Báo chí VN dạo này khen đường sắt TQ nhiều gớm
Siêu dự án 300 tỷ USD dài 1.011 km đã được Trung Quốc hoàn thành chỉ trong 10 năm trong khi các nước phương Tây nhận định 100 năm cũng chưa thế hoàn thiện.
cafef.vn
Mấy thằng lều báo vẫn mất dạy( hoặc ngu) bất chấp. Cái đường này chỉ có hơn 300 tỉ tệ( 360 tỉ tệ) chứ đào đâu ra hơn 300 tỉ đô??
Tất cả các dự án đường sắt cao tốc của TQ đến giờ tốn đâu cỡ 1000 tỷ đô thôi!
Tại sao
chi tới 55 tỷ$ xây tuyến đường sắt lớn nhất thế giới Tứ Xuyên - Tây Tạng?
Xuyên Tạng Thiết Lộ - tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn trị giá 360 tỷ tệ ~55 tỷ$ kết nối thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên với thành phố Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng dài tới 1.838km có vận tốc thiết kế từ 120 ÷ 200 km/h tùy đoạn.
Gồm có 3 đoạn chính:
︎Thành Đô - Nhã An dài 180km đã đi vào hoạt động 2018
︎Nhã An - Nyingchi dài 1.011km đang xây dựng, dự kiến hoàn thành 2026.
︎Nyingchi - Lhasa dài 435 km đã đi vào hoạt động 2021.
Vượt qua địa hình núi cao 3.000 đến 5.000m gồm 12 ngọn núi cao hơn 4.000n và cả vực sâu 2.000m, 14 con sông lớn. Mùa đông -20°C, mùa hè 40°C, không khí loãng, thiếu ô xy, không có dân cư sinh sống.
Vì địa hình hiểm trở nên 81% quãng đường ~1.500km là cầu hoặc hầm. Trong đó có tới 15 đường hầm cực dài, mỗi hầm hơn 15km và 6 đường hầm dài hơn 10km. Cũng là tuyến đường sắt có chênh lệch cao độ dọc tuyến lớn nhất thế giới lên tới 4.500m tính từ bồn địa Tứ Xuyên cao 600m cho đến đỉnh đèo Đông Đạt Sơn cao 5.100m.
______
Vậy tại sao
bất chấp mọi khó khăn và chi cả núi tiền tương đương ngân sách của 1 quốc gia hạng trung để xây dựng tuyến đường sắt chỉ để phục vụ 3,6 triệu dân Tây Tạng???
Đầu tiên, việc xây dựng các con đường là nền tảng của sự phát triển của một vùng, chỉ khi các con đường được kết nối thì mới có nhiều cơ hội và khả năng phát triển hơn. Trung Quốc có đất đai rộng lớn, tuy nhiên điều này cũng có một mặt hạn chế đó là sẽ có rất nhiều loại địa hình khác nhau gây cản trở xây dựng.
Và một trong những con đường đi vào Tây Tạng đã được xây dựng đó là Đường sắt Thanh - Tạng nối Tây Ninh Thanh Hải với Lhasa Tây Tạng. Tuyến đường này đã được sử dụng như một tuyến đường sắt độc đạo kết nối Tây Tạng với phần còn lại của đất nước.
Sau khi xây dựng xong tuyến đường sắt Thanh Tạng là đến lượt xây dựng tuyến đường sắt thứ 2 Xuyên Tạng kết nối Thành Đô Tứ Xuyên với Lhasa Tây Tạng trị giá lên tới 55 tỷ$. Chi phí đầu tư cực lớn cũng khiến mọi người tò mò hơn về lộ trình tuyến đường sắt dài 1.838km này. Nhiều người cho rằng tuyến Thanh - Tạng đã được xây dựng rồi, có thực sự cần thiết phải xây dựng tuyến Xuyên - Tạng nữa không?
Thực tế, có 5 lý do chính quyết định việc xây dựng đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng:
︎ Thứ nhất là vì phát triển kinh tế.
Muốn đất nước phát triển đồng đều hơn về khu vực phía Tây, thì tuyến đường sắt này phải được xây dựng để kiểm soát thúc đẩy nền kinh tế. Giúp kích thích trao đổi giao thương giữa khu vực miền đông và Tây Tạng, đồng thời nâng cao tình trạng phát triển của vùng đất này.
︎ Thứ hai là vì lý do xã hội.
Tuyến đường sắt Xuyên - Tạng giúp làm giảm áp lực lên tuyến đường sắt độc đạo Thanh - Tạng, và là con đường mới kết nối Tây Tạng với khu vực Tây Nam đất nước. Và giúp gia tăng sự phát triển dân số và tăng độ phủ dân cư trên vùng đất vốn quá thưa thớt này.
︎ Thứ ba là vì các siêu đập thủy điện.
Trung Quốc có kế hoạch phát triển các siêu đập thủy điện trên dòng sông Yalung Zangbo (1 nhánh của sông Hằng) để tạo ra nguồn điện khổng lồ cho đất nước. Nên cần có đường sắt để chở người và máy móc, vật tư thiết bị lên xây dựng. Nhất là việc xây dựng siêu đập thủy điện lớn nhất thế giới tại hẻm núi sâu nhất thế giới Zalung Zangbo, công suất gấp 3 lần thủy điện Tam Hiệp với ước tính cung cấp 300 tỷ kWh/năm.
︎ Thứ tư là vì quốc phòng và an ninh.
Khu vực biên giới với Ấn Độ có nhiều tranh chấp nhất trên đất liền Trung Quốc, nên tuyến đường sắt này giúp gia tăng đảm bảo cho an ninh quốc gia, an toàn khu vực cũng như sự phát triển ổn định của cao nguyên Tây Tạng.
︎ Thứ 5 là vì chủ quyền quyền lãnh thổ.
Khu vực Tây Tạng là lãnh thổ không thể tách rời và luôn là một phần không thể thiếu của đất nước
. Nên tuyến đường sắt này phải được xây dựng bằng mọi giá.