà Bộ giao thông đề ra vẫn còn rẻ hơn ở các nước khác trong khối. Tuy nhiên, cần có lộ trình dần dần.

Vì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nếu thu ngay thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người dân.

Tuấn Tú là người đam mê xế hộp
PV: Với những đề xuất và hành động của mình trong thời gian qua, anh có thấy Bộ trưởng Đinh La Thăng là người quyết liệt không?

MC Tuấn Tú: Tuấn Tú không có nhận xét gì. Nhưng Tuấn Tú thấy năm nay có nhiều cải tiến về giao thông.

Một người dám nghĩ dám làm như Bộ trưởng Thăng thì rất tốt cho đất nước mình.

PV: Là một công dân, anh có điều gì muốn gửi tới Bộ trưởng Đinh La Thăng không?

MC Tuấn Tú: Tuấn Tú hy vọng vấn đề giao thông ở Việt Nam ngày càng tốt hơn, không còn tắc đường nữa.
Ông này định làm người nổi tiếng đây. Hết làm Gia Cát Dự, đóng phim rồi nhảy nhót. Chắc không ăn thua, giờ tình nguyện để anh em ném đá chắc định làm "hotdog".
 

ozzfan

Xe buýt
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
512
Động cơ
492,280 Mã lực
Giờ em mới thấy Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) có câu chất vấn BT Bộ GTVT tại phiên họp QH khoá 13 ngày 23/11/2011 rất hay:

Không học về chuyên ngành giao thông, nhưng được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, khó khăn lớn nhất của Bộ trưởng là gì? Xin cho biết để đại biểu Quốc hội cùng chia sẻ… là chất vấn được đại biểu Nguyễn Bá Thuyền gửi đến Bộ trưởng Thăng.

Trước phiên chất vấn đầu tiên chưa đến một ngày, đại biểu Thuyền cho VnEconomy biết, ông đã nhận được câu trả lời của Bộ trưởng Thăng, song dường như Bộ trưởng đã “không hiểu ý” ông nên chỉ toàn nói về những khó khăn của ngành giao thông thôi.

“Than thở” rằng, câu hỏi này “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”, đại biểu Thuyền cho biết, ông sẽ cố gắng bấm nút đầu tiên để hỏi lại Bộ trưởng Thăng câu hỏi đó.


http://vneconomy.vn/20111122093215871P0C9920/chat-van-bo-truong-thang-toi-se-bam-nut-dau-tien.htm

Tiếp:

Nhất trí với danh sách này và cũng chuẩn bị để chất vấn trực tiếp, song trao đổi với VnEconomy, một số vị đại biểu đã gửi chất vấn bằng văn bản đến Bộ trưởng Thăng cho biết họ vẫn đang chờ câu trả lời bằng văn bản của Bộ trưởng.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói rằng, trước đây khi một số vị bộ trưởng có khuyết điểm Quốc hội chất vấn thì thường nhận được câu trả lời là tôi không học chuyên ngành mà do **** phân công. Bộ trưởng Thăng cũng không học chuyên ngành giao thông thì khó khăn nhất là gì, đại biểu có biết thì mới chia sẻ được.

"Sau này giả sử Bộ trưởng có làm cái gì không đúng thì chúng tôi chất vấn tiếp, là nếu anh không làm được thì anh phải xin từ chức chứ không thể nói là anh không học chuyên ngành được. Anh Thăng là bộ trưởng trẻ, năng động, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, kết quả thực tiễn thì còn đòi hỏi thời gian kiểm nghiệm, nhưng tất nhiên nếu có chuyên môn thì quản lý, điều hành thuận lợi hơn", ông Thuyền nói.

http://vneconomy.vn/20111117091358182P0C9920/khong-hoc-chuyen-nganh-giao-thong-bo-truong-kho-khan-gi.htm

Lúc đầu em cũng như nhiều người cho rằng vị ĐBQH này hỏi hơi thừa, như kiểu bới lông tìm vết. Không ngờ, đó quả thực là một câu hỏi rất chính xác, và phải có thời gian mới trả lời được.
 

Ngựa hoang.66

Xe tải
Biển số
OF-130551
Ngày cấp bằng
12/2/12
Số km
496
Động cơ
378,110 Mã lực
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đóng phí là yêu nước (!?)
Thứ Ba, 03/04/2012 23:20
Chiều tối 3-4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để “nói cho rõ hơn” về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Ông Thăng cho rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?)
Chúng tôi yêu nước lắm rồi ông bộ trưởng ạ!còn các ông yêu cái gì?
 

Kiensamsk

Xe máy
Biển số
OF-135162
Ngày cấp bằng
19/3/12
Số km
53
Động cơ
370,410 Mã lực
Nơi ở
29- Yên Xá
em nghe đồn dưới 50 triệu/tháng là không nuôi đưọc oto ở HN
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top